QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2007/QH12 | Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2007 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân.
Luật này quy định về đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, giảm thuế và căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội;
c) Tiền thù lao dưới các hình thức;
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức;
đ) Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền;
e) Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
a) Tiền lãi cho vay;
b) Lợi tức cổ phần;
c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;
b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước;
d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản.
6. Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
a) Trúng thưởng xổ số;
b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;
c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino;
d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;
b) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.
Điều 4. Thu nhập được miễn thuế
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
8. Thu nhập từ kiều hối.
9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
10. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.
11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;
b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
13. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.
14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
Điều 6. Quy đổi thu nhập chịu thuế ra Đồng Việt Nam
1.Thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh thu nhập.
2.Thu nhập chịu thuế nhận được không bằng tiền phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo giá thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh thu nhập.
1. Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định như sau:
a) Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;
b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;
2. Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.
Điều 8. Quản lý thuế và hoàn thuế
2. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
b) Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;
c) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 9. Áp dụng điều ước quốc tế
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về thuế thu nhập cá nhân khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ VÀ THU NHẬP TÍNH THUẾ
Điều 10. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
1. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.
a) Tiền lương, tiền công, các khoản thù lao và các chi phí khác trả cho người lao động;
b) Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ mua ngoài;
c) Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh doanh;
d) Chi trả lãi tiền vay;
đ) Chi phí quản lý;
e) Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp theo quy định của pháp luật được tính vào chi phí;
g) Các khoản chi phí khác liên quan đến việc tạo ra thu nhập.
4. Việc xác định doanh thu, chi phí dựa trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ và chứng từ, sổ kế toán theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp nhiều người cùng tham gia kinh doanh trong một đăng ký kinh doanh thì thu nhập chịu thuế của mỗi người được xác định theo một trong các nguyên tắc sau đây:
a) Tính theo tỷ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh;
b) Tính theo thoả thuận giữa các cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh;
c) Tính bằng số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp đăng ký kinh doanh không xác định tỷ lệ vốn góp hoặc không có thoả thuận về phân chia thu nhập giữa các cá nhân.
Điều 11. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.
Điều 12. Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn
1. Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là tổng số các khoản thu nhập từ đầu tư vốn quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.
Điều 13. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn
1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
3. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.
Điều 14. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản
1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản theo từng lần chuyển nhượng trừ giá mua bất động sản và các chi phí liên quan, cụ thể như sau:
a) Giá chuyển nhượng bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng;
b) Giá mua bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm mua;
c) Các chi phí liên quan được trừ căn cứ vào chứng từ, hoá đơn theo quy định của pháp luật, bao gồm các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất; chi phí cải tạo đất, cải tạo nhà, chi phí san lấp mặt bằng; chi phí đầu tư xây dựng nhà ở, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc trên đất; các chi phí khác liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản.
3. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá chuyển nhượng bất động sản trong trường hợp không xác định được giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ghi trên hợp đồng thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định có hiệu lực tại thời điểm chuyển nhượng.
4. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng
1. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.
Điều 16. Thu nhập chịu thuế từ bản quyền
1. Thu nhập chịu thuế từ bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ bản quyền là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.
Điều 17. Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại
1. Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng hợp đồng nhượng quyền thương mại.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.
Điều 18. Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng
1. Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần phát sinh.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế được quy định như sau:
a) Đối với thu nhập từ thừa kế là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thừa kế;
b) Đối với thu nhập từ quà tặng là thời điểm tổ chức, cá nhân tặng cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.
2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh.
Điều 20. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo
1. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:
a) Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;
b) Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
2. Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận.
Điều 22. Biểu thuế luỹ tiến từng phần
1. Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.
2. Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
1. Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật này.
2. Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:
Thu nhập tính thuế | Thuế suất (%) |
a) Thu nhập từ đầu tư vốn | 5 |
b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại | 5 |
c) Thu nhập từ trúng thưởng | 10 |
d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng | 10 |
đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này | 20 0,1 |
e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này | 25
2 |
1. Trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế, quyết toán thuế được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế;
b) Cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với mọi khoản thu nhập theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về thu nhập và người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế thuộc đơn vị mình quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định mức khấu trừ thuế phù hợp với từng loại thu nhập quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ
Điều 25. Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh
1. Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định bằng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này nhân với thuế suất quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Doanh thu là toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả chi phí do bên mua hàng hoá, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú mà không được hoàn trả.
Trường hợp thoả thuận hợp đồng không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì doanh thu tính thuế phải quy đổi là toàn bộ số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được dưới bất kỳ hình thức nào từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành các hoạt động kinh doanh.
3. Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:
a) 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá;
b) 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ;
c) 2 % đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.
Điều 26. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
1. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công quy định tại khoản 2 Điều này nhân với thuế suất 20%.
2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
Điều 27. Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn
Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
Điều 28. Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân với thuế suất 0,1%, không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.
Điều 29. Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân với thuế suất 2%.
Điều 30. Thuế đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại
1. Thuế đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân không cư trú được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
2. Thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại của cá nhân không cư trú được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
Điều 31. Thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng
1. Thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế quy định tại khoản 2 Điều này nhân với thuế suất 10%.
2. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng của cá nhân không cư trú là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt Nam; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập mà cá nhân không cư trú nhận được tại Việt Nam.
Điều 32. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế
1. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập quy định tại Điều 25 của Luật này là thời điểm cá nhân không cư trú nhận được thu nhập hoặc thời điểm xuất hoá đơn bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập quy định tại các điều 26, 27, 30 và 31 của Luật này là thời điểm tổ chức, cá nhân ở Việt Nam trả thu nhập cho cá nhân không cư trú hoặc thời điểm cá nhân không cư trú nhận được thu nhập từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
3. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Luật này là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.
1. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo từng lần phát sinh đối với các khoản thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế.
2. Đối tượng nộp thuế là cá nhân không cư trú có trách nhiệm kê khai, nộp thuế theo từng lần phát sinh thu nhập đối với thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
2. Bãi bỏ các văn bản, quy định sau đây:
a) Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao số 35/2001/PL-UBTVQH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11;
b) Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất ban hành ngày 22 tháng 6 năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/1999/QH10;
c) Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cá nhân sản xuất, kinh doanh không bao gồm doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11;
d) Các quy định khác về thuế đối với thu nhập của cá nhân trái với quy định của Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
Hướng dẫn
Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân:
1. Khoản 2 và khoản 5 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công. phụ cấp quốc phòng, an ninh. phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm. phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật. trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động. trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.”
Hướng dẫn
Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân:
1. Khoản 2 và khoản 5 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
"5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở.
c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước.
d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức."
Hướng dẫn
Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
Điều 1.Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân:
...
2. Khoản 10 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả. tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng. ”
Hướng dẫn
Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân:
...
3. Điểm c khoản 1 Điều 7 được sửa đổi như sau:
“c. Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.”
Hướng dẫn
Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân:
...
4. Khoản 1 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm).
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.”
Điều 1. Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Hướng dẫn
Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân:
...
5. Khoản 1 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
Chính phủ quy định mức tối đa được trừ đối với khoản đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện quy định tại khoản này.”
Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
....
Điều 6. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công
1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công quy định tại Điều 7 và Điều 11 Nghị định này trừ (-) các khoản dưới đây:
a. Các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật, gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
b. Các khoản giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều 12 Nghị định này.
c. Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học quy định tại Điều 13 Nghị định này.
2. Thu nhập tính thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, vừa có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh cộng (+) thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công trừ (-) các khoản quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân,
...
Điều 6. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công
1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công quy định tại Điều 7 và Điều 11 Nghị định này trừ (-) các khoản dưới đây:
a) Các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, Quỹ hưu trí tự nguyện.
Mức đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập tính thuế quy định tại Khoản này tối đa không quá một triệu đồng/tháng (12 triệu đồng/năm) theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Trường hợp cá nhân cư trú tại Việt Nam nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân đóng các loại bảo hiểm này như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập tính thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công.
b) Các khoản giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều 12 Nghị định này.
c) Các khoản đóng góp vào Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ khuyến học quy định tại Điều 13 Nghị định này.
2. Thu nhập tính thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, vừa có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh cộng (+) thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công trừ (-) các khoản quy định tại Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 7. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:
1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
a) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này.
b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này.
2. Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
(bảng kèm theo)
3. Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
Ví dụ 4: Bà C có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 40 triệu đồng và nộp các khoản bảo hiểm là: 7% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế trên tiền lương. Bà C nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng Bà C không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Bà C được tính như sau:
- Thu nhập chịu thuế của Bà C là 40 triệu đồng.
- Bà C được giảm trừ các khoản sau:
+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu đồng
+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con):
3,6 triệu đồng × 2 = 7,2 triệu đồng
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
40 triệu đồng × (7% + 1,5%) = 3,4 triệu đồng
Tổng cộng các khoản được giảm trừ:
9 triệu đồng + 7,2 triệu đồng + 3,4 triệu đồng = 19,6 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế của Bà C là:
40 triệu đồng - 19,6 triệu đồng = 20,4 triệu đồng
- Số thuế phải nộp:
Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng
+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:
(20,4 triệu đồng - 18 triệu đồng) × 20% = 0,48 triệu đồng
- Tổng số thuế Bà C phải tạm nộp trong tháng là:
0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 0,48 triệu đồng = 2,43 triệu đồng
Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:
Thu nhập tính thuế trong tháng 20,4 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 4. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:
20,4 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 2,43 triệu đồng
4. Quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế
Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này không bao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế theo Phụ lục số 02/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể như sau:
a) Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập thực nhận cộng (+) các khoản lợi ích do người sử dụng lao động trả thay cho người lao động (nếu có) trừ (-) các khoản giảm trừ. Trường hợp trong các khoản trả thay có tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi bằng số thực trả nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế tại đơn vị (chưa bao gồm tiền thuê nhà).
Công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi:
(kèm công thức)
Trong đó:
- Thu nhập thực nhận là tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao động nhận được hàng tháng.
- Các khoản trả thay là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động theo hướng dẫn tại điểm đ, khoản 2, Điều 2 Thông tư này.
- Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh. giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện. giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư này.
Ví dụ 5: Năm 2014, theo hợp đồng lao động ký giữa Ông D và Công ty X thì Ông D được trả lương hàng tháng là 31,5 triệu đồng, ngoài tiền lương Ông D được công ty X trả thay phí hội viên câu lạc bộ thể thao 1 triệu đồng/tháng. Ông D phải đóng bảo hiểm bắt buộc là 1,5 triệu đồng/tháng. Công ty X chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định thay cho ông D. Trong năm Ông D chỉ tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân, không có người phụ thuộc và không phát sinh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp hàng tháng của Ông D như sau:
- Thu nhập làm căn cứ quy đổi là:
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng – (9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 22 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế (xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN) là:
(22 triệu đồng – 1,65 triệu đồng)/0,8 = 25,4375 triệu đồng
- Thuế thu nhập cá nhân Ông D phải nộp (áp dụng cách tính thuế rút gọn theo Phụ lục số 01/PL-TNCN) là:
25,4375 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 3,4375 triệu đồng
Ví dụ 6: Giả sử ông D tại ví dụ 5 nêu trên còn được công ty X trả thay tiền thuê nhà là 6 triệu đồng/tháng. Thuế thu nhập cá nhân phải nộp hàng tháng của Ông D như sau:
Bước 1: Xác định tiền thuê nhà trả thay được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi
- Thu nhập làm căn cứ quy đổi (không gồm tiền thuê nhà):
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng – (9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 22 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế (xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN) là:
(22 triệu đồng – 1,65 triệu đồng)/0,8 = 25,4375 triệu đồng
- Thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):
25,4375 triệu đồng + 9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng = 35,9375 triệu đồng/tháng
- 15% Tổng thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):
35,9375 triệu đồng × 15% = 5,390 triệu đồng/tháng
Vậy tiền thuê nhà được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi là 5,390 triệu đồng/tháng
Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế
- Thu nhập làm căn cứ để quy đổi thành thu nhập tính thuế:
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng + 5,390 triệu đồng – (9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 27,39 triệu đồng/tháng
- Thu nhập tính thuế (quy đổi theo Phụ lục số 02/PL-TNCN):
(27,39 triệu đồng - 3,25 triệu đồng)/0,75 = 32,187 triệu đồng/tháng
- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp:
32,187 triệu đồng × 25% - 3,25 triệu đồng = 4,797 triệu đồng/tháng
- Thu nhập chịu thuế hàng tháng của ông D là:
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng + 5,390 triệu đồng + 4,797 triệu đồng = 42,687 triệu đồng/tháng
Hoặc xác định theo cách:
32,187 triệu đồng + 9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng = 42,687 triệu đồng/tháng.
b) Trường hợp cá nhân thuộc diện quyết toán thuế theo quy định thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế của từng tháng được xác định trên cơ sở thu nhập tính thuế đã quy đổi. Trường hợp cá nhân có thu nhập không bao gồm thuế từ nhiều tổ chức trả thu nhập thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế từng tháng tại các tổ chức trả thu nhập trong năm.
Ví dụ 7: Giả sử Ông D tại ví dụ 6 nêu trên, ngoài thu nhập tại công ty X, từ tháng 01/2014 đến tháng 5/2014 ông còn có hợp đồng nhận thu nhập tại công ty Y là 12 triệu đồng/tháng. Công ty Y cũng trả thay thuế thu nhập cá nhân cho Ông D.
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân của ông D năm 2014 như sau:
- Tại công ty X, thu nhập chịu thuế năm của ông D là:
42,687 triệu đồng x 12 tháng = 512,244 triệu đồng
- Tại công ty Y:
+ Thu nhập tính thuế hàng tháng (quy đổi theo Phụ lục số 02/PL-TNCN):
(12 triệu đồng – 0,75 triệu đồng)/0,85 = 13,235 triệu đồng
+ Thu nhập chịu thuế năm tại công ty Y:
13,235 triệu đồng x 5 tháng = 66,175 triệu đồng
- Tổng thu nhập chịu thuế của ông D năm 2014:
512,244 triệu đồng + 66, 175 triệu đồng = 578,419 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế tháng:
(578,419 triệu đồng : 12 tháng) - (9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 37,702 triệu đồng
- Thuế Thu nhập cá nhân phải nộp trong năm:
(37,702 triệu đồng × 25% - 3,25 triệu đồng) × 12 tháng = 74,105 triệu đồng.
5. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ hoạt động đại lý xổ số, từ đại lý bảo hiểm, từ bán hàng đa cấp là thu nhập tính thuế và tỷ lệ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể như sau:
a) Thu nhập tính thuế là thu nhập chịu thuế từ hoạt động đại lý xổ số, từ hoạt động đại lý bảo hiểm, từ bán hàng đa cấp bao gồm: hoa hồng của đại lý, các khoản thưởng dưới mọi hình thức, các khoản hỗ trợ và các khoản khác mà cá nhân nhận được từ công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế là thời điểm công ty Xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập cho cá nhân.
c) Tỷ lệ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:
c.1) Công ty Xổ số kiến thiết thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên thu nhập tính thuế hàng tháng của cá nhân như sau:
(bảng kèm theo)
6. Căn cứ tính thuế đối với tiền tích lũy mua bảo hiểm không bắt buộc, tiền tích lũy đóng quỹ hưu trí tự nguyện là khoản tiền phí tích lũy mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền tích lũy đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện, do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động và tỷ lệ khấu trừ 10%.
Trước khi trả tiền bảo hiểm, tiền lương hưu cho cá nhân, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích luỹ, tiền tích lũy đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
Doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện có trách nhiệm theo dõi riêng phần phí bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền tích lũy đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012.
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
...
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 3 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế như sau:
...
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh
1. Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ phần trăm (%) trên doanh thu tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thực hiện khai và tính thuế theo thuế suất áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Trường hợp cá nhân kinh doanh không khai hoặc khai không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Doanh thu tính thuế từ kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế, trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
a) Doanh thu tính thuế đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hóa trả tiền một lần không bao gồm tiền lãi trả chậm.
b) Doanh thu tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu tặng.
c) Doanh thu tính thuế đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu từ hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
d) Doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
đ) Doanh thu tính thuế đối với các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Xác định doanh thu tính thuế từ kinh doanh:
a) Doanh thu tính thuế đối với cá nhân kinh doanh là mức doanh thu khoán được ổn định trong 01 năm. Trường hợp qua số liệu điều tra xác minh, kiểm tra, thanh tra có căn cứ xác định doanh thu tính thuế thay đổi từ 50% trở lên so với mức doanh thu khoán, cơ quan thuế xác định lại mức doanh thu khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế để áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế.
b) Doanh thu tính thuế đối với cá nhân kinh doanh được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế trên cơ sở số liệu điều tra, khảo sát, kết quả kiểm tra, thanh tra về cá nhân kinh doanh và các khoản mục chi phí thực tế để tạo ra doanh thu của cá nhân kinh doanh.
Bộ Tài chính xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro đối với cá nhân kinh doanh phù hợp với thực tiễn, đảm bảo yêu cầu quản lý.
4. Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:
a) Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%.
b) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%.
Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp: 5%.
c) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%.
d) Hoạt động kinh doanh khác: 1%.
5. Cá nhân kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp chưa thành lập doanh nghiệp, cơ quan thuế ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.”
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH 12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và văn bản hướng dẫn thi hành
...
Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính, như sau:
...
Điều 4. Bổ sung điểm 3.3 vào khoản 3, mục I, phần B như sau:
“3.3. Giảm trừ đối với khoản bảo hiểm bắt buộc:
3.3.1. Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Bộ Luật Lao động, Luật bảo hiểm xã hội được trừ các khoản bảo hiểm này vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế. Tiền đóng bảo hiểm của năm nào được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó.
3.3.2. Cá nhân người nước ngoài là đối tượng cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam là cá nhân cư trú nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia cá nhân cư trú mang quốc tịch tương tự quy định của pháp luật Việt Nam như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác (nếu có) thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công khi tính thuế thu nhập cá nhân.
a). Căn cứ xác định các khoản bảo hiểm được trừ: Cá nhân thuộc đối tượng nêu tại điểm 3.3.2 nêu trên phải có các chứng từ chứng minh đã nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của nước ngoài.
Chứng từ chứng minh bao gồm: chứng từ thu tiền của cơ quan bảo hiểm hoặc xác nhận của cơ quan chi trả thu nhập về số tiền bảo hiểm đã khấu trừ, đã nộp (trường hợp cơ quan chi trả nộp thay).
b) Cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam có tham gia đóng các khoản bảo hiểm nêu trên ở nước ngoài sẽ được tạm giảm trừ ngay vào thu nhập để khấu trừ thuế trong năm (nếu có chứng từ) và quyết toán theo số chính thức khi hết năm. trường hợp không có chứng từ để tạm giảm trừ trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi quyết toán thuế”.
Hướng dẫn
Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân:
...
6. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 24. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú
1. Trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế, quyết toán thuế được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế.
b) Cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về thu nhập và người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế thuộc đơn vị mình quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định mức khấu trừ thuế phù hợp với từng loại thu nhập quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và việc quyết toán thuế quy định tại khoản 1 Điều này."
Căn cứ Luật thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
...
Điều 30. Khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế và cá nhân có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm thực hiện khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế như sau:
1. Khai thuế, nộp thuế theo tháng áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập có thực hiện khấu trừ thuế đối với các khoản thu nhập quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định này mà tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ hàng tháng theo từng loại tờ khai từ 50 triệu đồng trở lên, trừ trường hợp là đối tượng khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo quý.
2. Khai thuế, nộp thuế theo quý áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có thực hiện khấu trừ thuế đối với các khoản thu nhập quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định này nhưng không thuộc diện khai thuế, nộp thuế theo tháng quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh.
c) Thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả từ nước ngoài hoặc do các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng chưa thực hiện khấu trừ thuế.
3. Khai, nộp thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân cư trú.
c) Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng.
d) Thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ.
đ) Thu nhập phát sinh tại nước ngoài của cá nhân cư trú, trừ thu nhập từ tiền lương, tiền công.
e) Thu nhập phát sinh tại Việt Nam nhưng nhận thu nhập tại nước ngoài của cá nhân không cư trú, trừ thu nhập từ tiền lương, tiền công.
4. Khai thuế, nộp thuế theo năm: Áp dụng đối với cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
5. Khai quyết toán thuế
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập. cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. cá nhân cư trú chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo mức thuế suất 20% trên thu nhập có trách nhiệm khai quyết toán thuế năm, trừ các trường hợp sau:
a) Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp hàng quý mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.
b) Cá nhân, hộ kinh doanh chỉ có một nguồn thu nhập từ kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
c) Cá nhân, hộ gia đình chỉ có thu nhập từ việc cho thuê nhà, quyền sử dụng đất đã thực hiện nộp thuế theo kê khai tại nơi có nhà, quyền sử dụng đất cho thuê.
d) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh thường xuyên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị chi trả khấu trừ thuế tại nguồn nếu không có nhu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
đ) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công còn có thêm thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm không quá 20 triệu đồng đã nộp thuế tại nơi có nhà cho thuê, có quyền sử dụng đất cho thuê nếu không có nhu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
6. Cá nhân ủy quyền cho đơn vị chi trả thu nhập quyết toán thuế thay trong trường hợp cá nhân chỉ có một nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại một đơn vị hoặc ngoài nguồn tiền lương, tiền công phát sinh tại đơn vị, cá nhân còn có thêm thu nhập khác quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 5 Điều này.
7. Hồ sơ khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế đối với các trường hợp nêu tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Điều 31. Trách nhiệm khấu trừ, khai thuế, công bố thông tin của tổ chức trả thu nhập, tổ chức nơi cá nhân chuyển nhượng vốn, tổ chức lưu ký, phát hành chứng khoán, tổ chức Việt Nam ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế khi trả thu nhập cho cho cá nhân như sau:
a) Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân có ký hợp đồng lao động: Hàng tháng tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập khấu trừ thuế của từng cá nhân căn cứ vào thu nhập tính thuế tháng và biểu thuế Lũy tiến từng phần. tạm tính giảm trừ gia cảnh theo bản khai của người nộp thuế để tính số thuế phải nộp trong tháng, thực hiện khấu trừ thuế và không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai tạm tính giảm trừ gia cảnh này. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khai thuế, nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 30 Nghị định này và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b) Đối với các khoản tiền công, tiền chi khác cho cá nhân không ký hợp đồng lao động: Tổ chức, cá nhân chỉ trả thu nhập có trách nhiệm tạm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên số thu nhập trả cho cá nhân. Cá nhân có thu nhập tạm khấu trừ thuế quy định tại Khoản này không phải khai thuế theo tháng.
Bộ Tài chính quy định cụ thể mức thu nhập làm cơ sở khấu trừ thuế, tạm khấu trừ theo tỷ lệ quy định tại Điểm này.
2. Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân lưu ký chứng khoán, tổ chức phát hành chứng khoán có trách nhiệm khấu trừ thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán theo mức 0,1% trên giá bán chứng khoán từng lần, kể cả đối với trường hợp nộp thuế theo mức thuế suất 20% trên thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định này.
3. Doanh nghiệp nơi cá nhân có phần vốn góp được chuyển nhượng có trách nhiệm yêu cầu cá nhân cung cấp chứng từ đã hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với phần vốn đã chuyển nhượng trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn chịu trách nhiệm nộp thuế thay cho các cá nhân này.
4. Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi tắt là bên Việt Nam) có ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài mà nhà thầu đó có ký hợp đồng lao động với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì bên Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho nhà thầu nước ngoài về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài và về trách nhiệm cung cấp các thông tin về người lao động nước ngoài, gồm: Danh sách, quốc tịch, số hộ chiếu, thời gian làm việc, công việc đảm nhận, thu nhập cho bên Việt Nam để bên Việt Nam cung cấp cho cơ quan thuế chậm nhất trước 7 ngày kể từ ngày cá nhân nước ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007
...
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 24. Đăng ký thuế
...
Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
...
Điều 26. Khai thuế, quyết toán thuế
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
...
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 3 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế như sau:
...
15. Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 30 như sau:
“5. Khai quyết toán thuế
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập. cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế năm, trừ các trường hợp sau:
a) Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp hàng quý mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.
b) Cá nhân có thêm thu nhập vãng lai ở nơi khác ngoài thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh thường xuyên tại một đơn vị mà phần thu nhập vãng lai này bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị chi trả khấu trừ thuế tại nguồn nếu không có nhu cầu thì không quyết toán thuế.
c) Phần thu nhập của cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.”
16. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 như sau:
“Điều 31. Trách nhiệm khấu trừ, khai thuế, công bố thông tin của tổ chức trả thu nhập, tổ chức nơi cá nhân chuyển nhượng vốn, tổ chức lưu ký, phát hành chứng khoán, tổ chức Việt Nam ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế khi trả thu nhập cho cá nhân như sau:
a) Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên: Hàng tháng tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập khấu trừ thuế của từng cá nhân căn cứ vào thu nhập tính thuế tháng và biểu thuế Lũy tiến từng phần. tạm tính giảm trừ gia cảnh theo bản khai của người nộp thuế để tính số thuế phải nộp trong tháng, thực hiện khấu trừ thuế và không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai tạm tính giảm trừ gia cảnh này. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khai thuế, nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 30 Nghị định này và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b) Đối với các khoản tiền công, tiền chi khác cho cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng: Tổ chức, cá nhân chỉ trả thu nhập có trách nhiệm tạm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên số thu nhập trả cho cá nhân. Cá nhân có thu nhập tạm khấu trừ thuế quy định tại Khoản này không phải khai thuế theo tháng.
Bộ Tài chính quy định cụ thể mức thu nhập làm cơ sở khấu trừ thuế tạm khấu trừ theo tỷ lệ quy định tại Điểm này.
c) Doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người sử dụng lao động trước khi trả tiền bảo hiểm hoặc thu nhập cho cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này trong trường hợp người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm cho cá nhân.
d) Công ty xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập cho cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp với số tiền hoa hồng trên 100 triệu đồng/năm có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân.
đ) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuê nhà, thuê tài sản của cá nhân mà cá nhân cho thuê có tổng doanh thu từ kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm trở lên, nếu trong hợp đồng thuê có thỏa thuận bên đi thuê là người nộp thuế thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm khấu trừ thuế 5% trên số tiền thuê trước khi trả tiền cho cá nhân và nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
2. Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân lưu ký chứng khoán, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm khấu trừ thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán theo mức 0,1% trên giá bán chứng khoán từng lần.
3. Doanh nghiệp nơi cá nhân có phần vốn được chuyển nhượng có trách nhiệm yêu cầu cá nhân cung cấp chứng từ đã hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với phần vốn đã chuyển nhượng trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn chịu trách nhiệm nộp thuế thay cho các cá nhân này.
4. Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi tắt là bên Việt Nam) có ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài mà nhà thầu đó có ký hợp đồng lao động với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì bên Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho nhà thầu nước ngoài về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài và về trách nhiệm cung cấp các thông tin về người lao động nước ngoài, gồm: Danh sách, quốc tịch, số hộ chiếu, thời gian làm việc, công việc đảm nhận, thu nhập cho bên Việt Nam để bên Việt Nam cung cấp cho cơ quan thuế chậm nhất trước 7 ngày kể từ ngày cá nhân nước ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam.”
Hướng dẫn
Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
Điều 2
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13.
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 như sau:
“1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.”.
Hướng dẫn
Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
Điều 2
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13.
...
2. Sửa đổi điểm c khoản 6 Điều 3 như sau:
“c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược.”.
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN.
...
Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN đối với người trúng thưởng trong các trò chơi có thưởng như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc xác định thu nhập tính thuế, đăng ký thuế, khấu trừ thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng trong các hình thức trò chơi tại Điểm vui chơi giải trí có thưởng gồm: hình thức chơi giữa cá nhân với máy chơi có nhân viên phục vụ, hình thức chơi giữa các cá nhân với nhau có nhân viên phục vụ thu tiền hồ, hình thức một hoặc nhiều cá nhân chơi với máy chơi tự động không có nhân viên phục vụ, hình thức trúng thưởng từ giải thưởng tích lũy (jackpot), các giải thưởng định kỳ cho khách may mắn và các hình thức chơi khác tại Điểm vui chơi giải trí có thưởng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này được áp dụng đối với:
- Người trúng thưởng trong các hình thức trò chơi tại Điểm vui chơi giải trí có thưởng do các tổ chức kinh doanh được phép kinh doanh theo quy định của Pháp luật.
- Tổ chức kinh doanh được phép kinh doanh Điểm vui chơi giải trí có thưởng theo quy định của Pháp luật.
Điều 3. Các khái niệm sử dụng trong Thông tư
- “Người trúng thưởng” là cá nhân tham gia trò chơi có thưởng và trúng thưởng theo điều kiện giải thưởng của trò chơi.
- “Trò chơi có thưởng” là các trò chơi theo quy định tại điểm 1 Điều 2 Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng ban hành kèm theo Quyết định số 91/2005/QĐ-BTC ngày 8/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- “Đồng tiền quy ước” là các đồng chíp, đồng chíp trung gian và đồng xèng theo quy định tại điểm 2 Điều 2 Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng ban hành kèm theo Quyết định số 91/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- “Điểm vui chơi giải trí có thưởng” là địa điểm theo quy định tại điểm 5 Điều 2 Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng ban hành kèm theo Quyết định số 91/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- “Một cuộc chơi” được xác định như sau:
+ Đối với hình thức chơi bằng đồng tiền quy ước, cuộc chơi được bắt đầu khi người chơi vào Điểm vui chơi giải trí có thưởng và kết thúc khi người chơi đó ra khỏi Điểm vui chơi giải trí có thưởng.
+ Đối với hình thức chơi với máy chơi tự động bằng tiền mặt thì cuộc chơi được bắt đầu khi người chơi nạp tiền vào máy chơi (Key in/Cash in) và kết thúc khi người chơi rút tiền khỏi máy chơi (Cash out).
+ Đối với trúng thưởng từ giải thưởng tích lũy (jackpot), các giải thưởng định kỳ cho khách chơi may mắn và các hình thức tương tự khác mỗi lần trúng thưởng được coi là một cuộc chơi riêng biệt.
- “Đơn vị chi trả” là tổ chức kinh doanh Điểm vui chơi giải trí có thưởng theo quy định của Pháp luật.
Điều 4. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất
1. Thu nhập tính thuế
a) Thu nhập tính thuế là phần giá trị vượt trên 10 triệu đồng của thu nhập từ trúng thưởng trong một cuộc chơi.
b) Thu nhập từ trúng thưởng trong một cuộc chơi là chênh lệch giữa số tiền mặt người chơi nhận lại trừ đi số tiền mặt đã chi ra trong một cuộc chơi.
Công thức tính thu nhập từ trúng thưởng như sau:
(kèm công thức)
c) Trường hợp thu nhập từ trúng thưởng là ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước công bố có hiệu lực tại thời điểm phát sinh thu nhập.
d) Cách xác định số tiền mặt nhận lại và số tiền mặt đã chi ra trong một cuộc chơi như sau:
- Đối với hình thức chơi bằng đồng tiền quy ước:
+ Số tiền mặt người chơi nhận lại trong một cuộc chơi là tổng giá trị các lần người chơi đổi đồng chíp/xèng lấy tiền mặt trong suốt một cuộc chơi.
+ Số tiền mặt đã chi ra trong một cuộc chơi là tổng giá trị các lần người chơi đổi tiền mặt lấy đồng chíp/xèng trong suốt một cuộc chơi.
Số tiền mặt nhận lại và số tiền mặt đã chi ra trong một cuộc chơi được xác định căn cứ vào Hóa đơn đổi tiền cho khách hàng (mẫu 03 Ban hành kèm theo Quyết định số 91/2005/QĐ-BTC ngày 8/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) và các hóa đơn, chứng từ theo quy định của Pháp luật kế toán hiện hành.
Ví dụ 1: Ông A từ lúc vào cho đến lúc ra khỏi Điểm vui chơi giải trí có thưởng đã thực hiện 3 lần đổi tiền mặt lấy đồng chíp, tổng giá trị của cả 3 lần là 500 USD và thực hiện 2 lần đổi đồng chíp lấy tiền mặt, tổng giá trị cả 2 lần đổi là 700 USD. Căn cứ các lần đổi tiền thì thu nhập từ trúng thưởng và thu nhập tính thuế của Ông A được xác định như sau:
. Thu nhập từ trúng thưởng = 700 USD – 500 USD = 200 USD.
. Thu nhập tính thuế = 200 USD x tỷ giá USD/VND – 10 triệu đồng.
- Đối với hình thức chơi với máy chơi tự động bằng tiền mặt:
+ Số tiền mặt người chơi nhận lại trong một cuộc chơi là tổng giá trị số tiền rút khỏi máy chơi (Cash out) khi kết thúc một cuộc chơi trừ đi phần giải thưởng tích lũy (nếu có).
+ Số tiền mặt đã chi ra trong một cuộc chơi là tổng giá trị các lần nạp tiền mặt vào máy chơi (Key in/Cash in) trong suốt một cuộc chơi.
Riêng đối với hình thức trúng thưởng từ giải thưởng tích lũy (jackpot), các giải thưởng định kỳ cho khách may mắn và các hình thức tương tự khác thì thu nhập từ trúng thưởng là toàn bộ giá trị giải thưởng chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào khác.
Ví dụ 2: Ông B chơi trực tiếp với máy chơi tự động dùng tiền mặt. Trong một cuộc chơi Ông B đã thực hiện 2 lần nạp tiền (Key in), tổng giá trị các lần nạp tiền (Key in) là 300 USD. Khi kết thúc cuộc chơi Ông B rút toàn bộ số tiền còn lại khỏi máy chơi (Cash out), tổng số tiền mặt còn lại (Cash out) là 1.500 USD. Trong cuộc chơi đó ông B còn trúng thêm phần thưởng từ giải thưởng tích lũy (jackpot) là 1.000 USD (Giá trị giải thưởng jackpot đã được cộng dồn trong số tiền Cash out). Căn cứ số tiền nạp vào và số tiền rút ra thì thu nhập từ trúng thưởng và thu nhập tính thuế của Ông B bao gồm 02 khoản như sau:
(1) Thu nhập trúng thưởng từ giải thưởng tích lũy (jackpot) của Ông B là toàn bộ giá trị giải thưởng tích lũy (jackpot):
- Thu nhập từ trúng thưởng = 1.000 USD
- Thu nhập tính thuế = 1.000 USD x tỷ giá USD/VND - 10 triệu đồng.
(2) Thu nhập trúng thưởng từ cuộc chơi với máy chơi tự động của Ông B là:
- Thu nhập từ trúng thưởng = 1.500 USD – 1.000 USD – 300 USD = 200 USD
- Thu nhập tính thuế = 200 USD x tỷ giá USD/VND - 10 triệu đồng.
2. Thuế suất
Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng trong các trò chơi tại Điểm vui chơi giải trí có thưởng là 10%.
Điều 5. Đăng ký thuế, khấu trừ thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế
1. Đăng ký thuế
Người trúng thưởng trong các trò chơi tại Điểm vui chơi giải trí có thưởng không phải đăng ký thuế.
2. Khấu trừ thuế
Việc khấu trừ thuế TNCN sẽ do đơn vị chi trả thực hiện đồng thời với việc chi trả thu nhập cho người trúng thưởng. Số thuế khấu trừ được xác định theo công thức sau:
Số thuế TNCN khấu trừ = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
Trường hợp người nộp thuế có yêu cầu thì đơn vị chi trả cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người nộp thuế theo quy định.
3. Khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế
Đơn vị chi trả thực hiện khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế theo quy định tại điểm 2.1, mục II, phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức kinh doanh Điểm vui chơi có thưởng thực hiện theo nội dung Thông tư này, kiểm tra và xử lý các vi phạm của tổ chức kinh doanh và người nộp thuế.
2. Tổ chức kinh doanh Điểm vui chơi giải trí có thưởng hoạt động theo quy định tại Quyết định số 32/2003/QĐ-TTg ngày 27/2/2003 của Thủ tướng Chính phủ phải có trách nhiệm:
a) Thực hiện đầy đủ các quy định của Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng ban hành kèm theo Quyết định số 91/2005/QĐ-BTC ngày 8/12/2005 và Quyết định số 84/2007/QĐ-BTC ngày 17/10/2007 của Bộ Tài chính.
b) Niêm yết công khai quy định về khấu trừ thuế và người chơi phải đổi toàn bộ đồng chíp/xèng còn lại lấy tiền mặt trước khi ra khỏi Điểm vui chơi giải trí có thưởng để làm căn cứ xác định thu nhập tính thuế TNCN.
3. Việc xác định thu nhập tính thuế đối với người trúng thưởng trong các trò chơi tại Điểm vui chơi giải trí có thưởng trước ngày thông tư này có hiệu lực thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính nêu trên.
4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ nội dung hướng dẫn liên quan đến xác định thu nhập tính thuế đối với người trúng thưởng trong Điểm vui chơi giải trí có thưởng hướng dẫn tại điểm 6.1, khoản 6, mục II, phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính.
Trong quá trình thực hiện phát sinh vướng mắc đề nghị có ý kiến về Bộ Tài chính để được giải quyết kịp thời./.
Hướng dẫn
Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
Điều 2
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13.
...
4. Sửa đổi Điều 10 như sau:
“Điều 10. Thuế đối với cá nhân kinh doanh
1. Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
2. Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Thuế suất:
a) Phân phối, cung cấp hàng hoá: 0,5%.
b) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2% .
Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%.
c) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%.
d) Hoạt động kinh doanh khác: 1%.”
Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
....
Điều 7. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu tính thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 8 Nghị định này trừ (-) các khoản chi phí hợp lý quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần B – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
I. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH, THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG.
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất.
Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản sau:
- Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản giảm trừ gia cảnh.
- Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
Thu nhập chịu thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, vừa có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh cộng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.
1. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
Cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản (trừ bất động sản là tài sản cố định sử dụng vào mục đích kinh doanh), thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế, quà tặng thì các khoản thu nhập này không tính vào thu nhập từ kinh doanh mà áp dụng nộp thuế thu nhập cá nhân theo từng khoản thu nhập riêng theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
1.1. Đối với cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ nộp thuế theo phương pháp khoán, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được xác định theo công thức:
(kèm công thức)
1.3.1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
a) Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
- Đối với hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng.
- Đối với dịch vụ là thời điểm dịch vụ hoàn thành hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.
Trường hợp, thời điểm lập hoá đơn xẩy ra trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá (hoặc dịch vụ hoàn thành) thì thời điểm xác định doanh thu được tính theo thời điểm lập hoá đơn hoặc ngược lại.
b) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp được xác định như sau:
- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hoá trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ bán theo phương thức trả chậm là tiền bán hàng hoá, dịch vụ trả một lần, không bao gồm tiền lãi trả chậm.
Trường hợp việc thanh toán theo hợp đồng mua bán theo phương thức trả góp, trả chậm kéo dài nhiều kỳ tính thuế thì doanh thu là số tiền phải thu của người mua trong kỳ tính thuế không bao gồm lãi trả góp, trả chậm theo thời hạn quy định trong hợp đồng.
Việc xác định chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế đối với hàng hoá bán trả góp, trả chậm thực hiện theo nguyên tắc chi phí phải phù hợp với doanh thu.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cá nhân kinh doanh làm ra dùng để trao đổi. biếu, tặng. trang bị, thưởng cho người lao động, doanh thu được xác định theo giá bán hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi. biếu, tặng. trang bị, thưởng cho người lao động.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cá nhân kinh doanh làm ra tự dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của cá nhân thì doanh thu là chi phí sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đó.
- Đối với hoạt động gia công hàng hoá là tổng số tiền thu về từ hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá.
- Đối với nhận đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của cá nhân kinh doanh giao đại lý, ký gửi hưởng hoa hồng thì doanh thu là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi hàng hoá.
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản, doanh thu là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê.
Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Trường hợp bên thuê trả tiền trước nhiều năm và chịu toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước nhưng phải tính ngay số thuế nộp tương ứng từng năm và nộp cho cả thời gian thu tiền trước.
- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình nghiệm thu bàn giao. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
- Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ số tiền thu được từ việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa.
1.3.2. Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế
Các khoản chi phí hợp lý được trừ là các khoản chi phí thực tế phát sinh, có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và có hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi phí hợp lý được xác định như sau:
a) Chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp, các khoản thù lao và các chi phí khác trả cho người lao động theo hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể theo quy định của Bộ luật Lao động.
Chi phí tiền lương, tiền công không bao gồm khoản tiền lương, tiền công của cá nhân là chủ hộ kinh doanh hoặc các thành viên đứng tên trong đăng ký kinh doanh của nhóm kinh doanh.
Tiền trang phục trả cho người lao động không vượt quá 1.000.000 đồng/năm.
b) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ liên quan đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý, giá thực tế xuất kho do hộ gia đình, cá nhân kinh doanh tự xác định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Mọi trường hợp tổn thất vật tư, tài sản, tiền vốn, hàng hoá đều không được tính giá trị tổn thất đó vào chi phí hợp lý trừ trường hợp tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.
Đối với vật tư hàng hoá vừa dùng cho tiêu dùng cá nhân, vừa dùng cho kinh doanh thì chỉ được tính vào chi phí phần sử dụng vào kinh doanh.
c) Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:
- Tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi phí hợp lý phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh doanh.
+ Tài sản cố định phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cá nhân kinh doanh.
+ Tài sản cố định phải được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của cá nhân kinh doanh theo chế độ quản lý và hạch toán kế toán hiện hành.
- Mức trích khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý theo quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
- Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng cho sản xuất, kinh doanh thì không được trích khấu hao.
Đối với tài sản cố định vừa sử dụng cho mục đích kinh doanh, vừa sử dụng cho mục đích khác thì chi phí khấu hao được trừ căn cứ vào mức độ sử dụng tài sản cho kinh doanh và mức sử dụng chung.
d) Chi phí trả lãi các khoản tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế.
Mức lãi suất tiền vay được tính theo lãi suất thực tế căn cứ vào hợp đồng vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Trường hợp vay của các đối tượng không phải là ngân hàng, tổ chức tín dụng thì chi phí trả lãi tiền vay được căn cứ vào hợp đồng vay nhưng mức tối đa không quá 1,5 lần mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
Chi phí trả lãi tiền vay nêu trên không bao gồm trả lãi tiền vay để góp vốn thành lập cơ sở của cá nhân kinh doanh.
đ) Chi phí quản lý
- Chi phí trả tiền điện, tiền nước. tiền điện thoại. tiền mua văn phòng phẩm. tiền thuê kiểm toán. tiền thuê dịch vụ pháp lý. tiền thuê thiết kế, tiền mua bảo hiểm tài sản. các dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ mua ngoài khác.
- Các khoản chi phí để có các tài sản không thuộc tài sản cố định như chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh.
- Tiền thuê tài sản cố định hoạt động theo hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê tài sản cố định một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo số năm sử dụng tài sản cố định.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có chứng từ, hoá đơn theo chế độ quy định.
- Chi về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ bao gồm: chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, bảo hành sản phẩm, hàng hoá.
e) Các khoản thuế, phí và lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Thuế môn bài, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà, đất, tiền thuê đất.
- Thuế giá trị gia tăng mà pháp luật quy định được tính vào chi phí.
- Các khoản phí, lệ phí mà cơ sở kinh doanh thực nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
g) Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác (không bao gồm tiền đi lại và tiền ở) tối đa là hai lần mức qui định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
h) Các khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế có chứng từ, hoá đơn theo chế độ quy định.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân,
...
Điều 7. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu tính thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 8 Nghị định này trừ (-) các khoản chi phí hợp lý quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 8. Xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công
1. Xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
a) Đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hóa đơn chứng từ.
a.1) Đối với cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế (sau đây gọi tắt là cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán).
a.1.1) Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì thu nhập chịu thuế xác định như sau:
(kèm công thức)
...
c.3) Theo số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không xác định tỷ lệ vốn góp hoặc không có thỏa thuận về phân chia thu nhập giữa các cá nhân.
Trên cơ sở thu nhập chịu thuế của mỗi cá nhân cùng tham gia kinh doanh đã xác định theo nguyên tắc phân chia nêu trên, từng cá nhân được tính các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều 9, Thông tư này để xác định thu nhập tính thuế và số thuế thu nhập cá nhân phải nộp riêng cho từng cá nhân.
...
3. Thu nhập chịu thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh và thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
...
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 3 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế như sau:
...
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh
1. Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ phần trăm (%) trên doanh thu tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thực hiện khai và tính thuế theo thuế suất áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Trường hợp cá nhân kinh doanh không khai hoặc khai không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Doanh thu tính thuế từ kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế, trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
a) Doanh thu tính thuế đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hóa trả tiền một lần không bao gồm tiền lãi trả chậm.
b) Doanh thu tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu tặng.
c) Doanh thu tính thuế đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu từ hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
d) Doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
đ) Doanh thu tính thuế đối với các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Xác định doanh thu tính thuế từ kinh doanh:
a) Doanh thu tính thuế đối với cá nhân kinh doanh là mức doanh thu khoán được ổn định trong 01 năm. Trường hợp qua số liệu điều tra xác minh, kiểm tra, thanh tra có căn cứ xác định doanh thu tính thuế thay đổi từ 50% trở lên so với mức doanh thu khoán, cơ quan thuế xác định lại mức doanh thu khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế để áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế.
b) Doanh thu tính thuế đối với cá nhân kinh doanh được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế trên cơ sở số liệu điều tra, khảo sát, kết quả kiểm tra, thanh tra về cá nhân kinh doanh và các khoản mục chi phí thực tế để tạo ra doanh thu của cá nhân kinh doanh.
Bộ Tài chính xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro đối với cá nhân kinh doanh phù hợp với thực tiễn, đảm bảo yêu cầu quản lý.
4. Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:
a) Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%.
b) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%.
Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp: 5%.
c) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%.
d) Hoạt động kinh doanh khác: 1%.
5. Cá nhân kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp chưa thành lập doanh nghiệp, cơ quan thuế ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.”
Hướng dẫn
Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
Điều 2
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13.
...
5. Sửa đổi Điều 13 như sau:
“Điều 13. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn
1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.”.
Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
....
Điều 15. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp
1. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ (-) giá mua của phần vốn góp và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
2. Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.
3. Giá mua phần vốn góp được xác định là trị giá phần vốn tính tại thời điểm góp vốn hoặc là giá trị phần vốn tại thời điểm mua.
4. Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn là các khoản chi phí thực tế phát sinh có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm:
a. Chi phí làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.
b. Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
c. Các khoản chi phí khác.
...
Điều 17. Thuế suất
1. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp là 20% trên thu nhập tính thuế của mỗi lần chuyển nhượng.
2. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là 20% trên thu nhập tính thuế cả năm chỉ áp dụng đối với trường hợp đối tượng nộp thuế đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, xác định được thu nhập tính thuế quy định tại Điều 16 Nghị định này và đăng ký thực hiện ổn định với cơ quan Thuế từ tháng 12 của năm trước.
Đối với các trường hợp khác ngoài trường hợp trên, áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần B – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
...
II. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN THU NHẬP KHÁC
...
2. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
2.1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và thuế suất.
2.1.1. Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập chịu thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn góp và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
a) Giá chuyển nhượng
Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.
b) Giá mua
Giá mua của phần vốn góp được xác định đối với từng trường hợp như sau:
- Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là trị giá phần vốn tại thời điểm góp vốn. Trị giá vốn góp được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.
- Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị phần vốn đó tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp.
c) Các chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng vốn: là những chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn, có hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo chế độ quy định. Cụ thể như sau:
- Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.
- Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển nhượng.
- Các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng vốn có hoá đơn, chứng từ hợp lệ.
2.1.2. Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
2.1.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật.
Thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành quy định tại khoản này là thời điểm các bên tham gia chuyển nhượng làm thủ tục khai báo, chuyển quyền sở hữu với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh hoặc doanh nghiệp quản lý vốn góp.
2.1.4. Cách tính thuế
(kèm công thức)
2.2. Đối với chuyển nhượng chứng khoán
Căn cứ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là thu nhập tính thuế và thuế suất.
2.2.1. Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ giá mua, các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng.
a) Giá bán chứng khoán được xác định như sau
- Đối với chứng khoán niêm yết: giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường chứng khoán tại thời điểm bán. Giá thị trường tại thời điểm bán là giá khớp lệnh do Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán công bố.
- Đối với chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng thực tế tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
- Đối với chứng khoán của các công ty không thuộc các trường hợp nêu trên thì giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán được chuyển nhượng tại thời điểm bán.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.
b) Giá mua chứng khoán được xác định như sau:
- Đối với chứng khoán niêm yết: giá mua chứng khoán là giá thực mua tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.
- Đối với chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá mua chứng khoán là giá thực tế mua tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
- Đối với chứng khoán mua thông qua đấu giá thì giá mua là giá trúng đấu giá.
- Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên: Giá mua chứng khoán là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán tại thời điểm mua.
Trường hợp trên hợp đồng không quy định giá mua hoặc giá mua cao hơn giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán tại thời điểm mua không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá mua.
c) Các chi phí hợp lệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán là các khoản chi phí thực tế phát sinh của hoạt động chuyển nhượng chứng khoán có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định bao gồm:
- Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.
- Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách nhà nước khi làm thủ tục chuyển nhượng.
- Phí lưu ký chứng khoán theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và chứng từ thu của công ty chứng khoán.
- Phí uỷ thác chứng khoán căn cứ vào chứng từ thu của đơn vị nhận uỷ thác.
- Các khoản chi phí khác có chứng từ chứng minh.
2.2.2. Thuế suất và cách tính thuế
a) Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
Cá nhân áp dụng thuế suất 20% đối với chuyển nhượng chứng khoán phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đăng ký phương pháp nộp thuế theo mẫu số 15/ĐK-TNCN với cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty chứng khoán mà cá nhân đăng ký giao dịch hoặc Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú. Thời hạn đăng ký được thực hiện như sau:
+ Năm 2009: cá nhân kinh doanh chứng khoán phải đăng ký ngay từ đầu năm, thời hạn đăng ký chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm 2009.
+ Từ năm 2010 trở đi cá nhân kinh doanh chứng khoán phải đăng ký chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm trước.
- Thực hiện đăng ký thuế và có mã số thuế.
- Thực hiện chế độ kế toán hoá đơn chứng từ, xác định được thu nhập tính thuế từ việc chuyển nhượng chứng khoán theo quy định.
- Việc áp dụng thuế suất 20% phải tính trên tổng các loại chứng khoán đã giao dịch trong năm dương lịch.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:
(kèm công thức)
2.2.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:
a) Đối với chứng khoán niêm yết là thời điểm Trung tâm giao dịch hoặc Sở giao dịch chứng khoán công bố giá thực hiện.
b) Đối với chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán là thời điểm Trung tâm giao dịch công bố giá thực hiện.
c) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực. Trường hợp không có hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký chuyển tên sở hữu chứng khoán.
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Thông tư 84/2008/TT-BTC) như sau:
...
Điều 4. Thay thế nội dung nêu tại gạch đầu dòng thứ 3, tiết 2.2.1 a, điểm 2.2, khoản 2, Mục II, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC như sau:
Đối với chứng khoán chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán nhưng công ty phát hành cổ phiếu uỷ quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông và cổ phiếu chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán và công ty phát hành không uỷ quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ động thì giá chuyển nhượng chứng khoán làm căn cứ để khấu trừ thuế được căn cứ theo giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp trên hợp đồng không ghi giá thì căn cứ để khấu trừ thuế là giá chuyển nhượng do người chuyển nhượng tự khai. Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không ghi giá trên hợp đồng tự khai giá chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai. Trường hợp cơ quan thuế có căn cứ xác định giá ghi trên hợp đồng hoặc giá tự khai là không đúng thực tế thì cơ quan thuế được quyền ấn định giá chuyển nhượng để tính lại số thuế phải nộp đồng thời phạt về hành vi gian lận thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân,
...
MỤC 2. THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN
Điều 15. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp
1. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ (-) giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
2. Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.
3. Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn được xác định bằng tổng trị giá phần vốn góp ban đầu và các lần góp hoặc mua bổ sung.
4. Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn là các khoản chi phí thực tế phát sinh có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm:
a) Chi phí làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.
b) Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
c) Các khoản chi phí khác.
Điều 16. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán
1. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ (-) giá mua và các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng.
2. Giá bán chứng khoán được xác định như sau:
a) Đối với chứng khoán giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán là giá chuyển nhượng thực tế tại Sở Giao dịch chứng khoán.
b) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này là giá thực tế chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
3. Giá mua chứng khoán được xác định như sau:
a) Đối với chứng khoán giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán là giá thực mua tại Sở Giao dịch chứng khoán.
b) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này là giá thực tế mua ghi trên hợp đồng nhận chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm mua.
4. Chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán là các khoản chi phí thực tế phát sinh có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm:
a) Các loại phí liên quan đến chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng chứng khoán.
b) Chi phí ủy thác chứng khoán.
c) Các khoản chi phí khác.
Điều 17. Thuế suất
1. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp là 20% trên thu nhập tính thuế của mỗi lần chuyển nhượng.
2. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là 20% trên thu nhập tính thuế cả năm áp dụng đối với trường hợp đối tượng nộp thuế, có chứng từ, xác định được thu nhập tính thuế quy định tại Điều 16 Nghị định này. Đối với các trường hợp khác ngoài trường hợp trên, áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 11. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và thuế suất.
a) Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ, cá nhân chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam, cá nhân chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển nhượng.
a.1) Giá chuyển nhượng
Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
a.2) Giá mua
Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn.
Trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng bao gồm: trị giá phần vốn góp thành lập doanh nghiệp, trị giá phần vốn của các lần góp bổ sung, trị giá phần vốn do mua lại, trị giá phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn. Cụ thể như sau:
a.2.1) Đối với phần vốn góp thành lập doanh nghiệp là trị giá phần vốn tại thời điểm góp vốn. Trị giá vốn góp được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ.
a.2.2) Đối với phần vốn góp bổ sung là trị giá phần vốn góp bổ sung tại thời điểm góp vốn bổ sung. Trị giá vốn góp bổ sung được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ.
a.2.3) Đối với phần vốn do mua lại là giá trị phần vốn đó tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp. Trường hợp hợp đồng mua lại phần vốn góp không có giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá mua theo pháp luật về quản lý thuế .
a.2.4) Đối với phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn là giá trị lợi tức ghi tăng vốn.
a.3) Các chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng vốn là những chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn, có hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định, cụ thể như sau:
a.3.1) Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.
a.3.2) Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển nhượng.
a.3.3) Các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng vốn.
b) Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
c) Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
d) Cách tính thuế
(kèm công thức)
...
Khi chuyển nhượng ông K phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, cụ thể như sau:
* Đối với lần chuyển nhượng tháng 2/2014
- Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn:
(2.000 CP × 10.000 đồng) × 5% = 1.000.000 đồng
- Thuế thu nhập cá nhân (tạm nộp) đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:
(2.000 CP × 30.000 đồng) × 0,1% = 60.000 đồng
* Đối với lần chuyển nhượng tháng 8/2014
- Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn:
(3.000 CP × 10.000 đồng) × 5% = 1.500.000 đồng
- Thuế thu nhập cá nhân (tạm nộp) đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:
(7.000 CP × 20.000 đồng) × 0,1% = 140.000 đồng
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012.
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
...
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 3 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế như sau:
...
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“Điều 16. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán
1. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.
2. Giá bán chứng khoán được xác định như sau:
a) Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán.
b) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng”.
10. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 17 như sau:
“2. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là 0,1% trên giá bán chứng khoán từng lần”.
Hướng dẫn
Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
Điều 2
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13.
....
6. Sửa đổi Điều 14 như sau:
“Điều 14. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản
1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.
2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá chuyển nhượng bất động sản.
3. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật.”.
Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
....
Chương 2.CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI THU NHẬP CỦA CÁ NHÂN CƯ TRÚ
...
MỤC 3. THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN
Điều 18. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất
1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trừ (-) giá vốn và các chi phí hợp lý liên quan.
2. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác định như sau:
a. Giá chuyển nhượng là giá thực tế ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
b. Trường hợp không xác định được giá thực tế hoặc giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hợp giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng được xác định căn cứ theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
3. Giá vốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:
a. Đối với đất có nguồn gốc nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất thì căn cứ vào chứng từ thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất của Nhà nước.
b. Đối với đất nhận quyền sử dụng từ các tổ chức, cá nhân thì căn cứ vào hợp đồng và chứng từ hợp pháp trả tiền khi nhận quyền sử dụng đất, quyền thuê đất (khi mua).
c. Đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất là giá trúng đấu giá.
4. Chi phí hợp lý liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là các khoản chi phí thực tế phát sinh và có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm:
a. Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất.
b. Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng (nếu có).
c. Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Điều 19. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với công trình xây dựng trên đất
1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ (-) giá vốn và các chi phí hợp lý liên quan.
2. Giá chuyển nhượng được xác định cụ thể như sau:
a. Giá chuyển nhượng là giá thực tế ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
b. Trường hợp không xác định được giá thực tế thì giá chuyển nhượng được xác định như sau:
- Phần giá trị đất chuyển nhượng được xác định căn cứ theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng.
- Phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc gắn liền với đất được xác định căn cứ vào quy định của Bộ Xây dựng về phân loại nhà. tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản. giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.
3. Giá vốn được xác định căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm mua.
4. Chi phí hợp lý liên quan là các khoản chi phí thực tế phát sinh và có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm:
a. Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất.
b. Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng.
c. Chi phí sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng trên đất.
d. Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng.
Điều 20. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng quyền sở hữu, sử dụng nhà ở
1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng giá bán trừ (-) giá mua và các chi phí hợp lý liên quan.
2. Giá bán là giá thực tế chuyển nhượng, được xác định theo giá thị trường và được ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
3. Giá mua được xác định căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng mua.
4. Chi phí liên quan là các khoản chi phí thực tế phát sinh và có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm:
a. Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sở hữu nhà.
b. Chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà.
c. Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng nhà ở.
Điều 21. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước
1. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước được xác định bằng giá cho thuê lại trừ (-) giá thuê và các chi phí liên quan.
2. Giá cho thuê lại được xác định căn cứ vào giá thực tế ghi trên hợp đồng
Trường hợp đơn giá cho thuê lại trên hợp đồng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cho thuê lại thì giá cho thuê lại được xác định căn cứ theo bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
3. Giá thuê được xác định căn cứ vào hợp đồng thuê.
4. Chi phí liên quan là các khoản chi thực tế phát sinh và có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm:
a. Các loại phí, lệ phí theo quy định liên quan đến quyền thuê đất, thuê mặt nước.
b. Các chi phí cải tạo đất, mặt nước.
c. Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến cho thuê lại.
Điều 22. Thuế suất
1. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế.
2. Trường hợp không xác định được giá vốn và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần B – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
...
II. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN THU NHẬP KHÁC
...
3. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là thu nhập tính thuế và thuế suất.
3.1. Thu nhập tính thuế từ chuyển quyền sử dụng đất không có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất
3.1.1. Thu nhập tính thuế: được xác định bằng giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trừ đi giá vốn và các chi phí hợp lý liên quan.
3.1.2. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giá thực tế ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp không xác định được giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng sẽ được xác định theo bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
3.1.3. Giá vốn: Giá vốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:
a) Đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc nhà nước giao, có thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất thì giá vốn căn cứ vào chứng từ thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất của nhà nước.
b) Đối với quyền sử dụng đất nhận từ các tổ chức, cá nhân thì căn cứ vào hợp đồng và chứng từ hợp pháp trả tiền khi nhận quyền sử dụng đất, quyền thuê đất (khi mua).
Chứng từ hợp pháp trả tiền là phiếu thu của tổ chức bán đất, chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng, các giấy biên nhận thanh toán của các cá nhân với nhau...
c) Đối với trường hợp đấu giá chuyển quyền sử dụng đất thì giá vốn là số tiền phải thanh toán theo giá trúng đấu giá.
d) Trường hợp không xác định được hoặc xác định không đúng giá vốn tại thời điểm mua thì thuế thu nhập cá nhân được tính theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.
3.1.4. Chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất là các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động chuyển nhượng có chứng từ, hoá đơn theo chế độ quy định, bao gồm:
a) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất mà người chuyển nhượng đã nộp ngân sách nhà nước.
b) Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng (nếu có).
c) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất như chi phí để làm các thủ tục pháp lý cho việc chuyển nhượng, chi phí thuê đo đạc.
3.2. Thu nhập tính thuế từ chuyển quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng hoặc công trình xây dựng trên đất.
3.2.1. Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ đi giá vốn của bất động sản đó và các chi phí hợp lý có liên quan.
3.2.2. Giá chuyển nhượng
Giá chuyển nhượng là giá thực tế ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp không xác định được giá thực tế hoặc giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng được xác định như sau:
a) Phần giá trị đất chuyển nhượng được xác định căn cứ theo bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng.
b) Phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc gắn liền với đất, được xác định như sau:
- Căn cứ theo quy định của Bộ Xây dựng về phân loại giá trị nhà.
- Căn cứ quy định tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng ban hành.
- Căn cứ giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.
Trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ thì phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng trên đất được tính theo bảng giá lệ phí trước bạ.
3.2.3. Giá vốn
Giá vốn được xác định căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm mua.
Trường hợp giá vốn về quyền sử dụng đất, giá trị nhà không xác định được hoặc giá ghi trên hợp đồng mua cao hơn giá thực tế tại thời điểm mua thì thuế thu nhập cá nhân được tính theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.
3.2.4. Chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập là các khoản chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động chuyển nhượng, có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định, bao gồm:
a) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất người chuyển nhượng đã nộp ngân sách.
b) Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng.
c) Chi phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc trên đất.
d) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng bất động sản như: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cho việc chuyển nhượng, chi phí thuê đo đạc,...
3.3. Thu nhập tính thuế từ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở
3.3.1. Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế được xác định bằng giá bán trừ đi giá mua và các chi phí hợp lý có liên quan.
3.3.2. Giá bán: là giá thực tế chuyển nhượng được xác định theo giá thị trường và được ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
Trường hợp giá bán ghi tại hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng nhà ở được xác định căn cứ theo quy định của Bộ Xây dựng về việc phân loại nhà hoặc giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
3.3.3. Giá mua: được xác định căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng mua.
Trường hợp không xác định được giá mua hoặc giá mua ghi trên hợp đồng cao hơn thực tế tại thời điểm mua thì thuế thu nhập cá nhân được tính theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.
3.3.4. Chi phí liên quan được trừ là các khoản chi phí thực tế phát sinh của hoạt động chuyển nhượng có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định, bao gồm:
a) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng nhà người chuyển nhượng đã nộp ngân sách.
b) Chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà.
c) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng.
3.4. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước
Thu nhập tính thuế từ chuyển quyền thuê đất, thuê mặt nước được xác định bằng giá cho thuê lại trừ giá đi thuê và các chi phí có liên quan.
3.4.1. Giá cho thuê lại:
Giá cho thuê lại được xác định bằng giá thực tế ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển quyền thuê mặt đất, thuê mặt nước.
Trường hợp đơn giá cho thuê lại trên hợp đồng thấp hơn giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định tại thời điểm cho thuê lại thì giá cho thuê lại được xác định căn cứ theo bảng giá thuê do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định.
3.4.2. Giá đi thuê: được xác định căn cứ vào hợp đồng thuê.
Trường hợp không xác định được giá thuê hoặc giá thuê ghi trên hợp đồng cao hơn thực tế tại thời điểm thuê thì thuế thu nhập cá nhân được tính theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.
3.4.3. Chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập tính thuế là các khoản chi phí thực tế phát sinh từ hoạt động chuyển quyền có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định, bao gồm:
a) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật có liên quan đến quyền thuê đất, thuê mặt nước mà người chuyển quyền đã nộp ngân sách.
b) Các chi phí cải tạo đất, mặt nước.
c) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển quyền thuê đất, thuê mặt nước.
3.5. Thuế suất và cách tính thuế
3.5.1. Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế.
Trường hợp không xác định được giá vốn và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.
3.5.2. Cách tính thuế
a) Trường hợp xác định được thu nhập tính thuế, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:
(kèm công thức)
3.6. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với chuyển nhượng bất động sản là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng bất động sản có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
3.7. Trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu, thì nghĩa vụ thuế sẽ được tính riêng cho từng cá nhân. Thu nhập tính thuế của từng cá nhân được xác định căn cứ vào tổng thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản và tỷ lệ phân chia thu nhập giữa các cá nhân đồng sở hữu. Tỷ lệ phân chia thu nhập được xác định căn cứ vào tài liệu hợp pháp như: thoả thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của toà án,... Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì tỷ lệ phân chia thu nhập được xác định bình quân.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân,
...
MỤC 3. THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN
Điều 18. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất
1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trừ (-) giá vốn và các chi phí hợp lý liên quan.
2. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác định như sau:
a) Giá chuyển nhượng là giá thực tế ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
b) Trường hợp không xác định được giá thực tế hoặc giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng được xác định căn cứ theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
3. Giá vốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:
a) Đối với đất có nguồn gốc Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất thì căn cứ vào chứng từ thu tiền sử dụng đất.
b) Đối với đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng từ các tổ chức, cá nhân thì căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (khi mua).
c) Đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất là giá trúng đấu giá.
d) Đối với đất có nguồn gốc không thuộc các trường hợp nêu tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản này thì căn cứ vào hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định giá vốn.
4. Chi phí hợp lý liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là các khoản chi phí thực tế phát sinh và có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm:
a) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất.
b) Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng (nếu có).
c) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Điều 19. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản là quyền sử dụng đất gắn với công trình xây dựng trên đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai
1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ (-) giá vốn và các chi phí hợp lý liên quan.
2. Giá chuyển nhượng được xác định cụ thể như sau:
a) Giá chuyển nhượng là giá thực tế ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
b) Trường hợp, hợp đồng không ghi giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng được xác định như sau:
- Phần giá trị đất chuyển nhượng được xác định căn cứ theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng.
- Phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc gắn liền với đất được xác định căn cứ theo giá tính lệ phí trước bạ nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có quy định giá tính lệ phí trước bạ nhà thì căn cứ vào quy định của Bộ Xây dựng về phân loại nhà, về tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản, về giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.
Đối với công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì được xác định căn cứ vào tỷ lệ góp vốn trên tổng giá trị hợp đồng nhân (x) với giá tính lệ phí trước bạ công trình xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa có quy định về đơn giá thì áp dụng theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố, đang áp dụng tại thời điểm chuyển nhượng.
3. Giá vốn được xác định căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm mua. Đối với các trường hợp bất động sản không có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng thì căn cứ vào hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản.
4. Chi phí hợp lý liên quan là các khoản chi phí thực tế phát sinh và có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm:
a) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất.
b) Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng.
c) Chi phí sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng trên đất.
d) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng.
Điều 20. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng quyền sở hữu, sử dụng nhà ở
1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng giá bán trừ (-) giá mua và các chi phí hợp lý liên quan.
2. Giá bán là giá thực tế chuyển nhượng, được xác định theo giá thị trường và được ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
Trường hợp giá chuyển nhượng nhà ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá tính lệ phí trước bạ nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng hoặc trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng được xác định theo giá tính lệ phí trước bạ nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Đối với chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai thì giá chuyển nhượng được xác định bằng tỷ lệ đã góp vốn trên tổng giá trị hợp đồng nhân (x) với giá tính lệ phí trước bạ nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
3. Giá mua được xác định căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng mưa. Đối với nhà ở không có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng, mua lại thì căn cứ vào hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở.
4. Chi phí liên quan là các khoản chi phí thực tế phát sinh và có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm:
a) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sở hữu nhà.
b) Chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà.
c) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng nhà ở.
Điều 21. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước
1. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước được xác định bằng giá cho thuê lại trừ (-) giá thuê và các chi phí liên quan.
2. Giá cho thuê lại được xác định căn cứ vào giá thực tế ghi trên hợp đồng.
Trường hợp đơn giá cho thuê lại trên hợp đồng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cho thuê lại thì giá cho thuê lại được xác định căn cứ theo bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
3. Giá thuê được xác định căn cứ vào hợp đồng thuê.
4. Chi phí liên quan là các khoản chi thực tế phát sinh và có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm:
a) Các loại phí, lệ phí theo quy định liên quan đến quyền thuê đất, thuê mặt nước.
b) Các chi phí cải tạo đất, mặt nước.
c) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến cho thuê lại.
Điều 22. Thuế suất
1. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế.
2. Trường hợp người nộp thuế không xác định hoặc không có hồ sơ để xác định giá vốn và chứng từ hợp pháp xác định các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 12. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là thu nhập tính thuế và thuế suất.
1. Thu nhập tính thuế
a) Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có công trình xây dựng trên đất được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ (-) giá vốn và các chi phí hợp lý liên quan.
a.1) Giá chuyển nhượng
Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giá thực tế ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp không xác định được giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng sẽ được xác định theo bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
a.2) Giá vốn:
Giá vốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:
a.2.1) Đối với đất có nguồn gốc Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất thì giá vốn căn cứ vào chứng từ thu tiền sử dụng đất của Nhà nước.
a.2.2) Đối với đất có nguồn gốc do Nhà nước giao không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì giá vốn của đất chuyển nhượng được xác định theo giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm giao đất.
a.2.3) Đối với đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng từ các tổ chức, cá nhân thì giá vốn căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
a.2.4) Đối với trường hợp đấu giá chuyển quyền sử dụng đất thì giá vốn là số tiền phải thanh toán theo giá trúng đấu giá.
a.2.5) Đối với đất có nguồn gốc không thuộc các trường hợp nêu trên thì giá vốn căn cứ vào chứng từ chứng minh thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để xác định giá vốn.
a.3) Chi phí hợp lý liên quan
Chi phí hợp lý liên quan được trừ khi xác định thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất là các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động chuyển nhượng có chứng từ, hóa đơn theo chế độ quy định, bao gồm:
a.3.1) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất mà người chuyển nhượng đã nộp ngân sách Nhà nước.
a.3.2) Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng (nếu có).
a.3.3) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất như chi phí để làm các thủ tục pháp lý cho việc chuyển nhượng, chi phí thuê đo đạc.
b) Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với công trình xây dựng trên đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ (-) giá vốn và các chi phí hợp lý liên quan.
b.1) Giá chuyển nhượng
Giá chuyển nhượng là giá thực tế ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp hợp đồng không ghi giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng được xác định theo bảng giá đất, giá tính lệ phí trước bạ nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có quy định giá tính lệ phí trước bạ nhà thì giá chuyển nhượng căn cứ vào quy định của Bộ Xây dựng về phân loại nhà, về tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản, về giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.
Đối với công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì được xác định căn cứ vào tỷ lệ góp vốn trên tổng giá trị hợp đồng nhân (×) với giá tính lệ phí trước bạ công trình xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa có quy định về đơn giá thì áp dụng theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố, đang áp dụng tại thời điểm chuyển nhượng.
b.2) Giá vốn
Giá vốn được xác định căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm mua. Đối với các trường hợp bất động sản không có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng thì giá vốn căn cứ vào chứng từ chứng minh thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
b.3) Chi phí hợp lý liên quan
Chi phí hợp lý liên quan được trừ khi xác định thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất là các khoản chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động chuyển nhượng, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, bao gồm:
b.3.1) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất người chuyển nhượng đã nộp ngân sách Nhà nước.
b.3.2) Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng.
b.3.3) Chi phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc trên đất.
b.3.4) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng bất động sản như: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cho việc chuyển nhượng, chi phí thuê đo đạc.
c) Thu nhập tính thuế từ chuyển quyền sở hữu nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai.
Thu nhập tính thuế từ chuyển quyền sở hữu nhà ở được xác định bằng giá bán trừ (-) giá mua và các chi phí hợp lý liên quan.
c.1) Giá bán
Giá bán là giá thực tế chuyển nhượng được xác định theo giá thị trường và được ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
Trường hợp giá chuyển nhượng nhà ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá tính lệ phí trước bạ nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng hoặc trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng được xác định theo giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
c.2) Giá mua
Giá mua được xác định căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng mua. Đối với nhà ở không có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng, mua lại thì căn cứ vào chứng từ chứng minh thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
c.3) Chi phí hợp lý liên quan
Chi phí hợp lý liên quan được trừ là các khoản chi phí thực tế phát sinh của hoạt động chuyển nhượng có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, bao gồm:
c.3.1) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng nhà người chuyển nhượng đã nộp ngân sách.
c.3.2) Chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà.
c.3.3) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng.
d) Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước
Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước được xác định bằng giá cho thuê lại trừ (-) giá thuê và các chi phí liên quan.
d.1) Giá cho thuê lại
Giá cho thuê lại được xác định bằng giá thực tế ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng quyền thuê mặt đất, thuê mặt nước.
Trường hợp đơn giá cho thuê lại trên hợp đồng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định tại thời điểm cho thuê lại thì giá cho thuê lại được xác định căn cứ theo bảng giá thuê do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định.
d.2) Giá thuê
Giá thuê được xác định căn cứ vào hợp đồng thuê.
d.3) Chi phí hợp lý liên quan
Chi phí hợp lý liên quan được trừ là các khoản chi phí thực tế phát sinh từ hoạt động chuyển nhượng quyền có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, bao gồm:
d.3.1) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật có liên quan đến quyền thuê đất, thuê mặt nước mà người chuyển quyền đã nộp ngân sách Nhà nước.
d.3.2) Các chi phí cải tạo đất, mặt nước.
d.3.3) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển quyền thuê đất, thuê mặt nước.
2) Thuế suất
Thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế.
Trường hợp người nộp thuế không xác định hoặc không có hồ sơ để xác định giá vốn hoặc giá mua hoặc giá thuê và chứng từ hợp pháp xác định các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá bán hoặc giá cho thuê lại.
3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với chuyển nhượng bất động sản là thời điểm cá nhân làm thủ tục chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật.
4. Cách tính thuế
a) Trường hợp xác định được thu nhập tính thuế, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:
(kèm công thức)
...
c) Trường hợp chuyển nhượng bất sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động sản. Căn cứ xác định tỷ lệ sở hữu là tài liệu hợp pháp như: thỏa thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của Tòa án,... Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì nghĩa vụ thuế của từng người nộp thuế được xác định theo tỷ lệ bình quân.
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
...
Bộ Tài chính hướng dẫn thêm việc xử lý thuế đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản như sau:
Điều 1. Xác định đối tượng nộp thuế:
Việc xác định đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản cụ thể như sau:
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản là cá nhân chuyển nhượng. Trường hợp trong hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận người nhận chuyển nhượng thực hiện các nghĩa vụ thuế thay thì người nhận chuyển nhượng thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho đối tượng nộp thuế.
2. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân đối với nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản: là cá nhân được nhận thừa kế, quà tặng.
3. Trường hợp bất động sản chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng thuộc sở hữu của nhiều người thì đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là từng cá nhân đồng sở hữu bất động sản đó.
Đối với bất động sản nhận thừa kế, quà tặng, đối tượng nộp thuế là từng cá nhân được nhận thừa kế, quà tặng ghi trong văn bản thừa kế, gửi quà tặng.
Đối tượng nộp thuế đối với chuyển nhượng bất động sản được xác định cụ thể theo tên cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. Trường hợp bất động sản thuộc sở hữu chung của một nhóm người hay một hộ gia đình nhưng do một người đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà thì đối tượng nộp thuế là cá nhân đại diện đứng tên và từng cá nhân có văn bản thỏa thuận cho người đại diện đứng tên (có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc chứng nhận của công chứng), hoặc những người có tên ghi trong danh sách kèm theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà mà người đại diện đứng tên theo quy định của pháp luật (nếu có). Trường hợp không có văn bản thỏa thuận hoặc không có danh sách những người cùng đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà do một cá nhân đại diện thì cá nhân đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà là đối tượng nộp thuế.
Thu nhập làm căn cứ tính thuế đối với từng cá nhân đồng sở hữu bất động sản được xác định căn cứ theo văn bản thừa kế, cho, tặng. theo thỏa thuận tại thời điểm hình thành bất động sản giữa các cá nhân đồng sở hữu theo quy định của pháp luật, nếu không có một trong các căn cứ trên thì chia bình quân cho từng cá nhân đồng sở hữu.
4. Trường hợp bất động sản chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà nhưng đã được chuyển nhượng và được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thì căn cứ vào các loại giấy tờ hợp pháp khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận để xác định đối tượng nộp thuế.
Điều 2. Các trường hợp được miễn thuế và tạm thời chưa thu thuế:
Ngoài các đối tượng được miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản theo hướng dẫn tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 mục III phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính, các trường hợp sau đây được miễn thuế hoặc tạm thời chưa thu thuế thu nhập cá nhân, cụ thể:
1. Tạm thời chưa thu thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân, hộ gia đình có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà khi góp vốn bằng bất động sản để thành lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Việc xác định giá trị bất động sản góp vốn vào doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Cá nhân góp vốn bằng bất động sản phải gửi kèm theo tờ khai thuế các giấy tờ chứng minh việc góp vốn bằng bất động sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.
Cá nhân góp vốn bằng bất động sản vào doanh nghiệp, nếu được chia lợi nhuận phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư vốn. nếu chuyển nhượng phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác thì nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, đồng thời phải truy nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản khi góp vốn vào doanh nghiệp.
2. Thu nhập từ nhận tiền bồi thường do Nhà nước thu hồi đất, kể cả các khoản thu nhập do các tổ chức kinh tế bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện thu hồi đất theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất tại Việt Nam, được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại điểm 2, Mục III, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân chuyển nhượng tự khai và ghi rõ được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Mọi trường hợp phát hiện khai không đúng đều là hành vi gian lận thuế, cá nhân chuyển nhượng nếu vi phạm sẽ bị truy thu thuế và bị phạt về hành vi gian lận thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Điều 3. Nghĩa vụ khai thuế, nộp thuế đối với một số trường hợp chuyển nhượng bất động sản như sau:
1. Trường hợp cá nhân có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nhưng đem thế chấp, bảo lãnh vay vốn hoặc thanh toán tại ngân hàng, tổ chức tín dụng. đến hết thời hạn trả nợ, cá nhân không có khả năng trả nợ thì ngân hàng, tổ chức tín dụng làm thủ tục phát mại, bán bất động sản đó đồng thời thực hiện kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân trước khi thực hiện thanh quyết toán các khoản nợ của cá nhân.
Trường hợp cá nhân có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nhưng đem thế chấp để vay vốn hoặc thanh toán với tổ chức cá nhân khác, nay thực hiện chuyển nhượng toàn bộ (hoặc một phần) bất động sản đó để thanh toán nợ thì cá nhân có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân làm thủ tục chuyển nhượng thay phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân trước khi thanh quyết toán các khoản nợ.
Cá nhân đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được miễn thuế thu nhập cá nhân khi ngân hàng phát mại tài sản là nhà ở, đất ở duy nhất của cá nhân theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
2. Trường hợp bất động sản do cá nhân chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác theo quyết định thi hành án của Tòa án thì cá nhân chuyển nhượng phải kê khai, nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân tổ chức bán đấu giá phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho bên chuyển nhượng. Riêng đối với bất động sản của cá nhân bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện tịch thu, bán đấu giá nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật thì không phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân.
3. Trường hợp chuyển đổi đất cho nhau giữa các cá nhân (ngoài các trường hợp chuyển đổi đất nông nghiệp để sản xuất thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân) thì từng cá nhân chuyển đổi đất phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân.
4. Trường hợp cá nhân góp vốn với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà để hưởng quyền mua căn hộ, mua nền nhà nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng lại chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác phần vốn và quyền mua nền, căn hộ thì thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
5. Trường hợp khai thay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, thì tổ chức, cá nhân khai thay phải ghi việc khai thay vào cuối tờ khai, cụ thể phần trước cụm từ “Cá nhân có thu nhập” ghi thêm hai chữ “Khai thay” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức khai thay thì sau khi ký tên phải đóng dấu của tổ chức. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng đối tượng nộp thuế là cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
Điều 4. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản phát sinh trước năm 2009 nhưng chưa thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước:
1. Trường hợp cá nhân có hợp đồng chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật và đã nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trước ngày 01/01/2009 được xử lý như sau:
1.1. Trường hợp cá nhân đã có hợp đồng chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật và đã nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trước ngày 01/01/2009, nếu số thuế phải nộp tính theo Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất thấp hơn số thuế phải nộp tính theo Luật Thuế thu nhập cá nhân thì cá nhân chuyển nhượng được nộp thuế theo quy định của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Trường hợp, số thuế phải nộp tính theo Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất cao hơn tính theo Luật Thuế thu nhập cá nhân thì được nộp thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đã nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước trước khi Thông tư này có hiệu lực, mà số thuế đã nộp cao hơn so với số thuế phải nộp, thì được cơ quan thuế xử lý thoái trả tiền thuế theo quy định.
Các trường hợp nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sau ngày 01/01/2009 áp dụng theo Luật Thuế thu nhập cá nhân.
1.2. Trường hợp cá nhân chuyển nhượng nhà chung cư, đã nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước ngày 01/01/2009 thì không thu thuế thu nhập cá nhân đối với phần giá trị nhà. đối với phần giá trị đất (nếu có) thì thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế chuyển quyền sử dụng đất theo hướng dẫn tại điểm 1.1 nêu trên.
2. Trường hợp cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng được ghi nợ nghĩa vụ thuế thì áp dụng theo chính sách thuế có hiệu lực tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Các trường hợp đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai (phần quy định các loại giấy tờ hợp lệ và coi như là hợp lệ về quyền sử dụng đất) mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan nhưng chưa thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, đã nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước ngày 01/01/2009 sẽ nộp thuế như sau:
3.1. Nếu cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2009 và đã ghi nợ thuế chuyển quyền sử dụng đất thì cá nhân thực hiện nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất.
3.2. Nếu nộp hồ sơ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước ngày 01/01/2009 nhưng cơ quan thuế chưa tính và thông báo số thuế thì thực hiện nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất hoặc thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại khoản 1 nêu trên.
Điều 5. Giá chuyển nhượng bất động sản làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân:
Giá chuyển nhượng bất động sản làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân là giá theo hợp đồng chuyển nhượng. Riêng trường hợp giá đất theo hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn mức giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì căn cứ vào giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định để tính thuế. nếu giá đất theo hợp đồng cao hơn mức giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì tính theo giá ghi trên hợp đồng.
Đối với các trường hợp nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản thì căn cứ tính thuế lá giá trị của bất động sản tại thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Đối với quyền sử dụng đất, giá trị được xác định căn cứ vào giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. đối với nhà và các công trình xây dựng trên đất, giá trị được xác định căn cứ giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Điều 6. Áp dụng thuế suất:
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản được áp dụng theo một trong hai thuế suất sau đây:
1. Áp dụng thuế suất là 25% tính trên thu nhập chịu thuế.
2. Trường hợp không xác định được giá vốn và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất 2% tính trên giá chuyển nhượng.
Việc áp dụng thuế suất 25% trên thu nhập chịu thuế chỉ áp dụng đối với các trường hợp cá nhân chuyển nhượng bất động sản có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp lệ làm căn cứ xác định được giá chuyển nhượng, giá vốn và các chi phí có liên quan đến hoạt động chuyển nhượng. trường hợp không xác định được giá vốn và các chi phí liên quan thì áp dụng thuế suất 2% tính trên giá chuyển nhượng.
Trường hợp giá chuyển nhượng đất thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm tính thuế cũng áp dụng thuế suất 2% tính trên giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
3. Về việc lựa chọn áp dụng thuế suất khi kê khai nộp thuế: cơ quan thuế phối hợp với cơ quan quản lý nhà, đất niêm yết công khai các văn bản hướng dẫn về căn cứ tính thuế, cách xác định thu nhập chịu thuế, phương pháp tính thuế và Thông tư hướng dẫn này, đồng thời hướng dẫn cụ thể cho người nộp thuế biết để thực hiện việc kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân theo mức thuế suất là 25% trên thu nhập chịu thuế hoặc 2% trên giá chuyển nhượng.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
...
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012.
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
...
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 3 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế như sau:
...
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản
1. Thu nhập tính thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.
2. Giá chuyển nhượng bất động sản là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
a) Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng đất là giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.
b) Trường hợp chuyển nhượng nhà gắn liền với đất thì phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc gắn liền với đất được xác định căn cứ theo giá tính lệ phí trước bạ nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có quy định giá tính lệ phí trước bạ nhà thì căn cứ vào quy định của Bộ Xây dựng về phân loại nhà, về tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản, về giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.
Đối với công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì được xác định căn cứ vào tỷ lệ góp vốn trên tổng giá trị hợp đồng nhân (x) với giá tính lệ phí trước bạ công trình xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa có quy định về đơn giá thì áp dụng theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố, đang áp dụng tại thời điểm chuyển nhượng.
c) Trường hợp cho thuê lại mà đơn giá cho thuê lại trên hợp đồng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cho thuê lại thì giá cho thuê lại được xác định căn cứ theo bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
3. Thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:
a) Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì thời điểm tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
b) Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì thời điểm tính thuế là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản.”
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Thuế suất
Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng”.
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH 12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và văn bản hướng dẫn thi hành
...
Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính, như sau:
...
Điều 5. Bổ sung điểm 3.5.3 vào điểm 3.5 mục II, phần B như sau:
“3.5.3. Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản áp dụng thuế suất 25% tính trên thu nhập tính thuế đáp ứng các điều kiện sau:
a) Giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng và kê khai trên tờ khai thuế không thấp hơn giá do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định (đối với quyền sử dụng đất) hoặc không thấp hơn giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quy định (đối với nhà và các công trình xây dựng) tại thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của Pháp luật.
Trường hợp giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng và kê khai trên tờ khai thuế thấp hơn giá do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định (đối với quyền sử dụng đất) hoặc thấp hơn giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quy định (đối với nhà và các công trình xây dựng) tại thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của Pháp luật thì áp dụng thuế suất 2% tính trên giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.
b) Giá mua và các chi phí liên quan (các chi phí liên quan đến cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. chi phí cải tạo đất, nhà. chi phí xây dựng. các chi phí có liên quan khác) người nộp thuế kê khai phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp làm căn cứ chứng minh giá mua và các chi phí liên quan mà người nộp thuế kê khai là đúng.
Đối với cá nhân chuyển nhượng hợp đồng góp vốn để có quyền mua nền nhà, mua căn hộ thì giá mua được xác định căn cứ vào chứng từ nộp tiền góp vốn và hoá đơn, chứng từ khác chứng minh các chi phí liên quan. Các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản bao gồm cả các khoản trả lãi tiền vay của các tổ chức tín dụng để mua bất động sản. Riêng trường hợp mới chỉ góp một phần vốn (chưa nộp đủ số tiền theo hợp đồng) thì giá mua được xác định như sau:
Giá mua = { Tổng số vốn phải góp theo hợp đồng - Phần vốn góp còn thiếu (chưa nộp) } + Các chi phí khác có liên quan
Trường hợp người nộp thuế kê khai giá mua và chi phí liên quan nhưng không có đầy đủ hoá đơn, chứng từ chứng minh giá mua và chi phí hoặc có kèm theo hoá đơn, chứng từ nhưng qua kiểm tra cơ quan thuế phát hiện có hoá đơn, chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.
c) Cá nhân chuyển nhượng bất động sản tự kê khai, tự xác định mức thuế suất áp dụng và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ kê khai.
Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế có trách nhiệm kiểm tra tờ khai và các tài liệu kèm theo hồ sơ, nếu đủ các điều kiện áp dụng thuế suất 25% tính trên thu nhập chịu thuế thì chấp nhận kết quả tính thuế của người chuyển nhượng. Trường hợp không chấp nhận kết quả tính thuế thì phải trả lời rõ để người chuyển nhượng biết.
d) Trường hợp cá nhân kê khai nộp thuế theo thuế suất 2% tính trên giá chuyển nhượng nhưng qua kiểm tra thấy giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng và kê khai thuế thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì tính thuế theo thuế suất 2% trên giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định”.
Hướng dẫn
Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
Điều 2
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13.
...
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 23 như sau:
“2. Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:
(xem bảng chi tiết đính kèm)
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 3 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế như sau:
10. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 17 như sau:
“2. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là 0,1% trên giá bán chứng khoán từng lần”.
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Thuế suất
Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng”.
Căn cứ Luật thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
...
Điều 17. Thuế suất
1. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp là 20% trên thu nhập tính thuế của mỗi lần chuyển nhượng.
2. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là 20% trên thu nhập tính thuế cả năm áp dụng đối với trường hợp đối tượng nộp thuế, có chứng từ, xác định được thu nhập tính thuế quy định tại Điều 16 Nghị định này. Đối với các trường hợp khác ngoài trường hợp trên, áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
...
Điều 22. Thuế suất
1. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế.
2. Trường hợp người nộp thuế không xác định hoặc không có hồ sơ để xác định giá vốn và chứng từ hợp pháp xác định các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.
Hướng dẫn
Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
Điều 2
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13.
....
3. Bổ sung khoản 15 và khoản 16 vào Điều 4 như sau:
“15. Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
16. Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.”.
Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
....
Điều 4. Thu nhập được miễn thuế
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng. cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ. cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi. cha chồng, mẹ chồng với con dâu. cha vợ, mẹ vợ với con rể. ông nội, bà nội với cháu nội. ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại. anh, chị em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng. cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ. cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi. cha chồng, mẹ chồng với con dâu. cha vợ, mẹ vợ với con rể. ông nội, bà nội với cháu nội. ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại. anh, chị em ruột với nhau.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất quy định tại khoản này phải thỏa mãn các điều kiện:
a. Có quyền sử dụng đất, sử dụng mặt nước hợp pháp để sản xuất và trực tiếp tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản. Đối với đánh bắt thủy sản thì phải có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tàu, thuyền, phương tiện đánh bắt và trực tiếp tham gia đánh bắt thuỷ sản.
b. Trực tiếp cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật về cư trú.
6. Thu nhập từ chuyển đổi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
8. Thu nhập từ kiều hối
9. Phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
10. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Cá nhân sinh sống tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do nước ngoài trả.
11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
a. Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước.
b. Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, các khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
13. Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ xác định các khoản thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều này.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
Phần A – QUY ĐỊNH CHUNG
...
III. CÁC KHOẢN THU NHẬP ĐƯỢC MIỄN THUẾ
Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế và hồ sơ làm căn cứ xác định thu nhập được miễn thuế như sau:
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi. giữa mẹ chồng, cha chồng với con dâu. giữa bố vợ, mẹ vợ với con rể. giữa ông nội, bà nội với cháu nội. giữa ông bà ngoại với cháu ngoại. giữa anh chị em ruột với nhau.
Hồ sơ miễn thuế đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
1.1. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa vợ với chồng cần một trong các giấy tờ sau: Bản sao sổ hộ khẩu hoặc bản sao giấy chứng nhận kết hôn hoặc quyết định của toà án xử ly hôn, tái hôn (đối với trường hợp chia nhà do ly hôn, hợp nhất quyền sở hữu do tái hôn).
1.2. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ cần có một trong hai giấy tờ sau: bản sao sổ hộ khẩu (nếu cùng sổ hộ khẩu) hoặc bản sao giấy khai sinh.
Trường hợp con ngoài giá thú thì phải có bản sao quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan có thẩm quyền.
1.3. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi cần có một trong hai giấy tờ sau: bản sao sổ hộ khẩu (nếu cùng sổ hộ khẩu) hoặc bản sao quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền.
1.4. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa ông nội, bà nội với cháu nội cần có giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh của cháu nội và bản sao Giấy khai sinh của bố cháu nội. hoặc bản sao sổ hộ khẩu có thể hiện mối quan hệ giữa ông nội, bà nội với cháu nội.
1.5. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại cần có giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh của cháu ngoại và bản sao Giấy khai sinh của mẹ cháu ngoại. hoặc bản sao sổ hộ khẩu có thể hiện mối quan hệ giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại.
1.6. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa anh, chị, em ruột với nhau cần có giấy tờ sau: bản sao sổ hộ khẩu hoặc bản sao Giấy khai sinh của người chuyển nhượng và của người nhận chuyển nhượng thể hiện mối quan hệ có chung cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha hoặc các giấy tờ khác chứng minh có quan hệ huyết thống.
1.7. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu. cha vợ, mẹ vợ với con rể cần có giấy tờ sau: Bản sao sổ hộ khẩu ghi rõ mối quan hệ giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu. giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể. hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn và Giấy khai sinh của chồng hoặc vợ làm căn cứ xác định mối quan hệ giữa người chuyển nhượng là cha chồng, mẹ chồng với con dâu hoặc cha vợ, mẹ vợ với con rể.
Trường hợp chuyển nhượng bất động sản thuộc đối tượng được miễn thuế nêu trên nhưng người chuyển nhượng không có Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu thì phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mối quan hệ giữa người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng làm căn cứ để xác định thu nhập được miễn thuế.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
2.1. Cá nhân có nhà ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất theo quy định này là cá nhân chuyển nhượng chỉ có quyền sở hữu một căn nhà duy nhất hoặc chỉ có quyền sử dụng một thửa đất duy nhất ở Việt Nam, kể cả trường hợp trên thửa đất đó đã hoặc chưa được xây dựng nhà.
2.2. Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung quyền sở hữu, đất ở có chung quyền sử dụng thì chỉ cá nhân chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác mới được miễn thuế. Cá nhân có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở còn có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở khác không được miễn thuế.
2.3. Trường hợp vợ chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và cũng là duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng còn có nhà ở, đất ở riêng khác thì khi chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chung vợ chồng chỉ vợ hoặc chồng chưa có nhà ở, đất ở riêng khác mới được miễn thuế. chồng hoặc vợ có nhà ở, đất ở riêng khác không đựợc miễn.
2.4. Trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng đó.
2.5. Căn cứ xác định thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế do người chuyển nhượng bất động sản tự khai và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong bản khai. Nếu phát hiện không đúng sẽ bị xử lý truy thu thuế và phạt về hành vi gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:
3.1. Cá nhân được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi giao đất, khi chuyển nhượng diện tích đất được miễn, giảm tiền sử dụng đất thì giá vốn của đất chuyển nhượng được xác định theo giá do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm giao đất.
3.2. Hồ sơ miễn thuế gồm: bản sao quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền ghi rõ mức miễn, giảm tiền sử dụng đất.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng. giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi. giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu. giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể. giữa ông nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại. giữa anh chị em ruột với nhau.
Hồ sơ miễn thuế đối với các trường hợp này được áp dụng tương tự như hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp chuyển nhượng bất động sản nêu tại khoản 1 mục III phần A Thông tư này.
5. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
5.1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp chuyển đổi đất nông nghiệp để hợp lý hoá sản xuất nông nghiệp thì thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp được miễn thuế.
5.2. Hồ sơ miễn thuế gồm: Văn bản thoả thuận việc chuyển đổi đất giữa các bên được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Bản sao các giấy tờ đối với các trường hợp chuyển nhượng bất động sản tại các khoản 1, 2 , 3, 4, 5 mục III nêu trên phải có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp không có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã thì người chuyển nhượng phải xuất trình bản chính để cơ quan thuế kiểm tra đối chiếu.
Người chuyển nhượng bất động sản thực hiện thủ tục miễn thuế đối với các trường hợp chuyển nhượng bất động sản tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 mục III nêu trên theo qui định tại điểm 2.5 khoản 2 mục II phần D Thông tư này.
6. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường có thu nhập được miễn thuế phải thoả mãn các điều kiện sau:
6.1. Có quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, quyền sử dụng mặt nước, quyền thuê mặt nước hợp pháp để sản xuất và trực tiếp tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản.
Trường hợp đi thuê lại đất, mặt nước của tổ chức, cá nhân khác thì phải có văn bản thuê đất, mặt nước theo quy định của pháp luật.
Đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê tàu, thuyền sử dụng vào mục đích đánh bắt và trực tiếp tham gia hoạt động đánh bắt thuỷ sản.
6.2. Thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.
Địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản theo quy định này là quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là đơn vị hành chính cấp huyện) hoặc huyện giáp ranh nơi diễn ra hoạt động sản xuất.
Riêng đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản thì không phụ thuộc nơi cư trú.
6.3. Các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới chỉ sơ chế thông thường được hiểu như sau:
6.3.1. Đối với sản phẩm trồng trọt là các sản phẩm mới được phơi, sấy khô, làm sạch, bảo quản tươi bằng hoá chất, bóc vỏ, phân loại và đóng gói.
6.3.2. Đối với sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản là các sản phẩm mới được phơi, sấy khô, làm sạch, ướp đông, ướp muối, phân loại và đóng gói.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
7.1. Lãi tiền gửi được miễn thuế theo quy định tại điểm này là khoản tiền lãi mà cá nhân nhận được từ việc gửi tiền tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Các trường hợp nhận lãi tiền gửi không phải từ các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng đều không thuộc diện được miễn thuế.
7.2. Lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là khoản lãi mà cá nhân nhận được theo hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm.
7.3. Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với các khoản lãi nêu trên như sau:
7.3.1. Đối với thu nhập từ lãi tiền gửi là sổ tiết kiệm (hoặc thẻ tiết kiệm) của cá nhân.
7.3.2. Đối với thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là chứng từ trả tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
8. Thu nhập từ kiều hối
8.1. Thu nhập được miễn thuế từ kiều hối là khoản tiền cá nhân nhận được từ nước ngoài do thân nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đi lao động, công tác, học tập tại nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân ở trong nước.
8.2. Căn cứ xác định thu nhập từ kiều hối được miễn thuế là: các giấy tờ chứng minh nguồn tiền nhận từ nước ngoài và chứng từ chi tiền của tổ chức trả hộ (nếu có).
9. Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động:
9.1. Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ: Một cá nhân có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 20.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 30.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
30.000 đồng/giờ – 20.000 đồng/giờ = 10.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 40.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
40.000 đồng/giờ – 20.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
9.2. Đơn vị sử dụng lao động phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được gửi cho cơ quan thuế cùng với hồ sơ khai quyết toán thuế.
10. Thu nhập từ tiền lương hưu do bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội được nghỉ hưu theo chế độ quy định thì thu nhập từ tiền lương hưu do bảo hiểm xã hội Việt Nam trả được miễn thuế.
Cá nhân sinh sống tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do các tổ chức nước ngoài thành lập theo pháp luật bảo hiểm xã hội của nước đó.
11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
11.1. Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước bao gồm: học bổng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường công lập hoặc các loại học bổng khác có nguồn từ ngân sách nhà nước.
11.2. Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
11.3. Cơ quan trả học bổng cho cá nhân phải lưu giữ các quyết định cấp học bổng và các chứng từ trả học bổng .
Trường hợp cá nhân nhận học bổng trực tiếp từ các tổ chức nước ngoài thì cá nhân nhận thu nhập phải lưu giữ tài liệu, chứng từ chứng minh thu nhập nhận được là học bổng do các tổ chức ngoài nước cấp.
12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, các khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật được miễn thuế thu nhập cá nhân.
12.1. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ là khoản tiền mà cá nhân nhận được do cơ quan bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ trả cho người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.
Căn cứ để xác định thu nhập là tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ là: Quyết định bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc toà án và chứng từ trả tiền bồi thường.
12.2. Thu nhập từ tiền bồi thường tai nạn lao động là khoản tiền người lao động nhận được từ cơ quan sử dụng lao động hoặc quỹ bảo hiểm xã hội do bị tai nạn trong quá trình tham gia lao động.
Căn cứ để xác định thu nhập từ tiền bồi thường tai nạn lao động là: Quyết định bồi thường của cơ quan sử dụng lao động hoặc toà án và chứng từ chi bồi thường tai nạn lao động.
12.3. Thu nhập từ bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
12.3.1. Thu nhập từ bồi thường nhà nước là khoản tiền cá nhân được bồi thường do các quyết định xử phạt vi phạm hành chính không đúng của người có thẩm quyền, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại đến quyền lợi của cá nhân. thu nhập từ bồi thường cho người bị oan sai do cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định.
12.3.2. Căn cứ để xác định thu nhập từ bồi thường nhà nước là: Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc cơ quan hoặc cá nhân có quyết định sai phải bồi thường và chứng từ chi bồi thường.
13. Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Quỹ từ thiện nêu tại khoản này là các quỹ từ thiện được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Căn cứ để xác định thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được miễn thuế là: văn bản hoặc quyết định trao khoản thu nhập của quỹ từ thiện và chứng từ chi tiền, hiện vật từ quỹ từ thiện.
14. Thu nhập nhận được từ các nguồn viện trợ của nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ để xác định thu nhập nhận được từ các nguồn viện trợ của nước ngoài được miễn thuế là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt việc nhận viện trợ.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân,
...
Điều 4. Thu nhập được miễn thuế
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng. cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ. cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi. cha chồng, mẹ chồng với con dâu. cha vợ, mẹ vợ với con rể. ông nội, bà nội với cháu nội. ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại. anh, chị em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Cá nhân chuyển nhượng có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy định tại Khoản này phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tại thời điểm chuyển nhượng, cá nhân chỉ có quyền sở hữu, quyền sử dụng một nhà ở hoặc một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó).
b) Thời gian cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày.
c) Nhà ở, quyền sử dụng đất ở được chuyển nhượng toàn bộ.
Việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở. Cá nhân có nhà ở, đất ở chuyển nhượng có trách nhiệm kê khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện kê khai sai thì không được miễn thuế và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng. cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ. cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi. cha chồng, mẹ chồng với con dâu. cha vợ, mẹ vợ với con rể. ông nội, bà nội với cháu nội. ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại. anh, chị em ruột với nhau.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất quy định tại Khoản này phải thỏa mãn các điều kiện:
a) Có quyền sử dụng đất, sử dụng mặt nước hợp pháp để sản xuất và trực tiếp tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản. Đối với đánh bắt thủy sản thì phải có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tàu, thuyền, phương tiện đánh bắt và trực tiếp tham gia đánh bắt thủy sản.
b) Thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật về cư trú.
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
8. Thu nhập từ kiều hối.
9. Phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do nước ngoài trả.
11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước.
b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước (bao gồm cả khoản tiền sinh hoạt phí) theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
12. Tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, tiền bồi thường tai nạn lao động, các khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
13. Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ xác định các khoản thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế
1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng. cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ. cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi. cha chồng, mẹ chồng với con dâu. bố vợ, mẹ vợ với con rể. ông nội, bà nội với cháu nội. ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại. anh chị em ruột với nhau.
Trường hợp bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc diện được miễn thuế.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
b.1) Cá nhân chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở được miễn thuế theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 1, Điều này phải đồng thời đáp ứng các điều kiện sau:
b.1.1) Chỉ có duy nhất quyền sở hữu một nhà ở hoặc quyền sử dụng một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó) tại thời điểm chuyển nhượng, cụ thể như sau:
b.1.1.1) Việc xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
b.1.1.2) Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung quyền sở hữu, đất ở có chung quyền sử dụng thì chỉ cá nhân chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác được miễn thuế. cá nhân có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở còn có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở khác không được miễn thuế.
b.1.1.3) Trường hợp vợ chồng có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và cũng là duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng còn có nhà ở, đất ở riêng, khi chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chung vợ chồng thì vợ hoặc chồng chưa có nhà ở, đất ở riêng được miễn thuế. chồng hoặc vợ có nhà ở, đất ở riêng không được miễn thuế.
b.1.2) Có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày.
Thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở là ngày cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
b.1.3) Chuyển nhượng toàn bộ nhà ở, đất ở.
Trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng đó.
b.2) Nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế do cá nhân chuyển nhượng bất động sản tự khai và chịu trách nhiệm. Nếu phát hiện không đúng sẽ bị xử lý truy thu thuế và phạt về hành vi vi phạm pháp luật thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b.3) Trường hợp chuyển nhượng nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai không thuộc diện được miễn thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 1, Điều này.
c) Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cá nhân được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi giao đất, nếu chuyển nhượng diện tích đất được miễn, giảm tiền sử dụng đất thì khai, nộp thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư này.
d) Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng. cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ. cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi. cha chồng, mẹ chồng với con dâu. cha vợ, mẹ vợ với con rể. ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại. anh chị em ruột với nhau.
đ) Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp để hợp lý hóa sản xuất nông nghiệp nhưng không làm thay đổi mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, được Nhà nước giao để sản xuất.
e) Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường chưa chế biến thành sản phẩm khác.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất theo hướng dẫn tại điểm này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
e.1) Có quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, quyền sử dụng mặt nước, quyền thuê mặt nước hợp pháp để sản xuất và trực tiếp tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản.
Trường hợp đi thuê lại đất, mặt nước của tổ chức, cá nhân khác thì phải có văn bản thuê đất, mặt nước theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng với các công ty Lâm nghiệp). Đối với hoạt động đánh bắt thủy sản phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê tàu, thuyền sử dụng vào mục đích đánh bắt và trực tiếp tham gia hoạt động đánh bắt thủy sản (trừ trường hợp đánh bắt thủy sản trên sông bằng hình thức đáy sông (đáy cá) và không thuộc những hoạt động khai thác thủy sản bị cấm theo quy định của pháp luật).
e.2) Thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
Địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn này là quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là đơn vị hành chính cấp huyện) hoặc huyện giáp ranh với nơi diễn ra hoạt động sản xuất.
Riêng đối với hoạt động đánh bắt thủy sản thì không phụ thuộc nơi cư trú.
e.3) Các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng đánh bắt thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới chỉ sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác.
g) Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
g.1) Lãi tiền gửi được miễn thuế theo quy định tại điểm này là thu nhập cá nhân nhận được từ lãi gửi Đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng dưới các hình thức gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi theo thỏa thuận.
Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ lãi tiền gửi là sổ tiết kiệm (hoặc thẻ tiết kiệm), chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi theo thỏa thuận.
g.2) Lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là khoản lãi mà cá nhân nhận được theo hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là chứng từ trả tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
g.3) Lãi trái phiếu Chính phủ là khoản lãi mà cá nhân nhận được từ việc mua trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành.
Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ là mệnh giá, lãi suất và kỳ hạn trên trái phiếu Chính Phủ.
h) Thu nhập từ kiều hối được miễn thuế là khoản tiền cá nhân nhận được từ nước ngoài do thân nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đi lao động, công tác, học tập tại nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân ở trong nước.
Căn cứ xác định thu nhập từ kiều hối được miễn thuế là các giấy tờ chứng minh nguồn tiền nhận từ nước ngoài và chứng từ chi tiền của tổ chức trả hộ (nếu có).
i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
k) Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện.
Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu được trả từ nước ngoài.
m) Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
m.1) Học bổng nhận được từ ngân sách Nhà nước bao gồm: học bổng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường công lập hoặc các loại học bổng khác có nguồn từ ngân sách Nhà nước.
m.2) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước (bao gồm cả khoản tiền sinh hoạt phí) theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
Tổ chức trả học bổng cho cá nhân nêu tại điểm này phải lưu giữ các quyết định cấp học bổng và các chứng từ trả học bổng. Trường hợp cá nhân nhận học bổng trực tiếp từ các tổ chức nước ngoài thì cá nhân nhận thu nhập phải lưu giữ tài liệu, chứng từ chứng minh thu nhập nhận được là học bổng do các tổ chức ngoài nước cấp.
n) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe. tiền bồi thường tai nạn lao động. tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. các khoản bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật về bồi thường Nhà nước. Cụ thể như sau:
n.1) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe là khoản tiền mà cá nhân nhận được do tổ chức bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trả cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Căn cứ xác định khoản bồi thường này là văn bản hoặc quyết định bồi thường của tổ chức bảo hiểm hoặc Tòa án và chứng từ trả tiền bồi thường.
n.2) Thu nhập từ tiền bồi thường tai nạn lao động là khoản tiền người lao động nhận được từ người sử dụng lao động hoặc quỹ bảo hiểm xã hội do bị tai nạn trong quá trình tham gia lao động. Căn cứ xác định khoản bồi thường này là văn bản hoặc quyết định bồi thường của người sử dụng lao động hoặc Tòa án và chứng từ chi bồi thường tai nạn lao động.
n.3) Thu nhập từ bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là tiền bồi thường, hỗ trợ do Nhà nước thu hồi đất, kể cả các khoản thu nhập do các tổ chức kinh tế bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện thu hồi đất theo quy định.
Căn cứ để xác định thu nhập từ bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi đất, bồi thường tái định cư và chứng từ chi tiền bồi thường.
n.4) Thu nhập từ bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật về bồi thường Nhà nước là khoản tiền cá nhân được bồi thường do các quyết định xử phạt vi phạm hành chính không đúng của người có thẩm quyền, của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại đến quyền lợi của cá nhân. thu nhập từ bồi thường cho người bị oan do cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định. Căn cứ xác định khoản bồi thường này là quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc cơ quan hoặc cá nhân có quyết định sai phải bồi thường và chứng từ chi bồi thường.
p) Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Quỹ từ thiện nêu tại điểm này là quỹ từ thiện được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Căn cứ xác định thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được miễn thuế tại điểm này là văn bản hoặc quyết định trao khoản thu nhập của quỹ từ thiện và chứng từ chi tiền, hiện vật từ quỹ từ thiện.
q) Thu nhập nhận được từ các nguồn viện trợ của nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ xác định thu nhập được miễn thuế tại điểm này là văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt việc nhận viện trợ.
2. Thủ tục, hồ sơ miễn thuế đối với các trường hợp miễn thuế nêu tại điểm a, b, c, d, đ, khoản 1, Điều này được thực hiện theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế.
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012.
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
...
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 3 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế như sau:
...
6. Bổ sung Khoản 15 và Khoản 16 vào Điều 4 như sau:
“15. Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam nhận được do làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
16. Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu có được từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác thủy sản xa bờ.”
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH 12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và văn bản hướng dẫn thi hành
...
Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính, như sau:
...
Điều 2. Bổ sung điểm 2.6 vào khoản 2 mục III, phần A như sau:
“2.6. Việc miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định trên chỉ áp dụng đối với cá nhân chuyển nhượng nhà ở, đất ở duy nhất mà nhà ở, đất ở này đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.
Đối với cá nhân đã có nhà ở, đất ở nay có phát sinh thêm việc chuyển nhượng hợp đồng góp vốn để có quyền mua nền nhà, căn hộ hoặc chuyển nhượng hợp đồng mua nền nhà, mua căn hộ thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng này không được áp dụng quy định miễn thuế thu nhập cá nhân”.
Điều 3. Bổ sung vào cuối khoản 4, mục III, phần A như sau:
“Đối với các trường hợp nhận thừa kế, quà tặng là hợp đồng góp vốn để có quyền mua nền nhà, căn hộ không được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ”.
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007
...
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 và Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ Tài chính như sau:
Điều 1. Sửa đổi một số điểm của Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 như sau:
...
2. Sửa đổi điểm 7, Mục III, Phần A như sau:
"7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng. lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
7.1. Lãi tiền gửi được miễn thuế theo quy định tại điểm này là thu nhập cá nhân nhận được từ lãi gửi VNĐ, vàng, ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng dưới các hình thức gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi theo thỏa thuận. Các trường hợp nhận lãi tiền gửi không phải từ các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng đều không thuộc diện được miễn thuế.
7.2. Lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là khoản lãi mà cá nhân nhận được theo hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm.
7.3. Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với các khoản lãi nêu trên như sau:
- Đối với thu nhập từ lãi tiền gửi là sổ tiết kiệm (hoặc thẻ tiết kiệm), chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi theo thỏa thuận.
- Đối với thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là chứng từ trả tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ".
Hướng dẫn
Thông tư 27/2009/TT-BTC hướng dẫn giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính tạm thời hướng dẫn thực hiện việc giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân như sau:
Điều 1. Đối tượng được giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân
1. Đối tượng được giãn nộp thuế thu nhập cá nhân quy định tại Thông tư này bao gồm:
- Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh. thu nhập từ tiền lương, tiền công. thu nhập từ đầu tư vốn. thu nhập từ chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán). thu nhập từ bản quyền. thu nhập từ nhượng quyền thương mại. thu nhập từ nhận thừa kế. thu nhập từ nhận quà tặng,
- Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán). thu nhập từ bản quyền. thu nhập từ nhượng quyền thương mại,
2. Các đối tượng không được giãn nộp thuế:
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. thu nhập từ trúng thưởng.
- Cá nhân không cư trú (kể cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam hoặc rời Việt Nam trước ngày 30/6/2009) có thu nhập từ kinh doanh. thu nhập từ tiền lương, tiền công. thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. thu nhập từ trúng thưởng. thu nhập từ nhận thừa kế. thu nhập từ nhận quà tặng.
Điều 2. Giãn thời hạn nộp thuế:
1. Thời gian được giãn nộp thuế: từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/5/2009.
2. Xác định số thuế giãn nộp:
Số thuế thu nhập cá nhân được giãn thời hạn nộp thuế được xác định như sau:
2.1. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú: là số thuế thu nhập cá nhân đơn vị chi trả thu nhập phải khấu trừ hàng tháng hoặc số thuế thu nhập cá nhân do cá nhân trực tiếp kê khai hàng tháng (đối với các cá nhân phải trực tiếp khai thuế).
2.2. Đối với thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán), từ bản quyền, nhượng quyền thương mại: là số thuế thu nhập cá nhân phải kê khai hoặc đơn vị chi trả thu nhập khấu trừ theo từng lần phát sinh thu nhập.
2.3. Đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú:
a) Đối với trường hợp tạm nộp thuế thu nhập cá nhân theo quý:
- Trường hợp cá nhân kinh doanh thực hiện đúng chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, hạch toán được doanh thu, chi phí, nộp thuế theo kê khai thì số thuế thu nhập cá nhân được giãn nộp là số thuế quý tạm tính theo kê khai.
- Trường hợp cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu kinh doanh, không hạch toán được chi phí số thuế thu nhập cá nhân được giãn nộp là số thuế quý tạm nộp tính theo doanh thu kê khai và tỷ lệ thu nhập chịu thuế.
- Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định thì số thuế được giãn nộp là số thuế khoán phải nộp trong quý đã được cơ quan thuế thông báo.
b) Đối với cá nhân cho thuê nhà, cho thuê tài sản thu tiền một lần cho nhiều tháng, số thuế thu nhập cá nhân được giãn nộp là số thuế tương ứng với tháng được giãn nộp.
c) Đối với cá nhân kinh doanh lưu động, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán ổn định có nhu cầu xuất hoá đơn lẻ thì số thuế thu nhập cá nhân được giãn nộp được xác định bằng số thuế tạm nộp tính trên doanh thu cho từng chuyến hàng hoặc doanh thu ghi trên hoá đơn lẻ.
d) Đối với cá nhân nhận đại lý bán hàng hoá hưởng hoa hồng (bảo hiểm, xổ số…): số thuế thu nhập cá nhân được giãn nộp là số thuế đơn vị chi trả hoa hồng tạm khấu trừ hàng tháng.
Đối với các trường hợp không được giãn nộp thuế, tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập và cá nhân có thu nhập vẫn thực hiện kê khai nộp thuế theo quy định tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
3. Trình tự, thủ tục giãn nộp thuế:
3.1. Đối với các khoản thu nhập phải khấu trừ thuế: tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho các đối tượng được giãn nộp thuế, khi trả thu nhập vẫn tính số thuế phải khấu trừ và thông báo cho cá nhân nhận thu nhập biết số thuế khấu trừ được tạm giãn nộp. hàng tháng vẫn phải lập tờ khai số thuế đã khấu trừ theo quy định hiện hành và nộp tờ khai cho cơ quan thuế để cơ quan thuế nắm được số thuế phát sinh nhưng được giãn nộp thuế.
3.2. Đối với các khoản thu nhập cá nhân nộp thuế phải trực tiếp kê khai với cơ quan thuế:
Cá nhân thuộc đối tượng được giãn nộp thuế có các khoản thu nhập theo quy định phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế vẫn phải lập và nộp tờ khai thuế theo quy định hiện hành.
3.3. Số thuế được giãn nộp, cá nhân có thu nhập được giữ lại trong thời gian được giãn.
Đến tháng 5 năm 2009, Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định việc xử lý số thuế được giãn nộp này, khi đó sẽ thực hiện theo quyết định của Quốc hội.
4. Xử lý vi phạm:
Trong thời gian được giãn nộp thuế, tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế, cá nhân có các khoản thu nhập thuộc đối tượng được giãn nộp thuế không bị coi là vi phạm chậm nộp thuế và không bị xử phạt hành chính về hành vi chậm nộp tiền thuế đối với số thuế được giãn nộp.
Các hành vi vi phạm khác về khấu trừ thuế, khai thuế vẫn bị xử phạt hành chính theo các quy định của Luật quản lý thuế.
Hết thời hạn giãn nộp thuế, tổ chức, cá nhân được giãn nộp thuế phải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho các khoản thu nhập phát sinh từ ngày 01/01/2009. Trong quá trình thực hiện phát sinh vướng mắc đề nghị có ý kiến về Bộ Tài chính để được giải quyết kịp thời.
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN.
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
Thực hiện cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế TNCN, Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số thủ tục hành chính về thuế TNCN như sau:
Điều 1. Sửa đổi một số mẫu tờ khai, bảng kê và văn bản kê khai thuế TNCN như sau (Danh mục kèm theo Thông tư này):
1. Tờ khai khấu trừ thuế TNCN dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thực hiện theo mẫu số 02/KK-TNCN, Tờ khai khấu trừ thuế TNCN dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán, từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, từ trúng thưởng cho cá nhân và trả thu nhập từ kinh doanh cho cá nhân không cư trú thực hiện theo mẫu số 03/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này, thay thế cho các mẫu số 02/KK-TNCN, mẫu số 03/KK-TNCN và mẫu số 04/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNCN và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 84/2008/TT-BTC)
2. Tờ khai quyết toán thuế TNCN dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho cá nhân thực hiện theo mẫu số 05/KK-TNCN, và các Bảng kê (mẫu số 05A/BK-TNCN, mẫu số 05B/BK-TNCN) ban hành theo Thông tư này, thay thế cho các mẫu số 05/KK-TNCN, mẫu số 05A/BK-TNCN và mẫu số 05B/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC.
3. Tờ khai quyết toán thuế TNCN dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán, từ bản quyền, từ nhượng quyền thương mại, từ trúng thưởng cho cá nhân và trả thu nhập từ kinh doanh cho cá nhân không cư trú thực hiện theo mẫu số 06/KK-TNCN và bảng kê thực hiện theo mẫu số 06B/BK-TNCN ban hành theo Thông tư này, thay thế mẫu số 06/KK-TNCN và bảng kê theo mẫu số 06B/BK-TNCN. Bãi bỏ các bảng kê theo mẫu số 06A/BK-TNCN, 06C/BK-TNCN và 06D/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC.
4. Tờ khai thuế TNCN áp dụng chung cho cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công khai trực tiếp với cơ quan thuế thực hiện theo mẫu số 07/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này, thay thế cho mẫu số 07/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC.
5. Tờ khai tạm nộp thuế TNCN (dành cho cá nhân kinh doanh thực hiện nộp thuế theo kê khai) thực hiện theo mẫu số 08/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này, thay thế cho mẫu số 08/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC.
6. Tờ khai tạm nộp thuế TNCN (dành cho nhóm cá nhân kinh doanh thực hiện nộp thuế theo kê khai) thực hiện theo mẫu số 08A/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này, thay thế cho mẫu số 08A/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC.
7. Tờ khai quyết toán thuế TNCN (dành cho nhóm cá nhân kinh doanh) thực hiện theo mẫu số 08B/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này, thay thế cho mẫu số 08B/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC.
8. Tờ khai quyết toán thuế TNCN dành cho cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương và cá nhân có thu nhập từ kinh doanh thực hiện theo mẫu số 09/KK-TNCN và các phụ lục theo mẫu số 09A/PL-TNCN, 09B/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này, thay thế cho các mẫu số 09/KK-TNCN và phụ lục theo mẫu số 09A/PL-TNCN, 09B/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC.
9. Tờ khai quyết toán thuế TNCN dành cho cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán thực hiện theo mẫu số 13/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này, thay thế cho mẫu số mẫu số 13/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC.
10. Văn bản đề nghị giảm thuế TNCN thực hiện theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này, thay thế cho mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC.
11. Tờ khai khấu trừ thuế TNCN dành cho cơ sở giao đại lý bảo hiểm trả thu nhập cho đại lý bảo hiểm thực hiện theo mẫu số 01/KK-BH ban hành kèm theo Thông tư này, thay thế cho mẫu số 01/KK-BH ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký thuế, khấu trừ thuế, khai thuế và quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân làm đại lý bảo hiểm (sau đây gọi tắt là Thông tư số 10/2009/TT-BTC).
12. Tờ khai tổng hợp thuế TNCN dành cho cơ sở giao đại lý bảo hiểm trả thu nhập cho đại lý bảo hiểm thực hiện theo mẫu số 02/KK-BH và Bảng kê thu nhập chịu thuế và thuế TNCN đã khấu trừ đối với thu nhập của đại lý bảo hiểm thực hiện theo mẫu số 02A/BK-BH ban hành kèm theo Thông tư này, thay thế cho các mẫu số 02/KK-BH, mẫu số 02A/BK-BH ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BTC.
13. Tờ khai khấu trừ thuế TNCN dành cho cơ sở giao đại lý xổ số trả thu nhập cho đại lý xổ số thực hiện theo mẫu số 01/KK-XS ban hành kèm theo Thông tư này, thay thế cho mẫu số 01/KK-XS ban hành kèm theo Thông tư số 42/2009/TT-BTC ngày 09/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn khấu trừ thuế TNCN đối với cá nhân làm đại lý xổ số và khấu trừ thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhâp từ trúng thưởng xổ số (sau đây gọi tắt là Thông tư số 42/2009/TT-BTC).
14. Tờ khai quyết toán thuế TNCN dành cho cơ sở giao đại lý xổ số trả thu nhập cho đại lý xổ số thực hiện theo mẫu số 02/KK-XS, Bảng kê thu nhập chịu thuế và thuế TNCN đã khấu trừ đối với thu nhập của đại lý xổ số thực hiện theo mẫu số 02A/BK-XS ban hành kèm theo Thông tư này, thay thế cho các mẫu số 02/KK-XS, mẫu số 02A/BK-XS ban hành kèm theo Thông tư số 42/2009/TT-BTC.
15. Tờ khai thuế TNCN dành cho cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng, nhận cổ tức ghi tăng vốn góp thực hiện theo mẫu số 24/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này, thay thế mẫu số 24/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 84/2008/TT-BTC.
16. Bãi bỏ các Phụ lục giảm thuế TNCN (mẫu số 01/KKQT-TNCN, mẫu số 02/KKQT-TNCN, mẫu số 03/KKQT-TNCN) ban hành kèm theo Thông tư số 176/2009/TT-BTC ngày 09/9/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc giảm thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm việc tại Khu kinh tế để thực hiện thống nhất theo các tờ khai, bảng kê tại Điều 1 Thông tư này.
Tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công cho cá nhân làm việc tại Khu kinh tế thực hiện kê khai quyết toán số thuế TNCN đã khấu trừ sau khi giảm thuế theo các mẫu số 05/KK-TNCN, và các Bảng kê mẫu số 05A/KK-TNCN, mẫu số 05B/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
Cá nhân có thu nhập trong khu kinh tế được giảm thuế TNCN thực hiện kê khai số thuế TNCN được giảm tại Tờ khai quyết toán thuế TNCN theo mẫu số 09/KK-TNCN và các Phụ lục theo mẫu số 09A/PL-TNCN, 09B/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2: Bãi bỏ hướng dẫn về hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNCN quy định tại điểm 3.2, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC và thay thế bằng hướng dẫn sau:
3.2. Hồ sơ hoàn thuế gồm có:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (đối với các đối tượng phải quyết toán thuế TNCN).
- Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN (đối với những cá nhân được giảm thuế TNCN do bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo có yêu cầu hoàn thuế).
- Chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế thu nhập cá nhân (bản chính).
Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh, cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo thuế suất 20% thuộc đối tượng phải khai quyết toán thuế. cá nhân được giảm thuế do bị thiên tai, hoả hoạn, tai nan bất ngờ, mắc bệnh hiểm nghèo sau khi được giảm thuế có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp, nếu có yêu cầu hoàn thuế thì phản ánh vào chỉ tiêu “Tổng số thuế đề nghị hoàn” tương ứng tại các tờ khai, kèm theo các chứng từ, biên lai nộp thuế.
Căn cứ vào yêu cầu hoàn thuế phản ánh trên tờ khai quyết toán, văn bản đề nghị giảm thuế cơ quan thuế sẽ kiểm tra và thực hiện hoàn thuế, cá nhân đề nghị hoàn thuế không phải làm các thủ tục hoàn thuế quy định tại điểm 6 mục I, phần G Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và quy định tại điểm 6, Mục I, Phần B, Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu qua ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
Điều 3: Tổ chức thực hiện:
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Đối với các Tờ khai quyết toán thuế TNCN, thủ tục hoàn thuế được áp dụng ngay cho kỳ quyết toán thuế năm 2009, các nội dung khác áp dụng ngay từ kỳ kê khai thuế TNCN năm 2010 trở đi. Các thủ tục hành chính về thuế TNCN không được hướng dẫn tại Thông tư này tiếp tục thực hiện theo các văn bản pháp luật hiện hành.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để nghiên cứu giải quyết./.
Chỉ thị 22/2008/CT-TTg thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Luật Thuế thu nhập cá nhân đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 13/2007/L-CTN ngày 05 tháng 12 năm 2007 về việc công bố toàn văn Luật này.
Luật Thuế thu nhập cá nhân có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiều đối tượng, lĩnh vực, đặt ra yêu cầu trong công tác tổ chức triển khai thực hiện cần có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các Bộ, cơ quan, chính quyền các cấp ở địa phương, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức đoàn thể quần chúng và nhân dân. Xuất phát từ yêu cầu trên và để triển khai thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân đạt được kết quả tốt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay một số nhiệm vụ sau:
I. THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1. Trong tháng 7 năm 2008, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Trung ương) do một Phó Trưởng ban Thường trực và các Ủy viên là lãnh đạo một số Bộ, cơ quan liên quan.
Ban Chỉ đạo Trung ương có Tổ Thường trực giúp việc đặt tại Bộ Tài chính, Tổ Thường trực do một Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Tổ trưởng, các thành viên tham gia là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan. Ban Chỉ đạo Trung ương có trách nhiệm:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, tiến độ và các biện pháp để triển khai thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân.
b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, cơ quan và các địa phương thực hiện chương trình, kế hoạch và các biện pháp đã đề ra.
c) Hàng quý, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện của các Bộ, ngành và các địa phương. Phát hiện và chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân và Chỉ thị này.
d) Giao Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương quyết định cụ thể những chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân và Chỉ thị này nghiêm túc, đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra.
2. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong tháng 8 năm 2008 quyết định thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân ở địa phương (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo địa phương) do một đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban. các thành viên Ban Chỉ đạo địa phương gồm: lãnh đạo Sở Tài chính, Cục thuế và các Sở, Ban, ngành có liên quan. Ban Chỉ đạo địa phương chịu trách nhiệm:
a) Tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng ở địa phương lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân và Chỉ thị này trên địa bàn. Tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm các chương trình, kế hoạch và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương, bảo đảm đúng tiến độ, nội dung và yêu cầu đã đề ra.
b) Căn cứ chương trình, kế hoạch, tiến độ và biện pháp của Ban Chỉ đạo Trung ương cụ thể hóa nội dung kế hoạch, biện pháp tổ chức triển khai thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân ở địa phương.
c) Vào tháng cuối của mỗi quý, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị này ở địa phương báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương.
d) Trong năm 2008, tập trung chỉ đạo hoàn thành việc đăng ký thuế cho tất cả các cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế và tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập trên địa bàn.
II. CÔNG TÁC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1. Trong quý III năm 2008, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và các Thông tư hướng dẫn thi hành.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký kinh doanh theo hướng cá nhân kinh doanh có nhiều người cùng tham gia góp vốn kinh doanh thì trong Giấy đăng ký kinh doanh phải ghi rõ cá nhân đứng tên để tạo điều kiện cho việc kê khai, tính thu nhập chịu thuế riêng của từng cá nhân.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan hướng dẫn việc xác định các mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với lao động trong các ngành, nghề để làm căn cứ xác định các khoản thu nhập được trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân. hướng dẫn việc xác định người phụ thuộc không có khả năng lao động để làm cơ sở khi tính giảm trừ gia cảnh.
4. Bộ Y tế nghiên cứu ban hành danh mục bệnh hiểm nghèo để làm căn cứ xét giảm thuế thu nhập cá nhân. chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xác nhận đối tượng bị tàn tật, không có khả năng lao động làm căn cứ tính giảm trừ gia cảnh.
III. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỐ BIẾN PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tốt việc tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, các nội dung cơ bản của Luật, các văn bản hướng dẫn và thủ tục hành chính về thuế thu nhập cá nhân đến tất cả các cơ quan, doanh nghiệp và mọi người dân hiểu, thực hiện và giám sát việc thực hiện. Chủ động triển khai hệ thống hỗ trợ, hướng dẫn về thuế.
2. Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến về Luật thuế thu nhập cá nhân trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương mình.
3. Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các đài phát thanh và truyền hình ở địa phương dành thời lượng thỏa đáng để tuyên truyền, phổ biến về Luật thuế thu nhập cá nhân. Các báo của Trung ương và địa phương dành chuyên mục để phổ biến, đăng tải các ấn phẩm tuyên truyền về thuế thu nhập cá nhân.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1. Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Thuế đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hóa công tác quản lý thuế theo Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010. Trước mắt, trong năm 2008 triển khai ngay một số việc sau:
a) Chỉ đạo cơ quan Thuế phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức việc đăng ký thuế đến tất cả các đối tượng có thu nhập thuộc diện chịu thuế và đơn vị chi trả thu nhập. Chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 phải hoàn thành việc đăng ký thuế cho các đối tượng này.
b) Đầu tư thiết bị và các phần mềm ứng dụng để quản lý đối tượng nộp thuế và thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Hỗ trợ các cơ quan chi trả thu nhập trong việc kê khai, tính thuế, nộp thuế và hướng dẫn, giải pháp pháp luật, thủ tục hành chính về thuế thu nhập cá nhân.
c) Xây dựng quy chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa cơ quan thuế với các cơ quan quản lý nhà đất, quản lý lao động, xuất nhập cảnh, ngân hàng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước để phục vụ công tác quản lý thuế.
d) Tổ chức tập huấn, học tập pháp luật, thủ tục hành chính thuế thu nhập cá nhân cho cán bộ, công chức thuế, các tổ chức chi trả thu nhập và cá nhân nộp thuế. Thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính thuế để các tổ chức, cá nhân biết.
đ) Kiện toàn bộ phận chuyên trách quản lý thuế thu nhập cá nhân trong hệ thống ngành thuế. tăng cường bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt tham gia quản lý thuế thu nhập cá nhân.
e) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề ra các biện pháp tăng cường quản lý các hoạt động về đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán nhằm quản lý chặt chẽ thu nhập từ các hoạt động này.
2. Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan đẩy mạnh triển khai Đề án quản lý thanh toán, phát triển mạnh các hình thức thanh toán qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tiến tới không sử dụng tiền mặt trong các giao dịch kinh tế theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 về việc “Phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam.”
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đề xuất các biện pháp cải tiến các thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật, dịch vụ kiểm toán, kế toán, dịch vụ thuế nhằm phát triển rộng rãi dịch vụ này để tăng cường hỗ trợ người nộp thuế trong việc kê khai, tính thuế, nộp thuế đúng quy định.
4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và tiền lương để kiểm soát việc chi trả tiền lương, tiền công thực tế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng chỉ đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng tăng cường quản lý hoạt động đăng ký, chuyển nhượng bất động sản, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, đồng thời phối hợp với cơ quan Thuế quản lý chặt chẽ giá cả và thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn.
6. Bộ Công thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, xử lý nghiêm các cá nhân thực tế có kinh doanh (bao gồm cả các cá nhân hành nghề độc lập) nhưng không có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
7. Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp gian lận, trốn thuế hoặc không chấp hành pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
8. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên thuộc phạm vi Bộ mình quản lý thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân và pháp luật quản lý thuế.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương và các Ban Chỉ đạo địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Chỉ thị này.
Hướng dẫn
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 29, Điều 31 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
“Điều 29. Khai thuế thu nhập cá nhân.
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế và cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân thực hiện khai thuế như sau:
1. Khai thuế theo tháng:
a) Khai thuế theo tháng áp dụng với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập có thực hiện khấu trừ thuế đối với:
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công.
- Thu nhập từ đầu tư vốn.
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán.
- Thu nhập từ trúng thưởng.
- Thu nhập từ bản quyền.
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
- Thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú.
b) Hồ sơ khai thuế tháng là Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
2. Khai thuế theo quý:
a) Khai thuế quý áp dụng với cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh có thu nhập từ kinh doanh thực hiện nộp thuế theo phương thức kê khai. Hồ sơ khai thuế là tờ khai tạm nộp thuế thu nhập cá nhân.
b) Khai thuế theo quý đối với tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập hàng tháng có tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ theo từng loại tờ khai thuế thấp hơn 5 triệu đồng. Hồ sơ khai thuế là tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
3. Khai thuế theo năm:
a) Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập:
- Khai quyết toán thuế năm đối với các khoản thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ và các khoản giảm trừ khác (nếu có).
- Hồ sơ khai thuế:
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
+ Bảng kê thu nhập chịu thuế và thu nhập cá nhân đã khấu trừ.
b) Đối với cá nhân:
- Khai quyết toán thuế năm đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công. thu nhập từ kinh doanh có số thuế phải nộp lớn hơn số thuế đã khấu trừ hoặc có yêu cầu hoàn thuế, bù trừ thuế vào kỳ sau.
Trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại một nơi duy nhất ủy quyền cho tổ chức chi trả thu nhập quyết toán thuế thay.
- Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo thuế suất 20%.
- Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh thực hiện phương thức khoán thuế khai thuế mỗi năm một lần.
4. Khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
c) Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng.
5. Khai thuế đối với một số trường hợp khác của cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài.
6. Bộ Tài chính quy định về hồ sơ khai thuế đối với các trường hợp nêu tại điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.”
Căn cứ Luật Thuế Thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số thủ tục hành chính hướng dẫn tại Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính như sau:
Điều 1. Sửa đổi Điểm 2.3 mục I phần D như sau:
“2.3. Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán) và các cá nhân có thu nhập chịu thuế khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thuế, thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 01/ĐK-TNCN ban hành kèm theo thông tư này.
- Bản sao (không cần công chứng) chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng”.
Điều 2. Bổ sung thêm Điểm 4 vào mục I phần D như sau:
“4. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thuế:
4.1. Đối với hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cục Thuế, thời hạn cấp mã số thuế không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký thuế đã được kê khai đầy đủ các chỉ tiêu.
Trường hợp nhận hồ sơ đăng ký thuế qua hệ thống bưu điện, thời hạn cấp mã số thuế không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận (theo sổ đăng ký công văn đến) hồ sơ đăng ký thuế đã được kê khai đầy đủ các chỉ tiêu.
4.2. Đối với hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại chi cục Thuế, thời hạn cấp mã số thuế không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký thuế đã được kê khai đầy đủ các chỉ tiêu.
Trường hợp nhận hồ sơ đăng ký thuế qua hệ thống bưu điện, thời hạn cấp mã số thuế không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận (theo sổ đăng ký công văn đến) hồ sơ đăng ký thuế đã được kê khai đầy đủ các chỉ tiêu”.
Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
....
Chương 3.
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Điều 26. Đăng ký thuế, cấp mã số thuế
1. Cá nhân có thu nhập chịu thuế thực hiện đăng ký thuế để được cơ quan Thuế cấp mã số thuế.
2. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thực hiện đăng ký thuế để được cơ quan Thuế cấp mã số thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã được cấp mã số thuế trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng mã số đó.
Điều 27. Khấu trừ thuế
1. Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của đối tượng nộp thuế trước khi chi trả thu nhập
2. Các loại thu nhập phải khấu trừ thuế:
a. Thu nhập của cá nhân không cư trú, bao gồm cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam.
b. Thu nhập từ tiền lương, tiền công.
c. Thu nhập từ đầu tư vốn.
d. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán
đ. Thu nhập từ trúng thưởng
e. Thu nhập từ bản quyền.
g. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể các trường hợp khấu trừ thuế và cách thức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân quy định tại Điều này.
Điều 28. Các trường hợp không thực hiện khấu trừ thuế
1. Không thực hiện khấu trừ thuế đối với:
a. Thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú.
b. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
c. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân.
d. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân.
2. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, đối tượng nộp thuế trực tiếp khai thuế, nộp thuế với cơ quan Thuế.
Điều 29. Khai thuế thu nhập cá nhân
1. Khai thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế quy định tại Điều 27 Nghị định này như sau:
a. Khai thuế theo tháng áp dụng đối với thu nhập khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này. trường hợp tổng số thuế khấu trừ hàng tháng dưới 5 triệu đồng thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện khai tạm nộp thuế theo quý.
b. Khai thuế năm:
Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập khai quyết toán thuế năm đối với thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ và các khoản giảm trừ khác (nếu có).
2. Khai thuế đối với cá nhân người nộp thuế:
a. Cá nhân kinh doanh, cá nhân hành nghề độc lập khai thuế theo quý.
b. Cá nhân khai thuế theo từng lần phát sinh đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn (trừ chuyển nhượng chứng khoán). thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ thừa kế. thu nhập từ quà tặng.
c. Cá nhân khai quyết toán thuế năm đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh đối với trường hợp thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, nộp thuế theo kê khai và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo mức thuế suất 20%.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc khai thuế, quyết toán thuế quy định tại Điều này.
Điều 30. Trách nhiệm khấu trừ, khai thuế của người sử dụng lao động khi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho cá nhân
Người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế phải nộp vào tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động, thực hiện việc khai thuế và nộp số thuế đã khấu trừ vào ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:
1. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế của từng người lao động căn cứ vào thu nhập tính thuế tháng, mức tạm tính giảm trừ gia cảnh và biểu thuế luỹ tiến từng phần. Người lao động không phải khai thuế theo tháng.
Hàng tháng, người sử dụng lao động tạm tính giảm trừ gia cảnh theo bản khai đầu năm của đối tượng nộp thuế để tính số thuế phải nộp trong tháng, thực hiện khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai tạm tính giảm trừ gia cảnh này.
2. Đối với các khoản tiền công, tiền chi khác cho cá nhân không ký hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập tạm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% số thu nhập đối với cá nhân có mã số thuế. Trường hợp cá nhân không có mã số thuế thì khấu trừ theo tỷ lệ 20%. Cá nhân có thu nhập được tạm khấu trừ quy định tại khoản này không phải khai thuế theo tháng.
Bộ Tài chính quy định cụ thể mức thu nhập làm cơ sở tạm khấu trừ theo tỷ lệ quy định tại khoản này.
Điều 31. Khai thuế đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh
1. Cá nhân kinh doanh thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ:
a. Hàng quý thực hiện khai thuế, tạm nộp thuế thu nhập cá nhân theo kết quả kinh doanh tạm tính của quý. Số thuế tạm nộp hàng quý được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế đã tính giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và những người phụ thuộc mà người nộp thuế nhận trách nhiệm nuôi dưỡng và Biểu thuế luỹ tiến từng phần.
b. Thực hiện khai quyết toán thuế năm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của số liệu đã kê khai.
2. Việc xác định đối tượng nộp thuế là cá nhân kinh doanh trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
a. Trường hợp chỉ có một người đứng tên trong đăng ký kinh doanh thì đối tượng nộp thuế được xác định là người đứng tên trong đăng ký kinh doanh.
b. Trường hợp nhiều người đứng tên trong đăng ký kinh doanh và cùng tham gia kinh doanh thì đối tượng nộp thuế được xác định là từng thành viên cùng đứng tên trong đăng ký kinh doanh.
c. Trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều người cùng tham gia kinh doanh thì đối tượng nộp thuế được xác định là người đứng tên trong đăng ký kinh doanh. Các thành viên khác trong gia đình được xác định là người làm công nếu đủ 15 tuổi trở lên hoặc được xác định là người phụ thuộc nếu dưới 15 tuổi.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc khai thuế quy định tại Điều này.
Điều 32. Hoàn thuế
1. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau:
a. Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp.
b. Số tiền giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều 12 Nghị định này thực tế lớn hơn số tạm tính giảm trừ.
c. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo quy định tại Điều 13 Nghị định này chưa giảm trừ khi tính thuế.
2. Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ hoàn thuế quy định tại Điều này.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần D – ĐĂNG KÝ THUẾ, KHẤU TRỪ THUẾ, KHAI THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ, HOÀN THUẾ
I. ĐĂNG KÝ THUẾ
1. Đối tượng phải đăng ký thuế
Theo quy định tại Điều 21 của Luật Quản lý thuế. Điều 2 và Điều 8 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, đối tượng phải đăng ký thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
1.1. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập, bao gồm:
1.1.1. Các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh kể cả các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, thuộc đối tượng phải đăng ký thuế theo hướng dẫn tại Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế.
1.1.2. Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp.
1.1.3. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
1.1.4. Các đơn vị sự nghiệp.
1.1.5. Các tổ chức quốc tế và tổ chức nước ngoài.
1.1.6. Các Ban quản lý dự án, Văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài.
1.1.7 Các đơn vị trả thu nhập khác.
Trường hợp cơ quan trả thu nhập có đơn vị trực thuộc, có tư cách pháp nhân, hạch toán riêng thì các đơn vị này cũng phải thực hiện đăng ký thuế.
1.2. Cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, bao gồm:
1.2.1. Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh bao gồm cả cá nhân hành nghề độc lập. cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng miễn thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký thuế thu nhập cá nhân đồng thời với việc đăng ký các loại thuế khác.
1.2.2. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công.
1.2.3. Các cá nhân có thu nhập chịu thuế khác (nếu phát sinh thường xuyên).
Các đối tượng nêu tại điểm 1.1 và điểm 1.2 nêu trên nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì không phải đăng ký mới. Mã số thuế đã cấp được tiếp tục sử dụng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân có nhiều khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thì chỉ đăng ký thuế một lần. Mã số thuế được sử dụng chung để khai thuế đối với tất cả các khoản thu nhập.
...
II. KHẤU TRỪ THUẾ, KHAI THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ
1. Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của đối tượng nộp thuế trước khi trả thu nhập.
...
3.5. Thủ tục hoàn thuế
Sau khi xác định hồ sơ hoàn thuế là hợp lệ, cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế và gửi quyết định hoàn thuế cho Kho bạc nhà nước đồng cấp và gửi cho cá nhân được hoàn thuế.
Kho bạc nhà nước đồng cấp nhận được quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế có trách nhiệm hoàn trả lại tiền thuế cho cá nhân được hoàn thuế.
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Thông tư 84/2008/TT-BTC) như sau:
...
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung tiết 1.2.7, khoản 1, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC như sau:
Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hoá. tiền lương, tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ 500.000 đồng trở lên cho mỗi lần chi trả hoặc tổng giá trị hoa hồng, tiền công dịch vụ thì phải khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân theo hướng dẫn sau:
...
Điều 6. Bổ sung điểm 2.2, khoản 2, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC về khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh như sau:
1. Đối với hoạt động cho thuê nhà, tài sản:
...
Điều 7. Bổ sung vào cuối khoản 2, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC về khai thuế đối với cá nhân có thu nhập từ đầu tư vốn:
...
Điều 8. Bổ sung, sửa đổi điểm 2.8, khoản 2, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC :
Điểm 2.8 khoản 2, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT- BTC hướng dẫn như sau: "Căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế kiểm tra, tính thuế để người nhận thừa kế, quà tặng nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Trường hợp thu nhập từ thừa kế, quà tặng dưới 10 triệu đồng"
Nay sửa lại như sau: "Căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế kiểm tra, tính thuế để người nhận thừa kế, quà tặng nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Trường hợp thu nhập từ thừa kế, quà tặng dưới 10 triệu đồng hoặc được miễn thuế thì cơ quan thuế sẽ xác nhận vào tờ khai".
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân,
...
Chương 3.
CHÍNH SÁCH VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Điều 27. Đăng ký thuế, cấp mã số thuế
1. Cá nhân có thu nhập chịu thuế thực hiện đăng ký thuế để được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho bản thân và cho mỗi người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh.
2. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thực hiện đăng ký thuế để được cơ quan thuế cấp mã số thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã được cấp mã số thuế trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng mã số đó.
Điều 28. Khấu trừ thuế
1. Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập.
2. Các loại thu nhập phải khấu trừ thuế:
a) Thu nhập của cá nhân không cư trú, bao gồm cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam.
b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao, kể cả tiền thù lao từ hoạt động môi giới.
c) Thu nhập của cá nhân từ hoạt động đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp.
d) Thu nhập từ đầu tư vốn.
đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú, chuyển nhượng chứng khoán.
e) Thu nhập từ trúng thưởng.
g) Thu nhập từ bản quyền.
h) Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể các trường hợp, mức và phương pháp khấu trừ thuế thu nhập cá nhân quy định tại Điều này.
Điều 29. Các trường hợp không thực hiện khấu trừ thuế
1. Không thực hiện khấu trừ thuế đối với:
a) Thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân cư trú.
d) Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân.
2. Các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, người nộp thuế trực tiếp khai thuế, nộp thuế với cơ quan Thuế.
Điều 30. Khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế và cá nhân có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm thực hiện khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế như sau:
1. Khai thuế, nộp thuế theo tháng áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập có thực hiện khấu trừ thuế đối với các khoản thu nhập quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định này mà tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ hàng tháng theo từng loại tờ khai từ 50 triệu đồng trở lên, trừ trường hợp là đối tượng khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo quý.
2. Khai thuế, nộp thuế theo quý áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có thực hiện khấu trừ thuế đối với các khoản thu nhập quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định này nhưng không thuộc diện khai thuế, nộp thuế theo tháng quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh.
c) Thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả từ nước ngoài hoặc do các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng chưa thực hiện khấu trừ thuế.
3. Khai, nộp thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân cư trú.
c) Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng.
d) Thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ.
đ) Thu nhập phát sinh tại nước ngoài của cá nhân cư trú, trừ thu nhập từ tiền lương, tiền công.
e) Thu nhập phát sinh tại Việt Nam nhưng nhận thu nhập tại nước ngoài của cá nhân không cư trú, trừ thu nhập từ tiền lương, tiền công.
4. Khai thuế, nộp thuế theo năm: Áp dụng đối với cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
5. Khai quyết toán thuế
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập. cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. cá nhân cư trú chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo mức thuế suất 20% trên thu nhập có trách nhiệm khai quyết toán thuế năm, trừ các trường hợp sau:
a) Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp hàng quý mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.
b) Cá nhân, hộ kinh doanh chỉ có một nguồn thu nhập từ kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
c) Cá nhân, hộ gia đình chỉ có thu nhập từ việc cho thuê nhà, quyền sử dụng đất đã thực hiện nộp thuế theo kê khai tại nơi có nhà, quyền sử dụng đất cho thuê.
d) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh thường xuyên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị chi trả khấu trừ thuế tại nguồn nếu không có nhu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
đ) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công còn có thêm thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm không quá 20 triệu đồng đã nộp thuế tại nơi có nhà cho thuê, có quyền sử dụng đất cho thuê nếu không có nhu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
6. Cá nhân ủy quyền cho đơn vị chi trả thu nhập quyết toán thuế thay trong trường hợp cá nhân chỉ có một nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại một đơn vị hoặc ngoài nguồn tiền lương, tiền công phát sinh tại đơn vị, cá nhân còn có thêm thu nhập khác quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 5 Điều này.
7. Hồ sơ khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế đối với các trường hợp nêu tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Điều 31. Trách nhiệm khấu trừ, khai thuế, công bố thông tin của tổ chức trả thu nhập, tổ chức nơi cá nhân chuyển nhượng vốn, tổ chức lưu ký, phát hành chứng khoán, tổ chức Việt Nam ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế khi trả thu nhập cho cho cá nhân như sau:
a) Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân có ký hợp đồng lao động: Hàng tháng tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập khấu trừ thuế của từng cá nhân căn cứ vào thu nhập tính thuế tháng và biểu thuế Lũy tiến từng phần. tạm tính giảm trừ gia cảnh theo bản khai của người nộp thuế để tính số thuế phải nộp trong tháng, thực hiện khấu trừ thuế và không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai tạm tính giảm trừ gia cảnh này. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khai thuế, nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 30 Nghị định này và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b) Đối với các khoản tiền công, tiền chi khác cho cá nhân không ký hợp đồng lao động: Tổ chức, cá nhân chỉ trả thu nhập có trách nhiệm tạm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên số thu nhập trả cho cá nhân. Cá nhân có thu nhập tạm khấu trừ thuế quy định tại Khoản này không phải khai thuế theo tháng.
Bộ Tài chính quy định cụ thể mức thu nhập làm cơ sở khấu trừ thuế, tạm khấu trừ theo tỷ lệ quy định tại Điểm này.
2. Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân lưu ký chứng khoán, tổ chức phát hành chứng khoán có trách nhiệm khấu trừ thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán theo mức 0,1% trên giá bán chứng khoán từng lần, kể cả đối với trường hợp nộp thuế theo mức thuế suất 20% trên thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định này.
3. Doanh nghiệp nơi cá nhân có phần vốn góp được chuyển nhượng có trách nhiệm yêu cầu cá nhân cung cấp chứng từ đã hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với phần vốn đã chuyển nhượng trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn chịu trách nhiệm nộp thuế thay cho các cá nhân này.
4. Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi tắt là bên Việt Nam) có ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài mà nhà thầu đó có ký hợp đồng lao động với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì bên Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho nhà thầu nước ngoài về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài và về trách nhiệm cung cấp các thông tin về người lao động nước ngoài, gồm: Danh sách, quốc tịch, số hộ chiếu, thời gian làm việc, công việc đảm nhận, thu nhập cho bên Việt Nam để bên Việt Nam cung cấp cho cơ quan thuế chậm nhất trước 7 ngày kể từ ngày cá nhân nước ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Điều 32. Hoàn thuế
Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007 và có yêu cầu được hoàn thuế.
Thủ tục, hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Chương 4.ĐĂNG KÝ THUẾ, KHẤU TRỪ THUẾ, KHAI THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ, HOÀN THUẾ
Điều 24. Đăng ký thuế
1. Đối tượng phải đăng ký thuế
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP thì đối tượng phải đăng ký thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập bao gồm:
a.1) Các tổ chức, cá nhân kinh doanh kể cả các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, đơn vị trực thuộc hạch toán riêng và có tư cách pháp nhân riêng.
a.2) Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp.
a.3) Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
a.4) Các đơn vị sự nghiệp.
a.5) Các tổ chức quốc tế và tổ chức nước ngoài.
a.6) Các Ban quản lý dự án, Văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài.
a.7) Các tổ chức, cá nhân trả thu nhập khác.
b) Cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, bao gồm:
b.1) Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh bao gồm cả cá nhân hành nghề độc lập. cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng miễn thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký thuế thu nhập cá nhân đồng thời với việc đăng ký các loại thuế khác.
b.2) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công kể cả cá nhân nước ngoài làm việc cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài tại Việt Nam.
b.3) Cá nhân chuyển nhượng bất động sản.
b.4) Cá nhân có thu nhập chịu thuế khác (nếu có yêu cầu).
c. Người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh.
Các trường hợp đăng ký thuế nêu tại điểm a, b và c, khoản 1, Điều này, nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì không phải đăng ký mới. Cá nhân có nhiều khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thì chỉ đăng ký thuế một lần. Mã số thuế được sử dụng chung để khai thuế đối với tất cả các khoản thu nhập.
2. Hồ sơ đăng ký thuế
Thủ tục, hồ sơ đăng ký thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế.
3. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế
a) Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế.
b) Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế đối với một số trường hợp cụ thể:
b.1) Cá nhân có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nộp hồ sơ đăng ký thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp tờ khai đăng ký thuế của cá nhân và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
b.2) Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập: từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công, từ các khoản thu nhập chịu thuế khác được lựa chọn địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan, đơn vị trả thu nhập hoặc tại Chi cục Thuế nơi kinh doanh.
b.3) Cá nhân có thu nhập chịu thuế khác có thể nộp hồ sơ đăng ký thuế tại bất kỳ cơ quan thuế nào.
4. Đăng ký thuế đối với một số trường hợp cụ thể:
a) Đối với nhóm cá nhân kinh doanh thì người đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký thuế theo hướng dẫn đối với cá nhân kinh doanh để được cấp mã số thuế cho bản thân. Mã số thuế của người đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh được sử dụng để khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài,... chung cho cả nhóm và khai thuế thu nhập cá nhân cho bản thân người đại diện. Những cá nhân góp vốn khác trong nhóm đều phải thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế riêng như đối với cá nhân kinh doanh.
b) Đối với cá nhân chuyển nhượng bất động sản chưa có mã số thuế thì cơ quan thuế tự động cấp mã số thuế cho cá nhân căn cứ trên thông tin cá nhân tại Hồ sơ chuyển nhượng bất động sản.
c) Đối với cá nhân là người phụ thuộc và người nộp thuế có kê khai giảm trừ gia cảnh nếu chưa có mã số thuế thì cơ quan thuế tự động cấp mã số thuế cho người phụ thuộc căn cứ trên thông tin của người phụ thuộc tại Tờ khai đăng ký giảm trừ gia cảnh (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) của người nộp thuế.
Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
1. Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
a) Thu nhập của cá nhân không cư trú
Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. Số thuế phải khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Chương III (từ Điều 17 đến Điều 23) Thông tư này.
b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
b.3) Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế).
b.4) Doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý Quỹ hưu trí tự nguyện có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với tiền tích lũy mua bảo hiểm không bắt buộc, tiền tích lũy đóng quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 6, Điều 7 Thông tư này.
b.5) Số thuế phải khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được xác định theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này. của cá nhân không cư trú được xác định theo Điều 18 Thông tư này.
c) Thu nhập từ hoạt động đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp
Công ty xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập cho cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân. Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại khoản 5, Điều 7 Thông tư này.
d) Thu nhập từ đầu tư vốn
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ đầu tư vốn theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 2 Thông tư này có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân trừ trường hợp cá nhân tự khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 9, Điều 26 Thông tư này. Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư này.
đ) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
Mọi trường hợp chuyển nhượng chứng khoán đều phải khấu trừ thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng trước khi thanh toán cho người chuyển nhượng. Cụ thể việc khấu trừ thuế được thực hiện như sau:
đ.1) Đối với chứng khoán giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán:
đ.1.1) Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng khoán có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng trước khi thanh toán tiền cho cá nhân. Số thuế khấu trừ được xác định như hướng dẫn tại điểm b.2, khoản 2, Điều 11 Thông tư này.
đ.1.2) Công ty quản lý quỹ nơi cá nhân ủy thác quản lý danh mục đầu tư chứng khoán có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân ủy thác danh mục đầu tư chứng khoán theo bảng phân bổ của công ty gửi ngân hàng lưu ký mà công ty mở tài khoản lưu ký.
đ.2) Đối với chứng khoán chuyển nhượng không qua hệ thống giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán:
đ.2.1) Đối với chứng khoán của công ty đại chúng đã đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán:
Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng khoán khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng trước khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán.
đ.2.2) Đối với chứng khoán của công ty cổ phần chưa là công ty đại chúng nhưng tổ chức phát hành chứng khoán ủy quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông:
Công ty chứng khoán được ủy quyền quản lý danh sách cổ đông khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng trước khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu chứng khoán.
Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán phải xuất trình hợp đồng chuyển nhượng với Công ty chứng khoán khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu chứng khoán.
e.Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng vốn góp.
g) Thu nhập từ trúng thưởng
Tổ chức trả tiền thưởng có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng. Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư này.
h) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân. Số thuế khấu trừ được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển nhượng nhân (×) với thuế suất 5%. Trường hợp hợp đồng có giá trị lớn thanh toán làm nhiều lần thì lần đầu thanh toán, tổ chức, cá nhân trả thu nhập trừ 10 triệu đồng khỏi giá trị thanh toán, số còn lại phải nhân với thuế suất 5% để khấu trừ thuế. Các lần thanh toán sau sẽ khấu trừ thuế thu nhập tính trên tổng số tiền thanh toán của từng lần.
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
2. Chứng từ khấu trừ
a) Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.
b) Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:
b.1) Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
Ví dụ 15: Ông Q ký hợp đồng dịch vụ với công ty X để chăm sóc cây cảnh tại khuôn viên của Công ty theo lịch một tháng một lần trong thời gian từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014. Thu nhập của ông Q được Công ty thanh toán theo từng tháng với số tiền là 03 triệu đồng. Như vậy, trường hợp này ông Q có thể yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ theo từng tháng hoặc cấp một chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến tháng 12/2013 và một chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến tháng 04/2014.
b.2) Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.
Ví dụ 16: Ông R ký hợp đồng lao động dài hạn (từ tháng 9/2013 đến tháng hết tháng 8/2014) với công ty Y. Trong trường hợp này, nếu ông R thuộc đối tượng phải quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế và có yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ thì Công ty sẽ thực hiện cấp 01 chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến hết tháng 12/2013 và 01 chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 8/2014.
Điều 26. Khai thuế, quyết toán thuế
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khai thuế và quyết toán thuế theo hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ tại văn bản hướng dẫn về quản lý thuế. Nguyên tắc khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể:
1. Khai thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế theo tháng hoặc quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải khai thuế.
b) Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm tính thuế, cụ thể như sau:
b.1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên thì thực hiện khai thuế theo tháng, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo quý.
b.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập không thuộc diện khai thuế theo tháng theo hướng dẫn nêu trên thì thực hiện khai thuế theo quý.
c) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có ủy quyền.
2. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh
a) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế bao gồm:
a.1) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng chưa thực hiện khấu trừ thuế thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quý.
a.2) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quý.
b) Cá nhân, nhóm cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế bao gồm:
b.1) Cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai là cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu, không hạch toán được chi phí thực hiện khai thuế theo quý.
b.2) Cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thực hiện khai thuế theo năm.
b.3) Cá nhân kinh doanh lưu động (buôn chuyến) khai thuế thu nhập cá nhân theo từng lần phát sinh.
b.4) Cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng số khai thuế thu nhập cá nhân theo từng lần phát sinh đối với doanh thu trên hóa đơn.
b.5) Cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng khai thuế thu nhập cá nhân theo từng lần phát sinh.
b.6) Cá nhân, nhóm cá nhân có thu nhập từ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác khai thuế theo quý hoặc từng lần phát sinh.
c) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ các trường hợp sau:
c.1) Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.
c.2) Cá nhân, hộ kinh doanh chỉ có một nguồn thu nhập từ kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán.
c.3) Cá nhân, hộ gia đình chỉ có thu nhập từ việc cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất đã thực hiện nộp thuế theo kê khai tại nơi có nhà, quyền sử dụng đất cho thuê.
c.4) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
c.5) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm không quá 20 triệu đồng đã nộp thuế tại nơi có nhà cho thuê, có quyền sử dụng đất cho thuê nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
d) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:
d.1) Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại một đơn vị và thực tế đang làm việc ở đơn vị tại thời điểm ủy quyền quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.
d.2) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên và có thêm thu nhập khác theo hướng dẫn tại tiết c.4 và c.5, điểm c, khoản 2, Điều này.
đ) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
e) Nguyên tắc khai thuế, quyết toán thuế đối với một số trường hợp như sau:
e.1) Trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài đã tính và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài. Số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế.
e.2) Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên là dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
(kèm công thức)
Điều 27. Trách nhiệm của tổ chức Việt Nam ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam
Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi tắt là bên Việt Nam) có ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài mà nhà thầu đó có ký hợp đồng lao động với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì bên Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho nhà thầu nước ngoài về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài và về trách nhiệm cung cấp các thông tin về người lao động nước ngoài, gồm: danh sách, quốc tịch, số hộ chiếu, thời gian làm việc, công việc đảm nhận, thu nhập cho bên Việt Nam để bên Việt Nam cung cấp cho cơ quan thuế chậm nhất trước 07 ngày kể từ ngày cá nhân nước ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Điều 28. Hoàn thuế
1. Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế.
2. Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân. Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu có đề nghị hoàn trả.
3. Đối với cá nhân thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế có thể lựa chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan thuế.
4. Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012.
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
...
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 3 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế như sau:
...
15. Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 30 như sau:
“5. Khai quyết toán thuế
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập. cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế năm, trừ các trường hợp sau:
a) Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp hàng quý mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.
b) Cá nhân có thêm thu nhập vãng lai ở nơi khác ngoài thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh thường xuyên tại một đơn vị mà phần thu nhập vãng lai này bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị chi trả khấu trừ thuế tại nguồn nếu không có nhu cầu thì không quyết toán thuế.
c) Phần thu nhập của cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.”
16. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 như sau:
“Điều 31. Trách nhiệm khấu trừ, khai thuế, công bố thông tin của tổ chức trả thu nhập, tổ chức nơi cá nhân chuyển nhượng vốn, tổ chức lưu ký, phát hành chứng khoán, tổ chức Việt Nam ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế khi trả thu nhập cho cá nhân như sau:
a) Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên: Hàng tháng tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập khấu trừ thuế của từng cá nhân căn cứ vào thu nhập tính thuế tháng và biểu thuế Lũy tiến từng phần. tạm tính giảm trừ gia cảnh theo bản khai của người nộp thuế để tính số thuế phải nộp trong tháng, thực hiện khấu trừ thuế và không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai tạm tính giảm trừ gia cảnh này. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khai thuế, nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 30 Nghị định này và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b) Đối với các khoản tiền công, tiền chi khác cho cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng: Tổ chức, cá nhân chỉ trả thu nhập có trách nhiệm tạm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên số thu nhập trả cho cá nhân. Cá nhân có thu nhập tạm khấu trừ thuế quy định tại Khoản này không phải khai thuế theo tháng.
Bộ Tài chính quy định cụ thể mức thu nhập làm cơ sở khấu trừ thuế tạm khấu trừ theo tỷ lệ quy định tại Điểm này.
c) Doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người sử dụng lao động trước khi trả tiền bảo hiểm hoặc thu nhập cho cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này trong trường hợp người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm cho cá nhân.
d) Công ty xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập cho cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp với số tiền hoa hồng trên 100 triệu đồng/năm có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân.
đ) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuê nhà, thuê tài sản của cá nhân mà cá nhân cho thuê có tổng doanh thu từ kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm trở lên, nếu trong hợp đồng thuê có thỏa thuận bên đi thuê là người nộp thuế thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm khấu trừ thuế 5% trên số tiền thuê trước khi trả tiền cho cá nhân và nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
2. Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân lưu ký chứng khoán, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm khấu trừ thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán theo mức 0,1% trên giá bán chứng khoán từng lần.
3. Doanh nghiệp nơi cá nhân có phần vốn được chuyển nhượng có trách nhiệm yêu cầu cá nhân cung cấp chứng từ đã hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với phần vốn đã chuyển nhượng trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn chịu trách nhiệm nộp thuế thay cho các cá nhân này.
4. Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi tắt là bên Việt Nam) có ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài mà nhà thầu đó có ký hợp đồng lao động với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì bên Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho nhà thầu nước ngoài về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài và về trách nhiệm cung cấp các thông tin về người lao động nước ngoài, gồm: Danh sách, quốc tịch, số hộ chiếu, thời gian làm việc, công việc đảm nhận, thu nhập cho bên Việt Nam để bên Việt Nam cung cấp cho cơ quan thuế chậm nhất trước 7 ngày kể từ ngày cá nhân nước ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam.”
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH 12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và văn bản hướng dẫn thi hành
...
Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính, như sau:
...
Điều 6. Bổ sung điểm 2.5.5 vào điểm 2.5 mục II, phần D như sau:
...
Điều 7. Bổ sung khoản 4 vào mục II phần D như sau
Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định về thuế
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012.
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.
...
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
2. Sửa đổi Điểm b Khoản 5 Điều 30 như sau:
“b) Cá nhân, hộ kinh doanh có thu nhập từ kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này”.
3. Bổ sung Điểm e Khoản 5 Điều 30 như sau:
“e) Cá nhân là đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp đã được tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.”.
Hướng dẫn
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 và Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ Tài chính như sau:
Điều 1. Sửa đổi một số điểm của Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 như sau:
1. Sửa đổi điểm 3.5, Mục II, Phần A như sau:
"3.5. Thu nhập nhận được từ các khoản lãi trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác do các tổ chức trong nước phát hành (kể cả các tổ chức nước ngoài được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam), trừ thu nhập từ lãi trái phiếu do Chính phủ Việt Nam phát hành và thu nhập từ lãi tiền gửi quy định tại điểm 7, Mục III, Phần A Thông tư này".
Hướng dẫn
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 và Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ Tài chính như sau:
Điều 1. Sửa đổi một số điểm của Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 như sau:
...
2. Sửa đổi điểm 7, Mục III, Phần A như sau:
"7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng. lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
7.1. Lãi tiền gửi được miễn thuế theo quy định tại điểm này là thu nhập cá nhân nhận được từ lãi gửi VNĐ, vàng, ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng dưới các hình thức gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi theo thỏa thuận. Các trường hợp nhận lãi tiền gửi không phải từ các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng đều không thuộc diện được miễn thuế.
7.2. Lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là khoản lãi mà cá nhân nhận được theo hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm.
7.3. Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với các khoản lãi nêu trên như sau:
- Đối với thu nhập từ lãi tiền gửi là sổ tiết kiệm (hoặc thẻ tiết kiệm), chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi theo thỏa thuận.
- Đối với thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là chứng từ trả tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ".
Hướng dẫn
Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
....
Điều 2. Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định này. Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế như sau:
a. Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.
b. Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b. Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
- Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
Phần A – QUY ĐỊNH CHUNG
I. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ
Theo quy định tại Điều 2 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 100/2008/NĐ-CP), đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP. Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
1.1. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó, ngày đến và ngày đi được tính là 01 (một) ngày. Ngày đến và ngày đi được xác định căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân đó khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
1.2. Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
1.2.1 Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú:
a) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở đăng ký thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký cư trú theo quy định của Luật cư trú.
b) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên của người nước ngoài là nơi đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
1.2.2. Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
a) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở được đăng ký thường trú, hoặc không được cấp Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú theo hướng dẫn nêu trên, nhưng có tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng thuộc đối tượng là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê ở nhiều nơi.
b) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1 nêu trên.
3. Đối tượng nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:
3.1. Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh)
3.1.1. Trường hợp chỉ có một người đứng tên trong đăng ký kinh doanh thì đối tượng nộp thuế là cá nhân đứng tên trong đăng ký kinh doanh.
3.1.2. Trường hợp nhiều người cùng đứng tên trong đăng ký kinh doanh (nhóm cá nhân kinh doanh), cùng tham gia kinh doanh thì đối tượng nộp thuế được xác định là từng thành viên có tên ghi trong đăng ký kinh doanh.
3.1.3. Trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều người cùng tham gia kinh doanh nhưng chỉ có một người đứng tên trong đăng ký kinh doanh thì đối tượng nộp thuế được xác định là người đứng tên trong đăng ký kinh doanh.
3.1.4. Trường hợp cá nhân, hộ gia đình thực tế có kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép hành nghề) thì đối tượng nộp thuế là cá nhân đang thực hiện hoạt động kinh doanh.
3.1.5. Đối với hoạt động cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng không có đăng ký kinh doanh, đối tượng nộp thuế là người đứng tên sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. Trường hợp nhiều người cùng đứng tên sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thì đối tượng nộp thuế là từng cá nhân ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất.
3.2. Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế khác
3.2.1. Trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu, đối tượng nộp thuế là từng cá nhân đồng sở hữu.
3.2.2. Trường hợp chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ mà đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu, đồng tác giả của nhiều cá nhân (nhiều tác giả) thì đối tượng nộp thuế là từng cá nhân có quyền sở hữu, quyền tác giả và hưởng thu nhập từ việc chuyển giao, chuyển quyền nêu trên.
3.2.3. Trường hợp cá nhân nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại mà đối tượng nhượng quyền thương mại là nhiều cá nhân tham gia nhượng quyền thì đối tượng nộp thuế là từng cá nhân được hưởng thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
4. Đối tượng nộp thuế theo hướng dẫn tại các khoản 1 và 2 mục I nêu trên bao gồm:
4.1. Cá nhân có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế.
4.2. Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân,
...
Điều 2. Người nộp thuế
1. Người nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định này. Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
a) Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
b) Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
- Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại Điểm này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 1. Người nộp thuế
Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
b.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1, Điều này.
3. Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:
a) Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh.
a.1) Trường hợp chỉ có một người đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người nộp thuế là cá nhân đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
a.2) Trường hợp nhiều người cùng đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nhóm cá nhân kinh doanh), cùng tham gia kinh doanh thì người nộp thuế là từng thành viên có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
a.3) Trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều người cùng tham gia kinh doanh nhưng chỉ có một người đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người nộp thuế là cá nhân đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
a.4) Trường hợp cá nhân, hộ gia đình thực tế có kinh doanh nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Chứng chỉ, Giấy phép hành nghề) thì người nộp thuế là cá nhân đang thực hiện hoạt động kinh doanh.
a.5) Đối với hoạt động cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác không có đăng ký kinh doanh, người nộp thuế là cá nhân sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác. Trường hợp nhiều cá nhân cùng sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác thì người nộp thuế là từng cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng.
b) Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế khác.
b.1) Trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu, người nộp thuế là từng cá nhân đồng sở hữu bất động sản.
b.2) Trường hợp ủy quyền quản lý bất động sản mà cá nhân được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có các quyền như đối với cá nhân sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế là cá nhân ủy quyền bất động sản.
b.3) Trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ mà đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu, đồng tác giả của nhiều cá nhân (nhiều tác giả) thì người nộp thuế là từng cá nhân có quyền sở hữu, quyền tác giả và hưởng thu nhập từ việc chuyển giao, chuyển quyền nêu trên.
b.4) Trường hợp cá nhân nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại mà đối tượng nhượng quyền thương mại là nhiều cá nhân tham gia nhượng quyền thì người nộp thuế là từng cá nhân được hưởng thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
4. Người nộp thuế theo hướng dẫn tại các khoản 1 và 2, Điều này bao gồm:
a) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế.
b) Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
...
Thực hiện cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dung như sau:
...
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung các khổ 1, 2, 3, 4 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
“Điều 1. Người nộp thuế
Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập”
Hướng dẫn
Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
....
Điều 3. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:
1. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm:
a. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Riêng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chỉ áp dụng đối với trường hợp không đủ điều kiện được miễn thuế quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
b. Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế quy định tại điểm này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
c. Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng môi giới, tham gia đề tài, dự án, tiền nhuận bút và các khoản thù lao khác.
d. Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
đ. Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ đối tượng nộp thuế dưới mọi hình thức:
- Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có).
- Tiền mua bảo hiểm mà pháp luật không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải mua cho người lao động.
- Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu, như: chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ.
- Các khoản lợi ích khác theo quy định của pháp luật.
e. Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
- Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được nhà nước Việt Nam thừa nhận.
- Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quang nhà nước có thẩm quyền công nhận.
- Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
a. Tiền lãi cho vay.
b. Lợi tức cổ phần.
c. Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, danh tiếng, quyền sử dụng đất, phát minh, sáng chế. trừ thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu Chính phủ.
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
a. Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế.
b. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
c. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
a. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
b. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở.
c. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước.
d. Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản.
6. Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật, bao gồm:
a. Trúng thưởng xổ số.
b. Trúng thưởng khuyến mại dưới các hình thức.
c. Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino.
d. Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
a. Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. quyền sở hữu công nghiệp. quyền đối với giống cây trồng.
b. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ: bí quyết kỹ thuật, kiến thức kỹ thuật, các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại.
9. Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
Phần A – QUY ĐỊNH CHUNG
...
II. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ
Theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
1. Thu nhập từ kinh doanh
Thu nhập từ kinh doanh là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
1.1. Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như: sản xuất, kinh doanh hàng hoá. xây dựng. vận tải. kinh doanh ăn uống. kinh doanh dịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng.
1.2. Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
1.3. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản không đáp ứng đủ điều kiện được miễn thuế quy định tại khoản 6 mục III phần A Thông tư này.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
2.1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công là các khoản thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền, bao gồm:
2.1.1. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công.
2.1.2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp kể cả sinh hoạt phí mà người lao động nhận được, trừ một số khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định tại điểm 2.2 dưới đây.
2.1.3. Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật. tiền tham gia các dự án, đề án. tiền nhuận bút do viết sách, báo, dịch tài liệu,.... tiền tham gia các hoạt động giảng dạy. biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao,.... tiền thu được từ các dịch vụ quảng cáo và từ các dịch vụ khác.
2.1.4. Tiền nhận được do tham gia vào các hội, hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, hội đồng doanh nghiệp và các tổ chức khác.
2.1.5. Các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động, cụ thể như sau:
a) Tiền nhà ở, tiền điện, nước và các loại dịch vụ khác kèm theo. Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà, hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
b) Tiền mua bảo hiểm đối với các hình thức bảo hiểm mà pháp luật không quy định trách nhiệm bắt buộc người sử dụng lao động phải mua cho người lao động.
c) Các khoản phí hội viên phục vụ cho cá nhân như: thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt các câu lạc bộ văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao.
d) Các dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ.
đ) Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động phù hợp với các quy định của pháp luật như: chi trong các ngày nghỉ, lễ. thuê các dịch vụ tư vấn, thuê kê khai thuế. chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng, trừ các khoản khoán chi như: văn phòng phẩm, điện thoại, công tác phí, trang phục.
2.1.6. Các khoản thưởng tháng, quý, năm, thưởng đột xuất, thưởng tháng lương thứ 13 bằng tiền hoặc không bằng tiền (kể cả thưởng bằng chứng khoán), trừ một số khoản tiền thưởng quy định tại điểm 2.3 dưới đây. Trường hợp người lao động được thưởng bằng cổ phiếu thì giá trị thưởng được xác định theo mức thưởng ghi trên sổ sách kế toán của đơn vị trả thưởng.
Các khoản thu nhập nêu trên làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế là thu nhập trước khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (thu nhập trước thuế). Trường hợp thu nhập thực nhận không bao gồm thuế thu nhập cá nhân (thu nhập sau thuế) thì phải quy đổi thành thu nhập trước thuế theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
2.2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công bao gồm:
2.2.1. Phụ cấp đối với người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công, bao gồm: phụ cấp, trợ cấp cho thương binh, bệnh binh, cho thân nhân liệt sỹ. phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ hoạt động cách mạng. phụ cấp, trợ cấp cho các anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
2.2.2. Phụ cấp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
2.2.3. Các khoản phụ cấp theo quy định của Bộ luật Lao động, gồm:
a) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b) Phụ cấp thu hút đối với vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.
c) Phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.
2.2.4. Các khoản trợ cấp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động:
a) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
b) Trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con nuôi.
c) Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động.
d) Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng.
đ) Các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp.
e) Các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội trả.
2.2.5. Trợ cấp để giải quyết tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công nêu trên thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được áp dụng thống nhất với tất cả các đối tượng, các thành phần kinh tế.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực nhà nước để tính trừ. Các trường hợp chi cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo quy định trên thì phần chi vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
2.3. Các khoản tiền thưởng được trừ khi tính thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:
2.3.1. Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được nhà nước phong tặng bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng, cụ thể:
a) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
b) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng như Huân chương, Huy chương các loại.
c) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu vinh dự nhà nước như danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, danh hiệu Anh hùng, danh hiệu Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sỹ Nhân dân,...
d) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
đ) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
e) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.
Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.
2.3.2. Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
2.3.3. Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
2.3.4. Tiền thưởng về phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Thu nhập từ đầu tư vốn
Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập nhận được từ hoạt động cho cơ sở sản xuất, kinh doanh vay, mua cổ phần hoặc góp vốn sản xuất, kinh doanh dưới các hình thức:
3.1. Tiền lãi nhận được từ các hoạt động cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, nhóm cá nhân kinh doanh, cá nhân vay theo hợp đồng vay (trừ lãi tiền gửi nhận được từ ngân hàng, tổ chức tín dụng).
3.2. Lợi tức, cổ tức nhận được từ việc góp vốn cổ phần.
3.3. Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã .
3.4. Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn (không bao gồm vốn gốc được nhận lại).
3.5. Thu nhập nhận được từ các khoản lãi trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác do các tổ chức trong nước phát hành (kể cả các tổ chức nước ngoài được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam), trừ thu nhập từ lãi trái phiếu do Chính phủ Việt Nam phát hành.
3.6. Các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, bằng danh tiếng, bằng quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế,...
3.7. Thu nhập từ cổ phiếu trả thay cổ tức.
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản tiền lãi nhận được từ việc chuyển nhượng vốn của cá nhân trong các trường hợp sau:
4.1. Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp trong các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
4.2. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán.
4.3. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là khoản thu nhập nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
5.1. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
5.2. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất, bao gồm:
5.2.1. Nhà ở.
5.2.2. Kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất.
5.2.3. Các tài sản khác gắn liền với đất bao gồm các tài sản là sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (như cây trồng, vật nuôi).
5.3. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở.
5.4. Thu nhập từ chuyển quyền thuê đất, thuê mặt nước.
5.5. Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản.
6. Thu nhập từ trúng thưởng
Thu nhập từ trúng thưởng là các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân nhận được dưới các hình thức sau đây:
6.1. Trúng thưởng xổ số do các công ty xổ số phát hành thực hiện.
6.2. Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại khi tham gia mua bán hàng hoá, dịch vụ.
6.3. Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, đặt cược được pháp luật cho phép.
6.4. Trúng thưởng trong các casino được pháp luật cho phép hoạt động.
6.5. Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác do các tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đoàn thể và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức.
7. Thu nhập từ bản quyền
Thu nhập từ bản quyền là thu nhập nhận được khi chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ, cụ thể:
7.1. Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn liên quan, bao gồm:
7.1.1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, khoa học. đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm: ghi hình, ghi âm chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
7.1.2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
7.1.3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
7.2. Đối tượng của chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật Chuyển giao công nghệ, bao gồm:
7.2.1. Chuyển giao các bí quyết kỹ thuật.
7.2.2. Chuyển giao kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu.
7.2.3. Chuyển giao giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.
Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ nêu trên bao gồm cả việc chuyển nhượng lại.
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện của bên nhượng quyền.
Thu nhập từ nhượng quyền thương mại là các khoản thu nhập mà cá nhân nhận được từ các hợp đồng nhượng quyền thương mại nêu trên, bao gồm cả việc nhượng lại quyền thương mại theo quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại.
9. Thu nhập từ nhận thừa kế
Thu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về tài sản thừa kế đối với các loại tài sản sau đây:
9.1. Đối với nhận thừa kế là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán.
9.2. Đối với nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh. vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
9.3. Đối với nhận thừa kế là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà, căn hộ chung cư, quyền thuê đất, mặt nước.
9.4. Đối với nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý nhà nước như: ô tô, xe gắn máy (xe mô tô), tàu, thuyền, máy bay.
10. Thu nhập từ nhận quà tặng
Thu nhập từ nhận quà tặng là khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với các loại tài sản sau đây:
10.1. Đối với nhận quà tặng là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo qui định của Luật Chứng khoán.
10.2. Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
10.3. Đối với nhận quà tặng là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà, căn hộ chung cư, quyền thuê đất, mặt nước.
10.4. Đối với nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền như: ô tô, xe gắn máy (xe mô tô), tàu, thuyền, máy bay.
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Thông tư 84/2008/TT-BTC) như sau:
Điều 1. Bổ sung vào khoản 2, mục II, phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC như sau:
1. Bổ sung vào tiết 2.1.5 các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công của cá nhân cư trú như sau:
a) Khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. Mức trợ cấp được tính trừ căn cứ trên hợp đồng lao động hoặc thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.
b) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài về phép mỗi năm một lần. Căn cứ để xác định là hợp đồng lao động và giá ghi trên vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia gia đình người nước ngoài sinh sống.
c) Khoản tiền học phí cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học phổ thông do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ căn cứ vào hợp đồng lao động và chứng từ nộp tiền học.
2. Bổ sung hướng dẫn tiết 2.1.5 như sau: Đối với các khoản lợi ích khác mà người lao động được hưởng thì chỉ tính vào thu nhập chịu thuế đối với các trường hợp xác định được đối tượng được hưởng. không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân đối với các khoản lợi ích không xác định được cụ thể người được hưởng. Cụ thể trong một số trường hợp như sau:
a) Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ: tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà).
b) Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động. trường hợp chỉ chuyên đưa đón riêng từng cá nhân thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân được đưa đón.
c) Đối với các khoản phí hội viên như thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt các câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao... nếu ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì tính vào thu nhập chịu thuế của từng cá nhân sử dụng. Trường hợp được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
d) Đối với các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí thẩm mỹ... nếu chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân. Trường hợp không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
đ) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động. Trường hợp đào tạo không đúng chuyên môn nghiệp vụ hoặc không nằm trong kế hoạch của đơn vị thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.
e) Đối với khoản tiền ăn giữa ca: không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động nếu người sử dụng lao động trực tiếp tổ chức bữa giữa ca cho người lao động.
Trường hợp, đơn vị chi trả thu nhập không trực tiếp tổ chức bữa ăn ca mà chi tiền ăn ca trực tiếp cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế thuế của người lao động nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.
Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động kinh doanh thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, đảng, đoàn thể, các hội không quá mức quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng mức tối đa cũng không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước.
f) Đối với khoản khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... không tính vào thu nhập chịu thuế nếu mức khoán chi phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành. Mức khoán chi áp dụng đối với từng trường hợp như sau:
- Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
3. Bổ sung vào điểm 2.2 các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau :
Đối với những lĩnh vực công tác, ngành nghề mà Nhà nước có quy định chế độ phụ cấp, trợ cấp,… thì các khoản phụ cấp, trợ cấp,… này không tính vào thu nhập chịu thuế.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân,
...
Điều 3. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:
1. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm:
a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Riêng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chỉ áp dụng đối với trường hợp không đủ điều kiện được miễn thuế quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh. các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội.
- Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ, công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
- Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế quy định tại Điểm này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia đề tài, dự án, tiền nhuận bút và các khoản tiền hoa hồng, thù lao khác.
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp, và các tổ chức khác.
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
- Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có).
- Khoản tiền phí tích lũy mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền tích lũy đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện, do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động. Trước khi trả tiền bảo hiểm, tiền lương hưu cho cá nhân, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% đối với khoản tiền phí tích lũy, tiền tích lũy đóng góp quỹ tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
- Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu, như: Chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ.
- Các khoản lợi ích khác theo quy định của pháp luật.
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
- Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
- Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
- Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
- Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân (bố, mẹ, vợ/ chồng, con) của người lao động.
- Khoản tiền nhận được theo chế độ liên quan đến sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức đảng, đoàn thể.
- Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
- Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia, phục vụ hoạt động đảng, đoàn, Quốc hội hoặc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
- Khoản tiền ăn giữa ca do người sử dụng lao động chi cho người lao động không vượt quá mức quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.
- Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.
3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
a) Tiền lãi cho vay.
b) Lợi tức cổ phần.
c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, danh tiếng, quyền sử dụng đất, phát minh, sáng chế. trừ thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu Chính phủ.
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai.
c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước.
d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.
Thu nhập chịu thuế tại khoản này bao gồm cả khoản thu nhập từ việc ủy quyền quản lý bất động sản mà người được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có quyền như người sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật.
6. Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật, bao gồm:
a) Trúng thưởng xổ số.
b) Trúng thưởng khuyến mại dưới các hình thức.
c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino.
d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. quyền sở hữu công nghiệp. quyền đối với giống cây trồng.
b) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ: Bí quyết kỹ thuật, kiến thức kỹ thuật, các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật thương mại.
9. Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
1. Thu nhập từ kinh doanh
Thu nhập từ kinh doanh là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
a) Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như: sản xuất, kinh doanh hàng hóa. xây dựng. vận tải. kinh doanh ăn uống. kinh doanh dịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác.
b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
c) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng đủ điều kiện được miễn thuế hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh. các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
b.9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
b.10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Riêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới. tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật. tiền tham gia các dự án, đề án. tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút. tiền tham gia các hoạt động giảng dạy. tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao. tiền dịch vụ quảng cáo. tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có).
Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.
đ.2) Khoản tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động đối với những sản phẩm bảo hiểm có tích lũy về phí bảo hiểm.
đ.3) Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như: chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ, cụ thể như sau:
đ.3.1) Khoản phí hội viên (như thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao...) nếu thẻ có ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng. Trường hợp thẻ được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ... nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
đ.5) Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động. trường hợp chỉ đưa đón riêng từng cá nhân thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân được đưa đón.
đ.6) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động.
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ. thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân. chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng...
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:
e.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
e.1.2) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.
e.1.3) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.
e.1.4) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
e.1.5) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
e.1.6) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
e.1.7) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.
Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.
e.2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
e.3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
e.4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.
g.1.1) Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng. vợ hoặc chồng. cha đẻ, mẹ đẻ. cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng). cha dượng, mẹ kế. cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.
g.1.2) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.
g.1.3) Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí. bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo.
g.2) Khoản tiền nhận được theo quy định về sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể.
g.3) Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
g.4) Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia ý kiến, thẩm định, thẩm tra các văn bản pháp luật, Nghị quyết, các báo cáo chính trị. tham gia các đoàn kiểm tra giám sát. tiếp cử tri, tiếp công dân. trang phục và các công việc khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp hoạt động của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội. Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng. Văn phòng Thành ủy, Tỉnh ủy và các Ban của Thành uỷ, Tỉnh ủy.
g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.
g.6) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.
Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại. khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại.
g.7) Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.
g.8) Các khoản thu nhập cá nhân nhận được từ các Hội, tổ chức tài trợ không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu cá nhân nhận tài trợ là thành viên của Hội, của tổ chức. kinh phí tài trợ được sử dụng từ nguồn kinh phí Nhà nước hoặc được quản lý theo quy định của Nhà nước. việc sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học... thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước hay theo chương trình hoạt động phù hợp với Điều lệ của Hội, tổ chức đó.
g.9) Các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai khoáng.
Căn cứ xác định là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia nơi người nước ngoài cư trú và ngược lại.
Ví dụ 1: Ông X là người nước ngoài được nhà thầu dầu khí Y điều chuyển đến làm việc tại giàn khoan trên thềm lục địa Việt Nam. Theo quy định tại hợp đồng lao động, chu kỳ làm việc của ông X tại giàn khoan là 28 ngày liên tục, sau đó được nghỉ 28 ngày. Nhà thầu Y thanh toán cho ông X các khoản tiền vé máy bay từ nước ngoài đến Việt Nam và ngược lại mỗi lần đổi ca, chi phí cung cấp trực thăng đưa đón ông X chặng từ đất liền Việt Nam ra giàn khoan và ngược lại, chi phí lưu trú trong trường hợp ông X chờ chuyến bay trực thăng đưa ra giàn khoan làm việc thì không tính các khoản tiền này vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của ông X.
3. Thu nhập từ đầu tư vốn
Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:
a) Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
b) Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần.
c) Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã. lợi tức nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
d) Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.
đ) Thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác do các tổ chức trong nước phát hành, trừ thu nhập theo hướng dẫn tại tiết g.1 và g.3, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
e) Các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, bằng danh tiếng, bằng quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế.
g) Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn.
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán. thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là khoản thu nhập nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất bao gồm:
b.1) Nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai.
b.2) Kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai.
b.3) Các tài sản khác gắn liền với đất bao gồm các tài sản là sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (như cây trồng, vật nuôi).
c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai.
d) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước.
đ) Thu nhập khi góp vốn bằng bất động sản để thành lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
e) Thu nhập từ việc ủy quyền quản lý bất động sản mà người được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có quyền như người sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật.
g) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.
Quy định về nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai nêu tại khoản 5 Điều này thực hiện theo pháp luật về kinh doanh bất động sản.
6. Thu nhập từ trúng thưởng
Thu nhập từ trúng thưởng là các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân nhận được dưới các hình thức sau đây:
a) Trúng thưởng xổ số do các công ty xổ số phát hành trả thưởng.
b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại khi tham gia mua bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật Thương mại.
c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, đặt cược được pháp luật cho phép.
d) Trúng thưởng trong các casino được pháp luật cho phép hoạt động.
đ) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác do các tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đoàn thể và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức.
7. Thu nhập từ bản quyền
Thu nhập từ bản quyền là thu nhập nhận được khi chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ. Cụ thể như sau:
a) Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn liên quan, bao gồm:
a.1) Đối tượng quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, khoa học. đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm: ghi hình, ghi âm chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
a.2) Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
a.3) Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
b) Đối tượng của chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật Chuyển giao công nghệ, bao gồm:
b.1) Chuyển giao các bí quyết kỹ thuật.
b.2) Chuyển giao kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu.
b.3) Chuyển giao giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ nêu trên bao gồm cả trường hợp chuyển nhượng lại.
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện của bên nhượng quyền tại hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Thu nhập từ nhượng quyền thương mại là các khoản thu nhập mà cá nhân nhận được từ các hợp đồng nhượng quyền thương mại nêu trên, bao gồm cả trường hợp nhượng lại quyền thương mại theo quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại.
9. Thu nhập từ nhận thừa kế
Thu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể như sau:
a) Đối với nhận thừa kế là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán. cổ phần của cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Đối với nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh. vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân. vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
c) Đối với nhận thừa kế là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất. quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất. quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai. kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai. quyền thuê đất. quyền thuê mặt nước. các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức. trừ thu nhập từ thừa kế là bất động sản theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
d) Đối với nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô. xe gắn máy, xe mô tô. tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy. thuyền, kể cả du thuyền. tàu bay. súng săn, súng thể thao.
10. Thu nhập từ nhận quà tặng
Thu nhập từ nhận quà tặng là khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cụ thể như sau:
a) Đối với nhận quà tặng là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán. cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
c) Đối với nhận quà tặng là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất. quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất. quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai. kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai. quyền thuê đất. quyền thuê mặt nước. các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức. trừ thu nhập từ quà tặng là bất động sản hướng dẫn tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
d) Đối với nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô. xe gắn máy, xe mô tô. tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy. thuyền, kể cả du thuyền. tàu bay. súng săn, súng thể thao.
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012.
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
...
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 3 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 3 như sau:
“1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Riêng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chỉ áp dụng đối với trường hợp không đủ điều kiện được miễn thuế quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ kinh doanh quy định tại Khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.”
2. Sửa đổi Điểm đ Khoản 2 Điều 3 như sau:
“đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
- Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm khoản lợi ích về nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp hoặc nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp cho người lao động.
- Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.
- Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu, như: Chăm sóc sức khỏe, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ.
- Các khoản lợi ích khác theo quy định của pháp luật.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 2 Điều 3 như sau:
“b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh. các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
- Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ, công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.
- Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
- Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế quy định tại Điểm này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.”
4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 3 như sau:
“3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
a) Tiền lãi cho vay.
b) Lợi tức cổ phần.
c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, danh tiếng, quyền sử dụng đất, phát minh, sáng chế. trừ thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu Chính phủ, thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân và của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.”
5. Sửa đổi Điểm c Khoản 6 Điều 3 như sau:
“c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược.”
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH 12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và văn bản hướng dẫn thi hành
...
Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính, như sau:
Điều 1. Bổ sung điểm 2.4 vào khoản 2, mục II, phần A như sau:
“2.4. Các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công không tính vào thu nhập chịu thuế:
2.4.1. Không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công một số khoản mà cán bộ công chức, cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang được chi trả hoặc đơn vị chi trả thanh toán hộ các cá nhân trên theo chế độ quy định của nhà nước. Cụ thể như sau:
a. Khoản được nhận theo chế độ ban hành kèm theo Quyết định số 205/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
b. Phụ cấp phục vụ ban hành kèm theo Quyết định số 269/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp phục vụ.
c. Chế độ trang bị hoặc khoản được nhận theo chế độ khoán sử dụng xe ôtô phục vụ công tác ban hành kèm theo Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước.
d. Khoản được nhận theo chế độ nhà công vụ quy định tại Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở và Quyết định số 09/2008/QĐ-TTg ngày 11/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc thiết kế và tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ.
Đối tượng áp dụng và các khoản được nhận không tính vào thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn nêu trên phải phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành.
2.4.2. Không tính vào thu nhập chịu thuế các khoản được nhận của cán bộ công chức và những cá nhân khác nhận được từ các công việc sau: Tham gia ý kiến, thẩm định, thẩm tra các văn bản pháp luật, Nghị quyết, các báo cáo chính trị. tham gia các đoàn kiểm tra giám sát. tiếp cử tri, tiếp công dân. trang phục và các công việc khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp hoạt động của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội. từ Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng. từ Văn phòng Thành ủy, Tỉnh ủy và các Ban của Thành uỷ, Tỉnh ủy.
2.4.3. Ngoài các khoản được nhận không tính vào thu nhập chịu thuế của các đối tượng nêu tại điểm 2.4.1, điểm 2.4.2 nêu trên thì việc xác định các khoản phụ cấp được trừ khi tính thu nhập chịu thuế hoặc các khoản khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2, mục II, phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính nêu trên và Điều 1 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính”.
Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định về thuế
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012.
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.
...
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điểm đ Khoản 2 Điều 3 như sau:
“đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
- Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm khoản lợi ích về nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp, nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp cho người lao động.
- Khoản tiền phí tích lũy mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền tích lũy đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện, do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động. Trước khi trả tiền bảo hiểm, tiền lương hưu cho cá nhân, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% đối với khoản tiền phí tích lũy, tiền tích lũy đóng góp quỹ tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
- Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu, như: Chăm sóc sức khỏe, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ.
- Các khoản lợi ích khác theo quy định của pháp luật.”
Hướng dẫn
Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
....
Điều 5. Giảm thuế
1. Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
2. Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ và việc xét giảm thuế thu nhập cá nhân quy định tại Điều này.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
Phần A – QUY ĐỊNH CHUNG
...
IV. GIẢM THUẾ
Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP, đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
1. Xác định số thuế được giảm
1.1. Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm dương lịch. Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm đó.
1.2. Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà đối tượng nộp thuế phải nộp trong năm tính thuế, bao gồm:
1.2.1. Thuế thu nhập cá nhân đã nộp hoặc đã khấu trừ đối với các khoản thu nhập chịu thuế tính theo biểu thuế toàn phần quy định tại Điều 23 của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
1.2.2. Thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.
1.3. Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là tổng chi phí thực tế để khắc phục thiệt hại trừ đi các khoản bồi thường nhận được từ cơ quan bảo hiểm (nếu có), hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn (nếu có).
1.4. Số thuế giảm được xác định như sau:
1.4.1. Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm sẽ bằng mức độ thiệt hại.
1.4.2. Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm sẽ bằng số thuế phải nộp.
2. Hồ sơ, thủ tục xét giảm thuế
2.1. Đối với đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn
Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn được xét giảm thuế phải gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế, hồ sơ giảm thuế gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Biên bản xác định mức độ thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản xác nhận thiệt hại của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hoả hoạn.
- Chứng từ bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có) hoặc thoả thuận bồi thường của người gây hoả hoạn (nếu có).
- Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục thiên tai, hoả hoạn.
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế).
2.2. Đối với đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do bị tai nạn
Đối tượng nộp thuế gặp tai nạn được giảm thuế phải gửi cho cơ quan thuế nơi trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế, hồ sơ giảm thuế gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Văn bản hoặc biên bản xác nhận tai nạn có xác nhận của cơ quan công an hoặc xác nhận mức độ thương tật của cơ quan y tế.
- Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thoả thuận bồi thường của người gây tai nạn (nếu có).
- Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục tai nạn.
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế).
2.3. Đối với đối tượng nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo
2.3.1. Đối tượng nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo được xét giảm thuế theo hướng dẫn này là người bị mắc bệnh, nếu không điều trị theo chỉ định của cơ quan y tế hoặc bác sỹ sẽ gây ảnh hưởng nguy hại trực tiếp đến tính mạng.
2.3.2. Người mắc bệnh hiểm nghèo được xét giảm thuế phải gửi cho cơ quan thuế nơi trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế, hồ sơ giảm thuế gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản sao hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh.
- Các chứng từ chứng minh chi phí khám chữa bệnh do cơ quan y tế cấp. hoặc hoá đơn mua thuốc chữa bệnh kèm theo đơn thuốc của bác sỹ.
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế).
3. Thẩm quyền ban hành quyết định giảm thuế
Thẩm quyền ban hành quyết định giảm thuế là thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân,
...
Điều 5. Giảm thuế
1. Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
2. Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ và việc xét giảm thuế thu nhập cá nhân quy định tại Điều này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 4. Giảm thuế
Theo quy định tại Điều 5 Luật thuế Thu nhập cá nhân, Điều 5 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. Cụ thể như sau:
1. Xác định số thuế được giảm
a) Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm tính thuế. Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm tính thuế nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm tính thuế đó.
b) Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà người nộp thuế phải nộp trong năm tính thuế, bao gồm:
b.1) Thuế thu nhập cá nhân đã nộp hoặc đã khấu trừ đối với thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế. thu nhập từ quà tặng.
b.2) Thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.
c) Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là tổng chi phí thực tế để khắc phục thiệt hại trừ (-) đi các khoản bồi thường nhận được từ tổ chức bảo hiểm (nếu có) hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn (nếu có).
d) Số thuế giảm được xác định như sau:
d.1) Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng mức độ thiệt hại.
d.2) Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng số thuế phải nộp.
2. Thủ tục, hồ sơ xét giảm thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế.
Hướng dẫn
Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
....
Điều 8. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
1. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế.
Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, hoàn thành cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
a. Doanh thu đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hành hóa trả tiền một lần không bao gồm tiền lãi trả chậm.
b. Doanh thu đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu tặng.
c. Doanh thu đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu từ hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
d. Doanh thu đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
đ. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế đối với các trường hợp khác do Bộ Tài chính quy định.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân,
...
Điều 8. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
1. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế.
Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, hoàn thành cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
a) Doanh thu đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hành hóa trả tiền một lần không bao gồm tiền lãi trả chậm.
b) Doanh thu đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu tặng.
c) Doanh thu đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu từ hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
d) Doanh thu đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
đ) Doanh thu tính thu nhập chịu thuế đối với các trường hợp khác do Bộ Tài chính quy định.
Hướng dẫn
Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
....
Điều 9. Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
1. Chi phí hợp lý quy định tại Điều này phải là các khoản chi thực tế phát sinh và có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi phí hợp lý được trừ, bao gồm:
a. Tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản thù lao và chi phí khác trả cho người lao động.
Không tính vào chi phí hợp lý được trừ khoản tiền lương, tiền công của cá nhân là chủ hộ kinh doanh.
b. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ liên quan đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý, giá thực tế xuất kho do hộ gia đình, cá nhân kinh doanh tự xác định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
c. Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Mức trích khấu hao tài sản cố định được xác định căn cứ vào giá trị tài sản cố định và thời gian trích khấu hao theo quy định của Bộ Tài chính.
d. Chi phí trả lãi các khoản tiền vay vốn sản xuất kinh doanh liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế.
đ. Chi phí quản lý.
e. Các khoản thuế, phí và lệ phí, tiền thuê đất phải nộp liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
g. Các khoản chi phí khác liên quan đến việc tạo ra thu nhập.
Bộ Tài chính quy định cụ thể các chi phí hợp lý khác được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân,
...
Điều 9. Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
1. Chi phí hợp lý quy định tại Điều này phải là các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân, có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi phí hợp lý được trừ, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản thù lao và chi phí khác trả cho người lao động.
Không tính vào chi phí hợp lý được trừ khoản tiền lương, tiền công của cá nhân là chủ hộ kinh doanh.
b) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ liên quan đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý, giá thực tế xuất kho do hộ gia đình, cá nhân kinh doanh tự xác định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
c) Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Mức trích khấu hao tài sản cố định được xác định căn cứ vào giá trị tài sản cố định và thời gian trích khấu hao theo quy định của Bộ Tài chính.
d) Chi phí trả lãi các khoản tiền vay vốn sản xuất kinh doanh liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế.
đ) Chi phí quản lý.
e) Các khoản thuế, phí và lệ phí, tiền thuê đất phải nộp liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật trừ thuế thu nhập cá nhân và các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác không được tính vào chi phí theo quy định của pháp luật liên quan.
g) Các khoản chi phí khác liên quan đến việc tạo ra thu nhập.
Bộ Tài chính quy định cụ thể các chi phí hợp lý khác được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.
Hướng dẫn
Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
....
Điều 10. Thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế của cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ
1. Cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thì cơ quan Thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế để xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh.
2. Căn cứ vào kết quả ấn định thu nhập chịu thuế quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan Thuế xác định mức thuế khoán theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Điều 38 của Luật Quản lý Thuế.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân,
...
Điều 10. Thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế của cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ
1. Cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế để xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh.
2. Cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu, không hạch toán được chi phí thì doanh thu tính thu nhập chịu thuế được xác định theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. Thu nhập chịu thuế được xác định theo mức ấn định của cơ quan thuế.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về việc ấn định doanh thu và mức ấn định thu nhập chịu thuế trên doanh thu.
Hướng dẫn
Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
....
Điều 11. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm người sử dụng lao động trả tiền lương, tiền công cho người nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần B – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
I. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH, THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG.
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất.
Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản sau:
- Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản giảm trừ gia cảnh.
- Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
Thu nhập chịu thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, vừa có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh cộng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.
...
2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
2.1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 mục II phần A Thông tư này.
2.2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân,
...
Điều 11. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm người sử dụng lao động trả tiền lương, tiền công cho người nộp thuế hoặc thời điểm người nộp thuế nhận được thu nhập.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 8. Xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công
...
2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này.
b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy theo hướng dẫn tại điểm đ.2, khoản 2, Điều 2 Thông tư này là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.
3. Thu nhập chịu thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh và thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012.
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
...
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 3 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế như sau:
...
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau
“Điều 11. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm người sử dụng lao động trả tiền lương, tiền công cho người nộp thuế hoặc thời điểm người nộp thuế nhận được thu nhập.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế tại thời điểm mua bảo hiểm. Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả thu nhập cho người lao động.
3. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ dưới đây:
a) Các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
Mức đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập khi xác định thu nhập tính thuế quy định tại Khoản này tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng, bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có).
Trường hợp cá nhân cư trú tại Việt Nam nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân đóng các loại bảo hiểm này như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập tính thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công.
b) Các khoản giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều 12 Nghị định này.
c) Các khoản đóng góp vào Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ khuyến học quy định tại Điều 13 Nghị định này”.
Hướng dẫn
Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
....
Điều 12. Giảm trừ gia cảnh
Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế như sau:
1. Mức giảm trừ gia cảnh:
a. Mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 48 triệu đồng/năm.
b. Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
2. Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp các đối tượng nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì phải tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một đối tượng nộp thuế
3. Đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc như sau:
a. Con dưới 18 tuổi.
b. Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động.
c. Con đang theo học tại các trường: đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định tại khoản 4 Điều này.
d. Người ngoài độ tuổi lao động hoặc người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định tại khoản 4 Điều này, bao gồm:
- Vợ hoặc chồng của người nộp thuế.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế.
- Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
4. Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng.
5. Người nộp thuế tự kê khai số lượng người phụ thuộc kèm theo giấy tờ hợp pháp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai.
6. Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ kê khai người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều này.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần B – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
I. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH, THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG.
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất.
Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản sau:
- Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản giảm trừ gia cảnh.
- Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
Thu nhập chịu thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, vừa có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh cộng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.
...
3. Xác định các khoản giảm trừ:
3.1. Giảm trừ gia cảnh.
Theo quy định tại Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 12 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:
3.1.1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì sẽ tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
3.1.2. Mức giảm trừ gia cảnh
a) Đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, 48 triệu đồng/năm. Mức 4 triệu đồng/tháng là mức tính bình quân cho cả năm, không phân biệt một số tháng trong năm tính thuế không có thu nhập hoặc thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng.
b) Đối với mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
3.1.3. Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
- Đối tượng nộp thuế chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đối tượng nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. Riêng năm 2009 trường hợp chưa đăng ký thuế thì vẫn được tạm giảm trừ gia cảnh nếu thực hiện đăng ký giảm trừ gia cảnh và có đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo hướng dẫn tại điểm 3.1.7 khoản 3 mục I phần B Thông tư này.
- Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng phát sinh tháng nào thì được tính giảm trừ tháng đó.
Trường hợp nhiều đối tượng nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì các đối tượng nộp thuế phải tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một đối tượng nộp thuế.
- Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm kê khai số người phụ thuộc được giảm trừ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực trong việc kê khai này.
3.1.4. Người phụ thuộc bao gồm các đối tượng sau:
a) Con: con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, cụ thể:
- Con dưới 18 tuổi (được tính đủ theo tháng).
Ví dụ: Con anh Nguyễn Văn A sinh tháng 7 năm 1992. Trường hợp này con anh Nguyễn Văn A được tính là người phụ thuộc đến hết tháng 6 năm 2010.
- Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động.
- Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm 3.1.5 dưới đây.
b) Vợ hoặc chồng của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm 3.1.5 dưới đây.
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm 3.1.5 dưới đây.
d) Các cá nhân khác là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không nơi nương tựa, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm 3.1.5 dưới đây mà đối tượng nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng, bao gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của đối tượng nộp thuế.
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của đối tượng nộp thuế.
- Cháu ruột của đối tượng nộp thuế (bao gồm con của anh ruột, chị ruột, em ruột).
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
3.1.5. Mức thu nhập làm căn cứ để xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng.
3.1.6. Người tàn tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn nêu trên là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người tàn tật, cụ thể như sau:
Người tàn tật không có khả năng lao động là người bị tàn tật, giảm thiểu chức năng không thể trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc người bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh không có khả năng tự phục vụ bản thân được cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên xác nhận hoặc bản tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
3.1.7. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
a) Đối với con:
- Con dưới 18 tuổi cần một trong các giấy tờ sau: bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu.
- Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động cần có các giấy tờ sau:
+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu.
+ Bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
- Con đang theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề (kể cả con đang học ở nước ngoài) cần có các giấy tờ sau:
+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu.
+ Bản sao Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc các giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề.
Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú thì ngoài Giấy khai sinh cần có bản sao quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Đối với vợ hoặc chồng:
- Vợ hoặc chồng đã hết tuổi lao động cần một trong các giấy tờ sau: bản sao sổ hộ khẩu hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn.
- Vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên phải có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
c) Đối với cha, mẹ, anh chị em ruột:
- Trường hợp đã hết tuổi lao động cần có: bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ liên quan khác để xác định rõ mối quan hệ của người phụ thuộc với đối tượng nộp thuế (là cha, mẹ, anh, chị, em ruột).
- Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, cần có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
d) Đối với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột cần có: các giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với đối tượng nộp thuế (là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột) và bản tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng nộp thuế cư trú về trách nhiệm nuôi dưỡng của đối tượng nộp thuế với người phụ thuộc.
Các giấy tờ hợp pháp nêu ở đây là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của đối tượng nộp thuế đối với người phụ thuộc như: bản sao sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), bản sao Giấy khai sinh thể hiện được quan hệ này.
Trường hợp người phụ thuộc trong độ tuổi lao động ngoài các giấy tờ nêu trên thì phải có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
đ) Các giấy tờ trong các hồ sơ theo hướng dẫn nêu trên, nếu là bản sao thì phải có công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Nếu không có công chứng hoặc chứng thực thì phải xuất trình bản chính cùng với bản sao để cơ quan thuế kiểm tra đối chiếu.
e) Cá nhân cư trú là người nước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để làm căn cứ chứng minh người phụ thuộc.
3.1.8. Kê khai giảm trừ đối với người phụ thuộc
Đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công từ 4 triệu đồng/tháng trở xuống không phải kê khai người phụ thuộc.
Đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trên 4 triệu đồng/tháng có nuôi dưỡng người phụ thuộc, để được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc cần kê khai theo hướng dẫn dưới đây:
a) Đối với đối tượng nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công:
- Đầu năm, chậm nhất là ngày 30 tháng 1, đối tượng nộp thuế lập 02 bản đăng ký người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh theo mẫu số 16/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cơ quan trả thu nhập. Trong năm nếu có sự thay đổi về người phụ thuộc so với đăng ký đầu năm thì chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày có thay đổi (tăng, giảm), đối tượng nộp thuế cần khai 02 bản đăng ký điều chỉnh người phụ thuộc theo mẫu số 16/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cơ quan trả thu nhập.
Trường hợp đối tượng nộp thuế ký hợp đồng lao động (hoặc có quyết định tuyển dụng) sau ngày 30 tháng 1 thì thời hạn đăng ký người phụ thuộc chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng.
- Đối tượng nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc phải có đủ hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc theo hướng dẫn tại điểm 3.1.7 nêu trên và phải nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập.
- Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như sau:
+ Đối với các trường hợp đã đăng ký giảm trừ gia cảnh từ đầu năm 2009 thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2009.
+ Đối với các trường hợp đăng ký giảm trừ gia cảnh sau ngày 30 tháng 1 năm 2009 thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày đăng ký giảm trừ.
+ Trường hợp có phát sinh tăng, giảm về người phụ thuộc so với đăng ký thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày đăng ký điều chỉnh tăng, giảm người phụ thuộc.
Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu đối tượng nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
- Cơ quan trả thu nhập có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận bản đăng ký người phụ thuộc được giảm trừ của đối tượng nộp thuế.
+ Hàng tháng, thực hiện tạm giảm trừ gia cảnh cho số người phụ thuộc theo đúng bản đăng ký người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế trước khi tính số thuế tạm khấu trừ.
+ Chuyển 01 bản đăng ký giảm trừ người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ quan trả thu nhập. Thời hạn chuyển chậm nhất là ngày 20 tháng 2 của năm thực hiện. Trường hợp đăng ký giảm trừ sau ngày 30 tháng 1 của năm thực hiện hoặc đăng ký điều chỉnh người phụ thuộc, thời hạn chuyển cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý là ngày 20 của tháng sau tháng nhận được bản đăng ký.
b) Đối với đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh
- Đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc cùng với tờ khai tạm nộp thuế dành cho cá nhân kinh doanh nộp thuế theo kê khai hoặc tờ khai thuế dành cho cá nhân kinh doanh nộp theo phương pháp khoán.
- Đối tượng nộp thuế khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại các tờ khai nêu trên vào đầu năm 2009 phải có đủ hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc theo hướng dẫn tại điểm 3.1.7 khoản 3 mục I phần B Thông tư này và nộp cho Chi cục Thuế trực tiếp quản lý cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2009.
- Trường hợp có phát sinh tăng, giảm người phụ thuộc hoặc mới ra kinh doanh thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc phải nộp chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày khai người phụ thuộc tại tờ khai thuế.
- Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu đối tượng nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán phải điều chỉnh lại mức thuế đã khoán.
3.1.9. Đối tượng nộp thuế chỉ phải nộp hồ sơ chứng minh cho một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ kể cả trường hợp đối tượng nộp thuế thay đổi nơi làm việc, thay đổi nơi kinh doanh.
Đối tượng nộp thuế vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì việc tạm giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc vào loại thu nhập nào là do đối tượng nộp thuế lựa chọn và đăng ký theo hướng dẫn nêu trên. Trường hợp có nhiều người phụ thuộc nhưng kê khai tạm giảm trừ không hết vào một loại thu nhập thì được tạm giảm trừ vào cả hai loại thu nhập.
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Thông tư 84/2008/TT-BTC) như sau:
...
Điều 2. Bổ sung hướng dẫn điểm 3.1, khoản 3, Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC về giảm trừ gia cảnh như sau:
1. Bổ sung hướng dẫn tiết 3.1.4 các nội dung sau :
1.1. Trường hợp đối tượng nộp thuế có mẹ kế, bố dượng ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 500.000 đồng thì đối tượng nộp thuế được tính giảm trừ người phụ thuộc.
1.2. Đối tượng được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn trên và hướng dẫn tại tiết 3.1.4, tiết 3.1.5 khoản 3, Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC cụ thể như sau:
- Người trong độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Bị tàn tật không có khả năng lao động (trừ con đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề).
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 500.000 đồng.
- Người ngoài độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 500.000 đồng.
- Đối với người phụ thuộc là ông bà nội. ông bà ngoại. cô, dì, chú, bác, cậu ruột. anh, chị, em ruột. cháu ruột và các cá nhân khác còn phải thoả mãn thêm điều kiện là người không nơi nương tựa mà người đối tượng nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng.
2. Bổ sung hướng dẫn tiết 3.1.7 như sau:
2.1. Hồ sơ chứng minh đối với người phụ thuộc là bố dượng, mẹ kế là: bản sao giấy khai sinh của đối tượng nộp thuế và bản sao giấy chứng nhận kết hôn để chứng minh là bố dượng, mẹ kế hoặc các giấy tờ khác có liên quan trong đó có nội dung xác định là bố dượng, mẹ kế.
2.2. Hướng dẫn bổ sung về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là ông bà nội, ông bà ngoại. cô, dì, chú, bác, cậu ruột. anh, chị, em ruột. cháu ruột, các cá nhân khác và nội dung xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp người phụ thuộc là ông, bà nội, ông, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột, các cá nhân khác:
a. Trường hợp người phụ thuộc cùng hộ khẩu với đối tượng nộp thuế thì không cần xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã mà chỉ cần bản sao hộ khẩu.
b. Trường hợp người phụ thuộc không cùng hộ khẩu nhưng đang sống cùng đối tượng nộp thuế là: bản sao đăng ký tạm trú hoặc bản tự khai (theo mẫu số 21a/XN-TNCN kèm theo Thông tư này) có xác nhận Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng nộp thuế sống về việc người phụ thuộc đang sống cùng.
c. Trường hợp người phụ thuộc không sống cùng đối tượng nộp thuế nhưng đối tượng nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng thì đối tượng nộp thuế tự khai (theo mẫu số 21b/XN-TNCN kèm theo Thông tư này) và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang sống xác nhận về việc người phụ thuộc hiện đang sống tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng.
2.3. Hướng dẫn bổ sung về nội dung xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp người phụ thuộc là người tàn tật không có khả năng lao động:
Trường hợp người tàn tật không có khả năng lao động nhưng không có xác nhận của cơ quan y tế thì đối tượng nộp thuế tự khai (theo mẫu số 22/XN-TNCN kèm theo Thông tư này) và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang sống xác nhận những biểu hiện cụ thể về sự tàn tật của người phụ thuộc . ví dụ như xác nhận người phụ thuộc bị cụt tay, cụt chân, mù mắt, mắc bệnh thiểu năng trí tuệ (down), bị di chứng chất độc màu da cam,...
Trường hợp người phụ thuộc mắc bệnh mà không có khả năng lao động (như: bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…) có bệnh án của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên thì chỉ cần bản sao bệnh án mà không cần phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
2.4. Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh tế, các cơ quan hành chính sự nghiệp có bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con và những người khác thuộc đối tượng được tính là người phụ thuộc đã khai rõ trong lý lịch thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc do người lao động tự lựa chọn áp dụng theo một trong hai cách sau:
- Cách 1: Chỉ cần Tờ khai đăng ký người phụ thuộc theo mẫu số 16/ĐK-TNCN kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị vào bên phải tờ khai. Thủ trưởng đơn vị chỉ chịu trách nhiệm đối với các nội dung sau: họ tên người phụ thuộc, năm sinh và quan hệ với đối tượng nộp thuế. các nội dung khác, đối tượng nộp thuế tự khai và chịu trách nhiệm.
Trường hợp có sự thay đổi người phụ thuộc thì đề nghị Thủ trưởng đơn vị xác nhận vào tờ khai điều chỉnh.
- Cách 2: thực hiện theo hướng dẫn tại tiết 3.1.7, điểm 3.1, khoản 3, Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC và hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Bổ sung hướng dẫn tiết 3.1.8 như sau:
Trường hợp đối tượng nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công thường xuyên, ổn định từ 02 nơi trở lên. hoặc vừa có thu nhập từ kinh doanh vừa có thu nhập từ tiền lương tiền công thường xuyên ổn định. hoặc có thu nhập từ kinh doanh thường xuyên ổn định từ 02 nơi trở lên thì đối tượng nộp thuế được lựa chọn nơi đăng ký giảm trừ gia cảnh. cụ thể như sau:
- Về giảm trừ cho bản thân: đối tượng nộp thuế được lựa chọn khai giảm trừ cho bản thân ở một nơi phát sinh thu nhập. đồng thời phải thông báo cho đơn vị chi trả thu nhập khác hoặc cơ quan thuế (nơi có hoạt động kinh doanh khác) biết để không tính giảm trừ trùng.
- Về giảm trừ cho người phụ thuộc: trường hợp, đối tượng nộp thuế có nhiều người phụ thuộc, mà số người phụ thuộc tính giảm trừ ở một nơi phát sinh thu nhập không đủ giảm trừ thì được đăng ký số người phụ thuộc chưa giảm trừ hết vào nơi phát sinh thu nhập khác để được giảm trừ.
Điều 3. Bổ sung vào khoản 3, mục I, phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC điểm mới (3.3) như sau:
Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc được giảm trừ khi xác định thu nhập tính thuế là các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm Xã hội, Luật Bảo hiểm Y tế như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp,... Các khoản bảo hiểm khác không được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế.
Mức bảo hiểm được trừ căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế. Trường hợp cá nhân tự đóng các khoản bảo hiểm nói trên thì mức được trừ căn cứ vào chứng từ của cơ quan bảo hiểm và tỷ lệ đóng bảo hiểm theo hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân,
...
Điều 12. Giảm trừ gia cảnh
Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế như sau:
1. Mức giảm trừ gia cảnh:
a) Mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm).
b) Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 3,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân thì thực hiện theo mức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
2. Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì phải tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
3. Đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) dưới 18 tuổi.
b) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật không có khả năng lao động.
c) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này.
d) Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này, bao gồm:
- Vợ hoặc chồng của người nộp thuế.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế.
- Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
4. Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
5. Người nộp thuế tự kê khai số lượng người phụ thuộc kèm theo giấy tờ hợp pháp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai.
6. Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ kê khai người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 9. Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
1. Giảm trừ gia cảnh
Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân. khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:
a) Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
b) Mức giảm trừ gia cảnh
b.1) Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
b.2) Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
c) Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh
c.1) Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:
c.1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
c.1.2) Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).
Ví dụ 8: Ông E là người nước ngoài đến Việt Nam làm việc liên tục từ ngày 01/3/2014. Đến ngày 15/11/2014, ông E kết thúc Hợp đồng lao động và về nước. Từ ngày 01/3/2014 đến khi về nước ông E có mặt tại Việt Nam trên 183 ngày. Như vậy, năm 2014, ông E là cá nhân cư trú và được giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 đến hết tháng 11 năm 2014.
Ví dụ 9: Bà G là người nước ngoài đến Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 21/9/2013. Ngày 15/6/2014, Bà G kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ ngày 21/9/2013 đến ngày 15/6/2014 Bà G có mặt tại Việt Nam 187 ngày. Như vậy trong năm tính thuế đầu tiên (từ ngày 21/9/2013 đến ngày 20/9/2014), Bà G được xác định là cá nhân cư trú của Việt Nam và được giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 9/2013 đến hết tháng 6/2014.
c.1.3) Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
c.2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
c.2.4) Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
d) Người phụ thuộc bao gồm:
d.1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:
d.1.1) Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
Ví dụ 10: Con ông H sinh ngày 25 tháng 7 năm 2014 thì được tính là người phụ thuộc từ tháng 7 năm 2014.
d.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
d.1.3) Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
d.2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ. cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng). cha dượng, mẹ kế. cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm:
d.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
d.4.2) Ông nội, bà nội. ông ngoại, bà ngoại. cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
d.4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
d.4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
e) Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại tiết đ.1.1, điểm đ, khoản 1, Điều này là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,...).
g) Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
g.1) Đối với con:
g.1.1) Con dưới 18 tuổi: Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có).
g.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động, hồ sơ chứng minh gồm:
g.1.2.1) Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có).
g.1.2.2) Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
g.1.3) Con đang theo học tại các bậc học theo hướng dẫn tại tiết d.1.3, điểm d, khoản 1, Điều này, hồ sơ chứng minh gồm:
g.1.3.1) Bản chụp Giấy khai sinh.
g.1.3.2) Bản chụp Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề.
g.1.4) Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng thì ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...
g.2) Đối với vợ hoặc chồng, hồ sơ chứng minh gồm:
- Bản chụp Chứng minh nhân dân.
- Bản chụp sổ hộ khẩu (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng) hoặc Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
g.3) Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng minh gồm:
- Bản chụp Chứng minh nhân dân.
- Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
g.4) Đối với các cá nhân khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này hồ sơ chứng minh gồm:
g.4.1) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh.
g.4.2) Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Các giấy tờ hợp pháp tại tiết g.4.2, điểm g, khoản 1, Điều này là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:
- Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu).
- Bản chụp đăng ký tạm trú của người phụ thuộc (nếu không cùng sổ hộ khẩu).
- Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người phụ thuộc đang sống cùng.
- Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc người phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống cùng).
g.5) Cá nhân cư trú là người nước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để làm căn cứ chứng minh người phụ thuộc.
g.6) Đối với người nộp thuế làm việc trong các tổ chức kinh tế, các cơ quan hành chính, sự nghiệp có bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con và những người khác thuộc diện được tính là người phụ thuộc đã khai rõ trong lý lịch của người nộp thuế thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thực hiện theo hướng dẫn tại các tiết g.1, g.2, g.3, g.4, g.5, điểm g, khoản 1, Điều này hoặc chỉ cần Tờ khai đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị vào bên trái tờ khai.
Thủ trưởng đơn vị chỉ chịu trách nhiệm đối với các nội dung sau: họ tên người phụ thuộc, năm sinh và quan hệ với người nộp thuế. các nội dung khác, người nộp thuế tự khai và chịu trách nhiệm.
h) Khai giảm trừ đối với người phụ thuộc
h.1) Người nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công từ 09 triệu đồng/tháng trở xuống không phải khai người phụ thuộc.
h.2) Người nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trên 09 triệu đồng/tháng để được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc khai như sau:
h.2.1) Đối với người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công
h.2.1.1) Đăng ký người phụ thuộc
h.2.1.1.1) Đăng ký người phụ thuộc lần đầu:
Người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp hai (02) bản cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập để làm căn cứ tính giảm trừ cho người phụ thuộc.
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập lưu giữ một (01) bản đăng ký và nộp một (01) bản đăng ký cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của luật quản lý thuế.
Riêng đối với cá nhân trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế thì cá nhân nộp một (01) bản đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu nhập cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của Luật Quản lý thuế.
h.2.1.1.2) Đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc:
Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
h.2.1.2) Địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:
- Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là nơi người nộp thuế nộp bản đăng ký người phụ thuộc.
Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và xuất trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.
- Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp đăng ký thay đổi người phụ thuộc).
Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
h.2.2) Đối với người nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh
h.2.2.1) Đăng ký người phụ thuộc
h.2.2.1.1) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng với tờ khai tạm nộp thuế. Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
h.2.2.1.2) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc theo tờ khai thuế khoán.
h.2.2.2) Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày khai giảm trừ gia cảnh (bao gồm cả trường hợp phát sinh tăng, giảm người phụ thuộc hoặc mới ra kinh doanh).
h.2.2.3) Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán phải điều chỉnh lại mức thuế đã khoán.
i) Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều này.
Hướng dẫn
Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
....
Điều 13. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo
1. Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công được giảm trừ các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo vào thu nhập chịu thuế, bao gồm:
a. Khoản đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa.
b. Khoản đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
2. Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích kinh doanh.
3. Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo phát sinh vào năm nào thì được tính giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó, không được chuyển trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần B – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
I. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH, THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG.
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất.
Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản sau:
- Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản giảm trừ gia cảnh.
- Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
Thu nhập chịu thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, vừa có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh cộng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.
...
3. Xác định các khoản giảm trừ:
...
3.2. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
3.2.1. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm :
a) Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa. Các tổ chức cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa phải được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội. Tài liệu để chứng minh đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa là chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở.
b) Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.
Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phải là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.
3.2.2. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phát sinh năm nào được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó, nếu giảm trừ không hết trong năm thì cũng không được chuyển trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo. Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của năm phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân,
...
Điều 13. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo
1. Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công được giảm trừ các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo vào thu nhập chịu thuế, bao gồm:
a) Khoản đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương lựa.
b) Khoản đóng góp vào các Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ khuyến học.
2. Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại các Điểm a, b Khoản 1 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích kinh doanh.
3. Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo phát sinh vào năm nào thì được tính giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó, không được chuyển trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 9. Các khoản giảm trừ
...
3. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
a) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:
a.1) Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.
Các tổ chức cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, phải được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội. Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Tài liệu để chứng minh đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa là chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở.
a.2) Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.
Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.
b) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phát sinh vào năm nào được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế đó, nếu giảm trừ không hết không được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo. Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.
Hướng dẫn
Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
....
Điều 14. Biểu thuế lũy tiến từng phần
1. Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công
2. Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau:
(bảng kèm theo)
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần B – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
I. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH, THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG.
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất.
Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản sau:
- Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản giảm trừ gia cảnh.
- Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
Thu nhập chịu thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, vừa có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh cộng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.
...
4. Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
(bảng kèm theo)
Thu nhập tính thuế áp dụng Biểu thuế này là thu nhập của cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công sau khi đã trừ đi khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
5. Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng theo biểu luỹ tiến từng phần, trong đó số thuế tính theo từng bậc thu nhập được xác định bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Ví dụ: Ông A là cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 10 triệu đồng. Ông A phải nuôi 02 con dưới 18 tuổi. trong tháng ông phải nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc là: 5% bảo hiểm xã hội, 1% bảo hiểm y tế trên tiền lương. trong tháng ông A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Thuế thu nhập cá nhân ông A tạm nộp trong tháng được xác định như sau:
- Ông A được giảm trừ khỏi thu nhập chịu thuế các khoản sau:
+ Cho bản thân là: 4 triệu đồng.
+ Cho 02 người phụ thuộc (2 con) là: 1,6 triệu đồng x 2 = 3,2 triệu đồng.
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là: 10 triệu đồng x 6% = 0,6 triệu đồng
Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 4 + 3,2 + 0,6 = 7,8 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là: 10 triệu đồng – 7,8 triệu đồng = 2,2 triệu đồng.
- Như vậy sau khi giảm trừ các khoản theo quy định, thu nhập tính thuế của ông A được xác định thuộc bậc 1của biểu lũy tiến từng phần là:
2,2 triệu đồng x 5% = 0,11 triệu đồng
Tổng số thuế phải nộp trong tháng là: 0,11 triệu đồng.
Ví dụ: Ông B có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 90 triệu đồng (đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc), ông B phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi. Trong tháng ông B không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
a) Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông B được tính như sau:
- Ông B được được giảm trừ các khoản sau:
+ Cho bản thân là 4 triệu đồng.
+ Cho 2 người phụ thuộc: 1,6 triệu đồng x 2 người = 3,2 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là:
90 triệu đồng - 4 triệu đồng – 3,2 triệu đồng = 82,8 triệu đồng
- Số thuế phải nộp được tính là:
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng x 5% = 0,25 triệu đồng
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) x 10% = 0,5 triệu đồng
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) x 15% = 1,2 triệu đồng
+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:
(32 triệu đồng - 18 triệu đồng) x 20% = 2,8 triệu đồng
+ Bậc 5: thu nhập tính thuế trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%:
(52 triệu đồng - 32 triệu đồng) x 25% = 5 triệu đồng
+ Bậc 6: thu nhập tính thuế trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%:
(80 triệu đồng - 52 triệu đồng) x 30% = 8,4 triệu đồng
+ Bậc 7: thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng đến 82,8 triệu đồng, thuế suất 35%:
(82,8 triệu đồng - 80 triệu đồng) x 35% = 0,98 triệu đồng
Như vậy, với mức thu nhập trong tháng là 90 triệu đồng, tổng số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông B theo biểu thuế luỹ tiến từng phần là:
(0,25 + 0,5 + 1,2 + 2,8 + 5 + 8,4 + 0,98) = 19,13 triệu đồng
Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 02/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân,
...
Điều 14. Biểu thuế lũy tiến từng phần
1. Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công.
2. Biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định như sau:
(bảng kèm theo)
Hướng dẫn
Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
....
Điều 16. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán
1. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm cả chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ (-) giá mua, các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng.
2. Giá bán chứng khoán được xác định như sau:
a. Giá bán chứng khoán niêm yết là giá chuyển nhượng thực tế tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán.
b. Giá bán chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán là giá chuyển nhượng thực tế tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán.
c. Giá bán chứng khoán của các đơn vị không thuộc trường hợp nêu tại điểm a và b khoản này là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán được chuyển nhượng tại thời điểm bán.
3. Giá mua được xác định như sau:
a. Giá mua của chứng khoán niêm yết là giá thực mua tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán.
b. Giá mua chứng khoán của Công ty đại chúng chưa niêm yết, đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán là giá thực tế mua tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán.
c. Giá mua chứng khoán của các đơn vị không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản này là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán được chuyển nhượng tại thời điểm mua.
4. Chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán là các khoản chi phí thực tế phát sinh có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm:
a. Phí nhận chuyển nhượng và phí chuyển nhượng chứng khoán.
b. Phí lưu ký chứng khoán.
c. Chi phí ủy thác chứng khoán.
d. Các khoản chi phí khác.
Điều 17. Thuế suất
1. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp là 20% trên thu nhập tính thuế của mỗi lần chuyển nhượng.
2. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là 20% trên thu nhập tính thuế cả năm chỉ áp dụng đối với trường hợp đối tượng nộp thuế đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, xác định được thu nhập tính thuế quy định tại Điều 16 Nghị định này và đăng ký thực hiện ổn định với cơ quan Thuế từ tháng 12 của năm trước.
Đối với các trường hợp khác ngoài trường hợp trên, áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Hướng dẫn
Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007.
...
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế.
....
Chương 2.CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI THU NHẬP CỦA CÁ NHÂN CƯ TRÚ
...
MỤC 4. THU NHẬP TỪ NHẬN THỪA KẾ, QUÀ TẶNG
Điều 23. Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng
1. Thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng, bao gồm: bất động sản, tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, kể cả chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần phát sinh.
2. Việc xác định thu nhập tính thuế đối với các loại tài sản nhận thừa kế, quà tặng phải bảo đảm phù hợp với giá thị trường tại thời điểm phát sinh thu nhập, cụ thể như sau:
a. Đối với chứng khoán:
- Đối với chứng khoán đã niêm yết: căn cứ theo giá tham chiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán tại ngày nhận thừa kế, nhận quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó.
- Đối với chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết, đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán: căn cứ vào giá tham chiếu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán ở thời điểm nhận thừa kế, nhận quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó.
- Đối với chứng khoán của các công ty không thuộc các trường hợp trên: căn cứ vào giá trị ghi trên sổ sách kế toán của công ty đó tại ngày nhận thừa kế, nhận quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó.
b. Đối với phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh: căn cứ vào giá trị phần vốn ghi trên sổ sách của tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh tại thời điểm nhận thừa kế, nhận quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó.
c. Đối với bất động sản:
- Phần giá trị đất được xác định căn cứ theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm nhận thừa kế, nhận quà tặng.
- Phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc gắn liền với đất được xác định theo quy định của Bộ Xây dựng về phân loại nhà, tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản. giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.
d. Đối với tài sản khác: căn cứ vào giá tính lệ phí trước bạ của tài sản đó hoặc tài sản cùng loại (nếu có)
Điều 24. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
1. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ thừa kế là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thừa kế theo quy định của pháp luật
2. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ quà tặng là thời điểm tổ chức, cá nhân tặng cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được quà tặng.
Điều 25. Thuế suất
Thuế suất đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là 10% trên thu nhập tính thuế.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần B – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
...
II. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN THU NHẬP KHÁC
...
7. Đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là thu nhập tính thuế và thuế suất.
7.1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng được xác định đối với từng trường hợp, cụ thể như sau:
7.1.1. Đối với tài sản thừa kế, quà tặng là bất động sản: giá trị bất động sản được xác định như sau:
a) Đối với bất động sản là giá trị quyền sử dụng đất thì phần giá trị quyền sử dụng đất được xác định căn cứ vào bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân hưởng thừa kế làm thủ tục chuyển quyền sử dụng bất động sản.
b) Đối với bất động sản là nhà và công trình kiến trúc trên đất được xác định căn cứ vào quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phân loại giá trị nhà. quy định tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành. giá trị còn lại của nhà, công trình kiến trúc.
Trường hợp không xác định được theo quy định trên thì căn cứ vào giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
7.1.2. Đối với thừa kế, quà tặng là ô tô, xe gắn máy, tàu thuyền,...: giá trị tài sản được xác định trên cơ sở bảng giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân nhận được thừa kế, quà tặng .
7.1.3. Đối với thừa kế, quà tặng là vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh: giá trị của quà tặng, thừa kế là giá trị của phần vốn góp, cơ sở kinh doanh được xác định căn cứ vào sổ sách kế toán hoá đơn, chứng từ tại thời điểm nhận thừa kế, quà tặng. Trường hợp không có sổ sách kế toán hoá đơn, chứng từ làm căn cứ xác định thì giá trị phần vốn góp, cơ sở kinh doanh được xác định theo giá thị trường tại thời điểm nhận.
7.1.4. Đối với thừa kế, quà tặng là chứng khoán: thu nhập để tính thuế của chứng khoán là giá trị chứng khoán tại thời điểm chuyển quyền sở hữu, cụ thể như sau:
a) Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá trị của chứng khoán được căn cứ vào giá tham chiếu trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm Giao dịch chứng khoán tại ngày nhận thừa kế, quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó.
b) Đối với chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán căn cứ vào giá tham chiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán ở thời điểm nhận thừa kế, quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó.
c) Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp trên căn cứ giá trị ghi trên sổ sách kế toán của công ty phát hành loại chứng khoán đó tại ngày nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán.
7.2. Thuế suất: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế, quà tặng được áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.
7.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
7.3.1. Đối với thu nhập từ thừa kế: Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận thừa kế làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
7.3.2. Đối với thu nhập từ nhận quà tặng: Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm tổ chức, cá nhân tặng cho đối tượng nộp thuế. Trường hợp nhận quà tặng từ nước ngoài thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được quà tặng.
7.4. Cách tính số thuế phải nộp
(kèm công thức)
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân,
...
MỤC 4. THU NHẬP TỪ NHẬN THỪA KẾ, QUÀ TẶNG
Điều 23. Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng
1. Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng, bao gồm: Bất động sản, tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, kể cả chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh vượt trên 10 triệu đồng mà người nộp thuế nhận được theo từng lần phát sinh.
2. Việc xác định thu nhập tính thuế đối với các loại tài sản nhận thừa kế, quà tặng phải bảo đảm phù hợp với giá thị trường tại thời điểm phát sinh thu nhập, trong đó:
a) Đối với chứng khoán là tài sản nhận thừa kế, nhận quà tặng:
- Thu nhập tính thuế được xác định căn cứ theo giá tham chiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán tại ngày nhận thừa kế, nhận quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó.
- Đối với chứng khoán chưa được giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán, thu nhập tính thuế được xác định căn cứ vào giá trị ghi trên sổ sách kế toán của công ty có chứng khoán tại ngày nhận thừa kế, nhận quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó.
b) Đối với phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh: Căn cứ vào trị giá phần vốn ghi trên sổ sách của tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh tại thời điểm nhận thừa kế, nhận quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó.
c) Đối với bất động sản:
- Phần trị giá đất được xác định căn cứ theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm nhận thừa kế, nhận quà tặng.
- Phần trị giá nhà, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc gắn liền với đất được xác định theo giá tính lệ phí trước bạ nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có quy định giá tính lệ phí trước bạ nhà thì căn cứ vào quy định của Bộ Xây dựng về phân loại nhà, về tiêu chuẩn, về định mức xây dựng cơ bản. giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.
d) Đối với tài sản khác: Căn cứ vào giá tính lệ phí trước bạ của tài sản đó hoặc tài sản cùng loại (nếu có).
Điều 24. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
1. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ thừa kế là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản nhận thừa kế.
2. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ quà tặng là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản là quà tặng nhận được.
Điều 25. Thuế suất
Thuế suất đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là 10% trên thu nhập tính thuế.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 16. Căn cứ tính thuế từ thừa kế, quà tặng
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là thu nhập tính thuế và thuế suất.
1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng được xác định đối với từng trường hợp, cụ thể như sau:
a) Đối với thừa kế, quà tặng là chứng khoán: giá trị tài sản nhận thừa kế là giá trị chứng khoán tại thời điểm đăng ký chuyển quyền sở hữu, cụ thể như sau:
a.1) Đối với chứng khoán giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán: giá trị của chứng khoán được căn cứ vào giá tham chiếu trên Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm đăng ký quyền sở hữu chứng khoán.
a.2) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp trên: giá trị của chứng khoán được căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty phát hành loại chứng khoán đó tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu chứng khoán.
b) Đối với thừa kế, quà tặng là vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh: thu nhập để tính thuế là giá trị của phần vốn góp được xác định căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu phần vốn góp.
c) Đối với tài sản thừa kế, quà tặng là bất động sản: giá trị bất động sản được xác định như sau:
c.1) Đối với bất động sản là giá trị quyền sử dụng đất thì phần giá trị quyền sử dụng đất được xác định căn cứ vào Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng bất động sản.
c.2) Đối với bất động sản là nhà và công trình kiến trúc trên đất thì giá trị bất động sản được xác định căn cứ vào quy định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về phân loại giá trị nhà. quy định tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành. giá trị còn lại của nhà, công trình kiến trúc tại thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu.
Trường hợp không xác định được theo quy định trên thì căn cứ vào giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
d) Đối với thừa kế, quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước: giá trị tài sản được xác định trên cơ sở bảng giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng.
2. Thuế suất: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế, quà tặng được áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.
3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng.
4. Cách tính số thuế phải nộp
(kèm công thức)
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
...
Bộ Tài chính hướng dẫn thêm việc xử lý thuế đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản như sau:
Điều 1. Xác định đối tượng nộp thuế:
Việc xác định đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản cụ thể như sau:
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản là cá nhân chuyển nhượng. Trường hợp trong hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận người nhận chuyển nhượng thực hiện các nghĩa vụ thuế thay thì người nhận chuyển nhượng thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho đối tượng nộp thuế.
2. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân đối với nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản: là cá nhân được nhận thừa kế, quà tặng.
3. Trường hợp bất động sản chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng thuộc sở hữu của nhiều người thì đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là từng cá nhân đồng sở hữu bất động sản đó.
Đối với bất động sản nhận thừa kế, quà tặng, đối tượng nộp thuế là từng cá nhân được nhận thừa kế, quà tặng ghi trong văn bản thừa kế, gửi quà tặng.
Đối tượng nộp thuế đối với chuyển nhượng bất động sản được xác định cụ thể theo tên cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. Trường hợp bất động sản thuộc sở hữu chung của một nhóm người hay một hộ gia đình nhưng do một người đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà thì đối tượng nộp thuế là cá nhân đại diện đứng tên và từng cá nhân có văn bản thỏa thuận cho người đại diện đứng tên (có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc chứng nhận của công chứng), hoặc những người có tên ghi trong danh sách kèm theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà mà người đại diện đứng tên theo quy định của pháp luật (nếu có). Trường hợp không có văn bản thỏa thuận hoặc không có danh sách những người cùng đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà do một cá nhân đại diện thì cá nhân đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà là đối tượng nộp thuế.
Thu nhập làm căn cứ tính thuế đối với từng cá nhân đồng sở hữu bất động sản được xác định căn cứ theo văn bản thừa kế, cho, tặng. theo thỏa thuận tại thời điểm hình thành bất động sản giữa các cá nhân đồng sở hữu theo quy định của pháp luật, nếu không có một trong các căn cứ trên thì chia bình quân cho từng cá nhân đồng sở hữu.
4. Trường hợp bất động sản chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà nhưng đã được chuyển nhượng và được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thì căn cứ vào các loại giấy tờ hợp pháp khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận để xác định đối tượng nộp thuế.
Điều 2. Các trường hợp được miễn thuế và tạm thời chưa thu thuế:
Ngoài các đối tượng được miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản theo hướng dẫn tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 mục III phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính, các trường hợp sau đây được miễn thuế hoặc tạm thời chưa thu thuế thu nhập cá nhân, cụ thể:
1. Tạm thời chưa thu thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân, hộ gia đình có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà khi góp vốn bằng bất động sản để thành lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Việc xác định giá trị bất động sản góp vốn vào doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Cá nhân góp vốn bằng bất động sản phải gửi kèm theo tờ khai thuế các giấy tờ chứng minh việc góp vốn bằng bất động sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.
Cá nhân góp vốn bằng bất động sản vào doanh nghiệp, nếu được chia lợi nhuận phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư vốn. nếu chuyển nhượng phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác thì nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, đồng thời phải truy nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản khi góp vốn vào doanh nghiệp.
2. Thu nhập từ nhận tiền bồi thường do Nhà nước thu hồi đất, kể cả các khoản thu nhập do các tổ chức kinh tế bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện thu hồi đất theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất tại Việt Nam, được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại điểm 2, Mục III, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân chuyển nhượng tự khai và ghi rõ được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Mọi trường hợp phát hiện khai không đúng đều là hành vi gian lận thuế, cá nhân chuyển nhượng nếu vi phạm sẽ bị truy thu thuế và bị phạt về hành vi gian lận thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Điều 3. Nghĩa vụ khai thuế, nộp thuế đối với một số trường hợp chuyển nhượng bất động sản như sau:
1. Trường hợp cá nhân có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nhưng đem thế chấp, bảo lãnh vay vốn hoặc thanh toán tại ngân hàng, tổ chức tín dụng. đến hết thời hạn trả nợ, cá nhân không có khả năng trả nợ thì ngân hàng, tổ chức tín dụng làm thủ tục phát mại, bán bất động sản đó đồng thời thực hiện kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân trước khi thực hiện thanh quyết toán các khoản nợ của cá nhân.
Trường hợp cá nhân có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nhưng đem thế chấp để vay vốn hoặc thanh toán với tổ chức cá nhân khác, nay thực hiện chuyển nhượng toàn bộ (hoặc một phần) bất động sản đó để thanh toán nợ thì cá nhân có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân làm thủ tục chuyển nhượng thay phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân trước khi thanh quyết toán các khoản nợ.
Cá nhân đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được miễn thuế thu nhập cá nhân khi ngân hàng phát mại tài sản là nhà ở, đất ở duy nhất của cá nhân theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
2. Trường hợp bất động sản do cá nhân chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác theo quyết định thi hành án của Tòa án thì cá nhân chuyển nhượng phải kê khai, nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân tổ chức bán đấu giá phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho bên chuyển nhượng. Riêng đối với bất động sản của cá nhân bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện tịch thu, bán đấu giá nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật thì không phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân.
3. Trường hợp chuyển đổi đất cho nhau giữa các cá nhân (ngoài các trường hợp chuyển đổi đất nông nghiệp để sản xuất thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân) thì từng cá nhân chuyển đổi đất phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân.
4. Trường hợp cá nhân góp vốn với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà để hưởng quyền mua căn hộ, mua nền nhà nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng lại chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác phần vốn và quyền mua nền, căn hộ thì thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
5. Trường hợp khai thay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, thì tổ chức, cá nhân khai thay phải ghi việc khai thay vào cuối tờ khai, cụ thể phần trước cụm từ “Cá nhân có thu nhập” ghi thêm hai chữ “Khai thay” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức khai thay thì sau khi ký tên phải đóng dấu của tổ chức. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng đối tượng nộp thuế là cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
Điều 4. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản phát sinh trước năm 2009 nhưng chưa thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước:
1. Trường hợp cá nhân có hợp đồng chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật và đã nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trước ngày 01/01/2009 được xử lý như sau:
1.1. Trường hợp cá nhân đã có hợp đồng chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật và đã nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trước ngày 01/01/2009, nếu số thuế phải nộp tính theo Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất thấp hơn số thuế phải nộp tính theo Luật Thuế thu nhập cá nhân thì cá nhân chuyển nhượng được nộp thuế theo quy định của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Trường hợp, số thuế phải nộp tính theo Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất cao hơn tính theo Luật Thuế thu nhập cá nhân thì được nộp thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đã nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước trước khi Thông tư này có hiệu lực, mà số thuế đã nộp cao hơn so với số thuế phải nộp, thì được cơ quan thuế xử lý thoái trả tiền thuế theo quy định.
Các trường hợp nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sau ngày 01/01/2009 áp dụng theo Luật Thuế thu nhập cá nhân.
1.2. Trường hợp cá nhân chuyển nhượng nhà chung cư, đã nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước ngày 01/01/2009 thì không thu thuế thu nhập cá nhân đối với phần giá trị nhà. đối với phần giá trị đất (nếu có) thì thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế chuyển quyền sử dụng đất theo hướng dẫn tại điểm 1.1 nêu trên.
2. Trường hợp cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng được ghi nợ nghĩa vụ thuế thì áp dụng theo chính sách thuế có hiệu lực tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Các trường hợp đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai (phần quy định các loại giấy tờ hợp lệ và coi như là hợp lệ về quyền sử dụng đất) mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan nhưng chưa thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, đã nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước ngày 01/01/2009 sẽ nộp thuế như sau:
3.1. Nếu cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2009 và đã ghi nợ thuế chuyển quyền sử dụng đất thì cá nhân thực hiện nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất.
3.2. Nếu nộp hồ sơ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước ngày 01/01/2009 nhưng cơ quan thuế chưa tính và thông báo số thuế thì thực hiện nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất hoặc thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại khoản 1 nêu trên.
Điều 5. Giá chuyển nhượng bất động sản làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân:
Giá chuyển nhượng bất động sản làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân là giá theo hợp đồng chuyển nhượng. Riêng trường hợp giá đất theo hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn mức giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì căn cứ vào giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định để tính thuế. nếu giá đất theo hợp đồng cao hơn mức giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì tính theo giá ghi trên hợp đồng.
Đối với các trường hợp nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản thì căn cứ tính thuế lá giá trị của bất động sản tại thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Đối với quyền sử dụng đất, giá trị được xác định căn cứ vào giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. đối với nhà và các công trình xây dựng trên đất, giá trị được xác định căn cứ giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Điều 6. Áp dụng thuế suất:
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản được áp dụng theo một trong hai thuế suất sau đây:
1. Áp dụng thuế suất là 25% tính trên thu nhập chịu thuế.
2. Trường hợp không xác định được giá vốn và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất 2% tính trên giá chuyển nhượng.
Việc áp dụng thuế suất 25% trên thu nhập chịu thuế chỉ áp dụng đối với các trường hợp cá nhân chuyển nhượng bất động sản có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp lệ làm căn cứ xác định được giá chuyển nhượng, giá vốn và các chi phí có liên quan đến hoạt động chuyển nhượng. trường hợp không xác định được giá vốn và các chi phí liên quan thì áp dụng thuế suất 2% tính trên giá chuyển nhượng.
Trường hợp giá chuyển nhượng đất thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm tính thuế cũng áp dụng thuế suất 2% tính trên giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
3. Về việc lựa chọn áp dụng thuế suất khi kê khai nộp thuế: cơ quan thuế phối hợp với cơ quan quản lý nhà, đất niêm yết công khai các văn bản hướng dẫn về căn cứ tính thuế, cách xác định thu nhập chịu thuế, phương pháp tính thuế và Thông tư hướng dẫn này, đồng thời hướng dẫn cụ thể cho người nộp thuế biết để thực hiện việc kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân theo mức thuế suất là 25% trên thu nhập chịu thuế hoặc 2% trên giá chuyển nhượng.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
...
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012.
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
...
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 3 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế như sau:
...
13. Sửa đổi, bổ sung Điểm d Khoản 2 Điều 23 như sau:
“d) Đối với tài sản khác: Căn cứ vào giá tính lệ phí trước bạ của tài sản đó hoặc tài sản cùng loại (nếu có). Trường hợp cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là tài sản nhập khẩu và cá nhân phải nộp các loại thuế liên quan đến việc nhập khẩu tài sản thì giá trị tài sản làm căn cứ tính thuế là giá tính lệ phí trước bạ tại thời điểm đăng ký quyền sở hữu trừ các khoản thuế đã nộp ở khâu nhập khẩu.”
Hướng dẫn
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
Phần A – QUY ĐỊNH CHUNG
...
V. QUY ĐỔI THU NHẬP CHỊU THUẾ RA ĐỒNG VIỆT NAM
1. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được tính bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam
2. Thu nhập chịu thuế nhận được không bằng tiền phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo giá thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 5. Quy đổi thu nhập chịu thuế ra đồng Việt Nam
1. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được tính bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.
2. Thu nhập chịu thuế nhận được không bằng tiền phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo giá thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Hướng dẫn
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
Phần A – QUY ĐỊNH CHUNG
...
VI. KỲ TÍNH THUẾ
1. Đối với cá nhân cư trú
1.1. Kỳ tính thuế theo năm: áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì năm tính thuế được tính theo năm dương lịch.
Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì năm tính thuế đầu tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ năm thứ hai, năm tính thuế căn cứ theo năm dương lịch.
Ví dụ: Ông X có quốc tịch Nhật đến Việt Nam từ ngày 15/5/2009. Trong năm 2009, ông X có mặt tại Việt Nam tổng cộng 140 ngày và trong năm 2010, tính đến 14/5/2010, ông X có mặt tại Việt Nam trên 43 ngày. Năm tính thuế đầu tiên của ông X được xác định từ ngày 15/5/2009 đến hết ngày 14/5/2010. Năm tính thuế thứ hai được xác định từ ngày 01/01/2010 đến hết ngày 31/12/2010.
1.2. Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập: áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn. thu nhập từ chuyển nhượng vốn. thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. thu nhập từ trúng thưởng. thu nhập từ bản quyền. thu nhập từ nhượng quyền thương mại. thu nhập từ thừa kế. thu nhập từ quà tặng.
1.3. Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Trường hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế theo năm thì phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế.
2. Đối với cá nhân không cư trú:
Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.
Trường hợp cá nhân kinh doanh không cư trú có địa điểm kinh doanh cố định như cửa hàng, quầy hàng,.. thì kỳ tính thuế áp dụng như đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 6. Kỳ tính thuế
1. Đối với cá nhân cư trú
a) Kỳ tính thuế theo năm: áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế được tính theo năm dương lịch.
Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế đầu tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ năm thứ hai, kỳ tính thuế căn cứ theo năm dương lịch.
Ví dụ 3: Ông B là người nước ngoài lần đầu tiên đến Việt Nam từ ngày 20/4/2014. Trong năm 2014 tính đến ngày 31/12/2014, ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 130 ngày. Trong năm 2015, tính đến 19/4/2015 ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 65 ngày. Kỳ tính thuế đầu tiên của ông B được xác định từ ngày 20/4/2014 đến hết ngày 19/4/2015. Kỳ tính thuế thứ hai được xác định từ ngày 01/01/2015 đến hết ngày 31/12/2015.
b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập: áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế, thu nhập từ quà tặng.
c) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh hoặc theo năm áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
2. Đối với cá nhân không cư trú
Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập.
Trường hợp cá nhân kinh doanh không cư trú có địa điểm kinh doanh cố định như cửa hàng, quầy hàng thì kỳ tính thuế áp dụng như đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh.
Hướng dẫn
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần B – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
...
II. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN THU NHẬP KHÁC
1. Đối với thu nhập từ đầu tư vốn
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất.
1.1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được theo hướng dẫn tại khoản 3 mục II phần A Thông tư này.
1.2. Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.
1.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.
Trường hợp thu nhập từ đầu tư vốn quy định tại điểm 3.4 và 3.7 khoản 3 mục II phần A Thông tư này thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân thực nhận thu nhập về giá trị phần vốn góp tăng thêm hoặc thời điểm chuyển nhượng cổ phiếu.
Trường hợp cá nhân nhận được thu nhập do việc đầu tư vốn ra nước ngoài dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận thu nhập.
1.4. Cách tính thuế
(kèm công thức)
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 10. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất.
1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 2 Thông tư này.
2. Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.
3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với một số trường hợp như sau:
a) Đối với thu nhập từ giá trị phần vốn góp tăng thêm theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 3, Điều 2 Thông tư này thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân thực nhận thu nhập khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.
b) Đối với thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn theo hướng dẫn tại điểm g, khoản 3, Điều 2 Thông tư này thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
c) Đối với thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu theo hướng dẫn tại điểm g, khoản 3, Điều 2 Thông tư này thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu.
d) Trường hợp cá nhân nhận được thu nhập do việc đầu tư vốn ra nước ngoài dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận thu nhập.
(kèm công thức)
Hướng dẫn
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần B – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
...
II. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN THU NHẬP KHÁC
...
4. Đối với thu nhập từ bản quyền
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền là thu nhập tính thuế và thuế suất.
4.1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ tiền bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà đối tượng nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyển sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghiệp.
Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nhưng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng thực hiện làm nhiều hợp đồng với cùng một đối tượng sử dụng thì thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng chuyển giao.
Trường hợp đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng cá nhân sở hữu. Tỷ lệ phân chia được căn cứ theo giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4.2. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.
4.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ bản quyền là thời điểm trả tiền bản quyền.
4.4. Cách tính thuế
(kèm công thức)
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 13. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ bản quyền
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền là thu nhập tính thuế và thuế suất.
1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ tiền bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.
Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nhưng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng thực hiện làm nhiều hợp đồng với cùng một đối tượng sử dụng thì thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng
Trường hợp đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng cá nhân sở hữu. Tỷ lệ phân chia được căn cứ theo giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.
3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ bản quyền là thời điểm trả tiền bản quyền.
4. Cách tính thuế
(kèm công thức)
Hướng dẫn
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần B – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
...
II. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN THU NHẬP KHÁC
...
5. Đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại là thu nhập tính thuế và thuế suất.
5.1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng nhượng quyền thương mại, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được.
Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền thương mại nhưng việc chuyển nhượng thực hiện thành nhiều hợp đồng thì thu nhập tính thuế là phần vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng nhượng quyền thương mại.
5.2. Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại áp dụng theo biểu thuế toàn phần là 5%.
5.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là thời điểm thanh toán tiền nhượng quyền thương mại giữa bên nhận quyền thương mại và bên nhượng quyền thương mại.
5.4. Cách tính thuế
(kèm công thức)
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 14. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại là thu nhập tính thuế và thuế suất.
1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng nhượng quyền thương mại, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được.
Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền thương mại nhưng việc chuyển nhượng thực hiện thành nhiều hợp đồng thì thu nhập tính thuế là phần vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng nhượng quyền thương mại.
2. Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại áp dụng theo Biểu thuế toàn phần là 5%.
3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là thời điểm thanh toán tiền nhượng quyền thương mại giữa bên nhận quyền thương mại và bên nhượng quyền thương mại.
4. Cách tính thuế
(kèm công thức)
Hướng dẫn
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần B – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
...
II. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN THU NHẬP KHÁC
...
6. Đối với thu nhập từ trúng thưởng
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thu nhập tính thuế và thuế suất.
6.1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng.
Trường hợp một giải thưởng nhưng có nhiều người trúng giải thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng người nhận giải thưởng. Người được trúng giải phải xuất trình các căn cứ pháp lý chứng minh. Trường hợp không có căn cứ pháp lý chứng minh thì thu nhập trúng thưởng tính cho một cá nhân. Trường hợp cá nhân trúng nhiều giải thưởng trong một cuộc chơi thì thu nhập tính thuế được tính trên tổng giá trị của các giải thưởng.
Thu nhập tính thuế đối với một số trò chơi có thưởng, cụ thể như sau:
- Đối với trúng thưởng xổ số là toàn bộ giá trị tiền thưởng vượt trên 10 triệu đồng nhận được trong một đợt quay thưởng chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.
- Đối với trúng thưởng khuyến mại bằng hiện vật là giá trị của sản phẩm khuyến mại vượt trên 10 triệu đồng được quy đổi thành tiền theo giá thị trường tại thời điểm nhận chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.
- Đối với trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino là toàn bộ giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người tham gia nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.
- Đối với trúng thưởng từ các trò chơi, cuộc thi có thưởng được tính theo từng lần lĩnh thưởng. Giá trị tiền thưởng bằng toàn bộ số tiền thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người chơi nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.
6.2. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng áp dụng theo biểu thuế toàn phần là 10%.
6.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thưởng cho người trúng thưởng.
6.4. Cách tính thuế:
(kèm công thức)
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân,
...
MỤC 5. THU NHẬP TỪ TRÚNG THƯỞNG
Điều 26. Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng và thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng và thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ trúng thưởng theo quy định tại Điều 15 Luật thuế thu nhập cá nhân. Tổ chức trả thưởng có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người trúng thưởng trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng. Trường hợp tổ chức trả thưởng trò chơi điện tử có thưởng, casino không xác định được thu nhập chịu thuế của cá nhân trúng thưởng để khấu trừ thuế thì thực hiện nộp thuế thay cho người trúng thưởng theo mức ấn định trên tổng số tiền trả lại cho cá nhân.
Căn cứ quy định của pháp luật quản lý thuế, Bộ Tài chính quy định mức ấn định trên tổng số tiền trả lại cho cá nhân quy định tại Điều này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 15. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thu nhập tính thuế và thuế suất.
1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng.
Trường hợp một giải thưởng nhưng có nhiều người trúng giải thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng người nhận giải thưởng. Người được trúng giải phải xuất trình các căn cứ pháp lý chứng minh. Trường hợp không có căn cứ pháp lý chứng minh thì thu nhập trúng thưởng tính cho một cá nhân. Trường hợp cá nhân trúng nhiều giải thưởng trong một cuộc chơi thì thu nhập tính thuế được tính trên tổng giá trị của các giải thưởng.
Thu nhập tính thuế đối với một số trò chơi có thưởng, cụ thể như sau:
a) Đối với trúng thưởng xổ số là toàn bộ giá trị tiền thưởng vượt trên 10 triệu đồng trên một (01) vé xổ số nhận được trong một đợt quay thưởng chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.
b) Đối với trúng thưởng khuyến mại bằng hiện vật là giá trị của sản phẩm khuyến mại vượt trên 10 triệu đồng được quy đổi thành tiền theo giá thị trường tại thời điểm nhận thưởng chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.
c) Đối với trúng thưởng trong các hình thức cá cược, đặt cược, casino, trúng thưởng trong các hình thức trò chơi tại Điểm vui chơi giải trí có thưởng:
c.1) Đối với trúng thưởng trong các hình thức cá cược, đặt cược là toàn bộ giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người tham gia nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.
c.2) Đối với trúng thưởng trong các casino, trúng thưởng trong các hình thức trò chơi tại Điểm vui chơi giải trí có thưởng là phần giá trị vượt trên 10 triệu đồng mà cá nhân nhận được từ trúng thưởng trong một cuộc chơi, cụ thể như sau:
c.2.1) Thu nhập từ trúng thưởng trong một cuộc chơi là chênh lệch giữa số tiền mặt người chơi nhận lại (cash out) trừ đi số tiền mặt đã chi ra (cash in) trong một cuộc chơi.
Trường hợp thu nhập từ trúng thưởng là ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước công bố có hiệu lực tại thời điểm phát sinh thu nhập.
c.2.2) Cách xác định số tiền mặt nhận lại và số tiền mặt đã chi ra trong một cuộc chơi như sau:
c.2.2.1) Đối với hình thức chơi bằng đồng tiền quy ước (đồng chíp, đồng chíp trung gian và đồng xèng theo Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng của Bộ Tài chính):
c.2.2.1.1) Số tiền mặt người chơi nhận lại (cash out) trong một cuộc chơi là tổng giá trị các lần người chơi đổi đồng chíp/xèng lấy tiền mặt trong suốt một cuộc chơi.
c.2.2.1.2) Số tiền mặt đã chi ra (cash in) trong một cuộc chơi là tổng giá trị các lần người chơi đổi tiền mặt lấy đồng chíp/xèng trong suốt một cuộc chơi.
Căn cứ xác định số tiền mặt nhận lại và số tiền mặt đã chi ra trong một cuộc chơi là hóa đơn đổi tiền cho khách (theo mẫu kèm theo Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng của Bộ Tài chính) và các hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật kế toán hiện hành.
Ví dụ 13: Ông M từ lúc vào cho đến lúc ra khỏi Điểm vui chơi giải trí có thưởng đã thực hiện 3 lần đổi tiền mặt lấy đồng chíp, tổng giá trị của cả 3 lần là 500 USD và thực hiện 2 lần đổi đồng chíp lấy tiền mặt, tổng giá trị cả 2 lần đổi là 700 USD. Căn cứ các lần đổi tiền thì thu nhập từ trúng thưởng và thu nhập tính thuế của Ông A được xác định như sau :
- Thu nhập từ trúng thưởng = 700 USD – 500 USD = 200 USD.
- Thu nhập tính thuế = 200 USD × tỷ giá USD/VND - 10 triệu đồng
c.2.2.2) Đối với hình thức chơi với máy chơi tự động bằng tiền mặt:
c.2.2.2.1) Số tiền mặt người chơi nhận lại trong một cuộc chơi là tổng giá trị số tiền rút khỏi máy chơi (Cash out) khi kết thúc một cuộc chơi trừ đi phần giải thưởng tích lũy (nếu có).
c.2.2.2.2) Số tiền mặt đã chi ra trong một cuộc chơi là tổng giá trị các lần nạp tiền mặt vào máy chơi (Key in/Cash in) trong suốt một cuộc chơi.
Riêng đối với hình thức trúng thưởng từ giải thưởng tích lũy (jackpot), các giải thưởng định kỳ cho khách may mắn và các hình thức tương tự khác thì thu nhập từ trúng thưởng là toàn bộ giá trị giải thưởng chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào khác.
Ví dụ 14: Ông N chơi trực tiếp với máy chơi tự động dùng tiền mặt. Trong một cuộc chơi Ông N đã thực hiện 2 lần nạp tiền (Key in), tổng giá trị các lần nạp tiền (Key in) là 300 USD. Khi kết thúc cuộc chơi Ông N rút toàn bộ số tiền còn lại khỏi máy chơi (Cash out), tổng số tiền mặt còn lại (Cash out) là 1.500 USD. Trong cuộc chơi đó ông N còn trúng thêm phần thưởng từ giải thưởng tích lũy (jackpot) là 1.000 USD (Giá trị giải thưởng jackpot đã được cộng dồn trong số tiền Cash out). Căn cứ số tiền nạp vào và số tiền rút ra thì thu nhập từ trúng thưởng và thu nhập tính thuế của Ông N bao gồm 02 khoản như sau:
- Thu nhập trúng thưởng từ giải thưởng tích lũy (jackpot) của Ông B là toàn bộ giá trị giải thưởng tích lũy (jackpot) :
+ Thu nhập từ trúng thưởng = 1000 USD
+ Thu nhập tính thuế = 1000USD × tỷ giá USD/VND - 10 triệu đồng.
- Thu nhập trúng thưởng từ cuộc chơi với máy chơi tự động của Ông B là:
+ Thu nhập từ trúng thưởng :
= 1500 USD - 1000 USD - 300 USD = 200 USD.
+ Thu nhập tính thuế :
= 200 USD × tỷ giá USD/VND - 10 triệu đồng.
c.2.3) Trường hợp tổ chức trả thưởng trò chơi điện tử có thưởng, casino không xác định được thu nhập chịu thuế của cá nhân trúng thưởng để khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm c.2, khoản 1, Điều này thì thực hiện nộp thuế thay cho các cá nhân trúng thưởng theo mức ấn định trên tổng số tiền trả lại cho người chơi (cash out). Tổ chức trả thưởng trò chơi điện tử có thưởng, casino nếu áp dụng nộp thuế thu nhập cá nhân theo mức ấn định phải đăng ký với cơ quan thuế và điều chỉnh lại cơ cấu trả thưởng cho khách là thu nhập sau thuế để niêm yết công khai tại điểm vui chơi giải trí có thưởng. Mức thuế ấn định thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
c.2.4) “Một cuộc chơi” được xác định như sau:
- Đối với hình thức chơi bằng đồng tiền quy ước, cuộc chơi được bắt đầu khi người chơi vào Điểm vui chơi giải trí có thưởng và kết thúc khi người chơi đó ra khỏi Điểm vui chơi giải trí có thưởng.
- Đối với hình thức chơi với máy chơi tự động bằng tiền mặt thì cuộc chơi được bắt đầu khi người chơi nạp tiền vào máy chơi (Key in/Cash in) và kết thúc khi người chơi rút tiền khỏi máy chơi (Cash out).
- Đối với trúng thưởng từ giải thưởng tích lũy (jackpot), các giải thưởng định kỳ cho khách chơi may mắn và các hình thức tương tự khác mỗi lần trúng thưởng được coi là một cuộc chơi riêng biệt.
d) Đối với trúng thưởng từ các trò chơi, cuộc thi có thưởng được tính theo từng lần lĩnh thưởng. Giá trị tiền thưởng bằng toàn bộ số tiền thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người chơi nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.
2. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.
3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thưởng cho người trúng thưởng.
4. Cách tính thuế:
(kèm công thức)
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012.
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
...
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 3 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế như sau:
...
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:
“Điều 26. Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng và thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng và thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ trúng thưởng theo quy định tại Điều 15 Luật Thuế thu nhập cá nhân. Tổ chức trả thưởng có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người trúng thưởng trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng.”
Hướng dẫn
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần C – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ
I. ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH
Căn cứ Điều 25 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của các nhân không cư trú được xác định như sau:
1. Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định bằng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân (x) với thuế suất.
2. Doanh thu: là toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả chi phí do bên mua hàng hoá, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú mà không được hoàn trả.
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định tương tự như doanh thu làm căn cứ tính thuế từ hoạt động kinh doanh của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 1 mục I Phần B Thông tư này.
Trường hợp thoả thuận tại hợp đồng không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì doanh thu tính thuế phải quy đổi là toàn bộ số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được dưới bất kỳ hình thức nào từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam, không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành các hoạt động kinh doanh.
3. Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:
3.1. 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá.
3.2. 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ.
3.3. 2% đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.
Trường hợp cá nhân không cư trú có doanh thu từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác nhau nhưng không tách riêng được doanh thu của từng lĩnh vực, ngành nghề thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo mức thuế suất cao nhất đối với lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 17. Đối với thu nhập từ kinh doanh
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định bằng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân (×) với thuế suất.
1. Doanh thu:
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định như doanh thu làm căn cứ tính thuế từ hoạt động kinh doanh của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 8 Thông tư này.
2. Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:
a) 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa.
b) 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ.
c) 2% đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.
Trường hợp cá nhân không cư trú có doanh thu từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác nhau nhưng không tách riêng được doanh thu của từng lĩnh vực, ngành nghề thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo mức thuế suất cao nhất đối với lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.
Hướng dẫn
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần C – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ
...
II. ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG
1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (x) với thuế suất 20%.
2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được bằng tiền và không bằng tiền do thực hiện công việc tại Việt Nam không phân biệt nơi trả thu nhập.
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 mục I phần B Thông tư này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 18. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.
2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:
a) Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
(kèm công thức)
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại điểm a, b nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
Hướng dẫn
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần C – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ
...
III. ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ ĐẦU TƯ VỐN
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân (x) với thuế suất 5%.
Thu nhập chịu thuế, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định tương tự như đối với thu nhập chịu thuế, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 1 mục II phần B Thông tư này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 19. Đối với thu nhập từ đầu tư vốn
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng thu nhập tính thuế mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân (×) với thuế suất 5%.
Thu nhập tính thuế, thời điểm xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập tính thuế, thời điểm xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 3, Điều 10 Thông tư này.
Hướng dẫn
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần C – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ
...
IV. ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN
1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân (x) với thuế suất 0,1%, không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.
Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam là tổng giá trị chuyển nhượng vốn không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.
2. Tổng số tiền chuyển nhượng đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
2.1. Trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp được xác định căn cứ vào giá trị chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo qui định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.
2.2. Trường hợp chuyển nhượng chứng khoán được xác định căn cứ vào giá chứng khoán như sau:
2.2.1. Đối với chứng khoán niêm yết: giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường chứng khoán tại thời điểm bán. Giá thị trường tại thời điểm bán là giá khớp lệnh tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.
2.2.2. Đối với chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán: giá bán chứng khoán là giá giao dịch thoả thuận theo quy định của Trung tâm giao dịch chứng khoán tại ngày chuyển nhượng chứng khoán.
2.2.3. Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên: Giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng.
3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn có hiệu lực hoặc thời điểm hoàn tất việc chuyển tên sở hữu (đối với chuyển nhượng phần vốn góp. chứng khoán chưa niêm yết và chưa đăng ký giao dịch) hoặc thời điểm Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng khoán công bố giá thực hiện (đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch).
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 20. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân (×) với thuế suất 0,1%, không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.
Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam là giá chuyển nhượng vốn không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.
2. Giá chuyển nhượng đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
a. Trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp thì giá chuyển nhượng được xác định như đối với cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại điểm a.1, khoản 1, Điều 11 Thông tư này.
b. Trường hợp chuyển nhượng chứng khoán thì giá chuyển nhượng được xác định như đối với cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại điểm a.1, khoản 2, Điều 11 Thông tư này.
3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế:
a) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực.
b) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân không cư trú được xác định như đối với cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 2, Điều 11 Thông tư này.
Hướng dẫn
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần C – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ
...
V. ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN
1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân (x) với thuế suất 2%.
Giá chuyển nhượng bất động sản của cá nhân không cư trú là toàn bộ số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.
2. Giá chuyển nhượng bất động sản của cá nhân không cư trú trong từng trường hợp cụ thể được xác định như xác định giá chuyển nhượng bất động sản của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 3 mục II phần B Thông tư này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 21. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân (×) với thuế suất 2%.
Giá chuyển nhượng bất động sản của cá nhân không cư trú là toàn bộ số tiền mà cá nhân nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.
2. Giá chuyển nhượng bất động sản của cá nhân không cư trú trong từng trường hợp cụ thể được xác định như xác định giá chuyển nhượng bất động sản của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại điểm a.1, b.1, c.1, d.1, khoản 1, Điều 12 Thông tư này.
3. Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là thời điểm cá nhân không cư trú làm thủ tục chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần C – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ
...
VI. ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ BẢN QUYỀN, NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI:
1. Thuế đối với thu nhập từ bản quyền
1.1. Thuế đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân không cư trú được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
Thu nhập từ bản quyền được xác định theo hướng dẫn tại khoản 4 mục II phần B Thông tư này.
1.2. Thời điểm xác định thu nhập từ bản quyền là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ chuyển bản quyền cho đối tượng nộp thuế là cá nhân không cư trú.
2. Thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại
2.1. Thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại của cá nhân không cư trú được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
Thu nhập từ nhượng quyền thương mại được xác định theo hướng dẫn tại khoản 5 mục II phần B Thông tư này.
2.2. Thời điểm xác định thu nhập từ nhượng quyền thương mại là thời điểm cá nhân không cư trú nhận được thu nhập từ việc nhượng quyền thương mại.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 22. Đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại
1. Thuế đối với thu nhập từ bản quyền
a) Thuế đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân không cư trú được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
Thu nhập từ bản quyền được xác định theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 13 Thông tư này.
b) Thời điểm xác định thu nhập từ bản quyền là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ chuyển bản quyền cho người nộp thuế là cá nhân không cư trú.
2. Thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại
a) Thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại của cá nhân không cư trú được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
Thu nhập từ nhượng quyền thương mại được xác định theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 14 Thông tư này.
b) Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là thời điểm thanh toán tiền nhượng quyền thương mại giữa bên nhận quyền thương mại và bên nhượng quyền thương mại.
Hướng dẫn
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Phần C – CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ
...
VII. ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ TRÚNG THƯỞNG, TỪ THỪA KẾ, QUÀ TẶNG
1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 dưới đây nhân với thuế suất 10%.
2. Thu nhập chịu thuế
2.1. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng của cá nhân không cư trú là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt Nam.
Thu nhập từ trúng thưởng của cá nhân không cư trú được xác định theo hướng dẫn tại khoản 6 mục II phần B Thông tư này.
2.2. Thu nhập chịu thuế từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập nhận được tại Việt Nam.
Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú được xác định theo hướng dẫn tại khoản 7 mục II phần B Thông tư này.
3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
3.1. Đối với thu nhập từ trúng thưởng: là thời điểm tổ chức, cá nhân ở Việt Nam trả tiền thưởng cho cá nhân không cư trú.
3.2. Đối với thu nhập từ thừa kế: Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận thừa kế làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
3.3. Đối với thu nhập từ nhận quà tặng: Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận quà tặng làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
...
Điều 23. Đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng
1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều này nhân (×) với thuế suất 10%.
2. Thu nhập tính thuế
a) Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng của cá nhân không cư trú là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt Nam.
Thu nhập từ trúng thưởng của cá nhân không cư trú được xác định như đối với cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 15 Thông tư này.
b) Thu nhập chịu thuế từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập nhận được tại Việt Nam.
Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú được xác định như đối với cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 16 Thông tư này.
3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
a) Đối với thu nhập từ trúng thưởng: thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm tổ chức, cá nhân ở Việt Nam trả tiền thưởng cho cá nhân không cư trú.
b) Đối với thu nhập từ thừa kế: thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản tại Việt Nam.
c) Đối với thu nhập từ nhận quà tặng: thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản tại Việt Nam.
Hướng dẫn
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Thông tư 84/2008/TT-BTC) như sau:
...
Điều 11. Bổ sung giảm thuế TNCN đối với người lao động làm việc tại các khu kinh tế:
Theo quy định tại khoản 3, Điều 34 của Luật thuế TNCN thì những khoản thu nhập của cá nhân được ưu đãi về thuế quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước ngày Luật thuế TNCN có hiệu lực thi hành tiếp tục được hưởng ưu đãi.
Căn cứ theo quy định trên thì cá nhân là người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại các khu kinh tế kể từ ngày Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ có hiệu lực thi hành và từ sau ngày 01/01/2009 đều được giảm 50% thuế TNCN.
File gốc của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 đang được cập nhật.
Thuế - Phí - Lệ Phí
- Công văn 7330/VPCP-KGVX năm 2021 về phí xét nghiệm COVID-19 đối với những người có bệnh mãn tính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Công văn 3880/TCT-DNNCN năm 2021 về xác định số thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài vào Việt Nam làm việc do Tổng cục Thuế ban hành
- Quyết định 1969/QĐ-BTC năm 2021 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng trực thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Quyết định 1966/QĐ-BTC quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế trực thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Quyết định 1968/QĐ-BTC năm 2021 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế doanh nghiệp lớn trực thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Quyết định 1965/QĐ-BTC năm 2021 về quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 4749/TCHQ-TXNK năm 2021 về thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng khai báo là phân bón do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn 4757/TCHQ-TXNK năm 2021 về nộp thuế điện tử nhờ thu do Tổng cục Hải quan ban hành
- Quyết định 1450/QĐ-TCT năm 2021 quy định về thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 7116/VPCP-CN năm 2021 về phản ánh của báo chí liên quan đến thu phí trên cao tốc và giá sàn vé máy bay do Văn phòng Chính phủ ban hành
Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
Chính sách mới
- Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
- Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
- Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
- Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
- Tiêu chí phân loại phim 18+
- Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
- Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
- Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023
Tin văn bản
- Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
- Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
- Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
- Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
- HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
- Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
- Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
- Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Quốc hội |
Số hiệu | 04/2007/QH12 |
Loại văn bản | Luật |
Người ký | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành | 2007-11-21 |
Ngày hiệu lực | 2009-01-01 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Văn bản Bãi bỏ
Văn bản Được hướng dẫn
- Công văn số 3418/TCT-TNCN về việc cách xác định và thu nộp thuế thu nhập của đại lý xổ số kiến thiết từ 01/01/2009 do Tổng cục Thuế ban hành
- Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 12825/BTC-TCT trả lời vướng mắc thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn số 15908/BTC-TCT về việc tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn số 42/BTC-TCT về việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn số 595/TCT-TNCN về việc thuế TNCN đối với khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn số 997/TCT-TNCN về việc kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn số 6146/BTC-TCT về việc thuế thu nhập cá nhân đối với Giải thưởng hàng năm của các Hội do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn số 1631/TCT-TNCN về việc chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn số 2215/TCT-CS về việc chính sách thuế đối với thuế phi công, tiếp viên do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn số 3111/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 11071/BTC-TCT về việc thuế thu nhập cá nhân đối với bất động sản do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 3598/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 13858/BTC-TCT về việc miễn thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài thực hiện chương trình, dự án ODA tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 4022/TCT-TNCN về việc thuế thu nhập cá nhân đối với bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 44/TCT-TNCN vướng mắc thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị huỷ bỏ do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1136/BTC-TCT trả lời về “người nộp thuế có quyền lựa chọn hay cơ quan thuế có quyền áp đặt phương pháp tính thuế" đối với thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 421/TCT-TNCN vướng mắc về thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản trong trường hợp cá nhân chuyển nhượng nhà ở, đất ở duy nhất do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1073/TCT-TNCN hướng dẫn chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với Chuyển nhượng nhà ở, đất ở duy nhất và xác định người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1178/TCT-TNCN về tổ chức chi trả thu nhập nộp thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1219/TCT-TNCN thuế thu nhập cá nhân về chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1402/TCT-TNCN về kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên làm việc tại chi nhánh do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1758/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập tăng thêm do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1789/TCT-TNCN thuế thu nhập cá nhân đối với nhận quà tặng là bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 6834/BTC-CST về tỷ giá tính thuế xuất, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 1872/TCT-TNCN trả lời vướng mắc về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ thừa kế chứng khoán phát sinh trước khi luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 2301/TCT-TNCN hướng dẫn chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 2885/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là duy nhất do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3357/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3548/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3549/TCT-TNCN về tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3591/TCT-TNCN thực hiện thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập trúng thưởng trò chơi và casino do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3842/TCT-TNCN về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4185/TCT-TNCN vướng mắc về thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4267/TCT-TNCN vướng mắc thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản do tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4627/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân đi tu nghiệp sinh tại Nhật do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4770/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4858/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân Nhật Bản có thu nhập được trả tại Nhật Bản cho công việc tại Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4890/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng quyền thuê mua căn hộ do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 5220/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ hoạt động cho, tặng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 5222/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với cho, tặng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 227/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 680/TCT-TNCN về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 740/TCT-CS xử lý vi phạm pháp luật về thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 954/TCT-TNCN giải trình về thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1133/TCT-TNCN về vướng mắc về thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1237/TCT-TNCN về Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập của chủ ngựa tham gia đua ngựa do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1490/TCT-TNCN về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1524/TCT-TNCN về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1820/TCT-TNCN về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với lợi nhuận chuyển ra nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1842/TCT-TNCN vướng mắc về thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp uỷ quyền giao dịch bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 2514/TCT-KK về thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 2642/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lãi trả cho nhà đầu tư do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3244/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3373/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản thông qua hợp đồng ủy quyền do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3637/TCT- TNCN về thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3854/TCT-TNCN về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với nhà ở duy nhất do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3898/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân khi phân chia tài sản chung do Tổng cục Thuế ban hành
- Nghị định 101/2011/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 08/2011/QH13 bổ sung giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân
- Thông tư 154/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 101/2011/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 08/2011/QH13 bổ sung giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 4124/TCT-TNCN về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 194/TCT-TNCN xác định nghĩa vụ tài chính đối với nhà, đất khi sáp nhập do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 597/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân đối với cho, tặng bất động sản thông qua hợp đồng có ủy quyền do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 952/TCT-TNCN về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1565/TCT-TNCN về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với quà tặng là bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Nghị quyết 29/2012/QH13 về chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân do Quốc hội ban hành
- Nghị định 60/2012/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 29/2012/QH13 về chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân
- Thông tư 140/2012/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2012/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 29/2012/QH13 về chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 3367/TCT-TNCN về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
- Công văn 4284/TCT-CS về chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4307/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4307/TCT-CS về thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4474/TCT-CS về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4540/TCT-TNCN về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3795/BTC-TCT về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân trúng thưởng trong Casino do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 1429/TCT-TNCN về thuế thu nhập cá nhân với chuyển đổi đất với nhau do Tổng cục Thuế ban hành
- Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
- Công văn 2493/TCT-TNCN năm 2013 xác định thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ thừa kế do Tổng cục Thuế ban hành
- Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 2687/TCT-TNCN năm 2013 xin miễn giảm thuế thu nhập cá nhân với việc chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3693/TCT-CS năm 2013 chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3707/TCT-CS năm 2013 hoàn trả lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 3820/TCT-TNCN năm 2013 xác định thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ thừa kế do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3942/TCT-CS năm 2013 miễn thuế, giảm thuế, gia hạn thuế đối với người nộp thuế gặp hỏa hoạn tại Trung tâm thương mại tỉnh Hải Dương do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4092/TCT-TNCN năm 2013 thuế thu nhập cá nhân đối với đất ở và đất sản xuất nông nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 16662/BTC-TCT năm 2013 về xác định cá nhân mắc bệnh hiểm nghèo được xét giảm thuế TNCN do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 4223/TCT-CS năm 2013 giải đáp chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4496/TCT-TNCN năm 2013 thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia nước ngoài cư trú tại Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
- Thông tư liên tịch 206/2013/TTLT-BTC-BCA hướng dẫn thu, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với sỹ quan, hạ sỹ quan, công, viên chức và nhân viên hưởng lương trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Công an ban hành
- Thông tư liên tịch 212/2013/TTLT-BTC-BQP hướng dẫn thu nộp thuế thu nhập cá nhân đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ, công, viên chức và nhân viên hưởng lương thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Quốc phòng ban hành
- Công văn 89/TCT-CS năm 2014 thuế đối với hoạt động tại khu chuyển tải quặng rời không bền trên vịnh Vân Phong do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 283/TCT-TNCN năm 2014 chính sách thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 570/TCT-TNCN năm 2014 về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ thừa kế là bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1381/TCT-TNCN năm 2014 về Danh mục tổng hợp khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1934/TCT-CS năm 2014 về chính sách thuế đối với cá nhân, hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực xã hội hóa do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 2178/TCT-HTQT năm 2014 về thuế thu nhập cá nhân theo Hiệp định thuế giữa Việt Nam-Hàn Quốc do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 2169/TCT-TNCN năm 2014 miễn thuế thu nhập cá nhân đối với nhà ở, đất ở duy nhất do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 8629/BTC-TCT năm 2014 về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với hộ gia đình, cá nhân trồng cây cao su do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 2516/TCT-TNCN năm 2014 về chính sách thuế thu nhập cá nhân của nhân viên người nước ngoài đến làm việc, công tác tại Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3370/TCT-TNCN năm 2014 về trách nhiệm kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành
- Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2014 giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp do Chính phủ ban hành
- Công văn 3629/TCT-TNCN năm 2014 về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân nước ngoài làm việc cho Văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 14891/BTC-TCT năm 2014 về thuế thu nhập cá nhân đối với khoản bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 5030/TCT-TNCN năm 2014 về cách tính thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 5232/TCT-TNCN năm 2014 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 5263/TCT-TNCN năm 2014 về thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia nước ngoài thực hiện dự án ODA do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 5248/TCT-TNCN năm 2014 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
- Công văn 5298/TCT-TNCN năm 2014 về thuế thu nhập cá nhân đối với cổ đông góp vốn bằng phần vốn góp do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 17821/BTC-TCT năm 2014 về miễn thuế thu nhập cá nhân và tiền chậm nộp do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 5871/TCT-TNCN năm 2014 về thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền do cá nhân nước ngoài gửi cho thân nhân trong nước do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 5954/TCT-TNCN năm 2014 về thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân nhận lương Net do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 172/TCT-TNCN năm 2015 hướng dẫn chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 183/TCT-KK năm 2015 về cấp mã số thuế và quản lý thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1817/BTC-TCT năm 2015 xin ý kiến đối với hoạt động chuyển nhượng quyền thuê căn hộ do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 824/TCT-TNCN năm 2015 về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 893/TCT-TNCN năm 2015 về thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 917/TCT-TNCN năm 2015 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 6383/BTC-TCT năm 2015 về xác định cá nhân mắc bệnh hiểm nghèo được xét giảm thuế Thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 2858/TCT-TNCN năm 2015 về khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 9625/BTC-TCT năm 2015 về ưu đãi thuế thu nhập cá nhân theo Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 2977/TCT-TNCN năm 2015 về miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân cho nhân lực dự án công nghệ cao do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3263/TCT-TNCN năm 2015 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng quyền thuê căn hộ do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3637/TCT-TNCN năm 2015 về chính sách thuế đối với thu nhập từ mua nợ ngân hàng do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3929/TCT-TNCN năm 2015 về thuế thu nhập cá nhân với thu nhập từ khuyến mại do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3927/TCT-KK năm 2015 quy định khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với khoản chi có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4029/TCT-PC năm 2015 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4036/TCT-TNCN năm 2015 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú làm môi giới bán hàng hóa tại nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 9835/TCHQ-TXNK năm 2015 về thuế giá trị gia tăng đối với hàng tạm xuất - tái nhập do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn 834/TCT-TNCN năm 2016 về thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia không cư trú do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4356/TC-TCT năm 2016 hướng dẫn quản lý thuế đối với hoạt động mua, bán tiền kỹ thuật số do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 2872/TCT-TNCN năm 2016 về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là nhà ở, đất ở duy nhất do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 2880/TCT-TNCN năm 2016 về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là nhà ở, đất ở duy nhất do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3520/TCT-TNCN năm 2016 về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là nhà ở, đất ở duy nhất do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3569/TCT-TNCN năm 2016 hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3572/TCT-CS năm 2016 về chính sách thuế nhà thầu đối với hợp đồng dịch vụ tư vấn do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3629/TCT-TNCN năm 2016 về chính sách miễn thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản là nhà ở, đất ở duy nhất do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4853/TCT-HTQT năm 2016 xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương hưu của ông Akira Hatakeyama do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4911/TCT-TNCN năm 2016 về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với nhân viên nước ngoài làm việc cho Văn phòng đại diện của tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 639/TCT-TNCN năm 2017 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1091/TCT-TNCN năm 2017 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1844/TCT-TNCN năm 2017 xử lý phản ánh kiến nghị của người dân trong lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân và hải quan do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 2010/TCT-CS năm 2017 về đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 2700/TCT-TNCN năm 2017 về chính sách thuế Thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 2755/TCT-TNCN năm 2017 về nộp thuế của Văn phòng đại diện do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3008/TCT-TNCN năm 2017 xác định cá nhân mắc bệnh hiểm nghèo được xét giảm thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3009/TCT-TNCN năm 2017 về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3010/TCT-TNCN năm 2017 về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ quà tặng là bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3146/TCT-TNCN năm 2017 đề nghị hướng dẫn vướng mắc về chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3215/TCT-TNCN năm 2017 về thu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3471/TCT-TNCN năm 2017 về xử lý phản ánh kiến nghị của người dân về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3868/TCT-TNCN năm 2017 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4064/TCT-TNCN năm 2017 về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4563/TCT-CS năm 2017 về hóa đơn do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 5612/TCT-TNCN năm 2017 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 11/TCT-TNCN năm 2018 về hướng dẫn chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 47/TCT-TNCN năm 2018 về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 439/TCT-TNCN năm 2018 về hướng dẫn chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản
- Công văn 571/TCT-TNCN năm 2018 về xác định cá nhân mắc bệnh hiểm nghèo được xét giảm thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 667/TCT-TNCN năm 2018 về chính sách thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ đối với tài sản sau ly hôn do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1369/TCT-TNCN năm 2018 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1553/TCT-TNCN năm 2018 về xét giảm thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1802/TCT-TNCN năm 2018 về xác định bệnh hiểm nghèo giảm thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 2146/TCT-KK năm 2018 về hoàn thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3545/TCT-TNCN năm 2018 về xác định thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1036/TCT-DNNCN năm 2019 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1241/TCT-DNNCN năm 2019 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lãi tiền gửi của xã viên hợp tác xã có hoạt động tín dụng nội bộ do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1593/TCT-DNNCN năm 2019 về chính sách thuế đối với cá nhân kinh doanh do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1639/TCT-DNNCN năm 2019 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với nhà ở, đất ở duy nhất do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 1970/TCT-DNNCN năm 2019 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phiếu tại nước ngoài do Tổng Cục Thuế ban hành
- Công văn 2970/TCT-DNNCN năm 2019 về hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người tham gia bán hàng đa cấp do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 10168/BTC-CST năm 2019 về trả lời kiến nghị về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 3618/TCT-CS năm 2019 chính sách thuế đối với hàng khuyến mại do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 3804/TCT-DNNCN năm 2019 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4106/TCT-DNNCN năm 2019 về vướng mắc chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm việc trong khu kinh tế do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4142/TCT-DNNCN năm 2019 về khai, nộp thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4245/TCT-DNNCN năm 2019 về giảm thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân mắc bệnh hiểm nghèo do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4701/TCT-DNNCN năm 2019 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 392/TCT-DNNCN năm 2020 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập của cá nhân không cư trú do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 2012/TCT-DNNCN năm 2020 về chính sách thuế đối với khoản hoàn trả thù lao của chuyên gia nước ngoài làm việc tại công ty do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 2014/TCT-DNNCN năm 2020 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- Công văn 2559/TCT-DNNCN năm 2020 về chính sách thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ khi thành viên gia đình sáp nhập tài sản riêng thành tài sản chung do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 2546/TCT-DNNCN năm 2020 về tổ chức triển khai Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 2774/TCT-CS năm 2020 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 4590/TCT-DNNCN năm 2020 về chính sách giảm trừ gia cảnh cho người nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 5079/TCT-DNL năm 2020 về hướng dẫn khấu trừ thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 5265/TCT-DNNCN năm 2020 về chính sách thuế đối với hoạt động cho thuê nhà của cá nhân không cư trú do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 51/TCT-DNNCN năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thanh toán cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 636/TCT-DNNCN năm 2021 hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 833/TCT-DNNCN năm 2021 về Quản lý thuế đối với giao dịch “Lan đột biến” do Tổng cục Thuế ban hành
- Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Văn bản Bổ sung
- Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế
- Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
- Thông tư 02/2010/TT-BTC hướng dẫn bổ sung Thông tư 84/2008/TT-BTC và Nghị định 100/2008/NĐ-CP về Luật thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành
Văn bản Hướng dẫn
- Nghị định 106/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 85/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Nghị định 100/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân
- Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân
- Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
- Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Thông tư 12/2011/TT-BTC Sửa đổi Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và sửa đổi Thông tư số 02/2010/TT-BTC hướng dẫn bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành
- Thông tư 02/2010/TT-BTC hướng dẫn bổ sung Thông tư 84/2008/TT-BTC và Nghị định 100/2008/NĐ-CP về Luật thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành
- Thông tư 164/2009/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân đối với người trúng thưởng trong các trò chơi tại điểm vui chơi giải trí có thưởng do Bộ Tài chính ban hành
- Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành
- Thông tư 62/2009/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành
- Thông tư 161/2009/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản do Bộ Tài chính ban hành
- Thông tư 27/2009/TT-BTC hướng dẫn giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành
- Thông tư 20/2010/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hành chính về thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành
- Chỉ thị 22/2008/CT-TTg thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế
Văn bản Sửa đổi
- Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định về thuế
- Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Thông tư 175/2010/TT-BTC sửa đổi Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành nghị định 100/2008/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
- Thông tư 12/2011/TT-BTC Sửa đổi Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và sửa đổi Thông tư số 02/2010/TT-BTC hướng dẫn bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành
- Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
- Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế
- Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành