BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3616/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
- Như Điều 3; | BỘ TRƯỞNG |
“TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẤP CỨU, HỒI SỨC TÍCH CỰC CHO CÁC BỆNH VIỆN ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH COVID-19 NẶNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3616/QĐ-BYT ngày 29 tháng 07năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp. Toàn thế giới đã ghi nhận 200 triệu người nhiễm COVID-19, trong đó có trên 4 triệu người tử vong. Từ ngày 27/4/2021 đến nay, Việt Nam đang phải đối mặt với “làn sóng thứ tư” của dịch bệnh COVID-19 tấn công và gây hậu quả nghiêm trọng, số lượng ca bệnh COVID-19 trên cả nước tăng rất nhanh với trên 100 nghìn ca nhiễm mới. Dịch bệnh đã bùng phát trên diện rộng, có quy mô lớn và tính chất phức tạp, nhiều nguồn lây, ổ dịch, nhiều biến chủng, đặc biệt sự xuất hiện biến chủng Delta tốc độ lây lan rất nhanh, nguy hiểm, làm tăng ca bệnh nặng so với 3 đợt dịch trước. Số ca bệnh nguy kịch và tử vong tăng cao, đến nay đã có trên 500 trường hợp tử vong. Hệ thống khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn chưa từng có trong lịch sử.
ỗ, phương tiện vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ), bảo đảm sẵn sàng nguồn lực cho các tình huống dịch bệnh xảy ra. Chính phủ và Bộ Y tế đã có nhiều chỉ đạo yêu cầu các địa phương tăng cường năng lực hồi sức tích cực, tập trung cứu chữa ca bệnh nặng, giảm thiểu tử vong.
Bên cạnh đó, việc chuyển người bệnh nặng về các bệnh viện tuyến cuối ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có nguy cơ làm tăng lây lan dịch bệnh vào khu vực nội thành và người bệnh có xác suất tử vong cao trên đường vận chuyển. Vì vậy các trường hợp nặng này cần được điều trị ngay tại địa phương với sự tư vấn, hỗ trợ của các bác sỹ tuyến trên hoặc các chuyên gia đầu ngành của Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID-19 đặt tại Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
Quy mô và số giường bệnh hồi sức tích cực cũng có nhiều vấn đề tồn tại. Theo kết quả một nghiên cứu1 gần đây, ước tính năm 2021 cả nước có khoảng trên 16.000 giường bệnh hồi sức tích cực. Tuy nhiên cơ số giường bệnh và năng lực hồi sức tích cực hiện chưa thể đáp ứng nhu cầu điều trị người bệnh COVID-19 ngày càng tăng cao. Nhiều địa phương đang thiếu các trang thiết bị phục vụ điều trị người bệnh nặng. Nhiều bệnh viện có giường bệnh hồi sức tích cực nhưng không có hệ thống ô-xy trung tâm, hệ thống khí nén nên không sử dụng được máy thở; thiếu camera, thiếu hệ thống theo dõi trung tâm gây khó khăn cho các bác sỹ, điều dưỡng trong việc theo dõi sát diễn biến của người bệnh COVID-19 nặng.
Trước những khó khăn, thách thức nêu trên, để nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các bệnh viện trên toàn quốc, đáp ứng công tác thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 nặng ngày càng tăng trong thời gian tới; hệ thống khám, chữa bệnh cần khẩn trương thiết lập và đưa vào hoạt động các trung tâm hồi sức tích cực quốc gia, trung tâm hồi sức tích cực vùng.
1. Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia: là trung tâm trực thuộc Bộ Y tế, được phân công là cơ sở điều trị cao nhất các ca bệnh nặng, nguy kịch trong phân tuyến điều trị ca bệnh COVID-19 nặng.
III. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
- Căn cứ Nghị định số 155/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 quy định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
Đề án được xây dựng với quan điểm chủ đạo: Phát huy phương châm “4 tại chỗ” thông qua nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực của bệnh viện các tuyến, đồng thời kết hợp phương châm “3 tập trung” gồm tập trung nguồn lực, tập trung chuyên gia, tập trung người bệnh COVID-19 nặng để điều trị.
Nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực của hệ thống khám, chữa bệnh, đồng thời tăng cường khả năng thu dung điều trị ca bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch, đáp ứng kịch bản dịch bệnh gia tăng, hạn chế tối đa người bệnh tử vong.
1. Thiết lập mạng lưới các trung tâm thu dung, điều trị người bệnh mắc COVID-19 nặng trên phạm vi toàn quốc.
3. Củng cố, tăng cường năng lực điều trị COVID-19 ở khoa hồi sức tích cực của toàn bộ các bệnh viện chưa được phân công thành lập trung tâm hồi sức tích cực.
5. Xây dựng bổ sung các chính sách, chế độ động viên, đãi ngộ hợp lý ở cấp trung ương và địa phương nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng tốt làm việc tại các trung tâm và khoa hồi sức tích cực, khoa truyền nhiễm.
Đề án được triển khai trên phạm vi toàn quốc.
Giai đoạn 1: Các đơn vị lập kế hoạch triển khai ngay các hoạt động cấp bách, hoàn thành trong vòng 02 tháng sau khi Đề án được ký ban hành. Đối với các tỉnh đang bùng phát dịch cần hoàn thành ngay trong vòng 01 tháng, tận dụng tối đa các nguồn lực, cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị... sẵn có.
VI. MỘT SỐ CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG, TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
STT | Tên chỉ số | Kết quả sau 1 tháng | Kết quả sau 2 tháng | Kết quả sau 6 tháng | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. |
2. |
3. |
4. |
5. |
6. |
7. |
8. |
9. |
10. |
11. |
12. |
13. |
14. |
15. |
16. |
17. |
I. TRUNG TÂM HỒI SỨC TÍCH CỰC COVID-19 QUỐC GIA 1. Bệnh viện Bạch Mai (cơ sở 2) 3. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương 5. Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội (cơ sở 2) 7. Bệnh viện đa khoa trung ương Huế 9. Các trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 thành phố Hồ Chí Minh (đặt tại cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh và các bệnh viện dã chiến) 11. Bệnh viện trung ương Quân đội 108 Trung tâm hồi sức tích cực quốc gia là trung tâm trực thuộc Bộ Y tế, chịu sự quản lý và phân công trực tiếp của Lãnh đạo Bộ và Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. Trung tâm là cơ sở điều trị cao nhất, có nhiệm vụ thu dung, điều trị và thực hiện các kỹ thuật hồi sức tích cực cao, phức tạp nhất cho các trường hợp bệnh nặng, nguy kịch trong bậc thang điều trị ca bệnh COVID-19. 1. Bệnh viện Bạch Mai phụ trách các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương phối hợp. 3. Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách các tỉnh từ Ninh Thuận đến Cà Mau và các tỉnh Tây Nguyên, Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ phối hợp. 1. Tiêu chí lựa chọn trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 vùng 1. Tỉnh/thành phố có quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên hoặc có nhiều khu công nghiệp, tập trung đông người, có nguy cơ lây nhiễm cao. 3. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phù hợp đầu tư, thiết lập trung tâm. 5. Vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển người bệnh. Bộ Y tế chỉ định các bệnh viện đầu tư, nâng cấp, thành lập trung tâm hồi sức tích cực vùng như sau: 2. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh 4. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ 6. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình 8. Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội 10. Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội 12. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh 14. Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định 16. Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An 18. Bệnh viện Phổi Đà Nẵng 20. Bệnh viện Phong - Da Liễu Quy Hòa 22. Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai 24. Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai 26. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh 28. Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long 30. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng 32. Bệnh viện Quân y 175 Tùy theo nhu cầu thực tế, diễn biến dịch bệnh và năng lực chuyên môn, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, các Bộ, ngành, trường đại học và bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh khác được bổ sung vào danh sách trong trường hợp cần thiết. Phân công trung tâm hồi sức tích cực vùng chủ động thiết lập mạng lưới, hướng dẫn, hỗ trợ về mặt chuyên môn cho khoa hồi sức tích cực của các bệnh viện trong vùng được giao phụ trách. Bộ Y tế phân công cho các trung tâm hồi sức tích cực quốc gia và vùng phụ trách công tác điều trị ca bệnh COVID-19 tại các địa phương, thực hiện theo Phụ lục 1 của Đề án này. I. THIẾT LẬP CÁC TRUNG TÂM HỒI SỨC TÍCH CỰC Giao chỉ tiêu số bệnh giường hồi sức tích cực cho các trung tâm đặt tại các bệnh viện như sau:
Các bệnh viện được Bộ Y tế phân công thành lập trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 trên cơ sở lựa chọn khoa, phòng, trung tâm hoặc khu vực phù hợp trong bệnh viện, riêng biệt với các khoa/phòng khác. Nhóm 1: 2. Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh chưa có tên trong đề án. Nhóm 2: 2. Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các Bộ, ngành khác; Giao chỉ tiêu 50 giường và sẵn sàng mở rộng quy mô lên 100 giường. 1. Bệnh viện đa khoa tuyến huyện; Giao chỉ tiêu 10 giường và sẵn sàng mở rộng quy mô lên 20 giường. III. ĐẦU TƯ NÂNG CẤP CƠ SỞ HẠ TẦNG, TRANG THIẾT BỊ Các giường bệnh hồi sức tích cực cần bảo đảm các yêu cầu sau: b. Có đầy đủ các thiết bị gồm hệ thống ô-xy trung tâm, hệ thống khí nén trung tâm, hệ thống hút trung tâm, camera và màn hình theo dõi người bệnh. d. Bảo đảm biệt lập với các khoa/phòng khác, hạn chế tối đa lây nhiễm. 2. Đầu tư trung tâm hồi sức tích cực quốc gia và vùng a. Đánh giá thực trạng hiện có và chủ động rà soát lại cơ sở hạ tầng, xác định các khoa/phòng, đơn nguyên, khối nhà có thể chuyển đổi công năng thành trung tâm hồi sức tích cực; c. Nghiên cứu, sắp xếp, bố trí lại các khoa/phòng điều trị và cận lâm sàng... bảo đảm vận hành hợp lý trong quá trình thiết lập và sau khi trung tâm hồi sức tích cực đi vào hoạt động; e. Củng cố, đầu tư, lắp đặt mới hệ thống báo gọi nhân viên y tế, các thiết bị theo dõi người bệnh, thiết bị công nghệ thông tin và truyền tải thông số, hình ảnh của người bệnh về phòng điều hành và phục vụ hội chẩn, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, điều trị COVID-19. h. Chuẩn bị thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, phương tiện phòng hộ cá nhân. k. Chuẩn bị và mở rộng thêm kho, bình chứa ô-xy lỏng dự trữ. Việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu, phương tiện phòng hộ cá nhân thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 về việc ban hành danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của các khu vực điều trị người bệnh COVID-19, Quyết định số 1259/QĐ-BYT ngày 20/3/2020 về việc ban hành Danh mục phương tiện phòng hộ cá nhân thiết yếu của 01 Khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19 và các quy định hiện hành khác có hiệu lực hoặc sửa đổi (nếu có). Căn cứ vào năng lực chuyên môn và tình hình thực tế, từng bệnh viện chủ động rà soát, đầu tư, nâng cấp khoa hồi sức tích cực tương tự theo các hoạt động đầu tư trung tâm hồi sức tích cực vùng. Giao cho các trung tâm hồi sức tích cực quốc gia và vùng tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên... điều trị người bệnh COVID-19 với các nội dung sau: 2. Sử dụng máy thở cho bác sĩ và điều dưỡng, kỹ thuật viên. 4. Chăm sóc, dinh dưỡng, tâm lý cho người bệnh COVID-19. 6. Các chương trình đào tạo, tập huấn khác được bổ sung dựa trên nhu cầu thực tiễn. 1. Bộ Y tế phối hợp với các Bộ có liên quan khẩn trương xây dựng bổ sung các chế độ, chính sách động viên, đãi ngộ nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng tốt làm việc tại các trung tâm và khoa hồi sức tích cực, khoa truyền nhiễm. 1. Kinh phí thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực quốc gia và vùng, đầu tư, sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm, lắp đặt các trang thiết bị. 3. Kinh phí triển khai đề án tại tuyến trung ương, các tỉnh, bệnh viện và triển khai các hoạt động thực hiện theo mục tiêu Đề án. 1. Nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn ODA, nguồn đóng góp của các nhà tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác. 3. Các bệnh viện huy động nguồn kinh phí từ tổ chức, cá nhân, viện trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh: b. Có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các bệnh viện xây dựng dự án (hoặc kế hoạch) và dự toán hoạt động của trung tâm hồi sức tích cực; 2. Vụ Kế hoạch -Tài chính: b. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh xây dựng chế độ, chính sách động viên, đãi ngộ cho người làm chuyên môn cấp cứu, hồi sức tích cực, truyền nhiễm để giữ chân và thu hút nguồn nhân lực chất lượng tốt, làm việc lâu dài. Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Vụ Kế hoạch - Tài chính đề xuất việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho các bệnh viện để đáp ứng yêu cầu Đề án. Chủ trì xây dựng chế độ, chính sách động viên, đãi ngộ cho người làm chuyên môn cấp cứu, hồi sức tích cực, truyền nhiễm để giữ chân và thu hút nguồn nhân lực chất lượng tốt, làm việc lâu dài. Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan xây dựng, thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo liên tục, đào tạo chính quy liên quan đến Đề án. Phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe trung ương, Báo Sức khỏe & Đời sống và các đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung truyền thông và thi đua, khen thưởng của Đề án. 1. Căn cứ vào nội dung Đề án của Bộ Y tế, các bệnh viện có trách nhiệm khẩn trương đánh giá thực trạng, lập danh sách bệnh viện được phân công phụ trách, phối hợp với các bệnh viện khảo sát, đánh giá năng lực chuyên môn, xây dựng dự án (hoặc kế hoạch triển khai chi tiết) và dự toán hoạt động trung tâm hồi sức tích cực; rà soát lại số lượng thiết bị hiện có, số lượng mua bổ sung để bảo đảm trang thiết bị hoạt động hiệu quả; báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; tổ chức triển khai thực hiện sau khi Đề án được phê duyệt. III. CÁC BỆNH VIỆN CHƯA PHÂN CÔNG THÀNH LẬP TRUNG TÂM 2. Báo cáo thông tin, số liệu, hoạt động... đầy đủ, kịp thời về Bộ Y tế theo yêu cầu và thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công trong phạm vi Đề án. IV. ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH/TP TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG 2. Khẩn trương bố trí ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai Đề án, đầu tư cho các trung tâm và khoa hồi sức tích cực. 4. Giao nhiệm vụ cụ thể cho các ban ngành phối hợp và cung ứng đầy đủ các vật tư, trang thiết bị (đặc biệt là nguồn cung ô-xy lỏng) để đầu tư, nâng cấp và phục vụ các hoạt động của trung tâm, khoa hồi sức tích cực. 1. Xây dựng kế hoạch tổng thể nâng cao năng lực hồi sức tích cực cho các bệnh viện trực thuộc. 3. Tổng hợp và khẩn trương tổ chức thẩm định dự án (hoặc xét duyệt kế hoạch) của các bệnh viện trực thuộc theo hình thức phù hợp với tình hình dịch của địa phương và trong thời gian ngắn nhất; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố; chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc tích cực triển khai Đề án. 5. Xây dựng chế độ chính sách đãi ngộ cho người làm việc tại các trung tâm, khoa hồi sức tích cực và truyền nhiễm theo điều kiện của từng địa phương, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố phê duyệt. Đề án sẽ tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19, cứu chữa nhiều người bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế chuyển tuyến. Do vậy, Đề án này có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần thực hiện thành công “mục tiêu kép” của Chính phủ và ngành y tế.
|