BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v hướng dẫn thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm | Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2018 |
Kính gửi: Sở Công Thương các tỉnh/thành phố
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, Bộ Công Thương có nhận được ý kiến đề nghị hướng dẫn cụ thể đối với một số nội dung của Sở Công Thương các tỉnh/thành phố. Để thống nhất thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương bổ sung hướng dẫn như sau:
Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp khái niệm “kinh doanh” được hiểu “là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Do đó, sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ là một công đoạn trong hoạt động kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
Khoản 10 Điều 3, Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc diện cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Khoản 1 Điều 22 Luật an toàn thực phẩm.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương đã được bãi bỏ tại Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
Khoản 9, Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, quy định cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý (trừ trường hợp chợ đầu mối, đấu giá nông sản). Theo quy định này, việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu thuộc trường hợp phải cấp theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP) cho đối tượng nêu trên sẽ do đơn vị quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc ngành Công Thương tổ chức, thẩm định, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Khoản 2 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định “văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần khi được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành văn bản đó”.
Trên đây là một số ý kiến hướng dẫn thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, đề nghị Sở Công Thương các tỉnh/thành phố thực hiện theo chức năng quản lý nhà nước của đơn vị./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TTr. Trần Quốc Khánh (để b/c);
- Cục QLTT;
- Vụ TTTN;
- Lưu: VT, KHCN.
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Huy Hoàn
File gốc của Công văn 3109/BCT-KHCN năm 2018 về hướng dẫn thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm do Bộ Công thương ban hành đang được cập nhật.
Công văn 3109/BCT-KHCN năm 2018 về hướng dẫn thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm do Bộ Công thương ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Công thương |
Số hiệu | 3109/BCT-KHCN |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Nguyễn Huy Hoàn |
Ngày ban hành | 2018-04-20 |
Ngày hiệu lực | 2018-04-20 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |