ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 341/QĐ-UBDT | Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2018 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA TẠP CHÍ DÂN TỘC
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Quyết định số 438/QĐ-UBDT ngày 24 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tạp chí Dân tộc;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 590/QĐ-UBDT ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc ban hành Quy chế hoạt động của Tạp chí Dân tộc.
- Như Điều 5; | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
LÀM VIỆC CỦA TẠP CHÍ DÂN TỘC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 341/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, trách nhiệm, lề lối làm việc, phạm vi giải quyết công việc, mối quan hệ công tác và chế độ làm việc của Tạp chí Dân tộc.
2. Tổng Biên tập tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng phù hợp theo tiêu chuẩn chức danh, trình độ, năng lực chuyên môn của từng viên chức đề cao trách nhiệm cá nhân và phát huy tính chủ động, sáng tạo của viên chức. Mỗi việc chỉ giao một người phụ trách và chịu trách nhiệm; nếu công việc được giao cho Phòng thì Lãnh đạo phòng phải chịu trách nhiệm chính.
4. Viên chức có trách nhiệm phối hợp, trao đổi, chia sẻ thông tin trong giải quyết công việc và trong tổ chức thực hiện các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí Dân tộc.
TRÁCH NHIỆM VÀ PHẠM VI GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC
1. Trách nhiệm của Tổng Biên tập được quy định tại Điều 7 Quy chế làm việc của Ủy ban.
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tạp chí. Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch công tác hằng năm và đột xuất của Tạp chí Dân tộc theo quy định của Ủy ban.
c) Công việc đã giao cho Phó Tổng Biên tập thực hiện nhưng thấy cần thiết phải giải quyết vì cấp bách hoặc nội dung quan trọng hoặc do Phó Tổng Biên tập được phân công vắng mặt; những việc các Phó Tổng Biên tập còn có ý kiến khác nhau;
3. Tổng Biên tập đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo đơn vị trước khi quyết định các vấn đề sau:
b) Chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển dài hạn; dự án, dự thảo văn bản pháp luật do đơn vị chủ trì xây dựng của Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành thẩm quyền;
d) Công tác tổ chức cán bộ, chế độ chính sách tiền lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật của đơn vị theo quy định;
2. Các Phó Tổng Biên tập có trách nhiệm:
b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công việc trong các lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công phụ trách;
d) Tham mưu cho Tổng Biên tập giải quyết những vấn đề mới nảy sinh thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí; chủ động thường xuyên nắm bắt thông tin, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất với Tổng Biên tập;
e) Phối hợp với các Phó Tổng Biên tập khác trong đơn vị để giải quyết công việc có liên quan;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Biên tập giao.
a) Những vấn đề pháp luật chưa quy định, chưa có trong chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị hoặc mới phát sinh, nhạy cảm, quan trọng khác trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao;
c) Những vấn đề có liên quan đến từ hai Phó Tổng Biên tập nhưng còn có ý kiến khác nhau hoặc liên quan đến lĩnh vực do Tổng Biên tập phụ trách;
Điều 5. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương
2. Trưởng phòng có trách nhiệm:
b) Xây dựng, trình Tổng Biên tập dự thảo chương trình, kế hoạch công tác của phòng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
d) Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao, trực tiếp giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn ban hành văn bản, quy trình giải quyết công việc;
e) Ủy quyền cho một Phó Trưởng phòng quản lý, điều hành phòng khi vắng mặt; trường hợp vắng mặt trong giờ làm việc thì phải báo cáo và được sự đồng ý của lãnh đạo Tạp chí trực tiếp phụ trách;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Tạp chí giao.
Điều 6. Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
2. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Lãnh đạo Tạp chí và trước pháp luật về ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả của từng công việc được giao; về hình thức, thể thức, trình tự, nội dung và thủ tục ban hành văn bản và quy trình giải quyết công việc được phân công theo dõi;
4. Thực hiện các quy định của pháp luật về công chức, viên chức; các quy định của Ủy ban Dân tộc và Tạp thí; chủ động phối hợp với tập thể, cá nhân có liên quan giải quyết các nhiệm vụ được giao; báo cáo lãnh đạo phòng và khi cần thiết báo cáo Tổng Biên tập hoặc Phó Tổng Biên tập trực tiếp phụ trách các vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc còn có ý kiến khác nhau;
6. Tham gia học tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ, năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
8. Trường hợp vắng mặt trong giờ làm việc thì phải báo cáo và được sự đồng ý của lãnh đạo phòng;
1. Tổng Biên tập thông tin cho Phó Tổng Biên tập về các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, sự chỉ đạo của Lãnh đạo Ủy ban trong các lĩnh vực, nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý của Tạp chí.
2. Phó Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập về việc quản lý các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác, phòng, viên chức và người lao động được Tổng Biên tập phân công phụ trách. Các Phó Tổng Biên tập phối hợp tốt trong công tác và thông tin kịp thời về việc giải quyết các công việc được phân công. Nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực do Phó Tổng biên tập khác phụ trách thì Phó Tổng Biên tập được giao chủ trì có trách nhiệm chủ động phối hợp với Phó Tổng Biên tập đó để giải quyết; trường hợp còn có ý kiến khác nhau thì báo cáo Tổng Biên tập quyết định.
Điều 8. Quan hệ công tác giữa Lãnh đạo Tạp chí với phòng
2. Trưởng phòng chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và báo cáo kịp thời với Lãnh đạo trực tiếp phụ trách về việc thực hiện nhiệm vụ được giao và kiến nghị các vấn đề cần giải quyết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Điều 9. Quan hệ giữa các phòng
2. Các phòng có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ chung của đơn vị và chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng.
2. Công chức, viên chức là Đảng viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể gương mẫu hoàn thành tốt công việc được giao theo đúng quy định của pháp luật về công chức, viên chức; thực hiện tốt điều lệ của tổ chức mình tham gia và các quy định có liên quan đến công vụ của công chức, viên chức; giải quyết công việc đúng quy trình, thủ tục và thời gian.
1. Phòng Hành chính - Trị sự chủ động xây dựng Chương trình công tác trình Tổng Biên tập ký ban hành và đưa vào thực hiện.
a) Chương trình công tác năm:
Phòng Hành chính - Trị sự chủ trì, phối hợp với các viên chức hoặc nhóm phụ trách chuyên môn xây dựng chương trình công tác năm của Tạp chí;
b) Chương trình công tác quý:
Trường hợp có sự điều chỉnh nội dung, tiến độ thực hiện công việc, phòng Hành chính - Trị sự phải báo cáo và được sự đồng ý của Tổng Biên tập.
c) Lịch công tác tuần của Lãnh đạo Tạp chí Dân tộc
Điều 12. Theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác
Phó Tổng Biên tập có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tạo điều kiện để các viên chức hoàn thành kế hoạch công tác do mình phụ trách, báo cáo Tổng Biên tập trước khi phê duyệt hoặc trình cấp trên. Trường hợp do những khó khăn chủ quan, khách quan không hoàn thành được công việc theo tiến độ, kế hoạch đã định, phải kịp thời báo cáo Tổng Biên tập để điều chỉnh chương trình chung và khắc phục.
Điều 13. Soạn thảo và ký duyệt văn bản
1. Văn bản trình Lãnh đạo Ủy ban ký hoặc phê duyệt thì Tổng Biên tập hoặc Phó Tổng Biên tập trực tiếp phụ trách kiểm tra, ký tắt vào văn bản và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Ủy ban khi văn bản được ban hành.
3. Văn bản do Tổng Biên tập ký được Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy quyền thì Trưởng phòng hoặc viên chức và người lao động được phân công xây dựng văn bản ký tắt và chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập khi văn bản được ban hành.
4. Văn bản do Tổng Biên tập ký ban hành thì Trưởng phòng được phân công xây dựng văn bản ký tắt và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo đơn vị khi văn bản được ban hành.
5. Sau khi văn bản được ban hành, viên chức, người lao động được phân công xây dựng văn bản có trách nhiệm theo dõi và báo cáo về việc thực hiện văn bản với Tổng Biên tập theo quy định.
1. Giao ban Lãnh đạo Tạp chí:
2. Họp đơn vị định kỳ:
Công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan có trách nhiệm dự họp đầy đủ và chuẩn bị nội dung, ý kiến tham gia tại cuộc họp theo yêu cầu.
c) Việc tổ chức họp công chức, viên chức và người lao động để sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình công tác của Tạp chí định kỳ sáu tháng và hàng năm được thực hiện theo Quy chế làm việc của Ủy ban.
Hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và hàng năm, Trưởng phòng tổ chức họp toàn thể viên chức và người lao động của phòng báo cáo Tổng Biên tập hoặc Phó Tổng Biên tập trực tiếp phụ trách để thông báo tình hình hoạt động của đơn vị và của Ủy ban có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng; đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công việc được giao của phòng và của từng viên chức và người lao động; thảo luận các biện pháp tổ chức thực hiện chương trình công tác được giao.
1. Lãnh đạo Tạp chí có trách nhiệm thông báo, tạo điều kiện để viên chức nắm bắt các thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ủy ban Dân tộc liên quan đến công việc của Tạp chí và của ngành; về chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động; các nội dung khác theo Quy chế làm việc của Ủy ban Dân tộc.
a) Tạp chí thực hiện chế độ báo cáo theo quy định chung, định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, hàng năm với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc hoặc đột xuất khi lãnh đạo Ủy ban Dân tộc yêu cầu;
c) Thời gian gửi báo cáo thực hiện theo khoản 1 Điều 44 Quy chế làm việc của Ủy ban Dân tộc.
Phó Tổng Biên tập, Lãnh đạo phòng báo cáo kết quả và dự kiến kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao cho Tổng Biên tập theo định kỳ hằng tuần, tháng vào các cuộc họp giao ban lãnh đạo Tạp chí, đồng thời gửi (bằng văn bản hoặc qua hộp thư điện tử [email protected]) cho Phòng Hành chính - Trị sự tổng hợp để xây dựng báo cáo chung của Tạp chí (theo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm).
Chế độ quản lý công văn, tài liệu của Tạp chí được thực hiện theo quy định của pháp luật, các quy chế làm việc của Ủy ban và các quy định cụ thể sau:
2. Phòng Hành chính - Trị sự hoặc viên chức được giao đảm nhiệm công tác văn thư có trách nhiệm tiếp nhận văn bản gửi đến, vào sổ công văn và chuyển cho Tổng Biên tập hoặc Phó Tổng Biên tập được Tổng Biên tập ủy quyền xử lý văn bản; phát hành, theo dõi và lưu trữ công văn gửi đi của Tạp chí theo quy định.
Điều 18. Quản lý lao động của đơn vị
2. Công chức, viên chức và người lao động đi công tác, tham gia các cuộc họp, hội nghị, hội thảo theo sự phân công hoặc được sự đồng ý của Tổng Biên tập. Tổng Biên tập có trách nhiệm cử cán bộ có tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu công việc và chịu trách nhiệm về việc cử cán bộ.
3. Việc cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban.
2. Việc tiếp khách là công dân trong nước đến liên hệ giải quyết các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền của đơn vị được thực hiện theo Quy chế làm việc và các quy định có liên quan của Ủy ban.
Điều 21. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký, mọi quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có điều chưa phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung, Tổng Biên tập Tạp chí Dân tộc tổng hợp, trao đổi, thống nhất với Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ trình Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc xem xét quyết định./.
File gốc của Quyết định 341/QĐ-UBDT năm 2018 về Quy chế làm việc của Tạp chí Dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 341/QĐ-UBDT năm 2018 về Quy chế làm việc của Tạp chí Dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Uỷ ban Dân tộc |
Số hiệu | 341/QĐ-UBDT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nông Quốc Tuấn |
Ngày ban hành | 2018-06-19 |
Ngày hiệu lực | 2018-06-19 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |