CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 162/NQ-CP | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2018 |
HỘI NGHỊ CHÍNH PHỦ VỚI ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 12 NĂM 2018
CHÍNH PHỦ
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2018, tổ chức vào ngày 27 tháng 12 năm 2018 và Hội nghị Chính phủ với địa phương tổ chức vào ngày 28 tháng 12 năm 2018,
QUYẾT NGHỊ:
Chính phủ thống nhất đánh giá: Kế thừa thành quả đã đạt được từ đầu nhiệm kỳ, với sự lãnh đạo sâu sắc, quyết liệt của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, sự nỗ lực, đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện; năm thứ hai liên tiếp hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch, trong đó có 9 chỉ tiêu vượt. Tăng trưởng GDP đạt 7,08%, mức cao nhất kể từ năm 2008, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6,7%); chất lượng tăng trưởng được cải thiện rõ nét, mô hình tăng trưởng chuyển dần sang chiều sâu, đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) và hiệu quả sử dụng vốn tăng. Khu vực nông nghiệp tăng 3,76%, mức cao nhất kể từ năm 2012; lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt hơn 40 tỷ USD. Khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 8,85%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng mạnh 12,98%, là động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế. Khu vực dịch vụ tăng 7,03%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,7%. Khách quốc tế đến Việt Nam đạt kỷ lục 15,5 triệu lượt, tăng 19,9%. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát. Tỷ giá, thị trường vàng, ngoại tệ ổn định; dự trữ ngoại hối nhà nước đạt khoảng 60 tỷ USD. Thu ngân sách nhà nước vượt 7,8% so với dự toán và tăng trên 10% so với năm 2017. Bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát ở mức khoảng 3,6% GDP. Nợ công trong giới hạn cho phép. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 11,2%, tương đương 33,5% GDP; vốn đầu tư tư nhân tăng 18,5%; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 35,5 tỷ USD, giải ngân đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 482,23 tỷ USD; xuất siêu 7,2 tỷ USD. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, thúc đẩy niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp; có trên 131 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và trên 34 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại. Ba đột phá chiến lược đạt kết quả thực chất hơn; cơ cấu lại nền kinh tế có chuyển biến rõ nét. Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, lao động, việc làm, an sinh xã hội, tài nguyên, môi trường, khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông được quan tâm thực hiện tốt. Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt nhiều kết quả tích cực, nhiều vụ án trọng điểm được xử lý nghiêm minh và được Nhân dân đồng tình, ủng hộ. Công tác quốc phòng, an ninh được chú trọng, phát huy sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Công tác đối ngoại đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 đã tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân; tạo nền tảng vững chắc để bứt phá trong năm 2019, góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.
Chính phủ yêu cầu từng thành viên Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, trực thuộc Trung ương tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị; tổ chức triển khai nghiêm túc, sáng tạo, kịp thời, quyết liệt kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội và các Nghị quyết của Chính phủ về: những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019, định hướng đến năm 2021 với tinh thần quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện những mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Quốc hội đề ra trong năm 2019 và giai đoạn 2016 - 2020.
Các bộ, cơ quan, địa phương tập trung triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và Công điện số 1793/CĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội xuân 2019.
Xác định năm 2018 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã quán triệt, triển khai phương châm hành động là: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” với quan điểm chỉ đạo, điều hành xuyên suốt là: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đổi mới cơ chế chính sách, hoàn thiện thể chế gắn với tinh thần thượng tôn pháp luật; tháo gỡ vướng mắc, bất cập về cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng. Khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, khơi dậy niềm tin, tạo động lực sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp; đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo, điều hành bằng những việc làm cụ thể; xây dựng hệ thống cơ quan hành chính liêm chính, hành động, phục vụ, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả hoạt động.
Kết quả công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã được thể hiện rõ nét qua những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực trong năm 2018, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp vào đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội và niềm tin vào tương lai phát triển của đất nước.
Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đề xuất giải pháp tiếp tục phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho các địa phương, nhất là đối với Thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo Chính phủ trong quý I năm 2019.
Xác định năm 2019 là năm bứt phá để phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 và kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ thống nhất phương châm của năm 2019 là:
ính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả".
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến của các Đại biểu dự Hội nghị và ý kiến của các thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành và triển khai ngay từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến của các Đại biểu dự Hội nghị và ý kiến của các thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành và triển khai ngay từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Chính phủ thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng dự án Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (sửa đổi) theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, ý kiến thẩm tra của Văn phòng Chính phủ, hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật; gửi Bộ Tư pháp để lập Đề nghị của Chính phủ theo quy định.
Chính phủ thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng dự án Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi). Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, ý kiến thẩm tra của Văn phòng Chính phủ, hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật; gửi Bộ Tư pháp để lập Đề nghị của Chính phủ theo quy định.
Chính phủ thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính. Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính; bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2019, trình Quốc hội xem xét, thông qua trong năm 2020 theo quy định.
Khoản 6 Điều 72 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng cho đến thời điểm Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung này có hiệu lực thi hành. Giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn thiện dự thảo Quyết định để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Chính phủ đã xem xét việc xử lý chuyển tiếp các quy hoạch theo quy định của Nghị quyết số 74/2018/QH14 của Quốc hội. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc xử lý tổng thể các vướng mắc, bất cập liên quan đến việc thực hiện quy định chuyển tiếp của Luật Quy hoạch và Nghị quyết số 74/2018/QH14 của Quốc hội, trình Chính phủ trong tháng 01 năm 2019.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động, tích cực trong việc thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng đã được xác định tại các Nghị quyết: số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016; số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016; số 27/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2017, coi đây là những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu.
Phân công Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục quán triệt, thống nhất nhận thức về phát triển kinh tế tư nhân; thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã phân công trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW trong tổng thể thực hiện đồng bộ các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Tích cực, chủ động rà soát, đề xuất, cơ chế, chính sách, hoàn thiện khung pháp lý; tạo mọi điều kiện, đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân. Phân công đầu mối theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết; các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thành việc ban hành kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả.
13. Về xây dựng Chính phủ điện tử
- Khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử, do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm Trưởng ban trong tháng 01 năm 2019.
Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn; hoàn thành việc kết nối, chính thức gửi, nhận văn bản điện tử theo quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn; tìm kiếm, huy động các nguồn lực từ khu vực tư nhân và các tổ chức quốc tế; tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân cùng tham gia trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử.
- Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sớm trình Chính phủ dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
14. Về công tác cải cách hành chính
- Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong cải cách hành chính; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm thực chất thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, coi đây là khâu đột phá; kiên quyết không để phát sinh các điều kiện kinh doanh, sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành sau khi đã cắt giảm, đơn giản hóa; loại bỏ việc lồng ghép, bổ sung các điều kiện kinh doanh trong văn bản quy phạm pháp luật của bộ, ngành, địa phương hoặc quy định dưới dạng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan triển khai xác định và công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2018, Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2018.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục chủ động, quyết liệt trong thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Văn phòng Chính phủ công bố công khai kết quả thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ hằng tháng.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; | TM. CHÍNH PHỦ |
File gốc của Nghị quyết 162/NQ-CP về Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2018 đang được cập nhật.
Nghị quyết 162/NQ-CP về Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2018
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 162/NQ-CP |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành | 2018-12-31 |
Ngày hiệu lực | 2018-12-31 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |