BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2013/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2013 |
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định mẫu và nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động và Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài,
Thông tư này quy định mẫu và nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động và Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
1. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
3. Doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
5. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức nêu tại Khoản 1 và 2 Điều 6, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi tắt là người lao động);
Điều 3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng, hình thức của hợp đồng
Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải được ký kết bằng văn bản.
Hợp đồng cung ứng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Việt Nam với bên nước ngoài về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động và có những nội dung chính sau đây:
Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng bao gồm: Tên đầy đủ, tên giao dịch của bên tham gia ký kết hợp đồng; Đại diện của các bên; Địa chỉ đăng ký kinh doanh hay địa chỉ giao dịch; số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Mã số doanh nghiệp, ngày cấp (nếu có), mã số thuế, số tài khoản; Điện thoại, fax, email; các thông tin liên quan khác.
Trường hợp hợp đồng cung ứng lao động chỉ là hợp đồng chính thì các nội dung quy định tại khoản này phải được thể hiện cụ thể trong các phụ lục của hợp đồng.
Trong hợp đồng phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng trong việc tổ chức tuyển chọn, đào tạo lao động trước xuất cảnh, làm các thủ tục đưa và tiếp nhận lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, giải quyết phát sinh khi người lao động làm việc ở nước ngoài.
Trong Hợp đồng phải quy định cụ thể mức tiền môi giới, trách nhiệm thanh toán tiền môi giới (nếu có), đồng tiền dùng để thanh toán tiền môi giới, lộ trình thanh toán tiền môi giới (tiến độ, thời điểm, phương thức thanh toán).
Tranh chấp giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Việt Nam với bên nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký.
6. Thời hạn hợp đồng và gia hạn hợp đồng
7. Chấm dứt hợp đồng cung ứng lao động trước thời hạn
Điều 6. Mẫu Hợp đồng cung ứng lao động
Trường hợp nước tiếp nhận lao động có quy định mẫu Hợp đồng cung ứng lao động khác với mẫu quy định tại Phụ lục 01 thì hai bên có thể thỏa thuận ký hợp đồng khác nhưng phải bảo đảm có đầy đủ nội dung như quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
HỢP ĐỒNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
1. Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng
Thông tin về người lao động bao gồm: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; hộ khẩu thường trú; địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số chứng minh thư nhân dân; số hộ chiếu và địa chỉ báo tin khi cần thiết.
- Tên Công ty sử dụng lao động và địa điểm làm việc;
- Điều kiện làm việc, sinh hoạt và chế độ đối với người lao động:
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+ Hình thức trả lương;
+ An toàn, vệ sinh và bảo hộ lao động;
+ Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;
+ Quy định rõ trách nhiệm bố trí phương tiện đưa đón lao động và chi trả chi phí giao thông từ Việt Nam đến điểm nhập cảnh tại nước tiếp nhận lao động, từ điểm nhập cảnh tại nước tiếp nhận lao động đến nơi lao động làm việc và ngược lại;
+ Các chi phí đối với người lao động: tiền môi giới (nếu có); tiền dịch vụ (nếu có); tiền ký quỹ (nếu có);
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp
4. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
5. Thanh lý hợp đồng
6. Giải quyết tranh chấp
Điều 9. Mẫu Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Đối với các Hợp đồng cung ứng lao động có hiệu lực trước thời điểm Thông tư có hiệu lực thi hành thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp có trách nhiệm đàm phán, ký kết với đối tác theo mẫu Hợp đồng cung ứng lao động ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, có hướng dẫn bổ sung kịp thời./.
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW và các ban của Đảng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH;
- Website Chính phủ;
- Công báo (02);
- Lưu: VT, PC, QLLĐNN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Hòa
HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2013 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
Số………..
Công ty....
Số điện thoại....
Số tài khoản...... tại Ngân hàng...địa chỉ... Swift code...(nếu có).
Chức vụ …………….
và
Địa chỉ...
Số fax....
Người đại diện …….
(Dưới đây gọi là “Bên Tiếp nhận lao động”)
Điều 1: Địa vị pháp lý của các Bên ký kết
1.2. Bên Tiếp nhận lao động là..., có đủ điều kiện và thẩm quyền thực hiện hợp đồng này, thể hiện tại:...
2.1. Theo đề nghị của Bên Tiếp nhận lao động, Bên Cung ứng lao động đồng ý tuyển chọn lao động Việt Nam đi làm việc tại …….cho Bên Tiếp nhận lao động:
- Ngành nghề, công việc: ;
2.2. Bên Cung ứng lao động đảm bảo người lao động được tuyển chọn đáp ứng tiêu chuẩn sau:
- Sức khỏe: ...
- Trình độ ngoại ngữ: ...
(Trường hợp hợp đồng cung ứng lao động chỉ là hợp đồng chính thì các nội dung trên phải được thể hiện cụ thể trong các phụ lục của hợp đồng)
Bên Tiếp nhận lao động đảm bảo người lao động được hưởng các điều kiện hợp đồng như sau:
Thời hạn làm việc là .... năm (trong đó thời gian thử việc là...)
3.2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Người lao động được nghỉ……….. ngày lễ theo quy định của Luật ……., gồm các ngày: ……(1/1, Quốc Khánh....)
3.3. Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản khấu trừ (nếu có)
Tiền lương cơ bản: ... (tiền lương trong thời gian thử việc là ... /tháng)
Địa điểm trả lương:
Tiền làm thêm giờ:
Các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận:
3.4. An toàn lao động và bảo hộ lao động
Người lao động có trách nhiệm sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động và tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
Người lao động có trách nhiệm tham gia và được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, tai nạn theo quy định của.... (liệt kê các loại bảo hiểm theo quy định của từng nước tiếp nhận)
Người lao động được cung cấp (miễn phí/có phí) chỗ ở và được cung cấp (miễn phí/có phí) ăn.
Phí giao thông từ Việt Nam đến nước tiếp nhận lao động do………. chi trả.
3.8. Trường hợp ốm đau, thương tật, tử vong
3.9. Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động và phải về nước trước thời hạn do lỗi của người lao động gây ra, người lao động có trách nhiệm bồi thường người sử dụng lao động và/hoặc Bên tiếp nhận lao động về những thiệt hại do họ gây ra và tự chịu chi phí giao thông để trở về nước.
(Trường hợp hợp đồng cung ứng lao động chỉ là hợp đồng chính thì các nội dung quy định tại Điều này phải được thể hiện cụ thể trong các phụ lục của hợp đồng)
4.1. Tuyển chọn người lao động theo các tiêu chuẩn và yêu cầu tại Điều 2 nói trên;
4.3. Chịu trách nhiệm làm các thủ tục xuất cảnh (ví dụ: khám sức khỏe, xin visa...) cho người lao động phù hợp với thỏa thuận tại hợp đồng này;
…..
5.1. Thông báo trước cho Bên Cung ứng lao động về nhu cầu tuyển dụng, yêu cầu và quy trình tổ chức tuyển chọn thông qua văn bản yêu cầu tuyển dụng;
5.3. Phối hợp với Bên Cung ứng để đào tạo cho người lao động theo yêu cầu sử dụng;
5.5. Làm các thủ tục để cơ quan có thẩm quyền của …….(tên nước tiếp nhận lao động) cấp và gia hạn Giấy phép lao động cho người lao động;
5.7. Có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động hỗ trợ người lao động trong việc gửi tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp của người lao động về Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật nước tiếp nhận.
Điều 6: Tiền môi giới (nếu có)
Lộ trình thanh toán tiền môi giới: ………………….
Điều 7: Điều khoản phạt hợp đồng
- Người lao động bỏ hợp đồng, trốn ra ngoài:... mức bồi thường:...
- Bên tiếp nhận ngừng tiếp nhận không báo trước; bố trí cho lao động làm không đúng việc, trả lương không đúng như đã cam kết dẫn đến lao động bỏ việc, đòi về...
Điều 8: Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp
8.2. Trường hợp tranh chấp không giải quyết được thông qua thương lượng thì sẽ đưa ra …………..để giải quyết theo quy định của pháp luật……………..
9.1. Hợp đồng này có hiệu lực 3 năm kể từ khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
9.3. Trong thời hạn hiệu lực Hợp đồng, nếu pháp luật, chính sách hoặc quy định của một hoặc hai nước có thay đổi liên quan đến các nội dung trong hợp đồng, hai Bên sẽ sửa đổi, bổ sung bằng văn bản để đảm bảo hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
9.5. Các Bên có thể chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong các trường hợp sau:
Trong trường hợp bất khả kháng không thể tiếp tục thực hiện Hợp đồng (như xảy ra chiến tranh, thiên tai và các sự kiện khác nằm ngoài khả năng kiểm soát hợp lý của các Bên), các Bên tham gia Hợp đồng phải cùng nhau giải quyết những vấn đề còn tồn tại, ưu tiên những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động, đảm bảo người lao động được hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp được quy định trong hợp đồng này và phù hợp với quy định luật pháp của nước tiếp nhận.
Hợp đồng này làm tại ..... ngày ... tháng ... năm được lập thành .... bản bằng tiếng Việt và tiếng ............ có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ ... bản để theo dõi và thực hiện.
Đại diện Bên cung ứng lao động
Đại diện Bên tiếp nhận lao động
HỢP ĐỒNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Số...
Doanh nghiệp/Tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:... (sau đây gọi là Bên đưa đi)
Số điện thoại....
Người đại diện...
và
Ngày, tháng, năm sinh:...
Hộ khẩu thường trú:...
Địa chỉ báo tin tại Việt Nam:....
Hai Bên thỏa thuận và ký kết thực hiện các điều khoản hợp đồng sau đây:
Căn cứ vào Hợp đồng cung ứng lao động số .... ngày ... ký với ...., Bên đưa đi đưa người lao động đi làm việc tại.... với thời hạn và công việc cụ thể như sau:
- Công việc:…….;
- Doanh nghiệp/Người sử dụng lao động: ... (Tên Doanh nghiệp/Người sử dụng lao động, tên người đại diện theo pháp luật, chức danh, địa chỉ);
2.1. Tham gia đầy đủ khóa đào tạo nghề ... (Bên đưa đi điền tên nghề) trong thời gian ... (ngày). Chi phí cho khóa đào tạo nghề do... (Bên đưa đi điền người lao động/doanh nghiệp) chi trả (nếu có);
2.3. Tham gia đầy đủ khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài do doanh nghiệp tổ chức; trong thời gian... (ngày), đảm bảo thời lượng 74 tiết, kiểm tra đạt kết quả và được cấp chứng chỉ. Chi phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết là....do (doanh nghiệp điền người lao động/doanh nghiệp) chi trả;
- Tiền dịch vụ (nếu có):
+ Tiến độ thanh toán:...
+ Mức tiền môi giới: ... / hợp đồng... năm
- Các chi phí khác (nếu có):
+ Vé máy bay: ...
+ Học phí học ngoại ngữ: ...
+ Học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết: ...
…….
2.5. Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động với Người sử dụng lao động;
Thời hạn thử việc là ... tháng.
Việc thống nhất sẽ được lập thành văn bản tại thời điểm người lao động và Bên đưa đi thỏa thuận và là một phần không thể tách rời của hợp đồng này.
Thời gian làm việc: .... giờ/ngày, .... ngày/tuần theo quy định của Luật.... Ngoài thời gian này được tính là thời gian làm thêm giờ.
Ngoài ra, người lao động được nghỉ ... ngày phép có hưởng lương hàng năm theo quy định của Luật....
Tiền lương: .... (tiền lương trong thời gian thử việc là .../tháng)
Tiền làm thêm giờ:
Các khoản khấu trừ từ lương:
Ngày trả lương:
Người lao động được Công ty sử dụng lao động/Bên Tiếp nhận cung cấp (miễn phí hoặc có phí) chỗ ở và được cung cấp (miễn phí hoặc có phí)……… bữa ăn hoặc các thiết bị (điện, gas,...), dụng cụ nấu ăn cần thiết để tự nấu ăn.
Người lao động được tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn .... theo quy định của ....
Người lao động được cung cấp (miễn phí/có phí) theo từng vị trí công việc theo Luật... và quy chế của Doanh nghiệp sử dụng lao động.
Phí giao thông từ Việt Nam đến nước tiếp nhận lao động do... chi trả.
Trường hợp lao động phải về nước trước hạn do lỗi của... thì chi phí vé máy bay về nước do... chi trả.
Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định pháp luật...
2.14. Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải đến doanh nghiệp để thực hiện thanh lý hợp đồng này. Nếu người lao động không đến thanh lý hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ đơn phương thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật.
3.1. Thu các khoản tiền nêu trong Điểm 2.4 Điều 2 của Hợp đồng này;
3.3. Làm các thủ tục xuất, nhập cảnh hợp pháp, đúng mục đích cho người lao động;
3.5. Hướng dẫn và tổ chức cho người lao động xuất, nhập cảnh, đến nơi làm việc và trở về theo đúng hợp đồng đã ký;
3.7. Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài;
3.9. Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh về những thiệt hại do Bên đưa đi gây ra theo quy định của pháp luật;
3.11. Đơn phương thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Bên đưa đi cam kết đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian ... …ngày/tháng kể từ khi ký hợp đồng này.
Nếu quá thời gian đã cam kết mà Bên đưa đi vẫn chưa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải thông báo rõ lý do cho người lao động. Trường hợp người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày người lao động thông báo không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, Bên đưa đi phải hoàn trả cho người lao động hồ sơ, các khoản chi phí mà người lao động đã nộp cho Bên đưa đi, gồm: chi phí làm hồ sơ, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí học nghề, học ngoại ngữ (nếu có), chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa), vé máy bay, tiền dịch vụ, tiền môi giới và làm thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động.
Các trường hợp sau đây được coi là gây thiệt hại cho hai Bên ký kết hợp đồng và Bên gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường cho Bên bị thiệt hại với mức bồi thường cụ thể như sau:
- Bên đưa đi không đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo đúng cam kết; người lao động không được bố trí làm đúng việc, trả lương đúng như đã cam kết dẫn đến lao động bỏ việc, yêu cầu giải quyết về nước sớm trước thời hạn.
Điều 6: Thanh lý hợp đồng
- Người lao động không còn nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài;
- Người lao động về nước;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp bất khả kháng không thể tiếp tục thực hiện Hợp đồng (như xảy ra chiến tranh, thiên tai và các sự kiện khác nằm ngoài khả năng kiểm soát hợp lý của các Bên), hai bên sẽ cùng nhau giải quyết những vấn đề còn tồn tại và Bên đưa đi sẽ xem xét khả năng hỗ trợ cho lao động trên cơ sở những quy định hiện hành của pháp luật;
- Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng và phải về nước trước thời hạn do lỗi của người lao động gây ra, người lao động có trách nhiệm bồi thường người sử dụng lao động và/hoặc Bên tiếp nhận lao động và Bên đưa đi về những thiệt hại do họ gây ra.
7.1. Hợp đồng này được giải thích và điều chỉnh theo luật pháp Việt Nam.
7.3. Trường hợp tranh chấp không giải quyết được thông qua thương lượng thì sẽ đưa ra .... để giải quyết theo quy định của pháp luật...
Đại diện Bên đưa đi | Người lao động |
File gốc của Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH quy định mẫu và nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động và Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH quy định mẫu và nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động và Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Số hiệu | 22/2013/TT-BLĐTBXH |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Nguyễn Thanh Hòa |
Ngày ban hành | 2013-10-15 |
Ngày hiệu lực | 2013-12-01 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng | Hết hiệu lực |