ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2183/QĐ-UBND | Yên Bái, ngày 07 tháng 10 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025;
Thực hiện Kết luận số 216-KL/TU ngày 01/9/2021 của Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Đề án tăng cường bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Như Điều 3; | T.M ỦY BAN NHÂN DÂN |
TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương và nhân dân trên địa bàn tỉnh, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường sống trên địa bàn tỉnh hiện nay còn tương đối tốt; công tác kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải nguy hại và chất thải rắn thông thường; khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường; cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng thường xuyên được quan tâm, thực hiện; năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao, hạ tầng kỹ thuật phục vụ bảo vệ môi trường từng bước được quan tâm đầu tư; đường dây nóng về bảo vệ môi trường hoạt động ngày càng hiệu quả. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh từ cấp tỉnh đến cấp huyện cơ bản hoàn thiện và đi vào hoạt động ổn định. Nhận thức về bảo vệ môi trường của các sở, ngành, địa phương và của nhân dân trong tỉnh đã được nâng lên đáng kể. Những thành tựu trên đã góp phần quan trọng đối với kiểm soát và hạn chế ô nhiễm, đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng bền vững.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định phương hướng phát triển của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn tới là: “Xây dựng và phát triển Yên Bái trên cơ sở khai thác hiệu quả các lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; coi phát triển hài hòa kinh tế, xã hội, môi trường là nhiệm vụ cơ bản; chủ động tham gia tích cực các chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc; đối tác, hợp tác hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh...., tạo động lực phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc, quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030”.
(1) Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các Nghị định, Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các Văn bản của các Bộ, ngành Trung ương(2) Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025; Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy Yên Bái về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 và các Văn bản pháp lý có liên quanPhần thứ hai
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI
- Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều văn bản quy định về công tác bảo vệ môi trường- Công tác thẩm định được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, chất lượng thẩm định ngày càng được nâng cao. Thông qua công tác thẩm định đã tham mưu sàng lọc nhiều dự án có công nghệ lạc hậu, các dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Trong quá trình thẩm định đã hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư để hoàn thiện hồ sơ về môi trường trước khi thực hiện dự án.
- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng về bảo vệ môi trường được tiếp tục quan tâm triển khai với nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức các hoạt động về môi trường hưởng ứng một số ngày lễ lớn về môi trường như: Ngày Môi trường thế giới; chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; tổ chức tập huấn; in ấn tờ rơi; tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương về môi trường.
2. Thực trạng chất lượng các thành phần môi trường và công tác quản lý chất thải rắn tỉnh Yên Bái
- Môi trường nước mặt: Hầu hết các thông số quan trắc tại các vị trí quan trắc đều thấp hơn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1, giá trị WQI đa số nằm trong khoảng từ 51-90 phù hợp cho mục đích cấp nước sinh hoạt (phải áp dụng biện pháp xử lý phù hợp), tưới tiêu, thủy lợi, bảo vệ đời sống thủy sinh. Tuy nhiên, tại một số sông, suối, hồ chính trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm cục bộ- Môi trường nước ngầm: Chất lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái là khá tốt, hầu hết các thông số phân tích tại các vị trí quan trắc đều thấp hơn QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất. Tuy nhiên, một số thông số như Fe, Coliform, NO2- tại một số điểm đã và đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và vượt so với quy chuẩn QCVN 09-MT:2015/BTNMT từ 01 đến dưới 06 lần (hầu hết các vị trí có các thông số ô nhiễm vượt QCVN là các bãi rác thải và bệnh viện).
c) Chất lượng môi trường đất: Kết quả quan trắc phân tích về chất lượng môi trường đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái, cho thấy các hàm lượng các thông số phân tích về kim loại nặng (Cd, As, Pb, Cu, Zn), và thông số hóa chất bảo vệ thực vật nhóm photpho hữu cơ đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép khi so sánh đối chiếu với ngưỡng giới hạn cho phép đối với nhóm đất nông nghiệp tại QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất và QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất. Tuy nhiên, trong đó nhận thấy sự gia tăng hàm lượng kim loại nặng như thông số As, Cu và Zn tại một số khu vực bãi rác, nông trường sản xuất cây công nghiệp (chè) và cây ăn quảd) Hiện trạng rừng và Đa dạng sinh học:
đ) Công tác quản lý chất thải rắn:
+ Chất thải rắn sinh hoạt đô thị: Đến nay, thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn, trung tâm các huyện cơ bản có đơn vị dịch vụ môi trường tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) để đưa đi xử lý tập trung. Tỷ lệ thu gom CTRSH ở khu vực đô thị hiện nay đạt khoảng 82%. CTRSH trên địa bàn tỉnh nói chung và CTRSH tại khu vực đô thị nói riêng hiện nay được xử lý bằng 02 biện pháp chủ yếu, đó là: (i) biện pháp sản xuất phân vi sinh kết hợp tái chế nhựa, đốt và chôn lấp được thực hiện tại Nhà máy xử lý rác thải tại xã Văn Phú, thành phố Yên Bái của Công ty Cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái để xử lý CTRSH tại thành phố Yên Bái và thị trấn Yên Bình (ii) biện pháp chôn lấp thông thường để xử lý CTRSH tại các huyện, thị xã còn lại (phần lớn CTRSH được đưa về chứa tại các bãi chôn lập, sau đó được lấp đất, phun chế phẩm khử mùi)- Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn: Hiện nay, có 01 hợp tác xã (HTX), 99 tổ tự quản- Chất thải rắn nông nghiệp: Hầu hết các phụ phẩm nông nghiệp chưa được thu gom một cách triệt để, một số ít tận thu còn lại đều được xử lý tại khu vực canh tác nông nghiệp bằng phương pháp đốt. Đối với chất thải từ chăn nuôi, hiện nay đã hình thành và phát triển nhiều cơ sở chăn nuôi tập trung có quy mô trang trại. Hầu hết các cơ sở này đều thực hiện thu gom, xử lý nước thải, chất thải chăn nuôi theo quy định. Đối với các hộ gia đình cơ bản đã đầu tư bể biogas để thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi phát sinh (xử lý chung cả chất thải rắn và nước thải), một số hộ thu gom riêng chất thải rắn để ủ phân bón lúa hoặc cây công nghiệp, cây ăn quả, tuy nhiên vẫn còn tình trạng chất thải chăn nuôi xả ra môi trường chưa qua xử lý làm ô nhiễm môi trường.
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường: Chất thải rắn công nghiệp thông thường trên địa bàn tỉnh chủ yếu là đất đá thải từ các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản và các loại chất thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp như: chế biến lâm, nông sản; dệt may,... Các loại chất thải này hầu hết đều được các doanh nghiệp thu gom và xử lý như: đất đá thải được đồ thải đúng vị trí theo quy định; các loại chất thải rắn thông thường từ các cơ sở chế biến lâm, nông sản phần lớn được tận thu, tái sử dụng làm chất đốt ngay tại cơ sở phát sinh hoặc bán cho các cơ sở có sử dụng lò hơi để làm chất đốt; chất thải rắn thông thường từ các nhà máy may mặc hoặc các cơ sở sản xuất công nghiệp khác như bao bì,...được ký hợp đồng, chuyển giao cho các đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định.
- Chỉ số 01 (Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường). Hiện nay, tỉnh Yên Bái có 02 đô thị từ loại IV trở lên gồm: thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ- Chỉ số 02 (Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày đêm (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường): Hiện có 25 cơ sở sản xuất có phát sinh nước thải công nghiệp với lưu lượng từ 50 m3/ngày đêm (24 giờ) trở lên, trong đó có 19 cơ sở đã được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước hoặc được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, trong đó có công trình xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, chiếm tỷ lệ 76% (Chi tiết tại Phụ lục 01)
- Chỉ số 04 (Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường): Hiện nay, có 14 cụm công nghiệp (CCN), trong đó: có 11 CCN đầu tư từ ngân sách nhà nước và 03 CCN đầu tư từ nguồn xã hội hóa; 09 CCN đang hoạt động, 05 CCN chưa triển khai (chưa có CCN nào trên địa bàn tỉnh có hệ thống xử lý nước thải tập trung; cam kết xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung có 02 CCN mới thành lập của Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng công nghiệp Bảo Hưng đối với CCN Minh Quân và CCN Bảo Hưng (chi tiết tại Phụ lục 02).
- Chỉ số 06 (Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để): Có tất cả 13 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý triệt để- Chỉ số 07 (Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị): Số lượng phương tiện giao thông công cộng đô thị của tỉnh Yên Bái hiện nay là 21,83 phương tiện/10.000 dân đô thị (Chi tiết tại Phụ lục 4).
- Chỉ số 09 (Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường): Tổng lượng CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh là 81.466 kg, trong đó khối lượng được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT là 63.788 kg, đạt tỷ lệ 78,3%.
- Chỉ số 11 (Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn): Việc phân loại CTRSH tại nguồn bước đầu đã được hình thành tự phát tại một số khu dân cư, người dân tự phân loại, một phần CTRSH có thể tái chế (như: giấy bìa các tông, kim loại, nhựa) được thu gom, bán cho cơ sở thu mua phế liệu; thức ăn thừa, sản phẩm thừa sau sơ chế rau, củ quả,... được tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi. Tỷ lệ CTRSH được phân loại tại nguồn trên địa bàn tỉnh hiện nay là 24,16% (Chi tiết tại Phụ lục 6).
- Chỉ số 13 (Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh): Trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 27 bãi chôn lấp CTRSH, trong đó có 19 bãi chôn lấp quy mô cấp xã (Chi tiết tại Phụ lục 8). Tất cả 27 bãi chôn lấp trên đều là các bãi chôn lấp rác thải thông thường, không có bãi chôn lấp nào đáp ứng yêu cầu của bãi chôn lấp hợp vệ sinh theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6696:2009 - Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường, tỷ lệ 0%. Rác thải sau khi đưa về các bãi chôn lấp được lấp đất, phun chế phẩm khử mùi (đối với hầu hết các bãi chôn lấp cấp huyện) hoặc đốt thủ công (đối với hầu hết các bãi chôn lấp cấp xã). Trong đó, có 02 bãi chôn lấp đã dừng tiếp nhận rác từ năm 2018- Chỉ số 14 (Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo): Hiện có 02 điểm tồn dư hóa chất BVTV trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ (tại Tổ 23, phường Pú Trạng và thôn Bản Vệ, xã Nghĩa An) cần phải xử lý ô nhiễm môi trường. Việc xử lý ô nhiễm môi trường tại 02 điểm tồn lưu đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện hoàn thành (tháng 7/2015) và bàn giao lại diện tích đất cho các hộ gia đình, cá nhân để tiếp tục quản lý, sử dụng theo quy định- Chỉ số 15 (Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung): Đến hết năm 2020, tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh là 86% (Chi tiết tại Phụ lục 9).
- Chỉ số 17 (Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh): Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến hết năm 2020 là 72,5% (Chi tiết tại Phụ lục 11).
- Chỉ số 18 (Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học): Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 67.647,2 ha đất dành cho bảo tồn đa dạng sinh học bao gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hấu, huyện Văn Yên với 16.039 ha, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải với 20.108,2 ha (chiếm tỷ lệ 53,4%), khu rừng Tân Phượng, huyện Lục Yên (5.200 ha), khu rừng Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn (1.500 ha), khu rừng Việt Hồng, huyện Trấn Yên (1.000 ha) và các hệ sinh thái đất ngập nước vùng hồ Thác Bà (23.400 ha), đầm Vân Hội (400 ha).
- Chỉ số 20 (Diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá): Diện tích rừng tự nhiên bị cháy trên địa bàn tỉnh năm 2019 là 0,45 ha (xảy ra tại vụ Đông Xuân 2019 - 2020 ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn ngày 06/12/2019). Năm 2020, không có rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá.
d) Về năng lực quản lý nhà nước bảo vệ môi trường- Chỉ số 22 (Số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị): Trên địa bàn tỉnh chưa có các trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí.
- Chỉ số 24 (Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường): Năm 2020, chi cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường đạt tỷ lệ 0,82% tổng chi ngân sách nhà nước (Chi tiết tại Phụ lục 13)- Chỉ số 25 (Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân): Hiện nay, ở cấp tỉnh chỉ có Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (11 công chức và 01 hợp đồng theo Nghị định 68), Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh (04 cán bộ, công chức) thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Ở cấp huyện, mỗi huyện, thị xã, thành phố mới chỉ có 01 công chức được giao nhiệm vụ tham mưu, quản lý về bảo vệ môi trường. Như vậy, tổng số cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện nay là 24 cán bộ, công chức trên tổng số dân tỉnh Yên Bái đến năm 2019 là 821.030 người, tương đương 29 người/1 triệu dân (tỷ lệ này trung bình của cả nước năm 2019 là 59 người/1 triệu dân).
4. Nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 - 2020
(Chi tiết tại Phụ lục 14, Phụ lục 15 và Phụ lục 16)
2. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
Nguyên nhân chính: Kinh phí phân bổ để triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn hạn chế; ý thức, nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường của một bộ phận tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và người dân còn chưa cao.
2. Dự báo tác động và những thách thức về môi trường
Thứ hai: Mục tiêu phát triển Xanh, Hài hòa, Bản sắc phải đi đôi với việc giảm thiểu khai thác tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đồng thời đòi hỏi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải đầu tư mạnh cho đổi mới công nghệ hiện đại thay thế cho công nghệ cũ, lạc hậu đã đầu tư và đang sử dụng hiện nay, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất. Yêu cầu này cần nhiều thời gian và nhiều điền kiện, rất khó để thực hiện trong ngắn hạn.
Thứ tư: Biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của Việt Nam nói chung, tỉnh Yên Bái nói riêng. Biến đổi khí hậu đã tác động đến môi trường nhiều năm qua và ngày càng rõ nét hơn, thể hiện qua các hiện tượng thiên tai bất thường, thời tiết cực đoan, lũ lụt, sạt lở đất, rét đậm, rét hại, băng giá, mưa đá ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã - hội trên địa bàn tỉnh. Trong tương lai, biến đổi khí hậu cùng sẽ khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung diễn ra phức tạp, khó lường với cường độ cao hơn và xảy ra trên nhiều phương diện khác nhau.
1. Quan điểm
- Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Tăng cường bảo vệ môi trường phải theo phương châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường với bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.
2.1. Mục tiêu tổng quát
2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
(2) Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung: 91%;
(4) Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị: 93,4%;
(6) Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để(7) Tỷ lệ che phủ rừng: 65% (tỷ lệ diện tích rừng trồng bình quân hằng năm trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 3,19% - 3,3% (tương đương 15.000 - 15.500 ha/năm);
(9) Tỷ lệ khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường(10) Tỷ lệ cụm công nghiệp có phát sinh nước thải công nghiệp được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường(11) Tỷ lệ cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên có hệ thống xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường(12) Không để xảy ra sự cố về môi trường do chất thải gây ra;
(14) Tỷ lệ cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện; các siêu thị, khu du lịch phải có quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về chống rác thải nhựa theo phát động của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường(15) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn: 50%;
(17) Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh: 77%;
(19) Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường đạt tối thiểu 1% tổng chi ngân sách của tỉnh(20) Tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng: 100%;
II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Tuyên truyền để nâng cao hiểu biết pháp luật, nhận thức, trách nhiệm của người dân; để người dân hiểu rõ ngoài quyền được thụ hưởng thành quả của công tác bảo vệ môi trường thì người dân còn là chủ thể, có trách nhiệm tích cực chấp hành tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường trong cộng đồng, nơi sinh sống.
- Chú trọng hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người dân ở khu vực nông thôn sử dụng các nguồn nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt, sản xuất; đầu tư, xây dựng hố xí, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, thực hiện thu gom, xử lý rác thải tập trung để giữ gìn vệ sinh môi trường; thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình trong trường hợp chưa có hoạt động thu gom, xử lý tập trung; thường xuyên vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh,...
Kịp thời xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đảm bảo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2197/QĐ-TTg ngày 22/12/2020 về việc ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì, soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các Luật, Nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10 và Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường3. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình về bảo vệ môi trường
- Xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường theo yêu cầu, chỉ đạo của Trung ương, cấp trên và thực tế công tác quản lý; tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch đã được duyệt.
- Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu/cụm công nghiệp: Phấn đấu tất cả các khu/cụm công nghiệp đầu tư mới phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi đi vào hoạt động. Trong giai đoạn 2021-2025 sẽ đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung cho Khu công nghiệp phía Nam và từng bước đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu/cụm công nghiệp còn lại có phát sinh nước thải đã đi vào hoạt động. Khuyến khích đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN Âu Lâu và KCN Minh Quân bằng nguồn xã hội hóa.
- Đầu tư xây dựng 07 trạm quan trắc môi trường không khí tự động đặt tại các khu vực đông dân cư, khu vực dễ bị ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải và 04 trạm quan trắc môi trường nước mặt tự động tại một số sông, suối chính trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các tuyến đường đã hư hỏng, xuống cấp; bê tông hóa, cứng hóa các tuyến đường đất hiện nay tại các khu dân cư nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
a) Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm:
- Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhất là việc đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải như đã cam kết trong hồ sơ về môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận. Không để xảy ra các điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó:
+ Kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát sinh khí thải. Yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến phát sinh bụi, khí thải phải có hệ thống xử lý bụi, khí thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Yêu cầu 100% các hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi phải đầu tư hệ thống biogas để thu gom, xử lý chất thải phát sinh, thường xuyên vệ sinh chuồng trại để giảm thiểu mùi hôi, thối ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh. Thực hiện nghiêm quy định về cấm, hạn chế hoạt động chăn nuôi trong đô thị, trong khu dân cư tập trung.
- Đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống công trình bảo vệ môi trường, an toàn cháy nổ của các điểm kinh doanh dịch vụ tập trung, nhất là các chợ dân sinh, trung tâm thương mại..., công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, lễ hội.
- Phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để nâng cao sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo trên địa bàn (điện gió, điện sinh khối, điện mặt trời). Trong đó, tạo điều kiện để các nhà đầu tư sớm triển khai và hoàn thành các dự án năng lượng tái tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh: Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Đề án tăng cường năng lực quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 2311/QĐ-UBND ngày 01/10/2020, cụ thể:
- Tăng cường năng lực xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh: (i) Đầu tư mới các lò đốt CTRSH: Trong đó, giai đoạn 2020 - 2025, đầu tư 13 lò đốt CTRSH để đáp ứng nhu cầu về xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh (07 lò đốt đầu tư từ ngân sách nhà nước và 06 lò đốt thu hút đầu tư xã hội hóa); (ii) Hướng dẫn biện pháp xử lý CTRSH đối với những địa bàn không có hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH tập trung đảm bảo vệ sinh môi trường; (iii) Đầu tư nâng cấp, cải tạo các khu xử lý hiện tại (Bao gồm Nhà máy xử lý rác thải xã Văn Phú của Công ty Cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái và các bãi chôn lấp trên địa bàn tỉnh); (iv) Đóng cửa các bãi chôn lấp (sau khi đã đầu tư các lò đốt CTRSH). Trong đó, điều chỉnh lại số lượng, lộ trình đầu tư các lò đốt CTRSH trên cơ sở ưu tiên đầu tư tại các đô thị, các huyện theo lộ trình xây dựng huyện nông thôn mới của tỉnh và các địa phương, khu vực có vấn đề bức xúc hơn về ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra, cụ thể như sau:
+ Năm 2022, đầu tư các lò đốt CTRSH: Tại xã Y Can, huyện Trấn Yên; tại Thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn; tại xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình. Thời gian hoàn thành đưa vào vận hành thử nghiệm: Trước 31/12/2022.
+ Năm 2024, đầu tư các lò đốt CTRSH: Tại xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn; tại xã Động Quan, huyện Lục Yên. Thời gian hoàn thành đưa vào vận hành thử nghiệm: Trước 31/12/2024.
Riêng đối với lò đốt CTRSH tại xã Đại Đồng, huyện Yên Bình: Trong giai đoạn 2021 - 2025, CTRSH của thị trấn Yên Bình và các xã Tân Nguyên, Bảo Ái, Cảm Ân, Mông Sơn, Tân Hương, Đại Đồng, Phú Thịnh, Thịnh Hưng có thể được thu gom, xử lý tại Nhà máy xử lý rác thải tại xã Văn Phú của Công ty Cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái nên chưa xây dựng lộ trình và phương thức đầu tư cho lò đốt này. Nếu quá trình thực hiện có khó khăn thì Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, quyết định thời điểm và phương thức đầu tư lò đốt này cho phù hợp.
(Chi tiết các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên tại Đề án tăng cường năng lực quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 2311/QĐ-UBND)
- Yêu cầu các chủ nguồn thải CTNH phải ký hợp đồng, chuyển giao CTNH cho Chủ xử lý CTNH phù hợp, có đầy đủ chức năng và được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép xử lý CTNH. Phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi chuyển giao CTNH cho các tổ chức, cá nhân không có chức năng vận chuyển, xử lý CTNH theo quy định hoặc hành vi đổ trộm CTNH ra ngoài môi trường.
- Yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện; các siêu thị, khu du lịch phải có quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về chống rác thải nhựa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Hoàn thành việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn lại trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2021-2025 với lộ trình cụ thể- Hoàn thành xử lý cải tạo, phục hồi môi trường 04 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Kho thuốc tại thôn Cây Thị, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên; kho thuốc tại Thôn 14, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên; kho thuốc tại Thôn 5, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên và kho thuốc tại Tổ 25, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái.
d) Tăng cường cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
- Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá các công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn nhằm nâng cao hơn nữa về chất lượng và hiệu quả của công trình; triển khai hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện tổ chức bàn giao các công trình nước sạch nông thôn tập trung cho các đơn vị quản lý khai thác; xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn nông thôn hằng năm nhằm đảm bảo cấp nước bền vững nông thôn, nâng cao chất lượng và hiệu quả các công trình cấp nước tập trung; kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” trên địa bàn tỉnh (vay vốn ngân hàng thế giới).
đ) Tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học:
- Tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng, nhất là rừng tự nhiên. Tăng cường công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị về đa dạng sinh học của các khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài và sinh cảnh trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường, nâng cao chất lượng thẩm định các hồ sơ về môi trường nhất là báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư.
- Tăng cường, nâng cao việc thực hiện các trách nhiệm được giao, phân công, phân cấp theo thẩm quyền của các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong công tác bảo vệ môi trường.
- Rà soát, bổ sung, tăng cường nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố....
7. Tăng cường nguồn lực xã hội hóa cho công tác bảo vệ môi trường
- Nghiên cứu, sửa đổi các quy định về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng tăng cường nguồn thu từ các tổ chức, cá nhân phát thải, giảm hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Thực hiện điều tra xã hội học đối với người dân theo các độ tuổi, thành phần nghề nghiệp khác nhau đang sinh sống, làm việc, học tập, lưu trú trên địa bàn tỉnh. Phiếu điều tra xã hội học bao gồm các câu hỏi thể hiện nội dung của các tiêu chí đo lường sự hài lòng, đồng thời phản ảnh quá trình, kết quả bảo vệ chất lượng môi trường sống (bao gồm: Chất lượng môi trường không khí xung quanh, chất lượng môi trường nước, chất lượng môi trường đất, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học), thực hiện theo mẫu phiếu cụ thể khi có hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc xây dựng các mẫu phiếu điều tra xã hội học trên cơ sở các nội dung, tiêu chí đo lường trên để tiến hành điều tra, đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống.
Căn cứ vào thực trạng công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án đã đề ra, trong giai đoạn 2021-2025 sẽ triển khai thực hiện 13 chương trình, dự án, nhiệm vụ ưu tiên của Đề án (Chi tiết tại Phụ lục 24 kèm theo Đề án).
1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án là: 1.441.118 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách tỉnh: 836.274 triệu đồng, trong đó: nguồn vốn đầu tư phát triển 197.104 triệu đồng; nguồn vốn sự nghiệp môi trường: 601.170 triệu đồng; nguồn vốn sự nghiệp khác: 38.000 triệu đồng.
- Các nguồn khác: 373.100 triệu đồng.
- Nguồn vốn ngân sách Trung ương: 45.000 triệu đồng.
- Nguồn Quỹ Bảo vệ môi trường: 50.900 triệu đồng.
2. Phân kỳ đầu tư theo từng năm: Năm 2021: 258.220 triệu đồng; năm 2022: 331.978 triệu đồng; năm 2023: 340.185 triệu đồng; năm 2024: 252.439 triệu đồng; năm 2025: 258.296 triệu đồng.
a) Chủ trì, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án; trong quá trình triển khai thực hiện nếu các Văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh có sự điều chỉnh, bổ sung, thay đổi hoặc có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung Đề án cho phù hợp.
c) Thực hiện quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ hằng năm trên địa bàn tỉnh.
đ) Chủ trì, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện tốt phong trào Chống rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh.
g) Chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 3422/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và Văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
i) Triển khai dự án lắp đặt các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục, cố định trên địa bàn tỉnh theo Dự án được phê duyệt.
l) Chủ trì thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Trong đó, cả tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý môi trường ở cấp huyện, cấp xã.
n) Tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả của Đường dây nóng phản ánh ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh. Tiếp nhận và xử lý kịp thời, đúng chức năng, thẩm quyền đối với các vụ việc phản ánh.
a) Chủ trì, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc lập hồ sơ đề nghị công nhận Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu và Khu bảo loài và sinh cảnh Mù Cang Chải là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
c) Chủ trì tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, dịch vụ môi trường rừng. Nâng cao khả năng dự báo nguy cơ xảy ra cháy rừng và có biện pháp tuyên truyền, thông báo đến người dân kịp thời để phòng, chống.
đ) Chủ trì, tổng hợp, đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các chỉ tiêu về tỷ lệ dân số nông thôn được được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh và diện tích rừng trồng hằng năm theo kế hoạch.
a) Chủ trì, thực hiện đầu tư, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải y tế của các cơ sở y tế đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
c) Tuyên truyền, vận động nhân dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa sử dụng hố xí hợp vệ sinh để thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt đảm bảo yêu cầu về môi trường. Chủ trì, tổng hợp, đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các chỉ tiêu về tỷ lệ hộ dân cư nông thôn có hố xí hợp vệ sinh.
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tận dụng, phát huy tối đa nguồn tài nguyên tái tạo trên địa bàn tỉnh nhưng đảm bảo không ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường và đời sống của nhân dân.
a) Chủ trì, tham mưu, chỉ đạo các đơn vị cung cấp nước sạch tại các đô thị nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo khả năng cung cấp nước sạch tới 91% các hộ gia đình của đô thị và xem xét mở rộng phạm vi cung cấp đến các khu vực lân cận. Chủ trì, tổng hợp, đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các chỉ tiêu về tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung.
c) Chủ trì trong công tác quản lý hoạt động mai táng, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường.
a) Chủ trì, tham mưu thực hiện đầu tư, nâng cấp, cải tạo hạ tầng giao thông nhất là giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với các ngành, địa phương thẩm định các dự án đầu tư phát triển kinh tế vào tỉnh Yên Bái đảm bảo có công nghệ tiên tiến, hiện đại và thân thiện với môi trường.
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí, phân bổ kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường đảm bảo phù hợp với điều kiện của tỉnh và đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường trên địa bàn.
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.
a) Tổng hợp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án này, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn để triển khai thực hiện.
c) Chủ trì tham mưu xây dựng Quy hoạch tỉnh Yên Bái, trong đó, lưu ý các nội dung về quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và quy hoạch quản lý chất thải rắn để đưa vào quy hoạch phải đảm bảo các nội dung theo yêu cầu.
11. Sở Thông tin và Truyền thông
13. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp.
d) Hằng năm thực hiện quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ cho các khu công nghiệp từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
a) Chủ động, tích cực tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án và Đề án Tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
c) Chủ trì rà soát, lên phương án di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phù hợp với quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ môi trường,...) hoặc các cơ sở nằm trong hoặc ở gần các khu dân cư tập trung có phát sinh mùi, chất thải, tiếng ồn gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân vào trong các khu/cụm công nghiệp hoặc các vị trí khác phù hợp.
ể thu gom, xử lý chất thải phát sinh, thường xuyên vệ sinh chuồng trại để giảm thiểu mùi hôi, thối ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.
e) Chỉ đạo thực hiện tốt việc duy trì, nâng cao tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn.
h) Xem xét bố trí kinh phí để đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các cụm công nghiệp có phát sinh nước thải thuộc thẩm quyền quản lý.
ố trí kinh phí để thuê đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý toàn bộ lượng vỏ bao bì, chai lọ hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn.
l) Tăng cường giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý hoặc thông tin, báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhất là việc xả chất thải không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
n) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh triển khai điều tra xã hội học về sự hài lòng của người dân về môi trường sống.
15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
b) Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cử tri liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng và kịp thời thông tin đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
16. Trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến Đề án
DANH MỤC CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ PHÁT SINH NƯỚC THẢI TỪ 50 M3/NGÀY (24 GIỜ) TRỞ LÊN
TT | Tên cơ sở/đơn vị | Được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước hoặc xác nhận hoàn thành công trình BVMT | ||
1 |
x | |||
2 |
| |||
3 | ên Bái | x | ||
4 |
x | |||
5 |
x | |||
6 |
| |||
7 |
x | |||
8 |
| |||
9 |
x | |||
10 |
x | |||
11 |
| |||
12 |
x | |||
13 |
x | |||
14 |
x | |||
15 | ển quặng sắt bản Tát - Công ty Cổ phần KS Đại Phát |
| ||
16 | ế Yên Hợp - Công ty CP LNSTP Yên Bái | x | ||
17 |
x | |||
18 |
x | |||
19 |
x |
| ||
20 |
x |
| ||
21 |
x |
| ||
22 |
x |
| ||
23 |
x |
| ||
24 |
x |
| ||
25 |
|
| ||
|
|
|
|
|
DANH MỤC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
STT | Tên CCN | Tên chủ đầu tư | Nguồn vốn (tư nhân/ ngân sách) | Địa chỉ | Năm thành lập | Tình trạng hoạt động | Thời điểm hoạt động | Diện tích (ha) | Số cơ sở đang hoạt động | Tỷ lệ lấp đầy (%) | |
1 | Đầm Hồng | UBND thành phố Yên Bái | Ngân sách tỉnh | Xã Văn Phú, TP Yên Bái | 2002 | Đang hoạt động (hiện đang làm thủ tục di dời) | 2007 | 16 | 23 | 100 | |
2 | Âu Lâu | Ngân sách tỉnh | Xã Âu Lâu, TP Yên Bái | 2009 | Đang hoạt động | 2009 | 31,01 | 03 | 42,8 | ||
3 | Sơn Thịnh | UBND huyện Văn Chấn | Ngân sách trung ương/tỉnh | Thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn | 2009 | Đang hoạt động | 2010 | 33,5 | 02 | 40% | |
4 | Phía Tây Cầu Mậu A | UBND huyện Văn Yên | Ngân sách tỉnh | Xã Yên Hợp, huyện Văn Yên | 2009 | Đang hoạt động | 2009 | 35 | 1 | 18 | |
5 | Đông An | Ngân sách tỉnh | Xã Đông An, huyện Văn Yên | 2010 | Chưa triển khai |
| 34 | 0 | 0 | ||
6 | Bắc Văn Yên | Ngân sách tỉnh | Xã Đông Cuông, huyện Văn Yên | 2008 | Đang hoạt động | 2008 | 72 | 3 | 35 | ||
7 | Vĩnh Lạc | UBND huyện Lục Yên | Ngân sách tỉnh | Xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên | 2009 | Chưa triển khai (đang đề nghị UBND tỉnh đưa ra khỏi quy hoạch) |
| 31,32 | 0 | 0 | |
8 | Tân Lĩnh | Ngân sách tỉnh | Xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên | 2009 | Chưa triển khai (đang đề nghị UBND tỉnh đưa ra khỏi quy hoạch) |
| 26,3 | 0 | 0 | ||
9 | Yên Thế | Ngân sách tỉnh | Thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên | 2009 | Đang hoạt động | 2011 | 50 | 04 | 80 | ||
10 | Thịnh Hưng | Công ty TNHH một thành viên Thịnh Hưng | Ngân vốn Công ty | Xã Thịnh hưng, huyện Yên Bình | 2009 | Đang hoạt động | 2010 | 20,4 | 01 | 25 |
|
11 | Báo Đáp | UBND huyện Trấn Yên | Ngân sách tỉnh | Xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên | 2008 | Đang hoạt động | 2008 | 14 | 02 | 20 |
|
12 | Hưng Khánh | Ngân sách tỉnh | Xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên | 2008 | Đang hoạt động | 2008 | 15 | 01 | 15 |
| |
13 | Bảo Hưng | Công ty CP Đầu tư hạ tầng công nghiệp Bảo Hưng | Nguồn vốn Công ty | Xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên | 2020 | Chưa triển khai |
| 75 | 0 | 0 |
|
14 | Minh Quân | Nguồn vốn Công ty | Xã Minh Quân, Bảo Hưng, huyện Trấn Yên | 2020 |
| 75 | 0 | 0 |
|
STT | Tên cơ sở y tế đang hoạt động (Bệnh viện, Trung tâm Y tế) | Địa chỉ | Hệ thống XLNT tập trung đạt QCMT | |
Đạt | Không đạt | |||
1 |
Xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái | X |
| |
2 |
Thị xã Nghĩa Lộ |
| X | |
3 |
Phường Yên Ninh, T.P Yên Bái |
| X | |
4 |
Phường Yên Ninh, T.P Yên Bái | X |
| |
5 |
Phường Yên Ninh, T.P Yên Bái | X |
| |
6 |
Xã Giới Phiên, T.P Yên Bái | X |
| |
7 |
Phường Yên Ninh, T.P Yên Bái | X |
| |
8 |
TT Yên Thế, huyện Lục Yên |
| X | |
9 |
TT Cổ Phúc, huyện Trấn Yên |
| X | |
10 |
TT Mậu A, huyện Văn Yên |
| X | |
11 |
TTNT Trần Phú, huyện Văn Chấn |
| X | |
12 |
Xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình | X |
| |
13 |
TT Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu | X |
| |
14 |
TT Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải | X |
| |
15 |
Phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái |
| X | |
16 |
Phường Nguyễn Phúc. T.P Yên Bái | X |
| |
17 |
Phường Hồng Hà, T.P Yên Bái | X |
|
SỐ LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG TRÊN 10.000 DÂN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
Số phương tiện giao thông cộng cộng được đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh (xe) | Số dân khu vực đô thị (10.000 người) | Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị | |||
Tổng số | Xe buýt | Ô tô chở khách tuyến cố định | Tàu điện | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
355 | 0 | 355 | 0 | 16,27 | 21,83 |
| Số lượng các đơn vị thuộc phạm vi tính trên địa bàn tỉnh |
| Số lượng các đơn vị thuộc phạm vi tính đã ban hành quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về chống rác thải nhựa, giảm thiểu túi nilon khó phân hủy (đơn vị) | Tỷ lệ các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện, các siêu thị, các khu du lịch dã có quy định, cam kết, kế hoạch chống rác thải nhựa tính đến năm 2020(%) | ||||||||||
Tổng số | Các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh | Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp tỉnh | Các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện | Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện | Các siêu thị, Trung tâm thương mại | Khu du lịch | Tổng Số | Các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh | Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp tỉnh | Các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện | Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện | Các siêu thị, Trung tâm thương mại | Khu du lịch | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) |
140 | 44 | 2 | 48 | 44 | 1 | 0 | 131 | 44 | 1 | 45 | 40 | 1 | 0 | 93,6 |
TỶ LỆ CTRSH ĐƯỢC PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh (tấn) | Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại tại nguồn (tấn) | Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại tại nguồn | ||
Tổng số | Chất thải thực phẩm | Chất thải rắn sinh hoạt khác | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
145.410 | 35.135 | 23.561 | 11.574 | 24,16 |
KHỐI LƯỢNG, TỶ LỆ CTRSH ĐƯỢC THU GOM, XỬ LÝ TẬP TRUNG
STT | Huyện, thị xã, thành phố | Lượng CTRSH phát sinh (tấn/ngày) | Lượng CTRSH được thu gom (tấn/ngày) | ||||
Đô thị | Nông thôn | Tổng | Đô thị | Nông thôn | Tổng | ||
1 |
4,6 | 26 | 30,6 | 4,5 | 2,6 | 7,1 | |
2 |
9,3 | 38,9 | 48,2 | 7,8 | 12 | 19.8 | |
3 |
7,9 | 32,6 | 40,5 | 7,5 | 7 | 14,5 | |
4 |
20 | 15,7 | 35,7 | 16,9 | 5,35 | 22,2 | |
5 |
2,3 | 6,2 | 8,5 | 0,8 | 0 | 0,8 | |
6 |
2,7 | 12,1 | 14,8 | 0,9 | 1 | 1,9 | |
7 |
68,2 | 8,2 | 76,4 | 62,8 | 4,5 | 67,3 | |
8 |
12,8 | 31,7 | 44,5 | 12,0 | 2,7 | 14,7 | |
9 |
15.3 | 32,5 | 47,8 | 4,0 | 0,5 | 4,5 | |
Tổng | 143 | 204 | 347 | 117,2 | 35,7 | 152,8 |
DANH MỤC CÁC BÃI CHÔN LẤP CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TT | Tên nhà máy/cơ sở/khu xử lý/bãi chôn lấp chất thải rắn | Địa điểm | Quy mô diện tích (ha) |
1 |
6,57 | ||
2 |
2,44 | ||
3 |
0,54 | ||
4 |
0,001 | ||
5 |
3,064 | ||
6 |
06 | ||
7 |
0,1 | ||
8 |
0,7 | ||
9 |
0,3 | ||
10 |
0,3 | ||
11 |
0,3 | ||
12 |
0,32 | ||
13 |
0,3 | ||
14 |
0,64 | ||
15 |
0,5 | ||
16 |
0,2 | ||
17 |
0,45 | ||
18 |
3,2 | ||
19 |
0,5 | ||
20 |
0,56 | ||
21 |
0,6 | ||
22 |
0,27 | ||
23 |
| ||
24 |
1,5 | ||
25 |
1,5 | ||
26 |
1,5 | ||
27 |
1,5 |
Tổng số dân số đô thị (người) | Dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (người) | Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (%) |
(1) | (2) | (3) |
163.260 | 140.403 | 86 |
TỶ LỆ DÂN SỐ NÔNG THÔN ĐƯỢC SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC HỢP VỆ SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
Tổng số dân số khu vực nông thôn (người) | Số người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (người) | Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%) |
(1) | (2) | (3) |
659.774 | 599.269 | 91 |
TỶ LỆ HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN CÓ HỐ XÍ HỢP VỆ SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
Tổng số hộ gia đình khu vực nông thôn (hộ) | Tổng số hộ gia đình khu vực nông thôn có hố xí hợp vệ sinh (hộ) | Tỷ lệ hộ gia đình khu vực nông thôn có hố xí hợp vệ sinh (%) |
(1) | (2) | (3) |
165.888 | 118.518 | 72,5 |
TỶ LỆ DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI TẬP TRUNG TRÊN DIỆN TÍCH ĐẤT QUY HOẠCH CHO LÂM NGHIỆP
Diện tích rừng trồng mới tập trung (ha) | Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (ha) | Tỷ lệ diện tích rừng trong mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (%) | ||||||
Tổng số | Diện tích rừng sản xuất trồng mới | Diện tích rừng phòng hộ trồng mới | Diện tích rừng đặc dụng trồng mới | Tổng số | Diện tích quy hoạch rừng sản xuất | Diện tích quy hoạch rừng phòng hộ | Diện tích quy hoạch rừng đặc dụng | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
681,36 | 641,2 | 40,16 | 0 | 469.858 | 281.149,80 | 152.200 | 36.508,12 | 0,15 |
KINH PHÍ CHI SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI
STT | Huyện, thị xã, thành phố | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 |
- | Tổng cộng: | 49.484 | 66.252 | 70.502 | 79,989 | 93.259 |
I |
14.684 | 18.584 | 22.351 | 11.855 | 14.508 | |
1 |
1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.500 | 1700 | |
2 |
450 | 450 | 450 | 450 | 450 | |
3 |
350 | 350 | 350 | 350 | 350 | |
4 |
6.342 | 10.984 | 12.551 | 755 | 428 | |
5 |
6.542 | 5.800 | 8.000 | 8.800 | 11.580 | |
II |
34.800 | 47.668 | 48.151 | 68.134 | 78.751 | |
1 |
24.793 | 35.693 | 35.694 | 47.557 | 55.200 | |
2 |
3.028 | 3.045 | 3.179 | 5.349 | 5.919 | |
3 |
1.421 | 1.031 | 1.070 | 2.541 | 2.746 | |
4 |
1.429 | 2.458 | 2.536 | 3.356 | 3.687 | |
5 |
1.102 | 1.271 | 1.320 | 3.240 | 3.532 | |
6 |
1.068 | 1.248 | 1.292 | 2.854 | 3.100 | |
7 |
700 | 1.090 | 1.135 | 1.525 | 1.697 | |
8 |
540 | 745 | 778 | 789 | 1.451 | |
9 |
719 | 1.087 | 1.148 | 924 | 1.420 |
TỔNG NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
TT | Nội dung | Giai đoạn 2016 - 2020 | |||||
Tổng cộng | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | ||
- | Tổng cộng | 359,488 | 49,484 | 66,252 | 70.502 | 79,991 | 93,259 |
I |
81,982 | 14,684 | 18,584 | 22,351 | 11,855 | 14,508 | |
1 |
2,250 | 450 | 450 | 450 | 450 | 450 | |
2 |
52,982 | 8,884 | 7,784 | 11,551 | 11,055 | 13,708 | |
- |
40,722 | 6,542 | 5,800 | 8,000 | 8,800 | 11,580 | |
- |
7,000 | 1,200 | 1,200 | 1,200 | 1,700 | 1,700 | |
- |
3,553 | 1,142 | 784 | 644 | 555 | 428 | |
3 |
1,707 |
|
| 1,707 |
|
| |
4 |
1,750 | 350 | 350 | 350 | 350 | 350 | |
5 |
- |
|
|
|
|
| |
6 |
25,000 | 5,000 | 10,000 | 10,000 |
|
| |
II |
277,506 | 34,800 | 47,668 | 48,151 | 68,136 | 78,751 |
STT | Tên nhiệm vụ, dự án | Tổng giai đoạn | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |||||||
Tổng cộng | Ngân sách nhà nước | Ngân sách nhà nước | Ngân sách nhà nước | Ngân sách nhà nước | Ngân sách nhà nước | Ngân sách nhà nước | ||||||||
NSTW | NSĐP | NSTW | NSĐP | NSTW | NSĐP | NSTW | NSĐP | NSTW | NSĐP | NSTW | NSĐP | |||
38.798 | 4.955 | 33.843 | 1.444 | 2.776 | 1.170 | 1.883 | 1.021 | 6.992 | 420 | 13.451 | 900 | 8.741 | ||
I | CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NTM | 8.465 | 4.955 | 3.510 | 1.444 | 1.197 | 1.170 | 780 | 1.021 | 651 | 420 | 287 | 900 | 595 |
1 | Bãi rác xã Yên Phú | 659 | 407 | 252 | 407 | 252 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Bãi rác thải xã Yên Hưng | 356 | 103 | 253 | 103 | 253 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Đường vào bãi rác thải xã Yên Hưng | 195 | 55 | 140 | 55 | 140 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Xây dựng khu xử lý rác thải trung tâm xã Yên Hợp | 297 | 210 | 87 | 210 | 87 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Trạm y tế xã Đại Minh | 193 | 105 | 88 | 105 | 88 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | Xây dựng khu thu gom rác thải xã Hán Đà | 940 | 564 | 376 | 564 | 376 |
|
|
|
|
|
|
|
|
7 | Xây dựng khu xử lý rác thải xã Lâm Giang | 750 | 450 | 300 |
|
| 450 | 300 |
|
|
|
|
|
|
8 | Xây dựng khu xử lý rác thải xã An Bình | 1.200 | 720 | 480 |
|
| 720 | 480 |
|
|
|
|
|
|
9 | Khu thu gom xử lý rác thải tập trung xã Tân Hương | 949 | 898 | 51 |
|
|
|
| 898 | 51 |
|
|
|
|
10 | Khu thu gom rác thải tập trung của xã Yên Bình | 723 | 123 | 600 |
|
|
|
| 123 | 600 |
|
|
|
|
11 | Khu xử lý rác thải trung tâm xã An Thịnh | 707 | 420 | 287 |
|
|
|
|
|
| 420 | 287 |
|
|
12 | Bãi rác thải xã Ngòi A | 1.495 | 900 | 595 |
|
|
|
|
|
|
|
| 900 | 595 |
II | LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI | 4.308 | - | 4.308 | - | 371 | - | 903 | - | 2.534 | - | - | - | 500 |
1 | Cải tạo, xử lý triệt để ô nhiễm môi trường Bãi chôn lấp rác thải Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái | 3.794 | - | 3.794 |
| 371 |
| 903 |
| 2.520 |
|
|
| - |
2 | Xử lý triệt để ô nhiễm và đóng cửa bãi rác thải tại xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái | 500 | - | 500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 500 |
3 | Cải tạo, nâng cấp khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh huyện Trấn Yên | 14 | - | 14 |
| - |
| - |
| 14 |
|
|
| - |
III | ĐỐI ỨNG CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NƯỚC NGOÀI (ODA) | 2.449 | - | 2.449 | - | 1.208 | - | 200 | - | 807 | - | 164 | - | 70 |
1 | Dự án đầu tư xây dựng công trình Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Hợp phần thoát nước) | 150 | - | 150 |
| 150 |
| - |
| - |
|
|
| - |
2 | Dự án đầu tư xây dựng công trình Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải (Hợp phần cấp nước) | 140 | - | 140 |
| 140 |
| - |
| - |
|
|
| - |
3 | Dự án đầu tư xây dựng công trình Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải (Hợp phần thoát nước) | 668 | - | 668 |
| 668 |
| - |
| - |
|
|
| - |
4 | Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải Y tế cho Bệnh viện Sản nhi tỉnh Yên Bái | 781 | - | 781 |
| - |
| - |
| 547 |
| 164 |
| 70 |
5 | Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho Bệnh viện đa khoa huyện Lục Yên và 10 phòng khám đa khoa khu vực - tỉnh Yên Bái. | 710 | - | 710 |
| 250 |
| 200 |
| 260 |
| - |
| - |
IV | LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP | 23.576 | - | 23.576 | - | - | - | - | - | 3.000 | - | 13.000 | - | 7.576 |
1 | DA án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái (xử lý nước thải và hạ tầng kỹ thuật) | 23.576 | - | 23.576 |
|
|
|
|
| 3.000 |
| 13.000 |
| 7.576 |
STT | Năm | Nhiệm vụ, dự án | Số tiền (đồng) |
I |
1.059,023 | ||
1 | 2016 |
1.059,023 | |
II |
2.499,254 | ||
4 | 2016 |
132,5 | |
5 | 2017 |
200 | |
6 | 2017 |
483 | |
7 | 2018 |
460 | |
8 | 2019 |
634,204 | |
9 | 2019 |
97 | |
10 | 2020 |
98,8 | |
11 | 2020-2021 |
393,75 |
TỶ LỆ CTRSH ĐƯỢC PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN THEO TỪNG HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2021-2025
STT | Huyện, thị xã, thành phố | Tỷ lệ theo từng năm (%) | ||||
2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | ||
1 |
30 | 40 | 50 | 60 | 70 | |
2 |
20 | 30 | 40 | 50 | 60 | |
3 |
20 | 25 | 30 | 35 | 40 | |
4 |
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | |
5 |
10 | 15 | 20 | 25 | 30 | |
6 |
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | |
7 |
10 | 15 | 20 | 25 | 30 | |
8 |
20 | 25 | 30 | 35 | 40 | |
9 |
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | |
Toàn tỉnh | 24,8 | 31,4 | 37,9 | 44,5 | 51 |
TỶ LỆ THU GOM, XỬ LÝ CTRSH Ở ĐÔ THỊ THEO TỪNG HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2021-2025
STT | Huyện, thị xã, thành phố | Tỷ lệ theo từng năm (%) | ||||
2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | ||
1 |
93 | 94 | 95 | 96 | 97 | |
2 |
86 | 88 | 90 | 92 | 93 | |
3 |
95,4 | 95,8 | 96,2 | 96,6 | 97 | |
4 |
87 | 89 | 91 | 92 | 93 | |
5 |
40 | 45 | 50 | 55 | 60 | |
6 |
98,1 | 98,2 | 98,3 | 98,4 | 98,5 | |
7 |
40 | 45 | 50 | 55 | 60 | |
8 |
50 | 70 | 75 | 80 | 85 | |
9 |
94,1 | 94,3 | 94,5 | 94,7 | 94,8 | |
Toàn tỉnh | 85,5 | 88,8 | 90,4 | 92,0 | 93,4 |
TỶ LỆ THU GOM, XỬ LÝ CTRSH Ở NÔNG THÔN THEO TỪNG HUYỆN THỊ XÃ, THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2021-2025
STT | Huyện, thị xã, thành phố | Tỷ lệ theo từng năm (%) | ||||
2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | ||
1 |
30 | 40 | 50 | 60 | 70 | |
2 |
64,5 | 66 | 68 | 69 | 70 | |
3 |
30 | 35 | 40 | 45 | 50 | |
4 |
40 | 50 | 60 | 65 | 70 | |
5 |
10 | 15 | 20 | 25 | 30 | |
6 |
20 | 30 | 40 | 50 | 60 | |
7 |
10 | 15 | 20 | 25 | 30 | |
8 |
10 | 20 | 25 | 30 | 35 | |
9 |
20 | 25 | 30 | 35 | 40 | |
Toàn tỉnh | 26,4 | 33,7 | 40,2 | 45,7 | 51,2 |
STT | Huyện, thị xã, thành phố | Tỷ lệ theo từng năm (%) | ||||
2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | ||
1 |
95,41 | 96,28 | 97,16 | 98,04 | 98,92 | |
2 |
97,71 | 98,55 | 99,39 | 100 | 100 | |
3 |
94,63 | 95,51 | 96,39 | 97,29 | 98,19 | |
4 |
96,47 | 97,33 | 98,19 | 99,06 | 99,92 | |
5 |
81,10 | 82,18 | 83,27 | 84,36 | 85,45 | |
6 |
80,61 | 81,69 | 82,79 | 83,89 | 84,98 | |
7 |
62,95 | 64,29 | 65,65 | 66,98 | 68,34 | |
8 |
93,11 | 94,02 | 94,93 | 95,84 | 96,76 | |
9 |
22,85 | 27,79 | 26,72 | 28,65 | 30,56 | |
Toàn tỉnh | 87,0 | 88,0 | 89,0 | 90,0 | 91,0 |
STT | Huyện, thị xã, thành phố | Tỷ lệ theo từng năm (%) | ||||
2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | ||
1 |
98,2 | 98,7 | 98,8 | 99 | 99,5 | |
2 |
72,4 | 74,4 | 77 | 80 | 81 | |
3 |
71,5 | 73 | 74 | 75 | 76 | |
4 |
81,3 | 81,7 | 82 | 82,5 | 83 | |
5 |
55,5 | 56,5 | 57,5 | 59 | 60 | |
6 |
85,8 | 86,5 | 87 | 87,5 | 88 | |
7 |
48,5 | 51,5 | 54 | 55,5 | 57 | |
8 |
57,5 | 58,3 | 59 | 60 | 61,5 | |
9 |
74.5 | 75,5 | 77 | 78 | 79,5 | |
Toàn tỉnh | 73,0 | 74,0 | 75,0 | 76,0 | 77,0 |
STT | Huyện, thị xã, thành phố | Tỷ lệ theo từng năm (%) | ||||
2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | ||
1 |
100 | 100 | 100 | 100 | 100 | |
2 |
86,4 | 88,7 | 91,0 | 94,0 | 97,0 | |
3 |
95,5 | 96,0 | 96,5 | 97,0 | 98,0 | |
4 |
87,3 | 88,6 | 90,0 | 94,0 | 98,5 | |
5 |
93,5 | 94,5 | 95,5 | 96,5 | 98 | |
6 |
97,7 | 98,2 | 98,6 | 99,0 | 99,0 | |
7 |
100 | 100 | 100 | 100 | 100 | |
8 |
84,3 | 86,3 | 88,3 | 92,6 | 97,0 | |
9 |
94,5 | 95,0 | 95,5 | 96,7 | 98,0 | |
Toàn tỉnh | 92 | 93 | 94 | 96 | 98 |
TT | Huyện | DT quy hoạch lâm nghiệp (ha) | DK kế hoạch trồng rừng hàng năm | |||||||||
Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | ||||||||
Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | |||
1 | TP Yên Bái | 3.868,2 | 300 | 7,76 | 250 | 6,46 | 250 | 6,46 | 250 | 6,46 | 250 | 6,46 |
2 | TX Nghĩa Lộ | 2.978,9 | 150 | 5,04 | 250 | 8,39 | 300 | 10,07 | 300 | 10,07 | 300 | 10,07 |
3 | Huyện Lục Yên | 49.716,9 | 2.600 | 5,23 | 2.600 | 5,23 | 2.500 | 5,03 | 2.500 | 5,03 | 2.500 | 5,03 |
4 | Huyện Văn Yên | 103.350,1 | 2.850 | 2,76 | 2.800 | 2,71 | 2.800 | 2,71 | 2.800 | 2,71 | 2.800 | 2,71 |
5 | Huyện Mù Cang Chải | 96.269,8 | 186 | 0,19 | 200 | 0,21 | 250 | 0,26 | 250 | 0,26 | 250 | 0,26 |
6 | Huyện Trấn Yên | 43.066,1 | 2.750 | 6,39 | 2.700 | 6,27 | 2.700 | 6,27 | 2.700 | 6,27 | 2.700 | 6,27 |
7 | Huyện Trạm Tấu | 57.899,1 | 74 | 0,13 | 200 | 0,35 | 250 | 0,43 | 250 | 0,43 | 250 | 0,43 |
8 | Huyện Văn Chấn | 73.956,1 | 3.490 | 4,72 | 3.400 | 4,60 | 3.000 | 4,06 | 3.000 | 4,06 | 3.000 | 4,06 |
9 | Huyện Yên Bình | 38.752,8 | 3.100 | 8,00 | 3.100 | 8,00 | 2.950 | 7,61 | 2.950 | 7,61 | 2.950 | 7,61 |
| Tổng | 469.858 | 15.500 | 3,30 | 15.500 | 3,30 | 15.000 | 3,19 | 15.000 | 3,19 | 15.000 | 3,19 |
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, NHIỆM VỤ ƯU TIÊN CỦA ĐỀ ÁN
STT | Tên nhiệm vụ | Thời gian thực hiện | Cơ quan chủ trì | Căn cứ pháp lý đề xuất | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 |
2022 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
2 |
2022 - 2024 | Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh |
3 |
2022 - 2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
4 |
2021 -2025 | Sở Y tế |
5 |
2022 - 2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
6 |
|
|
6.1 |
2021 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
6.2 |
2021 - 2024 | Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố |
6.3 |
2021 - 2024 | Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố |
6.4 |
2021 - 2024 | Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố |
6.5 |
2021 - 2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố |
6.6 |
2021 - 2025 | Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố |
7 |
2021 -2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh |
8 |
2021 -2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
9 |
2021 - 2025 | Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường |
10 |
2021 -2025 | Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp |
11 |
2021 - 2024 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
12 |
2021 -2025 | Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố |
13 |
2021 - 2025 | Sở Tài chính |
14 |
2021 -2025 | Sở Tài nguyên và Môi trường |
KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN - Tổng mức đầu tư: 50.000 triệu đồng; - Thời gian dự kiến đầu tư: 2022 - 2024. - Tổng mức đầu tư: 50.000 triệu đồng; - Thời gian dự kiến đầu tư: 2022 - 2023. - Tổng mức đầu tư: 50.000 triệu đồng; - Thời gian dự kiến đầu tư: 2022 - 2023. - Tổng mức đầu tư: 98.214 triệu đồng; - Thời gian dự kiến đầu tư: 2022 - 2025. - Tổng mức đầu tư: 75.210 triệu đồng; - Thời gian dự kiến đầu tư: 2021 - 2025. - Tổng mức đầu tư: 121.474 triệu đồng; - Thời gian dự kiến đầu tư: 2022 - 2025. 7.1. Xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý CTRSH - Nguồn vốn: Từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường; 7.2. Đầu tư mới các lò đốt CTRSH tập trung trên địa bàn tỉnh - Nguồn vốn: Từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách tỉnh, nguồn Quỹ Bảo vệ môi trường và nguồn xã hội hóa. 7.3. Giải phóng mặt bằng, đầu tư các công trình ngoài hàng rào của các khu xử lý CTRSH đầu tư từ ngân sách nhà nước (06 lò) - Nguồn vốn: Từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách tỉnh. 7.4. Nâng cấp, cải tạo các bãi chôn lấp hiện tại - Nguồn vốn: Từ nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường, nguồn Quỹ Bảo vệ môi trường và nguồn xã hội hóa, hợp pháp khác, 7.5. Đóng cửa các bãi chôn lấp cấp huyện - Nguồn vốn: Từ nguồn ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường trung ương, vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh, nguồn Quỹ Bảo vệ môi trường và nguồn xã hội hóa, hợp pháp khác. 7.6. Đầu tư, hỗ trợ phương tiện, trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn tỉnh - Nguồn vốn: Từ nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường, nguồn Quỹ Bảo vệ môi trường và nguồn xã hội hóa, hợp pháp khác. 7.7. Kinh phí thu gom, vận chuyển CTRSH - Nguồn vốn: Từ nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh. 7.8. Kinh phí xử lý CTRSH - Nguồn vốn: Từ nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh. 8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh - Nguồn vốn: Từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường; 9. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo vệ, phát triển rừng (bao gồm cả tuyên truyền về quản lý CTRSH) - Nguồn vốn: Từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường; 10. Điều tra xã hội học về tỷ lệ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống - Nguồn vốn: Từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường;
TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THEO TỪNG NĂM VÀ THEO TỪNG NGUỒN VỐN GIAI ĐOẠN 2021-2025
oạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”; Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 13/10/2020 về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
ễm chất hữu cơ, hàm lượng COD, BOD5 vượt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ở mức thấp; (iii) Đối với các hồ chính: Chất lượng nước hồ Thác Bà ở một số nơi như: khu vực Mông Sơn, Nhà máy xi măng, Trung tâm cai nghiện, Nhà máy nghiền đá tại thị trấn Yên Bình và khu vực xã Hán Đà, Thịnh Hưng có dấu hiệu bị ô nhiễm chất hữu cơ cục bộ, chủ yếu là các chỉ số BOD, nguyên nhân có thể là do các hoạt động nuôi trồng thủy sản và việc xả các chất thải sinh hoạt hàng ngày của người dân xung quanh. Đối với các hồ còn lại, hồ km5 và hồ Nam Cường, thành phố Yên Bái có một số thời điểm có hàm lượng COD, BOD5, TSS vượt QCVN cho phép. Bên cạnh đó, hồ trung tâm thị trấn Cổ Phúc có hàm lượng BOD5 và hồ Làng Át (trước điểm lấy mẫu của Nhà máy nước sạch Lục Yên) có hàm lượng Coliform cũng vượt QCVN cho phép. Nguyên nhân chủ yếu là do các hồ này là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt của người dân xung quanh.
(ii) Bãi rác xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên: Bãi rác đã hoàn thành thực hiện Dự án xử lý ô nhiễm môi trường giai đoạn I và đang xử lý rác thải cho thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên. Hiện nay, chưa triển khai thực hiện được giai đoạn 2 của Dự án do chưa được bố trí kinh phí. (iv) Bãi rác thải thị trấn Yên Bình: Đang triển khai thi công xử lý ô nhiễm, đóng cửa bãi rác. Theo kế hoạch, cơ sở này sẽ hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong năm 2021.
(ii) Bãi chôn lấp rác thải thị trấn Yên Bình: dừng tiếp nhận rác để xử lý ô nhiễm triệt để môi trường nghiêm trọng.
ủa Thủ tướng Chính phủ tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền cơ sở; Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 27/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động số 107-CTr/TU ngày 26/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Từ khóa: Quyết định 2183/QĐ-UBND, Quyết định số 2183/QĐ-UBND, Quyết định 2183/QĐ-UBND của Tỉnh Yên Bái, Quyết định số 2183/QĐ-UBND của Tỉnh Yên Bái, Quyết định 2183 QĐ UBND của Tỉnh Yên Bái, 2183/QĐ-UBND File gốc của Quyết định 2183/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án tăng cường bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025 đang được cập nhật. Quyết định 2183/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án tăng cường bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025Tóm tắt
Đăng nhậpĐăng ký |