BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2018/TT-BCA | Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018 |
QUY ĐỊNH VỀ TRANG BỊ VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ QUÂN DỤNG, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
Thông tư này quy định về đối tượng, loại, số lượng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ được trang bị; thẩm quyền trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an; điều chuyển, điều động vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trong Công an nhân dân.
1. Tuân thủ quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, quy định tại Thông tư này và quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trang bị phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác.
TRANG BỊ VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ QUÂN DỤNG, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Điều 3. Đối tượng được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
a) Đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an;
c) Học viện, trường Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân làm công tác đào tạo, huấn luyện;
đ) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
2. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao, bao gồm:
b) Học viện, trường Công an nhân dân;
3. Đối tượng quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều này được trang bị vật liệu nổ quân dụng.
1. Các đối tượng quy định tại Điều 3 Thông tư này căn cứ tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ công tác đề xuất cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định trang bị cụ thể loại, số lượng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, cụ thể:
b) Đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 3 Thông tư này được xem xét trang bị loại vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, hơi cay, dùi cui điện, bình xịt hơi cay, găng tay bắt dao, áo giáp, dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khóa số tám, các loại vũ khí thô sơ;
d) Đối tượng quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 3 Thông tư này được trang bị vật liệu nổ quân dụng.
Điều 5. Thẩm quyền trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công an quyết định trang bị bổ sung vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Công an.
4. Trường hợp Công an cấp tỉnh khi có nhu cầu trang bị bổ sung vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ bằng nguồn kinh phí của địa phương thì Giám đốc Công an cấp tỉnh phải có báo cáo gửi cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công an tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.
1. Điều chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là việc thu lại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ của Công an các đơn vị, địa phương đã được trang bị để bổ sung cho Công an các đơn vị, địa phương khác.
a) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định điều chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ từ Công an đơn vị, địa phương này sang Công an đơn vị, địa phương khác trên phạm vi toàn quốc khi xảy ra tình trạng khẩn cấp hoặc khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp hoặc khi có tình huống đột xuất khác như thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm, lụt, bão hoặc phục vụ yêu cầu công tác, chiến đấu theo đề nghị của cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công an;
c) Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương quyết định điều chuyển vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
4. Công an các đơn vị, địa phương sau khi tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo quyết định điều chuyển phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng, giấy xác nhận đăng ký theo quy định.
1. Điều động vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ là việc chuyển tạm thời vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ của Công an đơn vị, địa phương này sang Công an đơn vị, địa phương khác trong một thời gian nhất định. Khi thực hiện xong nhiệm vụ sẽ chuyển trả về Công an đơn vị, địa phương trước đó đã điều động.
a) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định điều động vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ từ Bộ Công an sang các cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài ngành Công an;
c) Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương quyết định điều động vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Mục 2: TRANG BỊ VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHO ĐỐI TƯỢNG KHÁC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG AN
1. Cơ yếu thuộc Bộ Ngoại giao, Cơ yếu trong cơ quan của Đảng, cơ quan của Nhà nước ở trung ương và địa phương được trang bị: súng ngắn, đạn sử dụng cho loại súng này và các loại vũ khí thô sơ.
3. Cục Kiểm ngư, Chi cục Kiểm ngư Vùng, Chi đội Kiểm ngư, Trạm Kiểm ngư, Đội tàu Kiểm ngư được trang bị: súng ngắn, súng tiểu liên, súng trung liên, súng đại liên, súng máy có cỡ nòng đến 14,5mm, đạn sử dụng cho loại súng này và các loại vũ khí thô sơ.
5. Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, lực lượng điều tra chống buôn lậu, Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được trang bị: súng ngắn, súng tiểu liên, đạn sử dụng cho loại súng này và các loại vũ khí thô sơ.
7. Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động được trang bị các loại vũ khí thô sơ.
Điều 9. Đối tượng, loại công cụ hỗ trợ trang bị
2. Đối tượng được trang bị các loại công cụ hỗ trợ, trừ động vật nghiệp vụ, bao gồm:
b) Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Cục thi hành án dân sự ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục thi hành án dân sự ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;
e) Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường.
a) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao;
c) Đối với lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại vườn thú; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; khu bảo tồn loài, sinh cảnh thì được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng bắn chất gây mê, dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao.
5. Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại.
1. Tham mưu cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Công an các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
3. Tổ chức thực hiện việc thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; cấp giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo thẩm quyền.
5. Tổng hợp, báo cáo về công tác trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo quy định.
1. Lập kế hoạch trang bị, tổ chức tiếp nhận, cấp phát, điều chuyển, điều động vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
3. Cơ quan quản lý về trang bị và kho vận thuộc Bộ Công an có trách nhiệm:
b) Lập biểu định mức, tỷ lệ và cơ cấu trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Công an các đơn vị, địa phương; tính lượng dự trữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ để tại kho của Bộ Công an;
d) Kiểm tra, đánh giá chất lượng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và báo cáo cấp có thẩm quyền để thanh lý, tiêu hủy theo quy định;
Điều 12. Trách nhiệm của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
2. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
4. Chỉ đạo thực hiện việc thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo thẩm quyền.
6. Tổng hợp, báo cáo về công tác trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo quy định.
1. Lập kế hoạch trang bị, tổ chức tiếp nhận, cấp phát, điều chuyển, điều động, thu hồi các loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
3. Phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn, huấn luyện công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho các đối tượng được trang bị thuộc phạm vi quản lý.
5. Tổng hợp, báo cáo về công tác trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo quy định.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
a) Thông tư số 06/2014/TT-BCA ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong Công an nhân dân;
c) Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-BNNPTNT-BCA ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công an quy định về trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách;
2. Công an các đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; | BỘ TRƯỞNG |
File gốc của Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Công An |
Số hiệu | 17/2018/TT-BCA |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Tô Lâm |
Ngày ban hành | 2018-05-15 |
Ngày hiệu lực | 2018-07-01 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |