BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 168-QĐ/TW | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC MẪU CỦA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII;
BAN BÍ THƯ QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Trên cơ sở Quy chế làm việc mẫu này và các quy định của Trung ương có liên quan, các tỉnh ủy xây dựng quy chế làm việc của mình phù hợp với yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo tại địa phương.
Điều 3. Văn phòng Trung ương Đảng, các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư (để báo cáo),
- Các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương,
- Các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.
T/M BAN BÍ THƯ
Trần Quốc Vượng
TỈNH ỦY………………… | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: …….-QC/TU | ………., ngày …… tháng ….. năm …… |
CỦA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 168-QĐ/TW, ngày 28/12/2018 của Ban Bí thư)
- Căn cứ Quy định số 10-QĐi/TW, ngày 12/12/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương,
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TẬP THỂ
(Cụ thể hoá theo Điều 4, Quy định số 10-QĐi/TW, ngày 12/12/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
(Cụ thể hoá theo Điều 5, Quy định số 10-QĐi/TW, ngày 12/12/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
(Cụ thể hoá theo Điều 2, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁ NHÂN
1. Chịu trách nhiệm trước tỉnh ủy về sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách.
3. Nghiêm chỉnh chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Giữ gìn sự thống nhất ý chí, hành động và đoàn kết trong Đảng; không nói trái, làm trái nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Trung ương và tỉnh ủy; kiên quyết đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối của Đảng.
4. Gương mẫu thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các quy định của Trung ương và của tỉnh ủy về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp. Thường xuyên tự soi mình với các biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" và đề ra giải pháp khắc phục. Tích cực góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh ở đơn vị mình sinh hoạt, công tác.
5. Nghiêm chỉnh chấp hành sự phân công và điều động của cấp có thẩm quyền; có quyền trình bày ý kiến khi các cơ quan có thẩm quyền đánh giá, nhận xét, quyết định bố trí công tác, thi hành kỷ luật đối với mình.
7. Nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình theo quy định của Đảng. Hằng năm tự phê bình về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách công tác, ý thức tổ chức kỷ luật và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Lắng nghe, cầu thị tiếp thu ý kiến góp ý, nhất là các hạn chế, khuyết điểm của mình hoặc có liên quan đến mình. Có biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra trong kỳ kiểm điểm và khuyết điểm do cấp có thẩm quyền kết luận và khuyết điểm được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước.
8. Tích cực, tự giác học tập, cập nhật thông tin, kiến thức mới và được bồi dưỡng, nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn.
10. Có quyền bầu cử, ứng cử, đề cử, xin rút khỏi danh sách đề cử theo quy định của Điều lệ Đảng và Quy chế bầu cử trong Đảng.
12. Được cung cấp và yêu cầu ban thường vụ tỉnh ủy cung cấp những thông tin cần thiết, kịp thời về hoạt động của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh; về tình hình trong nước và quốc tế để thực hiện nhiệm vụ.
Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 4 của Quy chế này, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy còn có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
2. Trực tiếp giải quyết hoặc chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp giải quyết công việc và những kiến nghị của các tập thể, cá nhân thuộc lĩnh vực, phạm vi được phân công phụ trách. Đối với các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khác thì chủ động trao đổi với đồng chí ủy viên ban thường vụ có liên quan hoặc báo cáo với đồng chí phó bí thư, bí thư tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư tỉnh ủy
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của phó bí thư thường trực tỉnh ủy
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của phó bí thư - chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư hoặc phó bí thư là chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của phó bí thư phụ trách xây dựng tổ chức cơ sở đảng
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA TỈNH UỶ, BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY, THƯỜNG TRỰC TỈNH ỦY
(Cụ thể hoá theo Điều 6, Quy định số 10-QĐi/TW, ngày 12/12/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Điều 12, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).
(Cụ thể hoá theo Điều 33, Quyết định số 295-QĐ/TW, ngày 06/11/2015 của Bộ Chính trị về Quy chế làm việc của Đảng đoàn Quốc hội).
(Cụ thể hoá theo Điều 23, Quyết định số 198-QĐ/TW, ngày 18/9/2013 của Bộ Chính trị về quan hệ công tác giữa Ban cán sự đảng Chính phủ với Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ, với các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương, đảng ủy các đơn vị sự nghiệp Trung ương, các ban đảng Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương).
(Cụ thể hoá theo Khoản 2, Điều 7, Quy định số 10-QĐi/TW, ngày 12/12/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Điều 12, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).
(Cụ thể hoá theo Điều 15, Quyết định số 162-QĐ/TW, ngày 05/12/2018 của Ban Bí thư về Quy chế làm việc mẫu của đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương).
(Cụ thể hoá theo Điều 15, 16, Quy định số 314-QĐ/TW, ngày 01/7/2010 của Ban Bí thư về công tác giữa Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đảng đoàn các đoàn thể với tập thể lãnh đạo và đảng ủy cơ quan, các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các ban Trung ương Đảng, các tỉnh ủy, thành ủy).
(Cụ thể hoá theo Điều 24, 27, Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 05/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng).
Điều 18. Với các tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương
Điều 8, Quyết định số 253-QĐ/TW, ngày 07/8/2009 của Ban Bí thư về Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương với đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các cơ quan Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương).
Tỉnh ủy, ban thường vụ và thường trực tỉnh ủy lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua đảng đoàn Hội đồng nhân dân, ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và các đảng viên là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
(Cụ thể hoá theo Điều 3, Quy định số 231-QĐ/TW, ngày 16/6/2009 của Ban Bí thư về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy với các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc và Điều 9. Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).
(Cụ thể hoá theo Điều 4, Quy định số 231-QĐ/TW, ngày 16/6/2009 của Ban Bí thư về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy với các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc và Điều 9, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).
- Tỉnh ủy, ban thường vụ và thường trực tỉnh ủy lãnh đạo hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thông qua các đồng chí trưởng, phó trưởng đoàn và các đại biểu Quốc hội là ủy viên ban thường vụ, ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Với ban cán sự đảng tòa án nhân dân tỉnh, ban cán sự đảng viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Điều 22. Với các cấp ủy trực thuộc tỉnh ủy
Điều 8, Quy định số 10-QĐi/TW, ngày 12/12/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Điều 10, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).
(Cụ thể hoá theo Điều 8, Quy định số 10-QĐi/TW, ngày 12/12/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Điều 11, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).
(Cụ thể hoá theo Điều 8, Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy).
(Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác, tỉnh ủy nghiên cứu, xây dựng phù hợp với tình hình của địa phương).
1. Tỉnh ủy, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức; chấp hành nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh ủy và nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh.
3. Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, thống nhất của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo; đồng thời, nêu cao tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân, nhất là người đứng đầu. Thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát.
1. Tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy làm việc theo chương trình, kế hoạch công tác đã được tập thể thông qua; theo chỉ đạo của Trung ương hoặc khi có yêu cầu đột xuất.
2. Văn phòng tỉnh ủy phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy, các cơ quan chuyên môn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng chương trình làm việc của tỉnh ủy, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy trong từng thời gian cụ thể.
Điều 28. Chế độ hội nghị của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy
Các ủy viên Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy không là tỉnh ủy viên được mời dự hội nghị tỉnh ủy (trừ nội dung cần họp riêng). Tùy theo nội dung, ban thường vụ có thể mời một số đồng chí thủ trưởng các sở, ban, ngành không phải là tỉnh ủy viên có liên quan đến nội dung hội nghị dự họp và báo cáo với tỉnh ủy tại hội nghị (nếu thấy cần thiết).
3. Các đơn vị được phân công chuẩn bị phải gửi tài liệu phục vụ hội nghị đến văn phòng tỉnh ủy trước kỳ họp ít nhất ... ngày để thẩm định; văn phòng tỉnh ủy gửi giấy mời và tài liệu hội nghị đến các thành viên trước kỳ họp ... ngày, đối với hội nghị tỉnh ủy và trước ... ngày đối với hội nghị ban thường vụ tỉnh ủy (trừ trường hợp hội nghị đột xuất).
1. Ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy giao văn phòng tỉnh ủy chủ trì, phối hợp ban tuyên giáo tỉnh ủy có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin theo quy định và những vấn đề nổi bật hằng tuần của đảng bộ cho các đồng chí tỉnh ủy viên.
3. Ủy viên ban chấp hành phải thường xuyên tự giác học tập, tham gia các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới.
Điều 30. Chế độ ban hành, quản lý văn bản
2. Các kết luận, quyết định, các văn bản chỉ đạo của tập thể thường trực và của từng đồng chí trong thường trực phải bảo đảm đúng thể thức, thể loại văn bản của Đảng, ký ban hành đúng thẩm quyền và được phát hành, quản lý, lưu trữ theo quy định hiện hành.
Điều 31. Thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình
2. Ủy viên ban chấp hành phải gương mẫu tham gia sinh hoạt đảng, thường xuyên tự phê bình và phê bình theo quy định.
Điều 32. Chế độ đi công tác cơ sở, tiếp xúc với cán bộ, đảng viên và nhân dân
2. Thành viên thường trực tỉnh ủy chủ động xây dựng kế hoạch làm việc với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và tiếp xúc, đối thoại với nhân dân.
2. Các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Trung ương và của tỉnh ủy thuộc ngành, lĩnh vực nào thì ban thường vụ tỉnh ủy giao cho cơ quan có liên quan chủ trì chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung sơ kết, tổng kết. Những vấn đề liên quan nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương thì ban thường vụ giao một cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hoặc thành lập tổ công tác để chuẩn bị nội dung sơ kết, tổng kết.
Các đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh, ủy viên ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy và các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế này.
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư (để báo cáo),
- Các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương (phối hợp),
- Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy (thực hiện),
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy (thực hiện),
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh (thực hiện),
- Các đồng chí tỉnh ủy viên (thực hiện),
- Các đồng chí ủy viên Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy,
- Lưu Văn phòng tỉnh ủy.
T/M TỈNH ỦY
BÍ THƯ
File gốc của Quyết định 168-QĐ/TW năm 2018 về Quy chế làm việc mẫu của tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 168-QĐ/TW năm 2018 về Quy chế làm việc mẫu của tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Ban Chấp hành Trung ương |
Số hiệu | 168-QĐ/TW |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Trần Quốc Vượng |
Ngày ban hành | 2018-12-28 |
Ngày hiệu lực | 2018-12-28 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |