ỦY BAN NÔNG NGHIỆP | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 17-NN/KTTV/TT | Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 1973 |
Thông tư này hướng dẫn cách giải quyết đối với thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn thay cho Thông tư số 28-TT/KV ngày 18-4-1966 của Bộ Nông trường.
Thiên tai như hạn, lụt, úng, gió bão, sương muối đều xảy ra theo quy luật thời tiết nhất định, ở những vùng nhất định. Qua kinh nghiệm sản xuất của tổ tiên ta cũng như qua kinh nghiệm sản xuất của bản thân các xí nghiệp, trong nhiều năm, chúng ta có thể biết tương đối chính xác ở vùng đất nào và trong lúc nào thường xảy ra thiên tai, do đó, chúng ta có thể có biện pháp để ngăn ngừa thiên tai như chống hạn, chống úng bằng các công trình thủy lợi, bằng rừng chắn gió, v.v…. hoặc nếu chưa có điều kiện để ngăn ngừa thiên tai thì phải phòng tránh thiên tai bằng cách thay đổi mùa vụ, thay đổi loại cây trồng, v.v….
Vì vậy, các xí nghiệp trong ngành, phải nắm vững tư tưởng tích cực tiến công, nắm vững quy luật của khí hậu, thời tiết, chủ động và tích cực phòng tránh thiên tai để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai. Phương hướng sản xuất của xí nghiệp, kế hoạch dài hạn cũng như kế hoạch hàng năm đều phải thể hiện tinh thần đó.
Chi những trường hợp đột xuất, thời tiết thay đổi không theo quy luật nào hoặc xảy ra dịch bệnh cho cây trồng và gia súc mà ta chưa có phương pháp phòng và trị thì thiệt hại xảy ra mới được xem là thiệt hại do thiên tai.
II. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT
Thiệt hại xảy ra trong trường hợp xí nghiệp đã tích cực đề phòng, ngăn ngừa, sẽ được châm chước khi xét hoàn thành kế hoạch lãi”.
Tuy nhiên cũng cần phân biệt các loại thiệt hại để xử lý cho đúng.
1. Đối với công trình xây dựng cơ bản:
Trong trường hợp này, xí nghiệp phải lập dự toán xin bổ sung vốn kiến thiết cơ bản để phục hồi công trình. Khi lập dự toán xin kinh phí phục hồi, phải tính toán phần thu hồi được để trừ bớt đi.
Sau khi cấp trên duyệt y cho thanh lý, số thiệt hại được quyết toán với nguồn vốn cấp phát.
d) Đối với công trình xây dựng cơ bản bằng vốn vay ngân hàng thì chi phí phục hồi được giải quyết bằng vốn vay thêm của ngân hàng theo sự thỏa thuận mới giữa ngân hàng và xí nghiệp.
a) Trường hợp tài sản cố định bị hư hỏng, có thể sửa chữa được: số thiệt hại là chi phí để sửa chữa tài sản cố định đó.
- Trường hợp tài sản cố định bị hư hỏng nặng phải trung tu, đại tu thì chi bằng nguồn vốn sửa chữa lớn. Nếu vốn sửa chữa lớn không đủ thì vay thêm ngân hàng về sửa chữa lớn (theo chế độ hiện hành).
Tài sản cố định bị thiệt hại được xử lý và hạch toán theo chế độ thanh lý tài sản cố định hiện hành.
a) Cây trồng: nếu vì thiên tai mà mất trắng thì toàn bộ chi phí đã bỏ ra đều được tính là thiệt hại.
b) Gia súc: số thiệt hại là giá trị của gia súc đến ngày xảy ra thiệt hại, trừ phần có thể thu hồi lại được.
Nếu bị kém phẩm chất thì thiệt hại là số chênh lệch giữa giá thành thực tế và tiền thu về vật tư sản phẩm có thể tiêu thụ được.
4. Thiệt hại về ngừng sản xuất:
Các khoản thiệt hại nói ở điểm a, b, c, d và thiệt hại về ngừng sản xuất nói ở mục 4 trên đây đều hạch toán vào lỗ.
Số tiền phải bồi thường hạch toán vào tài khoản Thanh toán các khoản bồi thường vật chất. Số thiệt hại không bồi thường được hoặc không có người bồi thường hạch toán vào lỗ.
Trong khi chờ đợi cấp trên cấp bù lỗ, nếu xí nghiệp thiếu vốn để giải quyết hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, nhanh chóng phục hồi sản xuất, thì được vay ngắn hạn của ngân hàng.
Khoản vay này nhằm đáp ứng yêu cầu vốn cần thiết để phục hồi sản xuất, sau khi bị thiên tai, chứ không phải để bù đắp giá trị tổn thất do thiên tai gây ra.
“Ngay sau khi gặp thiên tai, hỏa hoạn, xí nghiệp phải chủ động mời một hội đồng, thành phần gồm:
- Đại diện cơ quan tài chính từ cấp huyện trở lên,
- Đại diện ban giám đốc xí nghiệp và ban chấp hành công đoàn xí nghiệp (nếu là công trường kiến thiết cơ bản đại diện cả bên A và bên B).
- Kiểm kê và trị giá số thiệt hại;
- Nêu nguyên nhân, quy trách nhiệm;
Trường hợp thiệt hại ít, theo quy định của bộ chủ quản xí nghiệp (đối với xí nghiệp trung ương) hoặc Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố (đối với xí nghiệp địa phương), ban giám đốc xí nghiệp và ban chấp hành công đoàn xí nghiệp có trách nhiệm làm các việc nói trên không phải mời hội đồng”.
1. Trường hợp phải mời hội đồng và thành phần hội đồng:
Thành phần hội đồng:
b) Đối với xí nghiệp trực thuộc tỉnh, thành phố, hội đồng gồm đại diện Ủy ban hành chính tỉnh hoặc đại diện Ủy ban nông nghiệp tỉnh, thành phố nếu được Ủy ban hành chính tỉnh thành phố ủy quyền, cơ quan tài chính, cơ quan ngân hàng nơi xí nghiệp có tài khoản.
d) Trong tất cả các trường hợp thiệt hại đến công trình xây dựng cơ bản, đều phải mời đại diện của ngân hàng kiến thiết có trách nhiệm cấp phát và quản lý công trình (đối với công trình do Nhà nước cấp phát) hay đại diện cơ quan ngân hàng Nhà nước (đối với công trình dùng vốn vay của ngân hàng Nhà nước).
g) Trong tất cả mọi trường hợp đều có đại diện của ban giám đốc và ban chấp hành công đoàn xí nghiệp.
Đối với hỏa hoạn, hội đồng phải bắt đầu làm việc trong vòng 24 giờ ngay sau khi hỏa hoạn.
Hội đồng phải đến tận nơi, để xem xét tại chỗ và lập biên bản theo quy định trong thông tư số 186-TTg. Nếu đến ngày quy định mà có đại biểu vắng mặt thì hội đồng vẫn làm việc và trong biên bản, ghi rõ đại biểu vắng mặt.
Trong khi chờ đợi hội đồng họp, xí nghiệp vẫn có thể tiến hành các công việc cần thiết để bảo vệ tài sản, phục hồi sản xuất, phục hồi sinh hoạt (trừ trường hợp phải giữ nguyên hiện trường về hỏa hoạn để điều tra tìm nguyên nhân hoặc thủ phạm) xí nghiệp cần tổ chức theo dõi, ghi chép các công việc đã làm để báo cáo lại với hội đồng.
Ngoài những trường hợp quy định trên đây thì ban giám đốc xí nghiệp và ban chấp hành công đoàn lập biên bản, nhưng cũng phải đảm bảo nội dung yêu cầu về nhiệm vụ của hội đồng.
Thông tư này thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1974.
[*])
K.T. CHỦ NHIỆM ỦY BAN
NÔNG NGHIỆP T.U.
ỦY VIÊN
Nguyễn Xuân Lâm
[*] Không in mẫu biên bản
File gốc của Thông tư 17-NN/KTTV/TT-1973 hướng dẫn thi hành Thông tư 186-TTg -1971 quy định cách xử lý và hạch toán đối với một số khoản chi phí liên quan đến giá thành và phí lưu thông do Ủy ban Nông nghiệp Trung ương ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 17-NN/KTTV/TT-1973 hướng dẫn thi hành Thông tư 186-TTg -1971 quy định cách xử lý và hạch toán đối với một số khoản chi phí liên quan đến giá thành và phí lưu thông do Ủy ban Nông nghiệp Trung ương ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương |
Số hiệu | 17-NN/KTTV/TT |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Nguyễn Xuân Lâm |
Ngày ban hành | 1973-10-30 |
Ngày hiệu lực | 1974-01-01 |
Lĩnh vực | Kế toán - Kiểm toán |
Tình trạng | Đã hủy |