BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2017/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2017 |
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;
Điều 3. Chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
Chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động phải ngắn gọn, dễ hiểu, gắn với các mục tiêu cụ thể và chứa đựng thông điệp thúc đẩy hành động, nâng cao nhận thức, sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, hướng vào những vấn đề trọng tâm, nổi cộm trong công tác an toàn, vệ sinh lao động mà cộng đồng doanh nghiệp, xã hội, dư luận quan tâm.
Tập trung vào tổ chức, thực hiện các hoạt động cụ thể để triển khai chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; các quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, các yêu cầu, chỉ đạo, định hướng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động; các mục tiêu cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.
Các hoạt động chính tổ chức trong Tháng hành động gồm:
a) Tổ chức các hoạt động truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động
- Xây dựng các hướng dẫn, tài liệu, sản phẩm truyền thông mẫu; in ấn, phát hành áp phích, băng rôn, khẩu hiệu; tổ chức các hoạt động chiếu phim tuyên truyền, hướng dẫn về kỹ năng, quy trình làm việc an toàn cho người lao động; tổ chức các đoàn xe tuyên truyền lưu động về an toàn, vệ sinh lao động.
Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động của quốc gia được tổ chức tại một địa phương trọng điểm và do Bộ Lao động - Thương binh xã hội phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trọng điểm tổ chức.
Lễ phát động có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, hiệp hội có liên quan; đại diện các doanh nghiệp, người lao động, sinh viên, học sinh trên địa bàn địa phương.
c) Kiểm tra, thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động
d) Phát động các chiến dịch, phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động
Nội dung các chiến dịch, phong trào thi đua cần hướng đến các mục tiêu, giải pháp về cải thiện điều kiện lao động, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thúc đẩy xây dựng văn hóa phòng ngừa, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.
Các bộ, ngành, địa phương căn cứ Luật thi đua khen thưởng và tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị tổ chức khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc về an toàn, vệ sinh lao động trong Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động.
e) Tổ chức một số hoạt động chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao động
g) Tổ chức một số hoạt động khác như: thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ lồng ghép các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức thăm quan các mô hình, cơ sở sản xuất kinh doanh điển hình trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Duy trì các hoạt động thường xuyên về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật và tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
b) Xây dựng, rà soát, bổ sung các nội quy, quy trình làm việc an toàn; tổ chức kiểm tra, tự kiểm tra, rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động đối với từng máy, thiết bị, từng phân xưởng, tổ, đội để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời các sự cố, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
d) Tổ chức khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, quan trắc môi trường lao động.
e) Khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị, cơ sở; tổ chức khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động cho các tập thể, cá nhân làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ có nội dung lồng ghép tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với điều kiện của cơ sở.
Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 5 hằng năm.
a) Hướng dẫn triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trên phạm vi toàn quốc.
c) Xây dựng các thông điệp, khẩu hiệu, tài liệu truyền thông mẫu trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, phát hành tới các địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh, đăng tải mẫu trên website của Cục An toàn lao động tại địa chỉ: http://www.antoanlaodong.gov.vn và cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội tại địa chỉ: http://www.molisa.gov.vn; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng về chủ đề, nội dung các hoạt động của Tháng hành động.
2. Các bộ, ngành, cơ quan liên quan
b) Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động của quốc gia; xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức và hướng dẫn các đơn vị, cơ sở theo phạm vi quản lý triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động; tổng kết, đánh giá kết quả tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
a) Xây dựng, ban hành kế hoạch và hướng dẫn triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động hàng năm của địa phương.
c) Bố trí kinh phí tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động thiết thực, phù hợp với điều kiện của địa phương theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này, trong đó cần tập trung ưu tiên để giải quyết những vấn đề trọng tâm, tồn tại trong công tác an toàn, vệ sinh lao động ở địa phương.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện
b) Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức các hoạt động phù hợp, thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương.
d) Tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động của địa phương.
a) Căn cứ vào các nội dung hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động và dự toán kinh phí chi tiết triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh của đơn vị.
c) Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động với các cơ quan có thẩm quyền quản lý.
1. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo kết quả triển khai Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 7 hàng năm theo mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư này.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn, bổ sung kịp thời.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Đăng Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ LĐTBXH;
- Bộ LĐTBXH: Bộ trưởng, các Thứ trưởng và các đơn vị có liên quan;
- Lưu: VT, Cục ATLĐ (15 bản).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Doãn Mậu Diệp
BÁO CÁO TỔNG KẾT THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1. Công tác chỉ đạo, ban hành kế hoạch triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện.
3. Nội dung các hoạt động đã triển khai trong Tháng hành động
- Ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ sở sản xuất kinh doanh
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2. Khó khăn, tồn tại
4. Bảng tổng hợp số liệu các hoạt động tổ chức Tháng hành động (thống kê theo Mẫu số 1).
BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU KẾT QUẢ TỔ CHỨC THÁNG HÀNH ĐỘNG
(Kèm theo báo cáo kết quả tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động)
STT | Các hoạt động | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 |
lớp |
người |
người |
người |
người |
người |
người |
người |
Người |
2 |
Tin, bài/ cuộc |
3 |
quyển/ tờ |
4 |
phong trào/ chiến dịch |
Tập thể/ cá nhân |
5 |
cuộc thi |
Người |
6 |
cuộc thi |
người |
7 |
Cuộc |
Cơ sở |
Vi phạm |
8 |
|
Nguy cơ |
Nội quy/ quy trình |
9 |
|
Cơ sở |
Số cuộc |
10 |
cuộc |
người |
11 |
cuộc |
12 |
Nạn nhân/gia đình |
13 |
cuộc |
14 |
|
|
|
15 | Trong đó: | vụ |
% tăng, giảm so với cùng kỳ Quý II năm trước |
người |
người |
người |
16 |
|
đồng |
đồng |
17 |
|
Từ khóa: Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 02/2017/TT-BLĐTBXH, Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư số 02/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư 02 2017 TT BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 02/2017/TT-BLĐTBXH File gốc của Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đang được cập nhật. Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hànhTóm tắt
|