CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2011/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2011 |
CHÍNH PHỦ
NGHỊ ĐỊNH
1. Khoản 2 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán bao gồm:
a) Vi phạm quy định về chứng từ kế toán;
b) Vi phạm quy định về sổ kế toán;
c) Vi phạm quy định về tài khoản kế toán;
d) Vi phạm quy định về báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và công khai báo cáo tài chính;
đ) Vi phạm quy định về kiểm tra kế toán;
e) Vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán;
g) Vi phạm quy định về kiểm kê tài sản;
h) Vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán;
i) Vi phạm quy định về hành nghề kế toán;
k) Vi phạm quy định về áp dụng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác;
l) Vi phạm trong việc tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.”
2. Điều 5 được sửa đổi như sau:
“Điều 5. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
1. Mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, cá nhân, tổ chức phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 7, khoản 5 Điều 8, khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 7, khoản 6 Điều 8, khoản 3 Điều 9, khoản 3 Điều 10, khoản 3 Điều 14, khoản 3 Điều 15, khoản 3 Điều 16 của Nghị định này.
4. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định tại Chương II của Nghị định này đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được quá mức tối đa của khung tiền phạt.”
3. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về chứng từ kế toán
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập chứng từ kế toán không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật về kế toán;
b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán;
c) Ký chứng từ kế toán không đúng với quy định về bố trí chữ ký của các chức danh đối với từng loại chứng từ kế toán.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;
b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;
c) Ký chứng từ kế toán mà không có thẩm quyền ký hoặc không được ủy quyền ký;
d) Lập hóa đơn bán hàng nhưng không giao hóa đơn bán hàng cho khách hàng theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán;
b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán;
c) Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh (trừ trường hợp bán hàng không lập hóa đơn quy định tại khoản 4 Điều này);
đ) Cố ý lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng chứng từ kế toán.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng không lập hóa đơn bán hàng theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu chứng từ kế toán đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này;
6. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải lập chứng từ kế toán cho nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh đối với vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc phải khôi phục lại các chứng từ kế toán theo đúng thực tế, đúng quy định đối với các vi phạm quy định tại các điểm a, b, c khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 và điểm c, e khoản 3 Điều này;
c) Buộc phải hủy các chứng từ kế toán đã lập trùng lặp cho một nghiệp vụ quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này.”
4. Khoản 3, khoản 4 Điều 8 được sửa đổi như sau:
“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập đơn vị kế toán;
b) Không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;
c) Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ;
d) Không thực hiện việc khóa sổ kế toán trong các trường hợp mà pháp luật về kế toán quy định phải khóa sổ kế toán;
đ) Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên máy vi tính đối với các loại sổ phải in theo quy định, hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in sổ.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mở sổ kế toán ngoài hệ thống sổ kế toán chính thức của đơn vị;
b) Giả mạo sổ kế toán;
c) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo sổ kế toán;
d) Cố ý để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị hoặc tài sản có liên quan đến đơn vị;
đ) Hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán.”
5. Khoản 1, khoản 2 Điều 9 được sửa đổi như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hạch toán không theo đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán;
b) Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc mở thêm tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán cấp I đã lựa chọn mà không được Bộ Tài chính chấp nhận.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không áp dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán quy định cho ngành và lĩnh vực hoạt động của đơn vị;
b) Không thực hiện đúng hệ thống tài khoản đã được Bộ Tài chính chấp thuận.”
6. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 10. Vi phạm quy định về báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và công khai báo cáo tài chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập báo cáo tài chính hoặc lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Lập và trình bày báo cáo tài chính không đúng phương pháp; không rõ ràng; không nhất quán theo quy định;
c) Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định;
b) Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;
c) Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;
d) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;
đ) Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
e) Thực hiện việc công khai báo cáo tài chính chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định;
g) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
h) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Không công nhận báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ, g tại khoản 2 Điều này.”
7. Khoản 1 Điều 15 được sửa đổi như sau:
“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân hành nghề kế toán nhưng không đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không có Chứng chỉ hành nghề kế toán;
c) Doanh nghiệp hoặc cá nhân hành nghề kế toán không đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định nhưng vẫn cung cấp dịch vụ kế toán;
d) Cá nhân hành nghề kế toán nhưng không có Chứng chỉ hành nghề kế toán;
đ) Thuê tổ chức hoặc cá nhân không đủ điều kiện hành nghề kế toán làm kế toán, làm kế toán trưởng;
e) Nhận làm thuê kế toán khi là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành, kể cả Kế toán trưởng của đơn vị kế toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính hoặc không đủ năng lực chuyên môn hoặc nhận làm thuê kế toán khi đơn vị kế toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ kế toán;
g) Cho thuê, cho mượn Chứng chỉ hành nghề kế toán.”
8. Khoản 2 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cho đối tượng khác sử dụng tài khoản Tiền gửi ngân hàng, Tiền gửi Kho bạc Nhà nước của đơn vị để nhận tiền và chuyển tiền cho các hoạt động tiền tệ vi phạm chế độ quản lý tài chính, ngân sách và sử dụng vốn”.
9. Bổ sung Điều 16a sau Điều 16 như sau:
“Điều 16a. Vi phạm trong việc tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định về thủ tục tổ chức khóa học;
b) Vi phạm quy định về hình thức tổ chức khóa học;
c) Vi phạm quy định về chế độ thông báo, báo cáo liên quan đến khóa học.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định về nội dung, chương trình và thời gian học;
b) Vi phạm quy định về việc sử dụng tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng;
c) Vi phạm quy định về lưu giữ hồ sơ liên quan đến khóa học.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định về điều kiện được tổ chức khóa học;
b) Vi phạm quy định về tiêu chuẩn học viên;
c) Vi phạm quy định về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập;
d) Vi phạm quy định về quyền và trách nhiệm của cơ sở đào tạo;
đ) Vi phạm quy định về in, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.”
10. Điều 18 được sửa đổi như sau:
“Điều 18. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra tài chính
1. Thanh tra viên Tài chính các cấp đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này;
2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.”
11. Điều 19 được sửa đổi như sau:
“Điều 19. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.”
12. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 20. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này chỉ được ủy quyền đối với cấp phó. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản và phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.
2. Cấp phó được ủy quyền xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.”
13. Khoản 2, Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo các quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Chương IV Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008.”
14. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 24. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo quy định tại Điều 66 và Điều 66a của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.”
15. Bổ sung Điều 29a sau Điều 29 như sau:
“Điều 29a. Ban hành mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
1. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.”
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 8 năm 2011.
2. Những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| TM. CHÍNH PHỦ |
MẪU BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 39/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ)
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB-VPHC | ….., ngày … tháng … năm …. |
BIÊN BẢN
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
Căn cứ Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán và Nghị định số …/2011/NĐ-CP ngày …/…/… của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2004;
Hôm nay, ……. giờ …….. ngày ………. tháng ………. năm ………… tại ...................................
Chúng tôi gồm:
1) ……………………….. Chức vụ: …………………..; Đơn vị công tác:........................................
2) ……………………….. Chức vụ: …………………..; Đơn vị công tác:........................................
Với sự chứng kiến của các Ông/Bà:
…………….
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về kế toán đối với:
1) ……………………….. Chức vụ: …………………..; Đơn vị công tác:........................................
2) ……………………….. Chức vụ: …………………..; Đơn vị công tác:........................................
Ông (Bà)/tổ chức...................................................................................................................
Đã có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán và Nghị định số …………………. sửa đổi, bổ sung Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, như sau:
1) Vi phạm hành chính về kế toán quy định tại khoản …….. Điều …… của Nghị định số ..............
Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ ..........................................................................................
2) Vi phạm hành chính về kế toán quy định tại khoản …….. Điều …… của Nghị định số ..............
Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ ..........................................................................................
3) Vi phạm hành chính về kế toán quy định tại khoản …….. Điều …… của Nghị định số ..............
Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ ..........................................................................................
4) Vi phạm hành chính về kế toán quy định tại khoản …….. Điều …… của Nghị định số ..............
Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ ..........................................................................................
5) ………..
Ý kiến trình bày của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính:
…………………….. Người có quyền lập biên bản này yêu cầu Ông (Bà) hoặc tổ chức …………. đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
Biên bản này gồm ……… trang, được lập thành 03 bản, 01 bản giao cho người vi phạm; 01 bản giao cho tổ chức hoặc cá nhân vi phạm, 01 bản người hoặc cơ quan lập biên bản giữ.
NGƯỜI VI PHẠM | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN (NẾU CÓ) |
|
MẪU QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 39/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ)
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-XPHC | ….., ngày … tháng … năm …. |
QUYẾT ĐỊNH
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
Căn cứ Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán và Nghị định số …/2011/NĐ-CP ngày …/…/… của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2004;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số ……… do .................................................................. lập vào …… giờ ……… ngày ……. tháng …… năm ……….. tại ........................................................................................... ;
Tôi, …………………………………….; Chức vụ: .......................................................................
Đơn vị................................................................................................................................... ,
QUYẾT ĐỊNH
Ông (Bà)/tổ chức:.................................................................................................................. ;
Địa chỉ đơn vị:....................................................................................................................... ;
1. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính:
2) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản …………. Điều ……… của Nghị định số ……………… Mức phạt: ……………………………………… đồng;
4) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản …………. Điều ……… của Nghị định số ……………… Mức phạt: ……………………………………… đồng;
5) …………….
Tổng cộng mức phạt tiền là: …………………………………. đồng.
2. Hình thức phạt bổ sung (nếu có):
1) Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề số ………. trong thời hạn … tháng, từ ngày … tháng … năm ………. đến ngày … tháng … năm ……
2) Tịch thu chứng từ kế toán, sổ kế toán vi phạm hành chính gồm:
………..
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):
1).........................................................................................................................................
2).........................................................................................................................................
3).........................................................................................................................................
Điều 2. Ông (Bà)/tổ chức …………….. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này trong thời hạn mười ngày (10 ngày), kể từ ngày được giao quyết định xử phạt là ngày … tháng … năm ….
Quá thời hạn này, nếu Ông (Bà)/tổ chức ……….. cố tình không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Số tiền phạt quy định tại Điều 1 của Quyết định này, Ông (Bà)/tổ chức phải nộp tiền vào tài khoản số: …………….. của Kho bạc Nhà nước …………… trong vòng mười ngày (10 ngày), kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Ông (Bà)/tổ chức ……………… có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …….
Trong thời hạn ba ngày, quyết định này được gửi cho:
1. Ông (Bà)/tổ chức …………………………………….. để chấp hành;
2. Kho bạc Nhà nước ……………………………………. để thu tiền phạt;
3. …………………………………………………………………………………..
Quyết định này gồm ………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
File gốc của Nghị định 39/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán đang được cập nhật.
Nghị định 39/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 39/2011/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2011-05-26 |
Ngày hiệu lực | 2011-08-01 |
Lĩnh vực | Kế toán - Kiểm toán |
Tình trạng | Hết hiệu lực |