BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16-LB/TT | Hà Nội , ngày 26 tháng 7 năm 1995 |
Trong nhiều năm qua Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo công tác giám định y khoa, giải quyết quyền lợi cho nhiều thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.
Song hiện nay nhu cầu xin đi giám định lại thương tật để hưởng tỷ lệ phần trăm mất sức lao động do thương tật (quy định tại Điều 29 - Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng) của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh rất lớn, và mặt khác vẫn phải tiếp tục giải quyết những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh (quy định tại Thông tư Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Quốc phòng số 18/LB-TT ngày 31 tháng 12 năm 1991).
Để tạo điều kiện cho quân nhân bị thương trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã chuyển ra ngoài quân đội và những người bị thương hưởng chính sách như thương binh chưa được giám định thương tật. Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Y tế quy định như sau:
I. PHÂN CẤP CHO CÁC HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG GIẢI QUYẾT:
1. Được giám định thương tật lần đầu đối với những trường hợp bị thương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp còn tồn đọng theo Thông tư Liên Bộ số 18/LB-TT ngày 31 tháng 12 năm 1991.
2. Được tổ chức khám phúc quyết cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo quy định tại Thông tư này.
1. Điều kiện:
- Các Hội đồng Giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã kiện toàn tổ chức theo đúng mô hình của Liên Bộ quy định.
- Các hội đồng phải được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ trước khi tiến hành khám phúc quyết.
2. Trình tự tiến hành:
a. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ của người bị thương do các cơ quan chuyển đến hoặc đơn xin khám lại thương tật của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Sau khi kiểm tra nếu có đủ điều kiện để giới thiệu đi khám thương tật thì làm đầy đủ các thủ tục theo quy định hiện hành, rồi cử người mang trực tiếp đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Chính sách Thương binh và liệt sĩ) hoặc chuyển bằng công văn bảo đảm.
b. Vụ Chính sách Thương binh và Liệt sĩ có nhiệm vụ: kiểm tra thủ tục hồ sơ và chuyển những hồ sơ có đầy đủ thủ tục đến Viện Giám định y khoa Trung ương để xem xét phân cấp về chuyên môn.
c. Viện Giám định y khoa Trung ương sau khi xem xét phân cấp về chuyên môn sẽ chuyển hồ sơ được uỷ quyền khám tại địa phương cho Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh, thành phố.
d. Sau khi nhận được hồ sơ Sở Lao động - Thương binh và xã hội làm thủ tục giới thiệu thương binh ra Hội đồng Giám định y khoa tỉnh, thành phố để khám thương tật.
e. Hội đồng Giám định y khoa tỉnh, thành phố có nhiệm vụ tổ chức giám định nhanh chóng thương tật cho thương binh, sau đó chuyển biên bản giám định (5 bản), trích lục hoặc giấy chứng nhận bị thương gốc kèm danh sách trích ngang đã duyệt trước khi khám lên Hội đồng Giám định y khoa Trung ương.
f. Hội đồng Giám định Y khoa Trung ương xem xét, phê duyệt kết quả giám định rồi chuyển hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và xã hội để giải quyết chế độ cho thương binh.
3. Những hồ sơ không thuộc diện phân cấp, uỷ quyền thì Hội đồng giám định y khoa Trung ương trực tiếp hẹn thương binh đến khám thương tật tại Hội đồng Giám định Y khoa Trung ương.
1. Trong khi chờ đợi các Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước có đủ điều kiện để tổ chức khám phúc quyết, trước mắt Liên Bộ phân cấp cho 10 Hội đồng Giám định Y khoa Trung ương tỉnh, thành phố sau đây được khám thí điểm phúc quyết thương tật cho thương binh và người hưởng chính sách như thương binh:
1. Hà Nội 2. Hải Phòng 3. Thái Bình 4. Quảng Ninh 5. Yên Bái | 6. Vĩnh Phú 7. Thanh Hoá 8. Hà Tĩnh 9. Hoà Bình 10. Nghệ An |
2. Các Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh, thành phố khác phải nhanh chóng kiện toàn tổ chức theo mô hình quy định của Liên Bộ, để có thể sớm đảm nhiệm việc khám phúc quyết cho thương binh.
3. Liên Bộ giao cho Viện Giám định Y khoa Trung ương - Bộ Y tế và Vụ Chính sách Thương binh và liệt sĩ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các Hội Giám định Y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc được uỷ quyền khám phúc quyết thương tật cho thương binh. Mặt khác tổ chức rút kinh nghiệm báo cáo Liên Bộ để có cơ sở tiếp tục phân cấp giám định cho các Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Chính sách Thương binh và Liệt sĩ) và Bộ Y tế (Vụ điều trị, Viện Giám định Y khoa Trung ương) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Lê Ngọc Trọng (Đã ký) | Trịnh Tố Tâm (Đã ký) |
Từ khóa: Thông tư liên tịch 16-LB/TT, Thông tư liên tịch số 16-LB/TT, Thông tư liên tịch 16-LB/TT của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Thông tư liên tịch số 16-LB/TT của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Thông tư liên tịch 16 LB TT của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, 16-LB/TT
File gốc của Thông tư liên tịch 16-LB/TT năm 1995 về việc giám định thương tật cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh do Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành đang được cập nhật.
Thông tư liên tịch 16-LB/TT năm 1995 về việc giám định thương tật cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh do Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế |
Số hiệu | 16-LB/TT |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Người ký | Lê Ngọc Trọng, Trịnh Tố Tâm |
Ngày ban hành | 1995-07-26 |
Ngày hiệu lực | 1995-07-26 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Hết hiệu lực |