BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2019/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2019 |
Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết về lĩnh vực đầu tư và nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.
Thông tư này hướng dẫn chi tiết về lĩnh vực đầu tư và nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư lĩnh vực giao thông vận tải.
1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây viết tắt là hình thức PPP) thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.
Điều 3. Quy định chung đối với báo cáo nghiên cứu khả thi
khoản 1 Điều 29 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây viết tắt là Nghị định số 63/2018/NĐ-CP) và Thông tư này. Ngoài ra, báo cáo NCKT phải bao gồm các nội dung theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sau đây viết tắt là Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT).
Điều 4. Đầu tư trong lĩnh vực giao thông vận tải
1. Đường bộ;
3. Đường thủy nội địa;
5. Hàng không.
NỘI DUNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI
Căn cứ lập báo cáo NCKT gồm:
2. Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến ngành, lĩnh vực đầu tư của dự án;
4. Các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền trong các bước lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án (trừ dự án PPP nhóm C);
Điều 6. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư
a) Thuyết minh bối cảnh chung về kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương trong giai đoạn dự án được triển khai; sự phát triển hệ thống đường giao thông có liên quan; các điều kiện, môi trường tự nhiên tác động đến dự án;
c) Sự phù hợp đối với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
2. Phân tích sự cần thiết đầu tư dự án, nhu cầu của xã hội:
b) Trong dự báo nhu cầu sử dụng công trình, sản phẩm dịch vụ của dự án, phải phân tích nhu cầu hiện tại, dự báo nhu cầu tương lai một cách khoa học, kết quả dự báo phải dựa trên cơ sở phân bổ nhu cầu cho các phương thức vận tải trên toàn bộ mạng lưới (nếu có); trình bày chi tiết số liệu đầu vào, căn cứ và kết quả tính toán theo hướng dẫn chuyên ngành (nếu có) đối với những kịch bản khác nhau trong suốt vòng đời dự án. Chi tiết hồ sơ tính toán dự báo nhu cầu phải được đóng kèm theo hồ sơ báo cáo NCKT;
3. Mục tiêu của dự án
b) Mục tiêu cụ thể: nêu rõ các chỉ số cụ thể, định lượng được (số lượng, chất lượng và thời gian); thuyết minh thể hiện những vấn đề, thực trạng được giải quyết, số lượng hưởng lợi từ dự án; quy mô công suất dự án cần đạt được để đáp ứng nhu cầu sử dụng và các mục tiêu cụ thể khác.
1. Phân tích các lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP (bao gồm cả việc nghiên cứu chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án đang được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công), trong đó phân tích rõ lợi thế về khả năng thu hút nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của khu vực tư nhân; kết quả khảo sát thực tiễn về khả năng triển khai dự án của khu vực tư nhân; phương án phân chia rủi ro giữa các bên có liên quan.
3. Đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất, báo cáo NCKT phải phân tích rõ lợi thế về nguồn vốn, khả năng cân đối vốn của nhà đầu tư; khả năng cân đối phần nhà nước tham gia; về năng lực, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư; khả năng thu hồi vốn, hiệu quả đầu tư và khả năng tiếp nhận và xử lý các rủi ro.
Điều 8. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển
2. Thuyết minh sự phù hợp của dự án với lĩnh vực đầu tư được quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
Điều 9. Quy mô, địa điểm dự án và nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên
2. Địa điểm thực hiện dự án: mô tả địa điểm, vị trí dự án, phạm vi dự án (điểm đầu, điểm cuối, các điểm khống chế); các địa danh chủ yếu nơi dự án đi qua. Trường hợp xung quanh hoặc trong địa phận thực hiện dự án có các dự án hoặc công trình khác đang hoặc sắp triển khai phải phân tích mức độ ảnh hưởng của các dự án đó đối với dự án đang được đề xuất.
4. Nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên: thu thập số liệu và đánh giá nguồn tài nguyên khu vực dự án; khả năng sử dụng làm vật liệu xây dựng (trữ lượng, chất lượng) và tính khả thi của việc khai thác.
1. Điều kiện tự nhiên: căn cứ số liệu khảo sát thu thập được, trình bày chi tiết về điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình, đánh giá điều kiện tự nhiên với việc xây dựng công trình, dự án.
3. Đánh giá hiện trạng công trình và định giá tài sản còn lại của công hình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải theo các quy định hiện hành đối với dự án khai thác kết cấu hạ tầng vận tải.
1. Thuyết minh rõ danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu áp dụng cho dự án và các thông số kỹ thuật chủ yếu.
3. Thuyết minh chi tiết nội dung đầu tư, các giải pháp kỹ thuật chủ yếu, phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn ứng với từng hạng mục công trình; khả năng tận dụng, kết nối công trình hiện hữu; giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước kết cấu chính của công trình xây dựng. Khi áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới phải thuyết minh, làm rõ khả năng đáp ứng chỉ số đánh giá chất lượng về mặt kỹ thuật và mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.
5. Thuyết minh các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan; phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình; các giải pháp đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ; đảm bảo an toàn giao thông; vệ sinh môi trường và an toàn lao động.
1. Trình bày kế hoạch tổng thể thực hiện dự án (lập biểu tiến độ dự án), trong đó nêu rõ các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc đối với các công việc chính của dự án như: lập báo cáo NCKT, phê duyệt đầu tư dự án, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, ký hợp đồng dự án, giai đoạn xây dựng, giai đoạn vận hành, thời hạn chuyển giao, các mốc thời gian khác (nếu có). Kế hoạch được xây dựng phải phù hợp các điều kiện triển khai để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
3. Thời gian kinh doanh, khai thác dự án: được xác định từ khi đưa công trình, dự án vào khai thác sử dụng hoặc từ khi nhận bàn giao từ cơ quan quản lý đến khi hết thời gian kinh doanh, khai thác dự án theo phương án tài chính; thời gian này phải được tính đến đơn vị là ngày.
1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư phải phù hợp với nhu cầu sử dụng đất xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này, tuân thủ quy định của Nhà nước về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và các quy định hiện hành khác, bao gồm:
b) Kế hoạch thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định cư (phân định rõ tái định cư phân tán và tái định cư tập trung); trường hợp tái định cư tập trung, cần xác định vị trí và quy mô xây dựng khu tái định cư; xác định kinh phí hỗ trợ chênh lệch tái định cư (nếu có);
d) Đánh giá các tác động của giải phóng mặt bằng, tái định cư và đề ra các biện pháp giảm thiểu; cần thiết tổ chức điều tra, tham vấn cộng đồng để xây dựng phương án thực hiện hợp lý.
3. Nội dung phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư theo quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các quy định khác có liên quan.
1. Tổng mức đầu tư phải được xác định đầy đủ, đảm bảo tính chính xác theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP, Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngay 28/12/2018 và Thông tư này, trong đó cần tính toán, làm rõ các nội dung:
b) Chi phí dự phòng, chi phí lãi vay và chi phí cần thiết được pháp luật cho phép liên quan huy động nguồn vốn (chi phí bảo lãnh, phí cam kết, bảo hiểm tín dụng, môi giới) trong thời gian xây dựng phải được xác định trên cơ sở tiến độ giải ngân phù hợp với tiến độ thực hiện dự án (phải xây dựng được dòng tiền trong thực hiện dự án).
a) Xác định tổng mức đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Cơ sở và sự cần thiết tính toán các chi phí liên quan đến vốn lưu động ban đầu để khai thác, vận hành dự án (nếu có).
a) Luận chứng đầy đủ cơ sở xác định các tham số của mô hình tài chính dự án; trên cơ sở đó tính toán, đánh giá tính khả thi về mặt tài chính và tính khả thi về huy động vốn của dự án, xác định thời gian thu hồi vốn và lợi nhuận;
c) Doanh thu của dự án: chi tiết mức giá phí dự kiến áp dụng phù hợp với loại hợp đồng dự án, mặt bằng chung và các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời căn cứ kết quả phân tích và dự báo nhu cầu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư này, thuyết minh và tính toán chi tiết các kịch bản khác nhau về doanh thu của dự án (ở mức căn bản, mức tối thiểu và mức tối đa);
đ) Phân tích chi tiết về các tham số đầu ra của mô hình tài chính để đảm bảo khả năng vay vốn của dự án, tối thiểu gồm: tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu; tỷ suất khả năng trả nợ (DSCR); tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu tối thiểu hay tỷ suất nội hoàn vốn chủ sở hữu; tỷ suất nội hoàn tài chính của dự án (IRR); giá trị hiện tại ròng tài chính (NPV) và thời gian hoàn vốn (Thv).
a) Sự cần thiết phải có phần Nhà nước tham gia trong dự án;
c) Các yêu cầu đối với phần Nhà nước tham gia trong dự án như: các phương án khác nhau và phương án được lựa chọn, giá trị, các công cụ được đề xuất, cơ chế giải ngân, cơ chế thanh toán.
1. Trên cơ sở các thuyết minh về phương án kỹ thuật, dự báo nhu cầu, phương án tài chính của dự án, khả năng tham gia phần nhà nước, phương án thanh toán, báo cáo NCKT xác định dự án thuộc mô hình đầu tư có hoạt động kinh doanh hoặc thanh toán cho nhà đầu tư trên cơ sở chất lượng dịch vụ cung cấp, đồng thời phân tích tính phù hợp của loại hợp đồng đối với các điều kiện dự án.
3. Làm rõ trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng dự án (bao gồm: thiết kế, xây dựng, vận hành, thu xếp vốn) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án và các tổ chức khác có liên quan (bên cho vay, đơn vị cung ứng đầu vào, nhà thầu...).
1. Chi tiết nguồn vốn đầu tư dự án, phân khai cụ thể kế hoạch vốn ứng với từng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay, phần Nhà nước tham gia trong dự án) tương ứng với tiến độ triển khai dự án.
Điều 17. Quản lý thực hiện dự án, quản lý khai thác và bảo trì công trình
2. Xác định các chỉ số đánh giá chất lượng của công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên các khía cạnh: kỹ thuật, vận hành, môi trường, xã hội, tài chính, tiến độ... trong quá trình xây dựng, vận hành, khai thác (sau đây viết tắt là chỉ số KPI) làm cơ sở các bên thực hiện việc giám sát dự án. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của dự án, xác định các nội dung cần giám sát trong quá trình thực hiện dự án và yêu cầu về việc phải đáp ứng các nội dung đó để xác định các chỉ số KPI có liên quan đến dự án; đối với mỗi chỉ số, cần nêu rõ căn cứ để đo lường, đơn vị cung cấp thông tin để đánh giá chỉ số đó và trình tự giám sát.
Điều 18. Phân tích rủi ro của dự án và đề xuất ưu đãi, đảm bảo đầu tư
a) Xác định rõ các rủi ro chính của dự án một cách hệ thống như: rủi ro về pháp lý; rủi ro xã hội; rủi ro về quyền sử dụng đất; rủi ro về môi trường; rủi ro về thiết kế, xây dựng, kỹ thuật, công nghệ, sản xuất; rủi ro về tài chính; rủi ro về tình hình kinh tế vĩ mô; rủi ro về nhu cầu của thị trường; rủi ro vận hành; rủi ro về kết thúc hợp đồng và các rủi ro khác (nếu có);
c) Căn cứ điều kiện cụ thể về mặt kỹ thuật, kinh tế và tài chính của dự án; kết quả phân tích tài chính nhằm đánh giá các tác động của các rủi ro đối với dự án cũng như chi phí và lợi ích của các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Báo cáo NCKT cần nêu chi tiết việc phân chia rủi ro dự kiến và trách nhiệm của các bên trong việc quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án; kiến nghị cụ thể mức độ hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ chế chia sẻ rủi ro giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư.
Chương IX Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và điều kiện kèm theo cũng như các nghĩa vụ dự phòng cần thiết của các bên trong thời gian thực hiện hợp đồng dự án.
Điều 19. Hiệu quả kinh tế - xã hội và các tác động của dự án
Báo cáo NCKT phải trình bày đảm bảo đầy đủ nội dung quy định tại Mục V, Phụ lục III, Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018, theo đó:
Kết luận về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án: trên cơ sở phân tích nêu trên có kết luận về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Trường hợp không đủ điều kiện xác định các yếu tố chi phí và lợi ích có thể định lượng và quy đổi được thành tiền làm cơ sở để tính toán các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, nêu kết luận về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án trên cơ sở các nhóm yếu tố còn lại
3. Tác động xã hội của dự án: báo cáo NCKT cần thuyết minh các yếu tố tác động đến xã hội như hỗ trợ tái định cư, bình đẳng giới, lao động, tạo việc làm... và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong quá trình thực hiện dự án tuân thủ theo các quy định hiện hành.
Điều 20. Kết luận và kiến nghị
a) Tên dự án; tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tên đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất;
c) Quy mô, công suất, tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu;
đ) Loại hợp đồng dự án và thời gian hợp đồng dự án (dự kiến tiến độ thực hiện dự án, thời gian kinh doanh, khai thác);
g) Ưu đãi và bảo đảm đầu tư;
2. Trong phần kiến nghị, đưa ra các kiến nghị và đề xuất (nếu có).
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 7 năm 2019 và thay thế Thông tư số 86/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chi tiết về lĩnh vực đầu tư và nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.
- Văn phòng Chính phủ; | KT. BỘ TRƯỞNG |
File gốc của Thông tư 19/2019/TT-BGTVT hướng dẫn về lĩnh vực đầu tư và nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 19/2019/TT-BGTVT hướng dẫn về lĩnh vực đầu tư và nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Số hiệu | 19/2019/TT-BGTVT |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Nguyễn Nhật |
Ngày ban hành | 2019-05-23 |
Ngày hiệu lực | 2019-07-10 |
Lĩnh vực | Đầu tư |
Tình trạng | Còn hiệu lực |