BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 238/QĐ-BVTV | Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2015 |
CÔNG NHẬN “QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP BỆNH THỐI ĐEN QUẢ CA CAO” LÀ TIẾN BỘ KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ MỚI
CỤC TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
Căn cứ Quyết định số 86/2008/QĐ-BNN ngày 11/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành qui chế công nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Viện Bảo vệ thực vật; các tác giả; các đơn vị liên quan hướng dẫn, phổ biến tiến bộ kỹ thuật nêu trên áp dụng trong sản xuất.
- Như Điều 2;3 | CỤC TRƯỞNG |
PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP BỆNH THỐI ĐEN QUẢ CA CAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 238/QĐ-BVTV ngày 05/02/2015 của Cục Trưởng Cục bảo vệ thực vật)
Viện Bảo vệ thực vật (1), Học viện Nông nghiệp Việt Nam (2), Chi cục Trồng trọt - BVTV Bình Phước (3), Chi cục BVTV Đăk Lăk (4)
- Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các tỉnh trồng ca cao thuộc vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và các vùng có điều kiện khí hậu tương tự nhằm giảm bệnh thối đen quả, tăng năng quả và chất lượng hạt để ổn định sản xuất.
- Quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh thối đen quả cao cao
Bệnh chủ yếu gây hại trên quả ca cao, do đó quy trình tập trung phòng trừ tổng hợp bệnh trên quả. Tuy nhiên, để quản lý bệnh hiệu quả và bền vững cần bắt đầu từ giai đoạn vườn ươm.
- Bầu ươm có kích thước 15 x 20 cm hoặc 20 x 30 cm để sử dụng cho cây giống có thời gian lưu trong vườn ươm 4-5 tháng.
Hạt lấy từ quả vừa chín và được loại bỏ lớp cơm nhầy bằng cách chà và đem rửa sạch. Ngâm hạt khoảng 10 phút trong dung dịch thuốc có hoạt chất Metalaxyl 0,3%, sau đó ủ hạt nơi khô và thoáng mát. Sau 1 - 2 ngày hạt bắt đầu nảy mầm thì gieo ngay. Gieo thẳng đứng hạt vào bầu đất theo chiều đầu mầm rễ quay xuống. Hạt được cắm sâu vừa ngang bằng mặt bầu.
a. Bón phân
b. Phòng trừ bệnh
1.5. Giống và tiêu chuẩn cây giống đem trồng
- Cây giống ca cao phải có nguồn gốc xuất xứ, đúng giống, cây khỏe, bộ lá thành thục, xanh tốt và khuyến khích những giống có khả năng chống chịu bệnh thối đen quả như giống TD3, TD8...
a.Thiết kế vườn
- Thiết kế đường đồng mức, trồng theo dạng nanh sấu (đối với vườn đất dốc)
- Ở vùng Tây Nguyên trồng cây keo, cây muồng đen đối với vườn trồng thuần
- Không được sử dụng các cây che bóng là ký chủ của nấm Phytophthora như: cây bơ, sầu riêng, cao su ...
- Ca cao trồng thuần: khoáng cách 3 x 4 m hoặc 3,5 x 4 m. Mật độ từ 700-850 cây/ha.
- Khi cây đã giao tán, tỉa thoáng chồi vượt vùng thân chính và xung quanh điểm phân cành để kích thích phát triển quả và tạo sự thông thoáng trong vườn đảm bảo đủ lượng ánh sáng chiếu vào vườn.
- Đào hố để tiêu hủy tàn dư ở phần giao tán giữa 4 cây trước mùa mưa (tháng 4), thu gom toàn bộ lá rụng trên vườn vào hố, lèn chặt lá, xử lý chế phẩm sinh học PCC (kết hợp biện pháp sinh học) và sau đó lấp đất phủ kín hố.
- Đào rãnh thoát nước trên vườn vào mùa mưa và phá bồn xung quanh gốc để hạn chế tối đa sự ứ đọng nước sau mưa.
Sử dụng các loại phân bón đáp ứng các tiêu chuẩn về dinh dưỡng, vệ sinh và an toàn theo quy định của Nhà nước. Tăng cường sử dụng nguồn phân hữu cơ ủ hoai mục (phân bò, gà,...).
- Bón lót cho mỗi hố trồng từ 10-15 kg phân hữu cơ và 0,3-0,5 kg Super lân trước khi trồng 15 ngày.
- Lượng bón tùy theo tuổi cây như sau:
+ Năm thứ hai 0,5 - 0,6 kg/cây.
- Lượng phân này chia làm 4 đợt bón: vào đầu, giữa, cuối mùa mưa và 1 lần trong mùa khô.
- Sử dụng các loại phân có hàm lượng kali cao như: Phân NPK 10-10-15, NPK 13-13-17, NPK 16-16-26, NPK 13-11-21. Lượng bón từ 1,5 - 2,0 kg/cây/năm.
- Lượng phân trên chia ra bón làm 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.
- Đối với cây ca cao kiến thiết cơ bản: tiến hành đào 3-4 hố (sâu 20-25 cm) xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, bón phân vào hố và lấp đất lại.
- Liều lượng: 3 -5 tấn/ha (áp dụng cho mật độ từ 600 -1000 cây/ha), đảm bảo lượng chế phẩm đạt 5 kg/cây.
- Cách xử lý: Chế phẩm được bón theo theo 2 cách:
+ Bón theo 2 hàng: Cày hoặc cuốc 1 rãnh (20 x 10 cm) dọc theo 2 hàng ca cao, rải đều lượng chế phẩm (5 kg/cây) và lấp bằng 1 lớp đất mỏng để phủ kín chế phẩm.
a. Sử dụng phun một số loại thuốc sau:
- Nồng độ, liều lượng sử dụng: Theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
b. Sử dụng thuốc có hoạt chất Phosphorous acid tiêm vào thân cây
- Thời điểm xử lý: tiêm lần 1 trước mùa mưa (vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 tùy theo tình hình thời tiết từng năm).
Hút lượng thuốc 40-50 ml (tùy theo độ lớn của cây) vào xi lanh và tiêm vào cây, kéo đầu dây chun lên đầu pitông để nén thuốc. Sau 15-30 phút lượng nước thuốc sẽ lưu dẫn hết vào cây. Sau khi rút kim tiêm, dùng vôi nhão bịt kín lỗ tiêm.
- Các giống có quả non màu xanh thì thời điểm thu hoạch có hiệu quả nhất là lúc quả bắt đầu chuyển dần sang màu vàng, giống quả màu đỏ thì thu hoạch khi quả chuyển sang màu đỏ cam.
- Quả được thu hoạch sau khi tách lấy hạt, phần thịt quả còn lại phải thu gom và xử lý bệnh, trách phát tán nguồn bệnh.
File gốc của Quyết định 238/QĐ-BVTV năm 2015 công nhận “Quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh thối đen quả ca cao” là tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới do Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 238/QĐ-BVTV năm 2015 công nhận “Quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh thối đen quả ca cao” là tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới do Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Cục Bảo vệ thực vật |
Số hiệu | 238/QĐ-BVTV |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Xuân Hồng |
Ngày ban hành | 2015-02-05 |
Ngày hiệu lực | 2015-02-05 |
Lĩnh vực | Sở hữu trí tuệ |
Tình trạng | Còn hiệu lực |