ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2017/QĐ-UBND | Tây Ninh, ngày 21 tháng 12 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 68/TTr-KHCN ngày 28 tháng 11 năm 2017)
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2017.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HỖ TRỢ ỨNG DỤNG, CHUYỂN GIAO VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ; PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ, TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 53/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Quy định này quy định cơ chế tài chính hỗ trợ đối với các hoạt động về đầu tư ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; phát triển thị trường công nghệ, tài sản trí tuệ.
1. Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật Việt Nam, có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hoặc có đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ tại tỉnh Tây Ninh.
Điều 3. Điều kiện xét duyệt hỗ trợ
a) Hoạt động đúng với ngành nghề đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;
c) Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận tình hình tài chính không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả, đang trong quá trình giải thể.
a) Dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư (nếu thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận đầu tư);
Điều 4. Ưu tiên xét duyệt hỗ trợ
2. Doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, đầu tư xây dựng, phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; chuyển giao khoa học, công nghệ mới hiện đại phục vụ sản xuất.
4. Doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ có hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản hàng hóa.
6. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
8. Doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ có hoạt động nâng cao và phát triển thị trường khoa học và công nghệ của tỉnh.
Điều 5. Các lĩnh vực đổi mới công nghệ được hỗ trợ
2. Vật liệu mới, vật liệu Composit, vật liệu nhẹ, vật liệu tái chế.
4. Công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành: dệt may, da giày, cao su, bao bì; công nghiệp hỗ trợ phát triển công nghệ cao.
6. Xử lý môi trường.
8. Các lĩnh vực đặc biệt khác.
1. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để tạo sản phẩm mới, sản phẩm công nghệ cao.
3. Nghiên cứu, đổi mới công nghệ do doanh nghiệp tự cải tiến để tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động.
5. Nghiên cứu, ứng dụng các dạng năng lượng không gây ô nhiễm môi trường, năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong sản xuất.
7. Ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y - dược để tạo ra các sản phẩm mới, hiệu quả chữa bệnh cao, các dịch vụ y học công nghệ cao. Nghiên cứu thử nghiệm các chất có hoạt tính sinh học từ động vật, thực vật và vi sinh vật để sản xuất các loại thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
9. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong công nghệ sinh học để xử lý các chất thải gây ô nhiễm, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường, lưu giữ, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học, đất đai, nước, không khí vì mục tiêu phát triển bền vững.
11. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất, giảm thất thoát, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng.
1. Hoạt động tư vấn chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học và công nghệ (trong và ngoài nước), thuê chuyên gia, tư vấn, tìm kiếm thông tin.
3. Hoạt động triển khai nghiên cứu ứng dụng, nguyên vật liệu, năng lượng, công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá nghiệm thu; hoạt động đào tạo, nhân công, các dịch vụ liên quan về kỹ thuật và Sở hữu trí tuệ.
5. Phần mềm, giao diện nhằm tối ưu, tự động hóa thiết bị máy móc, kiểm soát quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm.
1. Hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư cần thiết để thực hiện đề tài, dự án nhưng tối đa không quá 01 tỷ đồng/đề tài, dự án.
a) Phục vụ cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020 theo quy định của Chính phủ;
c) Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, năng lực sản xuất sản phẩm làng nghề của tỉnh;
đ) Xây dựng mô hình, công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả áp dụng, nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
a) Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, năng lực sản xuất nông sản; nhằm nâng cao chất lượng, năng lực sơ chế, chế biến và bảo quản hàng hóa nông sản, đặc biệt trong ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao;
Mục 2. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ
1. Hỗ trợ về hồ sơ, thủ tục thành lập, đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ; chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
3. Hỗ trợ 50% phí và lệ phí về đào tạo, cấp chứng chỉ, chứng nhận về thị trường công nghệ như: tư vấn môi giới, xúc tiến chuyển giao công nghệ; đánh giá, định giá công nghệ; đổi mới sáng tạo, quản trị tài sản trí tuệ; ươm tạo, quản lý ươm tạo công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính.
Mục 3. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ
1. Nội dung hỗ trợ
b) Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ngoài nước;
2. Mức hỗ trợ
b) Hỗ trợ tối đa 15 triệu đồng cho một nhãn hiệu đăng ký tại một quốc gia (đăng ký ngoài nước). Trong trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống cộng đồng (một đơn đăng ký nhiều quốc gia) chỉ hỗ trợ theo số lượng đơn, tối đa 20 triệu đồng/đơn;
Điều 11. Hỗ trợ doanh nghiệp đạt giải thưởng về thương hiệu
Điều 12. Hỗ trợ sản phẩm đặc thù, sản phẩm làng nghề mang địa danh của tỉnh
2. Mức hỗ trợ
b) Hỗ trợ 50% chi phí in ấn tem, logo nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng/năm; hỗ trợ 30% chi phí đóng gói, cước phí vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/năm cho các sản phẩm được tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị, các địa điểm lịch sử, du lịch-văn hóa ngoài tỉnh Tây Ninh;
TRÌNH TỰ THỦ TỤC XÉT DUYỆT HỒ SƠ
1. Thời gian nộp hồ sơ
b) Đợt 2: Trước ngày 15 tháng 8 hàng năm.
a) Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí của doanh nghiệp có đầy đủ chữ ký của người đại diện hợp pháp và con dấu của doanh nghiệp;
c) Tài liệu xác nhận đăng ký và nộp thuế;
đ) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư (Luận chứng kinh tế-kỹ thuật hoặc phương án sản xuất kinh doanh, phương án cải tiến, đổi mới công nghệ);
g) Hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có);
k) Các hồ sơ có liên quan đến chất lượng sản phẩm và liên quan đến các điều kiện ưu tiên (nếu có);
m) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư; Giấy phép xây dựng và các giấy phép khác theo quy định của pháp luật về triển khai dự án đầu tư (đối với dự án đầu tư mới).
1. Thời gian đăng ký hỗ trợ
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm có:
b) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ (nếu có);
Điều 15. Thời gian đăng ký và hồ sơ đề nghị hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ
Từ ngày Quyết định này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
a) Bản đăng ký tham gia;
3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm có:
b) Giấy xác nhận tham gia;
d) Các chứng từ tài chính có liên quan.
1. Đối với hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt trực tiếp.
a) Sở Khoa học và Công nghệ nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ và tiến hành thẩm định hồ sơ;
Điều 17. Thẩm quyền phê duyệt hỗ trợ
Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm cấp kinh phí sau khi tổ chức, cá nhân có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định.
a) Trên cơ sở thẩm định xét duyệt của Hội đồng khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hỗ trợ đối với các dự án được Hội đồng thống nhất chọn hỗ trợ trên 200 triệu đồng;
3. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm ký kết hợp đồng triển khai thực hiện đề tài, dự án với doanh nghiệp sau khi được phê duyệt.
1. Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; phát triển thị trường công nghệ, tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2020 từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 19. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành tỉnh
a) Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hàng năm tổ chức hội thảo chuyên đề, các lớp đào tạo tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về công nghệ, thị trường khoa học và công nghệ, tài sản trí tuệ nhằm trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực cán bộ quản lý; nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ trong quá trình hội nhập;
c) Quyết định thành lập Tổ tư vấn thuộc Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tham mưu thực hiện tốt các quy định về cơ chế chính sách hỗ trợ; tiếp nhận hồ sơ; hướng dẫn, hỗ trợ cụ thể các doanh nghiệp đăng ký tham gia;
đ) Triển khai công tác cấp phát, hướng dẫn thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản có liên quan; Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện đề tài, dự án về tiến độ thực hiện, nội dung đã ký kết theo hợp đồng và tình hình sử dụng, thanh quyết toán kinh phí ngân sách đã cấp cho doanh nghiệp theo quy định;
g) Đối với các doanh nghiệp không đảm bảo huy động đủ các nguồn vốn để thực hiện đề tài, dự án, sử dụng kinh phí hỗ trợ sai mục đích, sai chế độ quy định, thực hiện không đúng tiến độ, Sở Khoa học và Công nghệ dừng cấp phát kinh phí, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch xem xét, quyết định dừng việc thanh toán kinh phí còn lại và thu hồi phần kinh phí đã cấp sử dụng sai mục đích, sai chế độ từ tài khoản của doanh nghiệp. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
2. Sở Tài chính
3. Các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan
b) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp hình thành ý tưởng, thực hiện các đề tài/dự án tham gia chương trình thuộc phạm vi lĩnh vực của mình quản lý.
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai thực hiện Quy định này, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được tham gia hưởng các hỗ trợ và kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian dối, lợi dụng để được hưởng ưu đãi.
a) Tự chủ trong việc tổ chức triển khai thực hiện các đề tài, dự án đã được phê duyệt và phải đảm bảo huy động đầy đủ nguồn lực để thực hiện các điều khoản theo đúng nội dung, khối lượng, thời gian và kinh phí được thẩm định, phê duyệt và ký hợp đồng;
File gốc của Quyết định 53/2017/QĐ-UBND về quy định hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; phát triển thị trường công nghệ, tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2020 đang được cập nhật.
Quyết định 53/2017/QĐ-UBND về quy định hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; phát triển thị trường công nghệ, tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2020
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tây Ninh |
Số hiệu | 53/2017/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Thanh Ngọc |
Ngày ban hành | 2017-12-21 |
Ngày hiệu lực | 2017-12-31 |
Lĩnh vực | Sở hữu trí tuệ |
Tình trạng | Còn hiệu lực |