ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1069/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 17 tháng 03 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Kế hoạch số 502/KH-UBND ngày 19/8/2015 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020”;
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 181/LĐTBXH ngày 21 tháng 01 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
- Như Điều 3; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1069/QĐ-UBND ngày 17 tháng 03 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Quy chế này quy định về hoạt động của Ban chỉ đạo Giải quyết việc làm và Xuất khẩu lao động tỉnh Nghệ An (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo).
Điều 2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo
2. Ban chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2, Quyết định số 184/QĐ-UBND ngày 13/01/2016 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo Giải quyết việc làm và Xuất khẩu lao động tỉnh Nghệ An.
1. Trưởng Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về xây dựng chương trình kế hoạch và chỉ đạo thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
3. Quyết định những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
5. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao.
1. Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo là Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Trưởng ban triển khai, điều hành, giải quyết công việc thường xuyên, tổng hợp kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh và thay mặt Trưởng ban trực tiếp điều hành các phiên họp Ban chỉ đạo khi được Trưởng ban ủy quyền.
3. Chủ trì, phối hợp với các cấp, ngành, địa phương, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức đoàn thể và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về thị trường lao động và chính sách giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Tổ chức triển khai thực hiện các chính sách giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động của Trung ương, của tỉnh, của địa phương. Đồng thời, phối hợp với các ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về Giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động.
5. Kiểm tra, đánh giá, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về sự phối hợp giữa các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh.
1. Các thành viên Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm giúp Trưởng ban chỉ đạo quản lý các chính sách, chương trình, dự án và địa bàn phụ trách theo sự phân công tại quy chế này; cụ thể:
Sắp xếp tăng cường biên chế, nâng cao năng lực đối với các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
b) Phó trưởng ban, thành viên Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam và các sở ngành liên quan tham mưu cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhất là các doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm.
Địa bàn phân công phụ trách: huyện Con Cuông
Địa bàn phân công phụ trách: huyện Hưng Nguyên
Địa bàn phân công phụ trách: huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa
Địa bàn phân công phụ trách: huyện Quỳ Hợp, Quế Phong
Nghiên cứu, đề xuất kịp thời những giải pháp, chính sách việc làm và xuất khẩu lao động trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
Đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện của các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã.
g) Thành viên Ban Quản lý khu kinh tế Đông Nam có trách nhiệm chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh; kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Địa bàn phân công phụ trách: thành phố Vinh, huyện Nam Đàn
Triển khai công tác tập huấn, hướng dẫn khuyến nông - lâm - ngư, phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề gắn với chương trình dạy nghề các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới ba tháng để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động cho người lao động.
Địa bàn phân công phụ trách: huyện Quỳ Châu
Địa bàn phân công phụ trách: huyện Diễn Châu, Đô Lương
Địa bàn phân công phụ trách: thị xã Cửa Lò
Hướng dẫn người vay vốn xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện giải ngân và thu hồi nợ; đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hiệu quả sử dụng vốn của người vay.
m) Thành viên Công an tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người lao động trong công tác cấp hộ chiếu theo đúng quy định cho người lao động.
Địa bàn phân công phụ trách: thị xã Hoàng Mai
Tổng hợp, nghiên cứu những nội dung đề xuất liên quan đến các cơ chế, chính sách giải quyết việc làm của cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo; các thành viên Ban chỉ đạo; các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã trình Ban chỉ đạo và UBND tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
m) Thành viên Tỉnh đoàn Nghệ An có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức Đoàn thanh niên các cấp trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thanh niên tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến trong đoàn viên, thanh niên về mục đích, ý nghĩa của việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đặc biệt là xuất khẩu lao động; cần coi đây là một trong những giải pháp cơ bản của công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Địa bàn phân công phụ trách: huyện Anh Sơn, Tân Kỳ
Địa bàn phân công phụ trách: huyện Yên Thành
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ PHỐI HỢP CÔNG TÁC
1. Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ tập thể thông qua các phiên họp thường kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Trưởng ban chỉ đạo hoặc Phó Trưởng ban khi được ủy quyền. Phát huy trí tuệ tập thể của các thành viên; bảo đảm yêu cầu phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thành viên.
- Các phiên họp của Ban chỉ đạo phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian, địa điểm trước 5 ngày làm việc. Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm nghiên cứu văn bản, chuẩn bị ý kiến thảo luận, bố trí thời gian tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban chỉ đạo;
2. Các thành viên Ban chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm; ngoài việc đề xuất cơ chế, chính sách giải quyết việc làm thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành quản lý, có trách nhiệm tham mưu các hoạt động kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đối với các huyện, thành phố, thị xã và chính quyền cơ sở theo sự phân công của Ban chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo về những nhiệm vụ được phân công.
4. Hàng năm, Ban chỉ đạo tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công tác giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Các thành viên Ban chỉ đạo chủ động tổ chức kiểm tra, theo dõi và báo cáo bằng văn bản cho Trưởng Ban chỉ đạo, đồng thời gửi các Phó Trưởng ban để theo dõi và Cơ quan thường trực để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
2. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và Ban chỉ đạo tỉnh theo quy định. Nội dung báo cáo nêu rõ tình hình thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm của ngành, địa phương mình, trong đó nêu rõ: những việc làm được, những tồn tại, hạn chế, nhiệm vụ thời gian tới; các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị những giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Chế độ báo cáo này là một trong những chỉ tiêu đánh giá thi đua cuối năm của ngành và địa phương.
- Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ tập thể thông qua các phiên họp thường kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Trưởng ban chỉ đạo hoặc Phó Trưởng ban khi được ủy quyền. Phát huy trí tuệ tập thể của các thành viên; bảo đảm yêu cầu phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thành viên.
- Các phiên họp của Ban chỉ đạo phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian, địa điểm trước 5 ngày làm việc. Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm nghiên cứu văn bản, chuẩn bị ý kiến thảo luận, bố trí thời gian tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban chỉ đạo;
Điều 9. Chế độ thông tin báo cáo
Điều 10: Kinh phí, điều kiện hoạt động:
2. Các thành viên Ban chỉ đạo được phép sử dụng phương tiện và các chuyên viên giúp việc thuộc cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Khi có thành viên của Ban chỉ đạo thuyên chuyển, thay đổi vị trí công tác, nghỉ theo chế độ...Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) chịu trách nhiệm tham mưu, trình UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung, phân công công tác cho phù hợp.
Ban chỉ đạo Giải quyết việc làm và Xuất khẩu lao động tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện đúng theo Quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, các thành viên Ban chỉ đạo phản ánh về Thường trực Ban chỉ đạo để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
File gốc của Quyết định 1069/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Giải quyết việc làm và Xuất khẩu lao động tỉnh Nghệ An đang được cập nhật.
Quyết định 1069/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Giải quyết việc làm và Xuất khẩu lao động tỉnh Nghệ An
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Số hiệu | 1069/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Lê Xuân Đại |
Ngày ban hành | 2016-03-17 |
Ngày hiệu lực | 2016-03-17 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng | Còn hiệu lực |