BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2015/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015 |
QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề;
Thông tư này quy định về đào tạo thường xuyên, bao gồm: xây dựng, lựa chọn, phê duyệt chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu đào tạo, tổ chức và quản lý đào tạo thường xuyên đối với các chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp; kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; chuyển giao công nghệ và các chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại Điều 1 của Thông tư này.
Điều 3. Mục tiêu của các chương trình đào tạo thường xuyên
Khoản 3 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc kiến thức, kỹ năng thực hành của một nghề hoặc một số công việc của nghề, do học viên lựa chọn nội dung học, thời gian, địa điểm học và giáo viên, người dạy nghề trực tiếp giảng dạy.
3. Đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề nhằm trang bị, truyền lại kiến thức, kỹ năng nghề cho học viên thông qua việc nghệ nhân, thợ giỏi trực tiếp truyền lại các kiến thức, kỹ năng cho học viên trong quá trình cùng làm việc.
5. Bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động nhằm trang bị, tăng thêm kiến thức, năng lực thực hiện nghề, bổ sung kiến thức mới, hoàn chỉnh kỹ năng nghề theo các tiêu chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ, công việc hoặc tham gia đánh giá tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
7. Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng (sau đây gọi chung là chương trình đào tạo dưới 03 tháng) có thời gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300 giờ và thời gian khóa học (từ khi khai giảng đến khi bế giảng) dưới 03 tháng, nhằm trang bị cho học viên năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề hoặc năng lực thực hành theo yêu cầu của vị trí làm việc.
XÂY DỰNG, LỰA CHỌN, PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN
1. Chương trình đào tạo thường xuyên phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề học, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tăng năng suất lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo thường xuyên phải bao gồm các yếu tố:
b) Mục tiêu chương trình đào tạo;
d) Thời gian đào tạo: Bao gồm tổng thời gian thực hiện và thời gian cho các hoạt động (giảng dạy, thực hành, thực tập, kiểm tra);
e) Phương pháp và thang điểm đánh giá.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải công khai các chương trình đào tạo thường xuyên của cơ sở mình tại trụ sở, cơ sở đào tạo, trong thông báo tuyển sinh hoặc trên Website của cơ sở đào tạo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 5. Xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt giáo trình, tài liệu đào tạo thường xuyên
a) Thông tin chung của giáo trình hoặc tài liệu đào tạo (tên giáo trình hoặc tài liệu đào tạo, lời giới thiệu, mục lục,...);
c) Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc bài/chương và kết thúc mô - đun, chương trình đào tạo.
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN
1. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
b) Đối với nghề không có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thì thực hiện theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này.
a) Đang hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, ngành, nghề dự kiến tổ chức mở lớp đào tạo nghề;
Điều 7. Điều kiện tổ chức thực hiện chương trình đào tạo thường xuyên theo đơn đặt hàng của Nhà nước
a) Có đủ các điều kiện tổ chức thực hiện chương trình đào tạo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
2. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức khác và cá nhân chưa có giấy chứng nhận đăng kỹ hoạt động giáo dục nghề nghiệp:
b) Được cơ quan đặt hàng đào tạo kiểm tra các điều kiện tổ chức đào tạo theo quy định và có ý kiến bằng văn bản về: Tên nghề đào tạo, chương trình đào tạo; quy mô, địa điểm tổ chức đào tạo.
2. Hình thức tuyển sinh: xét tuyển và được thực hiện nhiều lần trong năm.
Điều 9. Thời gian và kế hoạch đào tạo
2. Việc bố trí thời gian thực học được thực hiện linh hoạt trong ngày; trong tuần (ngày làm việc hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ) theo yêu cầu của học viên và được cụ thể trong kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học.
4. Kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học được xây dựng linh hoạt, phù hợp với đối tượng học viên, đặc điểm của vùng, miền và phải bảo đảm thực hiện nội dung chương trình đào tạo. Nội dung của kế hoạch đào tạo thực hiện theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Tổ chức lớp học
b) Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp tối đa 18 học viên. Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 học viên. Riêng lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người mù tối đa 8 học viên.
2. Địa điểm đào tạo được thực hiện linh hoạt tại cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, nơi sản xuất, nhưng phải đảm bảo các điều kiện để dạy và học về mặt bằng, địa điểm học kiến thức nghề; địa điểm học thực hành kỹ năng nghề; phương tiện, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ đào tạo theo yêu cầu của mô - đun, môn học trong chương trình đào tạo.
1. Phương pháp đào tạo là dạy tích hợp giữa lý thuyết với thực hành, lấy thực hành là chính; đồng thời phải gắn với thực tế sản xuất, kinh doanh (vừa làm, vừa học); phát huy vai trò chủ động, năng lực tự học và kinh nghiệm của người học; sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin truyền thông để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học.
3. Tổ chức giảng dạy những kiến thức, hướng dẫn thực hành nghề theo nội dung, yêu cầu của mô - đun, môn học mà người học chưa biết, chưa làm được hoặc chưa nắm vững, đầy đủ, chưa làm được thành thạo.
Điều 12. Kiểm tra và cấp chứng chỉ đào tạo
a) Kiểm tra đầu khóa học thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.
2. Nội dung, hình thức và điều kiện kiểm tra khi kết thúc mô-đun, môn học, chương trình đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân mở lớp đào tạo nghề quyết định và được quy định trong chương trình đào tạo.
Học viên có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu, thì phải tự ôn tập nội dung kiến thức và thực hành nghề đã học để dự kiểm tra lại. Số lần kiểm tra lại tối đa là 2 lần. Nếu kiểm tra lại lần thứ hai vẫn không đạt yêu cầu, thì phải học lại (nếu học viên có nhu cầu).
Chứng chỉ đào tạo ghi rõ nội dung, thời gian khóa học và được thực hiện theo mẫu định dạng quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Sổ sách, biểu mẫu quản lý đối với chương trình đào tạo thường xuyên gồm:
2. Danh sách giảng viên, giáo viên, người dạy nghề (theo mẫu định dạng quy định tại phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này);
4. Phiếu học viên (theo mẫu định dạng quy định tại phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này);
2. Các tổ chức khác, cá nhân mở lớp đào tạo nghề gửi báo cáo tổng hợp kết quả đào tạo thường xuyên 6 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 6 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 12 về Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo mẫu định dạng quy định tại phụ lục số 6B ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội gửi báo cáo tổng hợp kết quả đào tạo thường xuyên trên địa bàn 6 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 01 của năm liền kề về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu định dạng quy định tại phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp của các Bộ ngành, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tổ chức lớp đào tạo nghề thực hiện các chương trình đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Thông tư này.
Điều 16. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
2. Kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo việc thực hiện quy định về đào tạo thường xuyên đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc theo quy định.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
2. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo việc thực hiện quy định về đào tạo thường xuyên trên địa bàn theo quy định.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2015.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU ĐỊNH DẠNG CHỨNG CHỈ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Ảnh 4x6
|
CHỨNG CHỈ ĐÀO TẠO (…………..………………..(1)……………………………..) |
Cấp cho: …………………………………………………………………………………………
Nguyên quán: ……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………….
Thời gian học:....(4)... ngày, từ ngày……/……/.... đến ngày……/……/....
Số hiệu chứng chỉ (5)
| ……….ngày ….. tháng ….. năm ….. (…………………(1)……………………) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
(1) Giám đốc/Hiệu trưởng đơn vị tổ chức đào tạo.
(3) Tên nghề đào tạo và các nội dung đào tạo, các kỹ năng người học được trang bị.
(5) Ghi vào Ô số, ký hiệu chứng chỉ do đơn vị tổ chức đào tạo quy định. Ví dụ: 001/QĐ.135.2015.ĐA (số 001 tại Quyết định cấp chứng chỉ số 135 năm 2015 của Doanh nghiệp Đông Á)
MẪU ĐỊNH DẠNG DANH SÁCH GIẢNG VIÊN, GIÁO VIÊN, NGƯỜI DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
(Tên cơ sở đào tạo) | DANH SÁCH GIẢNG VIÊN, GIÁO VIÊN, NGƯỜI DẠY NGHỀ |
TT
Họ tên
Năm sinh
Trình độ chuyên môn, chức danh khoa học
Số năm, tháng đã làm việc, giảng dạy
Giảng dạy MĐ, MH
Đơn vị công tác
…………….., ngày tháng năm 20... |
MẪU ĐỊNH DẠNG KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
(Tên cơ sở đào tạo) | KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO |
1. Nghề đào tạo: ………………………………………………. Lớp/Khóa: …………………
3. Mục tiêu đào tạo:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
5. Thời gian thực học: ………….ngày. 6. Ngày khai giảng: ………………………..
Số TT
MÔ-ĐUN/MÔN HỌC
THỜI GIAN ĐÀO TẠO (GIỜ)
Lý thuyết
Thực hành
Ôn, Kiểm tra
KIỂM TRA KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
8. Quy định kiểm tra kết thúc khóa học
BÀI TẬP KỸ NĂNG TỔNG HỢP | ĐIỀU KIỆN KIỂM TRA | PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ | GHI CHÚ | ||||
……………………………….
……………………
……………………
……………………
MẪU ĐỊNH DẠNG PHIẾU HỌC VIÊN
1. Họ và tên khai sinh (chữ in hoa có dấu): ………………………… Nam, Nữ …………… 3. Nguyên quán: (xã/phường, huyện/thị xã, tỉnh/thành phố) ………………………………… .............................................................................................................................................. 6. Nghề nghiệp, nơi làm việc hiện nay: ………………………………………………………… 7. Trình độ học lực (bậc cao nhất, đã tốt nghiệp: ĐH, CĐ, TC, THPT, THCS) …………… ………………………………………………..; Điện thoại: ………………………………………
II. THÔNG TIN VỀ NGHỀ HỌC (Do cơ sở đào tạo ghi) 2. Thời gian khóa học:........... ngày thực học. Bắt đầu từ ngày ….. tháng ….. năm ….. 3. Địa điểm đào tạo: ………………………………………………………………………… 5. Dự kiến nơi làm việc sau khóa học: ………………………………………………………
| |||||||
…, ngày …. tháng.....năm 20.... |
MẪU ĐỊNH DẠNG SỔ THEO DÕI KẾT QUẢ HỌC TẬP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Mẫu số 9 (Khổ 26x38,5) |
(TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO)
…………………………………….
(Trang bìa)
SỔ THEO DÕI KẾT QUẢ HỌC TẬP
KẾT QUẢ HỌC TẬP
(Trang 1 đến 100)
Số TT | Họ và tên học viên | Phiếu học viên số | Kết quả học tập mô đun, môn học (Điểm hoặc Đạt/Không đạt) | Kết quả khóa học | Số chứng chỉ đào tạo | Ngày nhận chứng chỉ đào tạo | Chữ ký của học viên | ||||||
(Tên mô đun, môn học thứ nhất) | (Tên mô đun, môn học thứ 2) | (Tên mô đun, môn học thứ n) | |||||||||||
MẪU ĐỊNH DẠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO 6 THÁNG/NĂM
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO 6 THÁNG/NĂM Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội/Bộ, ngành
| |||||||||||||
Số TT | Tên chương trình đào tạo | Số người được đào tạo | Tổng số người hoàn thành khóa học | ||||||||||
Tổng số | Nữ | Người sống tại khu vực nông thôn | Người có công với cách mạng và thân nhân của họ | Người thuộc hộ nghèo | Người dân tộc thiểu số | Người khuyết tật | Người bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh | Người thuộc hộ cận nghèo | Khác | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | |
Tổng số |
... |
- Cột 3 và 13: Thống kê số người thực được đào tạo. Không cộng dồn các đối tượng ở các cột 4 đến 12.
MẪU ĐỊNH DẠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO 6 THÁNG/NĂM
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO 6 THÁNG/NĂM Kính gửi: UBND xã/phường ……………………
| |||||||||||
Số TT | Nghề đào tạo | Số người được đào tạo | Tổng số người hoàn thành khóa học | ||||||||||
Tổng số | Nữ | Người sống tại khu vực nông thôn | Người có công với cách mạng và thân nhân của họ | Người thuộc hộ nghèo | Người dân tộc thiểu số | Người khuyết tật | Người bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh | Người thuộc hộ cận nghèo | Khác | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | |
Tổng số |
1 |
- Cột 2: Ghi cụ thể từng nghề đào tạo. - Các cột 5 đến 12: Thống kê số người học theo đối tượng. Nếu một người thuộc 2-3 đối tượng thì thống kê thuộc cả 2-3 đối tượng đó. MẪU ĐỊNH DẠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN CẤP XÃ
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ Kính gửi: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ………………
| |||||||||||
Số TT | Tên tổ chức, cá nhân tổ chức lớp đào tạo | Số nghề đào tạo | Số người được đào tạo | Tổng số người hoàn thành khóa học | |||||||||
Tổng số | Nữ | Người sống tại khu vực nông thôn | Người có công với cách mạng và thân nhân của họ | Người thuộc hộ nghèo | Người dân tộc thiểu số | Người khuyết tật | Người bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh | Người thuộc hộ cận nghèo | Khác | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT.
TM. UBND XÃ/PHƯỜNG …………..
CHỦ TỊCH
(ký tên, đóng dấu)
- Cột 4 và 14: Thống kê số người thực được đào tạo. Không cộng dồn các đối tượng ở các cột 4 đến 12.
MẪU ĐỊNH DẠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
UBND HUYỆN/QUẬN....... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /……. | ………., ngày tháng năm 201 … |
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN/....
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Số TT
Tên xã, phường
Số tổ chức, cá nhân mở lớp đào tạo
Số nghề đào tạo
Số người được đào tạo
Tổng số người hoàn thành khóa học
Tổng số
Nữ
Người sống tại khu vực nông thôn
Người có công với cách mạng và thân nhân của họ
Người thuộc hộ nghèo
Người dân tộc thiểu số
Người khuyết tật
Người bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh
Người thuộc hộ cận nghèo
Khác
1
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Tổng số
1
2
3
Nơi nhận: | TRƯỞNG PHÒNG |
- Cột 4: Thống kê số tổ chức, cá nhân mở lớp đào tạo nghề theo từng xã phường và trên địa bàn huyện, quận.
- Cột 6 và 16: Thống kê số người thực được đào tạo. Không cộng dồn các đối tượng ở các cột 4 đến 12.
MẪU ĐỊNH DẠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /……. | ………., ngày tháng năm 201 … |
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN
Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Số TT
Tên chương trình đào tạo
Số cơ sở tổ đào tạo
Số nghề đào tạo
Số người được đào tạo
Tổng số người hoàn thành khóa học
Tổng số
Nữ
Người sống tại khu vực nông thôn
Người có công với cách mạng và thân nhân của họ
Người thuộc hộ nghèo
Người dân tộc thiểu số
Người khuyết tật
Người bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh
Người thuộc hộ cận nghèo
Khác
1
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC/THỦ TRƯỞNG |
- Cột 4: Thống kê số cơ sở có tổ chức đào tạo thường xuyên theo từng trình độ, chương trình.
- Cột 6 và 16: Thống kê số người thực được đào tạo. Không cộng dồn các đối tượng ở các cột 4 đến 12.
Từ khóa: Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH, Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư 43 2015 TT BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 43/2015/TT-BLĐTBXH
File gốc của Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Số hiệu | 43/2015/TT-BLĐTBXH |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Huỳnh Văn Tí |
Ngày ban hành | 2015-10-20 |
Ngày hiệu lực | 2015-12-05 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng | Còn hiệu lực |