CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 166/2018/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2018 |
Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị định này quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích).
1. Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là việc xác định nội dung và biện pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi các yếu tố gốc của di tích, định hướng tổ chức không gian các hạng mục công trình xây dựng mới, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và tạo lập môi trường cảnh quan thích hợp trong khu vực di tích (sau đây gọi là quy hoạch di tích).
3. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích có quy mô nhỏ được lập theo quy định của Luật xây dựng và quy định của Nghị định này (sau đây gọi là báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích).
5. Tiêu chuẩn bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện chỉ tiêu, chỉ số kỹ thuật, chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Tiêu chuẩn bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.
2. Phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch phát triển các ngành trong phạm vi khu vực quy hoạch đã được phê duyệt; bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hài hòa về cảnh quan và kiến trúc khu vực.
4. Quy hoạch di tích phải được lập, phê duyệt với thời kỳ quy hoạch là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm.
6. Tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt.
Điều 4. Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và đánh giá quy hoạch di tích
Điều 9 Luật Quy hoạch.
QUY HOẠCH BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH
1. Quy hoạch di tích được lập cho một di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt hoặc cụm di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh tạo thành một quần thể phân bố trong cùng một khu vực địa lý, có mối quan hệ mật thiết về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ.
Điều 6. Trình tự trong hoạt động quy hoạch di tích
2. Thu thập bản đồ đo đạc địa hình khu vực, bản đồ quy hoạch xây dựng và quy hoạch chuyên ngành khác đã được phê duyệt còn hiệu lực liên quan tới khu vực lập quy hoạch di tích.
4. Lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan để hoàn thiện nhiệm vụ lập quy hoạch di tích.
6. Tổ chức khai quật khảo cổ để thu thập tài liệu liên quan đến nội dung quy hoạch di tích (nếu cần thiết).
8. Lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch di tích.
10. Thẩm định, trình phê duyệt, phê duyệt quy hoạch di tích.
12. Cắm mốc giới theo quy hoạch di tích được phê duyệt.
1. Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát di tích; nghiên cứu, đánh giá yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên liên quan đến nội dung quy hoạch.
3. Đề xuất phạm vi nghiên cứu quy hoạch, phạm vi quy hoạch.
5. Xác định kế hoạch thực hiện quy hoạch.
Hồ sơ nhiệm vụ lập quy hoạch di tích gồm:
2. Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch di tích.
a) Bản đồ vị trí di tích, tỷ lệ 1:5.000;
c) Bản đồ xác định các khu vực bảo vệ di tích;
4. Ý kiến tổ chức, cá nhân có liên quan; cộng đồng dân cư nơi có di tích.
Điều 9. Nội dung quy hoạch di tích
a) Văn bản pháp luật có liên quan đến quy hoạch;
c) Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích đã được phê duyệt;
đ) Ý kiến tổ chức, cá nhân có liên quan; cộng đồng dân cư nơi có di tích.
a) Kết quả khảo sát, nghiên cứu về đặc điểm, giá trị di tích; tình trạng kỹ thuật, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
c) Xác định đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích, mối liên hệ di tích được quy hoạch với các di tích khác trong khu vực nghiên cứu.
4. Xác định ranh giới khu vực bảo vệ di tích, kiến nghị về việc điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp khu vực bảo vệ di tích; xác định khu vực cảnh quan thiên nhiên, khu vực hạn chế xây dựng, khu vực xây dựng mới; đề xuất việc xếp hạng bổ sung công trình, địa điểm mới phát hiện.
6. Định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững.
8. Dự báo tác động môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong khu vực quy hoạch di tích.
10. Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch di tích.
Hồ sơ quy hoạch di tích gồm:
2. Báo cáo thuyết minh tổng hợp.
a) Bản đồ vị trí di tích và mối liên hệ với di tích khác trong khu vực nghiên cứu quy hoạch, tỷ lệ 1:5.000 - 1:15.000;
c) Bản đồ xác định khu vực bảo vệ và cắm mốc giới di tích; khu vực cần giải tỏa vi phạm di tích, tỷ lệ 1:2.000;
đ) Bản đồ định hướng tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan, xây dựng công trình mới và hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ 1:2.000.
Điều 11. Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có di tích và Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích;
2. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích:
b) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích; thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích quốc gia theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích;
d) Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích quốc gia thuộc thẩm quyền quản lý sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến thỏa thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có di tích; phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích cấp tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý sau khi có ý kiến thỏa thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có di tích;
Điều 12. Thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích
a) Đối với nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 10 Nghị định này, đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thẩm định.
Trường hợp chưa nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ;
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thỏa thuận.
2. Thủ tục phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích:
b) Đối với nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích là di tích cấp tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Trường hợp chưa nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ;
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích có trách nhiệm phê duyệt.
Điều 13. Điều chỉnh quy hoạch di tích
a) Có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh mà ảnh hưởng tới di tích;
c) Có phát hiện mới về di tích trong khu vực quy hoạch.
Điều 14. Quản lý quy hoạch di tích
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch di tích.
Điều 44 Luật Quy hoạch.
DỰ ÁN TU BỔ DI TÍCH, BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT TU BỔ DI TÍCH
1. Thuyết minh dự án tu bổ di tích bao gồm các nội dung sau:
b) Giới thiệu khái quát về di tích và giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích;
d) Mục tiêu dự án tu bổ di tích;
e) Phương án quy hoạch mặt bằng tổng thể di tích và các phương án: Giải tỏa vi phạm di tích (nếu có); bảo quản, tu bổ, phục hồi từng hạng mục của di tích; tôn tạo cảnh quan; bảo vệ di tích và các hiện vật trong quá trình thi công; duy trì hoạt động tại di tích trong quá trình thi công; phòng, chống mối mọt, cháy nổ; xây dựng công trình mới và hạ tầng kỹ thuật;
h) Chỉ tiêu đối với thiết kế kiến trúc công trình xây dựng mới;
- Liệt kê chất thải và đánh giá tác động của chất thải phát sinh từ việc thực hiện dự án;
Trường hợp dự án sử dụng đất di tích mà không thuộc dự án tu bổ di tích thì phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
l) Dự toán kinh phí và nguồn vốn thực hiện dự án tu bổ di tích;
2. Bộ ảnh màu kích thước 10 x 15 cm, chụp vào thời điểm khảo sát, thể hiện tổng thể và từng hạng mục di tích, kết cấu tiêu biểu, hiện vật, tình trạng kỹ thuật của công trình.
a) Bản vẽ, ảnh tư liệu liên quan đến quá trình hình thành, tồn tại, biến đổi và những lần tu bổ trước đây của di tích;
- Bản vẽ xác định vị trí di tích trên bản đồ hành chính cấp tỉnh, tỷ lệ 1:50.000;
- Bản vẽ hiện trạng mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt từng hạng mục công trình, bản vẽ hiện trạng từng bộ phận của công trình cần bảo quản, tu bổ, phục hồi, tỷ lệ 1:50;
- Bản vẽ quy hoạch mặt bằng tổng thể di tích, tỷ lệ 1:500;
d) Bản vẽ thiết kế công trình xây dựng mới theo quy định của pháp luật về xây dựng;
4. Trường hợp chỉ thực hiện nội dung bảo quản di tích thì dự án bảo quản di tích gồm nội dung sau:
- Căn cứ lập dự án bảo quản di tích;
- Kết quả khảo sát về tình trạng kỹ thuật của di tích hoặc hiện vật thuộc di tích cần bảo quản;
- Quan điểm, nguyên tắc bảo quản di tích;
- Giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu sử dụng để bảo quản di tích;
- Dự toán kinh phí và nguồn vốn thực hiện;
b) Bộ ảnh màu kích thước 10 x 15 cm, chụp vào thời điểm khảo sát, thể hiện tình trạng kỹ thuật công trình và hiện vật cần bảo quản;
- Bản vẽ, ảnh tư liệu liên quan đến những lần bảo quản trước đây;
- Bản vẽ thiết kế từng bộ phận của công trình và hiện vật được bảo quản, tỷ lệ 1:50.
Điều 16. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích
a) Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích chỉ dừng ở mức độ gia cố, sửa chữa nhỏ những hạng mục, cấu kiện đơn giản, ít ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích mà không phải lựa chọn các phương án khác nhau;
2. Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích:
- Căn cứ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích;
- Báo cáo khảo sát sơ bộ về các vấn đề kiến trúc, nghệ thuật, kỹ thuật, vật liệu xây dựng di tích; đánh giá tình trạng kỹ thuật;
- Phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi, sửa chữa nhỏ từng hạng mục, cấu kiện đơn giản của di tích và các phương án: bảo vệ di tích và hiện vật trong quá trình thi công; phòng, chống mối mọt, cháy nổ; xây dựng công trình mới, hạ tầng kỹ thuật;
b) Bộ ảnh màu kích thước 10 x 15 cm, chụp vào thời điểm khảo sát, thể hiện vị trí và chi tiết các hạng mục được lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Bản vẽ hiện trạng di tích bao gồm: bản vẽ hiện trạng mặt bằng tổng thể di tích, tỷ lệ 1:500; bản vẽ hiện trạng mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt từng hạng mục công trình, cấu kiện thuộc di tích, tỷ lệ 1:50;
- Bản vẽ thiết kế cải tạo công trình cũ hoặc xây dựng công trình mới theo quy định của pháp luật về xây dựng;
Điều 17. Thẩm quyền lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích
2. Chủ đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm lựa chọn tổ chức có đủ điều kiện hành nghề lập dự án tu bổ di tích, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Thẩm quyền thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích:
b) Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích đối với di tích cấp tỉnh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích đối với di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia sau khi có văn bản thẩm định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích đối với di tích cấp tỉnh sau khi có văn bản thẩm định của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao.
1. Tờ trình đề nghị thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc văn bản đề nghị phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Nghị định này (đối với trường hợp trình phê duyệt).
1. Khảo sát, thu thập tài liệu về yếu tố kinh tế - xã hội, môi trường tự nhiên và những vấn đề liên quan đến di tích.
3. Lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích.
5. Thẩm định, trình phê duyệt, phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích.
a) Thuyết minh nội dung cơ bản của dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật và tổng dự toán kinh phí thực hiện, trừ nội dung có liên quan đến quốc phòng, an ninh, bí mật nhà nước;
c) Thời gian thực hiện dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích;
Điều 21. Thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích
a) Đối với dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 18 Nghị định này đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thẩm định.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ;
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm thẩm định và tổng hợp kết quả thẩm định bằng văn bản đồng ý hoặc văn bản góp ý điều chỉnh, bổ sung.
c) Trường hợp di tích có nguy cơ bị hủy hoại hoặc cần tu bổ, tôn tạo đột xuất phục vụ nhiệm vụ chính trị đặc biệt thì thời hạn thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích là 07 ngày làm việc.
a) Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 19 Nghị định này đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích hoặc người được ủy quyền để phê duyệt.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích hoặc người được ủy quyền có văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ;
Điều 22. Thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định nội dung, thẩm quyền thẩm định thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
1. Dự án tu bổ di tích và báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
b) Quy hoạch di tích có liên quan được điều chỉnh;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
1. Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích, quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện cho đến hết thời hạn quy định.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
(Kèm theo Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Mẫu số 02 |
Mẫu số 03 |
Mẫu số 04 |
Về việc thẩm định/phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích Kính gửi: (Cơ quan chủ trì thẩm định/cơ quan phê duyệt) Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009; Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.................................................................................. I. NỘI DUNG NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH DI TÍCH 2. Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch di tích và phạm vi lập quy hoạch di tích: b) Phạm vi lập quy hoạch di tích:........................................................................................... - Phía Bắc giáp...................................................................................................................... - Phía Đông giáp.................................................................................................................... 3. Các nội dung chính của Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích: b) Xác định đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích. d) Định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và xây dựng công trình mới. 4. Thành phần hồ sơ: a) Báo cáo thuyết minh Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích. c) Bản sao ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan; cộng đồng nơi có di tích. 5. Kinh phí thực hiện quy hoạch di tích:............................................................................... a) Thời gian lập quy hoạch di tích:....................................................................................... - Cơ quan phê duyệt:............................................................................................................ - Cơ quan quản lý lập quy hoạch di tích:............................................................................... II. NỘI DUNG TIẾP THU CÁC Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN a) Ý kiến góp ý của............................................................................................................... c) Ý kiến góp ý của............................................................................................................... (Tên tổ chức) trình (cơ quan thẩm định/cơ quan phê duyệt) xem xét, thẩm định/phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích……………………/.
| ||||
Nơi nhận: | ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC |
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………….. | ………, ngày …… tháng …… năm …… |
Về việc thẩm định/phê duyệt quy hoạch di tích
Kính gửi: (Cơ quan chủ trì thẩm định/cơ quan phê duyệt)
Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.............................................................................
I. THÔNG TIN CHUNG QUY HOẠCH DI TÍCH
2. Tên cơ quan tổ chức lập quy hoạch di tích:.................................................................
4. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch di tích:............................................................................
1. Mục tiêu quy hoạch di tích:
a) Phạm vi lập quy hoạch di tích, bao gồm:.....................................................................
- Phía Bắc giáp..............................................................................................................
- Phía Đông giáp............................................................................................................
3. Nội dung quy hoạch di tích:
- Tình trạng kỹ thuật, quản lý, bảo vệ di tích và môi trường tự nhiên, môi trường xã hội tác động đến di tích:
- Mối liên hệ với các di tích khác trong khu vực nghiên cứu:.............................................
- Điều chỉnh, mở rộng hoặc thu hẹp khu vực bảo vệ di tích:..............................................
- Danh mục công trình cần bảo quản, tu bổ, phục hồi:......................................................
c) Định hướng quy hoạch không gian bảo tồn, phát huy giá trị di tích:
- Định hướng tổ chức không gian, tôn tạo kiến trúc cảnh quan di tích:..............................
d) Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:
- San nền:......................................................................................................................
- Thoát nước và vệ sinh môi trường:...............................................................................
- Thông tin liên lạc:.........................................................................................................
- Các nhóm dự án thành phần:
+ Nhóm dự án số 2:.......................................................................................................
Thời gian thực hiện Quy hoạch: Từ năm đến năm , cụ thể:
+ Giai đoạn 2:................................................................................................................
+ Vốn từ ngân sách trung ương:.....................................................................................
+ Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác:....................................................................
- Giải pháp:
+ Giải pháp đầu tư:........................................................................................................
+ Cơ chế thực hiện:........................................................................................................
- Tổ chức quản lý di tích có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ:......................................
III. NỘI DUNG TIẾP THU CÁC Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN
2. Ý kiến của Hội đồng thẩm định quy hoạch di tích (trong trường hợp phê duyệt quy hoạch di tích):
Nơi nhận: | ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC |
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………………… | ………, ngày …… tháng …… năm …… |
Thẩm định dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích
Kính gửi: (Cơ quan thẩm định)
Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan...............................................................................
I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN TU BỔ DI TÍCH/BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT TU BỔ DI TÍCH
2. Địa điểm:.....................................................................................................................
4. Nhà thầu lập dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích:...
- Hiện trạng di tích.
- Quan điểm, nguyên tắc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
- Phương án phát huy giá trị di tích.
7. Nguồn vốn thực hiện:...................................................................................................
9. Các thông tin khác (nếu có):..........................................................................................
1. Văn bản pháp lý:
- Quy hoạch di tích được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
2. Ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích.
4. Hồ sơ năng lực của các nhà thầu lập dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích.
Nơi nhận: | ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC |
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………….. | …………, ngày …… tháng …… năm …… |
Phê duyệt dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích
Kính gửi: (Cơ quan phê duyệt)
Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.................................................................................
I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN TU BỔ DI TÍCH/BÁO CÁO KINH TẾ - KỸ THUẬT TU BỔ DI TÍCH
2. Địa điểm:.......................................................................................................................
4. Nhà thầu lập dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích:........................
- Hiện trạng di tích.
- Quan điểm, nguyên tắc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
- Đề xuất các hạng mục bảo quản, tu bổ, phục hồi và xây dựng mới.
6. Dự toán kinh phí thực hiện:.............................................................................................
8. Thời gian thực hiện:........................................................................................................
1. Văn bản pháp lý:
- Quyết định xếp hạng di tích; bản đồ khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích.
- Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).
3. Dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích.
(Tên tổ chức) trình (Cơ quan phê duyệt) phê duyệt dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích (Tên dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích) với các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:....
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
File gốc của Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đang được cập nhật.
Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 166/2018/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành | 2018-12-25 |
Ngày hiệu lực | 2019-02-15 |
Lĩnh vực | Văn hóa |
Tình trạng | Còn hiệu lực |