ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1439/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 14 tháng 05 năm 2012 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN: PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 - 2015.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000; Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 211/TTr-SKHCN ngày 17 tháng 4 năm 2012 về việc phê duyệt Đề án: Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 - 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án này.
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Bộ KH&CN (để báo cáo);
- T.Trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch các PCT UBND tỉnh (để báo cáo);
- Lưu: VT, PgNN.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Quyền
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 14/5/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
Nhận thức về vai trò của khoa học và công nghệ (KH&CN) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân được nâng lên; KH&CN bước đầu khẳng định được vai trò là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hệ thống các tổ chức KH&CN, phòng thí nghiệm của tỉnh đang được sắp xếp, củng cố, đầu tư nâng cấp để trở thành những tổ chức KH&CN mạnh so với cả nước.
Cơ sở vật chất, tiềm lực KH&CN cho các trung tâm nghiên cứu KH&CN trọng điểm, các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề được tăng cường.
II. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN chưa được kiện toàn ở cấp huyện.
Các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp còn thiếu chuyên gia đầu ngành, cán bộ có trình độ cao; ở cấp huyện, cấp xã còn thiếu cán bộ KH&CN.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật của các tổ chức KH&CN công lập chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng KH&CN.
Thị trường KH&CN chưa phát triển, giữa nghiên cứu ứng dụng và triển khai ra diện rộng còn có khoảng cách lớn.
Hoạt động sở hữu trí tuệ còn hạn chế, chưa xây dựng được “Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ”.
Một số ngành và cấp huyện chưa nhận thức đầy đủ vị trí KH&CN là động lực của phát triển KT-XH.
Chậm đổi mới cơ chế huy động các nguồn đầu tư tài chính cho KH&CN, chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách nhà nước.
Chưa quy hoạch được khu nông nghiệp công nghệ cao, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa.
Phát huy tiềm lực, thế mạnh của KH&CN để thực sự trở thành động lực thúc đẩy KT-XH của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, tạo nền móng phát triển cho giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo.
Phát triển KH&CN nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh; từng bước xây dựng Thanh Hóa trở thành trung tâm KH&CN mạnh của vùng Bắc Trung bộ.
2.2.1. Về phát triển các tổ chức hoạt động KH&CN
Ngành khoa học và công nghệ:
Thành lập mới 01 Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Phát triển Công nghệ sinh học, trên cơ sở Trung tâm Nuôi cấy mô Thực vật Thanh Hóa.
Đầu tư nâng cấp 04 trung tâm hiện có: Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng KHKT Giống cây trồng Nông nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng KHKT chăn nuôi, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng KH&CN Lâm nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống Thủy sản.
Đầu tư nâng cấp Trung tâm Công nghệ thông tin.
Đầu tư nâng cấp Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng KH&CN Hồng Đức.
Thành lập mới 02 Trung tâm nghiên cứu (trên cơ sở các phòng nghiên cứu và trạm nghiên cứu hiện có): Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Công nghệ cao (thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn); Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Công nghệ sản xuất phân bón và Chuyển giao kỹ thuật Nông nghiệp (thuộc Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông).
- Quy hoạch xây dựng và đào tạo được nguồn nhân lực để đến năm 2020 thành lập Viện Nghiên cứu Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Thanh Hóa (bao gồm cả hệ thống các trung tâm, trạm trại nghiên cứu hiện có).
- Thành lập mới được 3 mô hình doanh nghiệp KH&CN hoạt động có hiệu quả, làm cơ sở nhân rộng trong giai đoạn 2016 - 2020.
2.2.2. Về kiện toàn tổ chức KH&CN, đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN
- Kiện toàn được tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cơ sở.
2.2.3. Về xây dựng lực lượng cán bộ KH&CN
Nâng tổng số cán bộ KH&CN tại các đơn vị sự nghiệp, trung tâm nghiên cứu KH&CN từ 361 người hiện nay lên 460 người vào năm 2015 (tăng 27,4 %) trong đó có 17 Tiến sĩ, 95 Thạc sĩ và 348 cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các đơn vị.
- Đến năm 2015, Thanh Hóa làm chủ được một số công nghệ cao trong các lĩnh vực chủ yếu:
+ Trong kỹ thuật - công nghệ: Công nghệ vi sinh, Enzym, Protein sản xuất chế phẩm và phân bón vi sinh, bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm.
- Nâng tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp về năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) đạt mức 30% trong tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh.
2.2.5. Về đầu tư cho KH&CN
- Phấn đấu năm 2015 đầu tư của toàn xã hội cho KH&CN đạt 579,4 tỷ đồng. Trong đó chi ngân sách đạt 250 tỷ đồng (bằng 1% tổng chi ngân sách địa phương, tăng gấp 8 lần so với năm 2010), đầu tư của các doanh nghiệp và vốn hợp pháp khác: 329,4 tỷ đồng.
3.1. Nhiệm vụ phát triển KH&CN
a) Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động của các tổ chức KH&CN
Xây dựng đề án thành lập 2 viện nghiên cứu: Viện Nghiên cứu KH&CN nông nghiệp (dựa trên hệ thống tổ chức các trung tâm nghiên cứu KH&CN nông nghiệp hiện có, hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học của Trung ương) và Viện Nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế (thuộc Trường Đại học Hồng Đức).
Đổi mới tổ chức hệ thống khuyến nông, khuyến công, nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao KH&CN vào sản xuất và đời sống.
Xây dựng Trường Đại học Hồng Đức; Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành các trung tâm lớn về KH&CN của tỉnh.
- Các tổ chức KH&CN
- Cơ quan quản lý Nhà nước về KH&CN
Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo hướng gọn nhẹ. Tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo nguyên tắc cạnh tranh, dân chủ, bình đẳng và công khai.
3.1.2. Xây dựng lực lượng KH&CN có trình độ cao, có khả năng tiếp nhận, làm chủ các tiến bộ khoa học, kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống
- Phân bổ hợp lý cán bộ KH&CN theo cơ cấu của các ngành kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và dịch vụ.
- Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp để thu hút lực lượng cán bộ KH&CN giỏi về làm việc lâu dài tại các trung tâm nghiên cứu, chuyển giao KH&CN của tỉnh.
Đầu tư ngân sách: Kinh phí từ ngân sách nhà nước cho KH&CN với mức tăng trung bình của năm sau cao hơn năm trước từ 15-20%.
3.2. Giải pháp phát triển KH&CN
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về công tác KH&CN, nâng cao nhận thức về KH&CN, hướng dẫn tập huấn về nghiệp vụ công tác chuyên môn cho cán bộ KHCN cấp huyện và cấp cơ sở.
Xác định lại cơ cấu ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Bổ sung cơ chế giám sát tổ chức triển khai và ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN trong quy định quản lý các nhiệm vụ KH&CN; Nâng cao chất lượng các nguồn đề xuất nhiệm vụ KH&CN.
Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 02/NQ-TU ngày 27/6/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
Giao nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai cho một số tổ chức nghiên cứu KH&CN có năng lực hoạt động để nhanh chóng làm chủ một số công nghệ cao trong các lĩnh vực chủ yếu mà Thanh Hóa có lợi thế phát triển.
Xây dựng, hình thành và phát triển thị trường KH&CN.
Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động đầu tư phát triển KH&CN, tăng cường đầu tư từ ngân sách Nhà nước để năm 2015 tổng đầu tư của toàn xã hội cho KH&CN đạt khoảng 579,4 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư từ ngân sách Nhà nước đạt khoảng 250 tỷ đồng, đầu tư của các doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác ước đạt 329,4 tỷ đồng.
3.2.6. Các chương trình KH&CN trọng điểm
Chương trình 1: Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ
Các nhiệm vụ chủ yếu:
b) Hoàn thiện đề án, triển khai các dự án đầu tư xây dựng trụ sở và nâng cấp trang thiết bị cho các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm công lập theo chủ trương đã được phê duyệt.
d) Quy hoạch và xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực thành lập Viện Nghiên cứu khoa học Nông nghiệp Thanh Hóa.
Mục tiêu: Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng KH&CN, tạo bước đột phá mới về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp bền vững.
a) Ứng dụng đồng bộ các KTTB trong sản xuất giống vật nuôi, cây trồng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
c) Ứng dụng các KTTB trong bảo quản, chế biến nông sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc và chế phẩm bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học thân thiện với môi trường.
Mục tiêu: Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của ngành công nghiệp, xây dựng và giao thông.
a) Xây dựng và triển khai dự án “Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015”.
c) Xây dựng và triển khai Chương trình “Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015”.
e) Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, góp phần tăng chỉ số PCI của tỉnh.
Mục tiêu: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử xứ Thanh. Tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
a) Nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo, phát huy các di sản văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, các dân tộc trong tỉnh phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
c) Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học trong ngành Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu: Đưa nhanh tiến bộ khoa học về y dược phục vụ công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chủ động khống chế các bệnh dịch và bệnh truyền nhiễm, các bệnh phát sinh do ảnh hưởng tình trạng biến đổi khí hậu và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.
a) Nghiên cứu dự phòng các bệnh dịch và bệnh truyền nhiễm gây dịch trên diện rộng.
c) Ứng dụng các tiến bộ KH&CN tăng cường chất lượng chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng dân số cả về tầm vóc và trí tuệ.
Chương trình 6: Ứng dụng khoa học và công nghệ khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Các nhiệm vụ chủ yếu:
b) Nghiên cứu các giải pháp KH&CN phòng tránh các sự cố thiên tai (bão lụt, sụt lún, sạt lở đất, nước biển dâng...).
d) Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
e) Ứng dụng công nghệ GIS vào công tác quản lý dữ liệu tài nguyên và môi trường tỉnh.
3.3. Kinh phí thực hiện đề án giai đoạn 2011 - 2015
Phân theo các năm:
- Năm 2012: 421,81 tỷ đồng.
- Năm 2014: 460,82 tỷ đồng.
3.3.2. Nguồn kinh phí
- Nguồn ngân sách trung ương: 206 tỷ đồng (thống kê từ các dự án đang triển khai và kế hoạch Sở KH&CN trình Bộ KH&CN duyệt giai đoạn 2012 - 2015).
- Nguồn hỗ trợ, vốn vay nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác: 919,38 tỷ đồng (theo thống kê từ các ngành).
Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tổ chức thực hiện đề án đạt hiệu quả cao, sơ kết 3 năm thực hiện đề án và tổng kết đánh giá hiệu quả của đề án vào năm 2015, báo cáo UBND tỉnh kịp thời điều chỉnh bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở KH&CN xây dựng cơ chế phối hợp về quản lý các nguồn vốn đầu tư phát triển KH&CN.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở KH&CN thẩm định các nhiệm vụ KH&CN theo quy định.
4. Sở Nội vụ
5. Các sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Lao động, Thương binh và Xã hội
Xây dựng kế hoạch KH&CN hàng năm gắn liền với thực hiện nhiệm vụ KT-XH của ngành.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
7. Các trường đại học, cao đẳng và đào tạo nghề
8. Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp
UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành cấp tỉnh phân công cán bộ lãnh đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao trong đề án này. Khi có vấn đề vướng mắc phát sinh yêu cầu gửi báo cáo qua Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, tham mưu, đề xuất, trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
File gốc của Quyết định 1439/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án: Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2015 đang được cập nhật.
Quyết định 1439/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án: Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2015
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Số hiệu | 1439/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Đức Quyền |
Ngày ban hành | 2012-05-14 |
Ngày hiệu lực | 2012-05-14 |
Lĩnh vực | Sở hữu trí tuệ |
Tình trạng | Còn hiệu lực |