ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1326/HD-UBDT | Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2015 |
ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Ủy ban Dân tộc hướng dẫn đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm như sau:
1. Bảo đảm đúng thẩm quyền: công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, đơn vị đánh giá. Cấp nào, người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức.
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Vụ, đơn vị (kể cả cấp phòng).
II. Căn cứ đánh giá công chức, viên chức
1.1. Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức:
Điều 8 Luật Cán bộ, công chức)
- Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Điều 9 Luật Cán bộ, công chức)
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10 Luật Cán bộ, công chức)
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
d) Đạo đức của công chức (Điều 15 Luật Cán bộ, công chức)
đ) Văn hóa giao tiếp ở công sở (Điều 16 Luật Cán bộ, công chức)
- Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.
e) Văn hóa giao tiếp với nhân dân (Điều 17 Luật Cán bộ, công chức)
- Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.
Điều 18 Luật Cán bộ, công chức)
- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Điều 19 Luật Cán bộ, công chức)
h) Những việc khác công chức không được làm (Điều 20 Luật Cán bộ, công chức)
1.2. Tiêu chuẩn ngạch công chức chức vụ lãnh đạo, quản lý
1.3. Nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được lãnh đạo phân công hoặc nhiệm vụ đột xuất được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
2. Đối với viên chức, căn cứ đánh giá gồm:
b) Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức.
Hướng dẫn này áp dụng đối với các trường hợp thực hiện công việc hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ và các hợp đồng lao động khác làm việc tại các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban.
1. Việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác. Công chức, viên chức khi chuyển công tác thì cơ quan, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, phân loại kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị cũ (đối với các trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên).
IV. Sử dụng kết quả đánh giá công chức, viên chức
2. Công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác. Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc.
V. Thông báo kết quả và lưu trữ tài liệu đánh giá, phân loại công chức, viên chức
1.1. Kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức được thông báo bằng văn bản cho công chức, viên chức sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của người hoặc cấp có thẩm quyền đánh giá.
2. Kết quả đánh giá, phân loại được thể hiện bằng văn bản, lưu vào hồ sơ công chức, viên chức, bao gồm:
2.2. Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền quản lý. Hồ sơ giải quyết khiếu nại về kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức (nếu có).
1. Nội dung đánh giá công chức
khoản 1 và 2 Điều 56 Luật Cán bộ, Công chức.
a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
c) Năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ;
đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
1.2. Đối với công chức lãnh đạo, quản lý (từ phó, trưởng phòng và tương đương trở lên).
b) Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, lĩnh vực được giao lãnh đạo, quản lý;
d) Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.
2.1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
2.3. Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;
3. Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại công chức:
3.2. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm trực tiếp đánh giá, phân loại và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu Vụ, đơn vị do mình được phân công phụ trách.
4. Trình tự, thủ tục đánh giá công chức:
4.1.1. Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác thực hiện nhiệm vụ được giao theo phiếu đánh giá, phân loại công chức.
Thành phần cuộc họp gồm:
- Đối với cuộc họp đánh giá, phân loại công chức là lãnh đạo cấp Vụ và tương đương:
+ Đơn vị có cấp phòng, thành phần tham dự cuộc họp là lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo cấp phòng, đại diện cấp ủy, công đoàn, đoàn thanh niên.
Cuộc họp đánh giá, phân loại công chức chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 công chức thuộc thành phần tham dự họp có mặt. Trường hợp công chức thuộc thành phần được đánh giá, phân loại vắng mặt (có lý do) thì phải làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu và nộp cho người có thẩm quyền, trách nhiệm đánh giá, phân loại để báo cáo tại cuộc họp.
4.1.4. Ghi ý kiến nhận xét công chức của tập thể đơn vị nơi công chức công tác và ý kiến của lãnh đạo cấp trưởng trực tiếp quản lý công chức vào phiếu đánh giá, phân loại công chức;
4.2. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
4.2.2. Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của Vụ, đơn vị để mọi người tham gia đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi biên bản và thông qua tại cuộc họp.
4.3. Đối với công chức lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập:
5. Tiêu chí đánh giá, phân loại công chức
5.1.1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì đánh giá, phân loại ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
d) Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
e) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả;
h) Chủ trì hoặc tham gia ít nhất 01 công trình khoa học, đề tài, đề án hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận.
a) Các tiêu chí quy định tại mục 5.1.1;
c) Lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ hoàn thành vượt tiến độ, có chất lượng hiệu quả;
5.2. Mức hoàn thành tốt nhiệm vụ
a) Các tiêu chí a, b, c, d, đ của mục 5.1.1;
c) Hoàn thành nhiệm vụ đột xuất.
a) Các tiêu chí quy định tại mục 5.2.1;
c) Lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ hoàn đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
5.3. Mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực
a) Hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
c) Tham mưu đề xuất giải quyết công việc chưa đảm bảo chất lượng, chưa đúng với quy định của pháp luật hoặc đến mức phải để cấp trên xử lý lại;
đ) Có biểu hiện cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
c) Giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, tổ chức, đơn vị không đúng quy định của pháp luật, chưa gây hậu quả phải có biện pháp khắc phục;
đ) Cơ quan, tổ chức, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết.
5.4.1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau thì phân loại, đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
b) Vi phạm kỷ luật, kỷ cương hoặc quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức đơn vị nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất;
d) Thực hiện nhiệm vụ, công vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;
e) Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
5.4.2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau thì phân loại, đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
b) Liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;
VII. Đánh giá phân loại viên chức
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 41 Luật Viên chức.
a) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
c) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân;
đ) Việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
1.2. Đối với viên chức giữ chức vụ quản lý
b) Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, lĩnh vực được giao lãnh đạo, quản lý;
2. Về phân loại
2.2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
2.4. Không hoàn thành nhiệm vụ.
Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 43 Luật Viên chức.
3.2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc đánh giá hoặc phân công, phân cấp việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về kết quả đánh giá.
4. Trình tự, thủ tục đánh giá, phân loại viên chức
4.1.1. Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác thực hiện nhiệm vụ được giao theo phiếu đánh giá, phân loại viên chức (mẫu số 03 kèm theo).
Thành phần tham dự cuộc họp là toàn thể viên chức, lao động của phòng. Mời đại diện Cấp ủy, BCH Công đoàn, BCH Đoàn thanh niên, cấp phó của người đứng đầu được giao phụ trách phòng và người đứng đầu đơn vị cùng tham dự.
4.1.3. Cấp ủy đảng cùng cấp nơi viên chức công tác có ý kiến nhận xét bằng văn bản về viên chức được đánh giá, phân loại.
4.1.5. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thông báo kết quả đánh giá, phân loại viên chức theo mục V của Hướng dẫn này.
4.2.1. Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác thực hiện nhiệm vụ được giao theo phiếu đánh giá, phân loại viên chức.
4.2.3. Trưởng phòng tham khảo ý kiến của tập thể phòng tham gia tại cuộc họp để ghi ý kiến nhận xét viên chức vào phiếu đánh giá, phân loại viên chức.
4.3. Các đơn vị sự nghiệp tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại viên chức của đơn vị mình, gửi về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Ủy ban, Bộ Nội vụ và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
5.1. Mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
a) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;
đ) Chủ trì hoặc tham gia ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.
a) Các tiêu chí quy định tại điểm 5.1.1;
c) Triển khai và thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
5.2. Mức hoàn thành tốt nhiệm vụ
a) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, bảo đảm tiến độ chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;
đ) Chủ trì hoặc tham gia ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.
a) Các tiêu chí quy định tại mục 5.2.1;
c) Triển khai và thực hiện tốt cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
5.3. Mức hoàn thành nhiệm vụ
a) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, trong đó có công việc còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;
đ) Chủ trì hoặc tham gia ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.
a) Các tiêu chí quy định tại mục 5.3.1;
c) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành từ 70% đến dưới 100% khối lượng công việc.
5.4.1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý có 1 trong các tiêu chí sau đây thì phân loại, đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
b) Chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
d) Vi phạm quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ;
e) Có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết tại cơ quan, đơn vị;
h) Vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến mức phải xử lý kỷ luật.
a) Các tiêu chí quy định tại điểm 5.4.1;
c) Để xảy ra các vụ vi phạm kỷ luật đến mức phải xử lý kỷ luật;
1.1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của đơn vị, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị xây dựng các tiêu chí chi tiết theo từng vị trí việc làm để đánh giá, phân loại công chức, viên chức bảo đảm phù hợp với quy định của Nghị định 56/2015/NĐ-CP.
1.3. Tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý, gửi về Vụ Tổ chức cán bộ trước ngày 08 tháng 12 hàng năm, để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Ủy ban và Bộ Nội vụ theo quy định.
2. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ
2.2. Phối hợp với các Vụ, đơn vị xem xét, giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị phản ảnh kịp thời (thông qua Vụ Tổ chức cán bộ) để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Ủy ban xem xét, giải quyết./.
- BT, CN và các TT, PCN UBDT (để b/c); | TL. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Mẫu số 02
ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC
Năm 20...
Chức vụ, chức danh: .......................................................................................................
Ngạch công chức: ……………. Bậc:………… Hệ số lương: ...............................................
1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước: .....
.......................................................................................................................................
4. Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ:
5. Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý:
8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:
9. Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức:
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA CÔNG CHỨC
.......................................................................................................................................
(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ)
Ngày....tháng....năm 20... |
1. Ý kiến của tập thể đơn vị nơi công chức công tác:
2. Nhận xét của lãnh đạo trực tiếp quản lý công chức:
Ngày....tháng....năm 20...
Thủ trưởng trực tiếp đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)
1. Nhận xét ưu, nhược điểm:
2. Kết quả đánh giá, phân loại công chức:
......................................................................................................................................
Ngày....tháng....năm 20...
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Mẫu số 03
ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC
Năm 20...
Chức danh nghề nghiệp: ..................................................................................................
Đơn vị công tác: .............................................................................................................
I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN CỦA VIÊN CHỨC:
1. Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết:
2. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp:
3. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức:
4. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức:
PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
1. Đánh giá ưu, nhược điểm:
2. Phân loại đánh giá
Ngày....tháng....năm 20... |
1. Ý kiến của tập thể đơn vị nơi viên chức công tác:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Ngày....tháng....năm 20... |
1. Nhận xét ưu, nhược điểm:
.......................................................................................................................................
(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ)
Ngày....tháng....năm 20... |
ỦY BAN DÂN TỘC
ĐƠN VỊ…….……..
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢNG TỔNG HỢP MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NĂM 20...
(Kèm theo Công văn số ……/……. ngày ...tháng... năm 2015 của ……………)
STT | Đơn vị/họ tên CCVC (liệt kê cụ thể từng phòng thuộc đơn vị) | Năm 20... | Ghi chú | |||
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ | Hoàn thành tốt nhiệm vụ | Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực | Không hoàn thành nhiệm vụ | |||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (8) |
I |
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
| |
II |
|
|
|
|
| |
II.1 |
|
|
|
|
| |
1 |
|
|
|
|
| |
2 |
|
|
|
|
| |
II.2 |
|
|
|
|
| |
1 |
|
|
|
|
| |
… |
|
|
|
|
|
| Hà Nội, ngày ....tháng....năm 20…. |
Từ khóa: Hướng dẫn 1326/HD-UBDT, Hướng dẫn số 1326/HD-UBDT, Hướng dẫn 1326/HD-UBDT của Uỷ ban Dân tộc, Hướng dẫn số 1326/HD-UBDT của Uỷ ban Dân tộc, Hướng dẫn 1326 HD UBDT của Uỷ ban Dân tộc, 1326/HD-UBDT
File gốc của Hướng dẫn 1326/HD-UBDT năm 2015 về đánh giá, phân loại công, viên chức do Uỷ ban Dân tộc ban hành đang được cập nhật.
Hướng dẫn 1326/HD-UBDT năm 2015 về đánh giá, phân loại công, viên chức do Uỷ ban Dân tộc ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Uỷ ban Dân tộc |
Số hiệu | 1326/HD-UBDT |
Loại văn bản | Hướng dẫn |
Người ký | Nguyễn Văn Xuân |
Ngày ban hành | 2015-11-24 |
Ngày hiệu lực | 2015-11-24 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |