ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2903/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 07 tháng 8 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 403/TTr-SNN ngày 16/7/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG SẢN, THỦY SẢN TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 2903/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý
Nhìn chung, tổ chức, bộ máy, nhân sự hiện nay cơ bản đáp ứng công tác quản lý chất lượng, ATTP toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản, tạo sự gắn kết công tác quản lý chất lượng và tổ chức sản xuất theo từng chuỗi ngành hàng.
- Hiện có 430 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản, thủy sản (gồm 226 cơ sở thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và 204 cơ sở thuộc diện ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn). Các cơ sở đều được thẩm định chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và được kiểm tra, giám sát định kỳ việc tuân thủ các quy định ATTP. Đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, đã triển khai được 33.867 hộ ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn: Trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 2 mô hình chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn (gồm 01 cơ sở chế biến và kinh doanh chả lụa và 01 cơ sở sơ chế, chế biến và kinh doanh rau sạch) được xác nhận và kiểm soát theo quy định; tuy nhiên, do các cơ sở, các tác nhân tham gia mô hình không duy trì các quy định tiêu chí về chuỗi ATTP như nguồn gốc sản phẩm, nguyên liệu phục vụ sơ chế, chế biến và kinh doanh nên cơ quan quản lý đã thu hồi các quyết định xác nhận chuỗi trong năm 2019. Về liên kết tiêu thụ nông sản, hiện có 4 doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ rau, củ, quả an toàn và theo tiêu chuẩn VietGAP với sản lượng 1.440 tấn/năm.
1. Tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản
2. Kiểm soát chuỗi ATTP trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã xây dựng kế hoạch và lấy 2.043 mẫu thực phẩm nông sản, thủy sản (gồm 674 mẫu thủy sản và 1.369 mẫu nông sản) để kiểm nghiệm giám sát chỉ tiêu chất lượng và ATTP. Qua kết quả kiểm nghiệm, phát hiện 128/2.043 mẫu không đạt (chiếm 6,2%); kết quả cho thấy số mẫu không đạt vẫn còn ở mức cao, trong đó mẫu thủy sản phát hiện 60/674 (chiếm 8,9%) và mẫu nông sản phát hiện 68/1.369 (chiếm 4,5%); tỷ lệ mẫu không đạt giảm dần theo thời gian, cụ thể: năm 2016 phát hiện 71/458 mẫu không đạt (chiếm 34,1%), năm 2019 có 11/304 mẫu (chiếm 7,3%) và sáu tháng đầu năm 2020 đã lấy 76 mẫu để kiểm nghiệm, nhưng chưa phát hiện mẫu không đạt theo chỉ tiêu phân tích. Tỷ lệ mẫu vi phạm về chỉ tiêu chất lượng, ATTP giảm dần là do nhận thức và ý thức trách nhiệm trong thực hành sản xuất, chế biến, bảo quản đối với sản phẩm thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm từng bước được nâng lên. Việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định góp phần cải thiện chất lượng, ATTP nông sản, thủy sản.
Triển khai công tác kiểm tra, đánh giá phân loại, thẩm định điều kiện đảm bảo ATTP 1.150 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản. Kết quả, cơ sở xếp loại A chiếm 65,3% và xếp loại B chiếm 33.7% và chỉ có 1 cơ sở xếp loại C (không đạt). Qua thực tế kiểm tra, thẩm định điều kiện ATTP trong những năm qua, đa số các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư, nâng cấp điều kiện cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị dụng cụ theo tiêu chuẩn và duy trì tốt điều kiện vệ sinh tại cơ sở,... đáp ứng quy định về điều kiện ATTP.
Tổ chức 134 cuộc thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật ATTP tại 646 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Kết quả, phát hiện 245/646 cơ sở vi phạm (chiếm 37,9%). Kết quả, cơ sở vi phạm còn mức cao và nội dung vi phạm chủ yếu do cơ sở chưa thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện bảo đảm ATTP, như điều kiện trang, thiết bị chưa phù hợp; điều kiện bố trí sản xuất và các thủ tục, giấy tờ liên quan chưa đầy đủ,... tuy nhiên, sau khi nhắc nhở, hướng dẫn đa số các cơ sở đều thực hiện các biện pháp để khắc phục tốt; tỷ lệ cơ sở vi phạm đã giảm theo từng năm, như năm 2016 phát hiện 123/132 cơ sở vi phạm (chiếm 93%), năm 2019 có 13/204 cơ sở (chiếm 6,3%) và sáu tháng đầu năm 2020 có 4/57 cơ sở (chiếm 7%).
3. Xây dựng mô hình sản xuất nông sản, thủy sản theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP)
- Đào tạo kiến thức chung về ATTP, áp dụng các quy phạm thực hành sản xuất (VietGAP), chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, HACCP); tập huấn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và hướng dẫn tại hiện trường, khắc phục các tồn tại cho 59 lượt hộ tham gia mô hình và nông dân trong vùng thực hiện mô hình.
1. Tồn tại, hạn chế
- Việc thống kê cơ sở/hộ gia đình sản xuất ban đầu nhỏ lẻ chưa đầy đủ. Các cơ sở triển khai ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn nhưng hoạt động hậu kiểm việc tuân thủ các quy định về điều kiện đảo bảo ATTP chưa được thực hiện đầy đủ.
2. Nguyên nhân
- Số lượng cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh tương đối lớn, trong khi nguồn nhân lực và kinh phí được bố trí cho hoạt động quản lý đối với loại hình sản xuất này của cấp huyện, xã chưa đầy đủ, kịp thời.
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG SẢN, THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
- Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010.
- Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 9/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan giao thực hiện thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;
- Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thu mẫu kiểm nghiệm giám sát ATTP nông lâm thủy sản.
- Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn: Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, ATTP trong lĩnh vực thủy sản.
- Nghị quyết số 48/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
2. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, hướng dẫn, phổ biến việc chấp hành pháp luật về ATTP nông sản, thủy sản là giải pháp cơ bản, trọng tâm, đi trước một bước trong các hoạt động bảo đảm ATTP. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và đạo đức của mỗi người sản xuất, kinh doanh thực phẩm là yếu tố nền tảng bảo đảm hiệu quả của công tác này.
2. Đối tượng sản xuất, kinh doanh: các tổ chức, cá nhân tham gia công đoạn sản xuất, kinh doanh theo chuỗi trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; sơ chế, giết mổ, đóng gói, bảo quản, vận chuyển và kinh doanh các sản phẩm nông sản, thủy sản.
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025: 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản đạt điều kiện ATTP, trong đó có 80% cơ sở được xếp loại A và 20% cơ sở được xếp loại B; 100% vùng nuôi thủy sản tập trung được giám sát dư lượng hóa chất, kháng sinh; 100% hộ gia đình, cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ và cơ sở không thuộc diện cấp chứng nhận ATTP thực hiện ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; có ít nhất 50% cơ sở được kiểm tra, giám sát sau cam kết.
- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông sản, thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm quy định về chỉ tiêu chất lượng và ATTP giảm 10% mỗi năm.
1. Tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản
- Tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật ATTP cho cán bộ địa phương, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh (dự kiến thực hiện mỗi năm 01 cuộc).
- Xây dựng chuyên mục thông tin cảnh báo kết quả thu mẫu kiểm nghiệm giám sát chất lượng và ATTP phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh (thực hiện mỗi tháng 01 lần).
Thực hiện lấy mẫu các sản phẩm nông sản, thủy sản tại các vùng sản xuất, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản và kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản để phân tích, kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, ATTP như: dư lượng các loại hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, vi sinh vật gây bệnh để thông tin, cảnh báo kịp thời đến người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Truy xuất các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, ATTP và hướng dẫn biện pháp khắc phục hoặc xử lý vi phạm theo quy định. Nhằm đưa ra các biện pháp kiểm soát phù hợp, góp phần cải thiện chất lượng, ATTP nông sản, thủy sản (dự kiến thực hiện lấy 300 mẫu/năm), trong đó:
- Lĩnh vực nông sản: 200 mẫu/năm, đối với sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật lấy 50 mẫu/năm; đối với sản phẩm có nguồn gốc từ động vật lấy 50 mẫu/năm; đối với sản phẩm sơ chế, chế biến thu 100 mẫu/năm.
- Tổ chức kiểm tra, thẩm định chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện ATTP theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đối với các cơ sở thuộc ký cam kết theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ, liên kết tiêu thụ nông sản an toàn và vận động cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản trên địa bàn thực hiện mô hình liên kết chuỗi ATTP và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trao đổi, liên kết tiêu thụ sản phẩm an toàn với tổ hợp tác, HTX trên địa bàn tỉnh (tham gia mỗi năm 10 cuộc hội nghị, hội thảo trong và ngoài tỉnh; tổ chức 01 chuyến học tập kinh nghiệm mô hình liên kết chuỗi và sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và 01 cuộc hội thảo liên kết, xúc tiến thương mại nông sản).
1. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 là 4.134.000.000 đồng (Bốn tỷ, một trăm ba mươi bốn triệu đồng).
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP, tập trung các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất kinh doanh nông sản, thủy sản thực phẩm an toàn cũng như các quy định về xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về ATTP theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng đắn công tác quản lý ATTP. Công khai các cơ sở vi phạm quy định của pháp luật về ATTP.
- Hoạt động ổn định, thường xuyên và định kỳ các chương trình phổ biến, tuyên truyền ATTP (trên ấn phẩm xuất bản; truyền hình; truyền thanh; hội thi,...), thu hút sự tham gia đông đảo của toàn thể lực lượng xã hội (đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân...) để vận động, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về ATTP.
2. Công tác phát triển chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh
- Tạo môi trường thuận lợi để người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, cung cấp thông tin về các chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, cơ sở sản xuất nông sản, thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện ATTP và các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến khác (VietGAP, GMP, HACCP,...), thiết lập liên kết các cơ sở với các kênh phân phối sản phẩm. Tham gia các hội nghị, hội chợ, phiên chợ nông sản thực phẩm an toàn nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn.
3. Tăng cường năng lực tổ chức thực thi pháp luật
- Phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý, giám sát chất lượng, ATTP nông, thủy sản cho các huyện, thành phố theo loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản.
4. Xã hội hóa công tác bảo đảm an toàn thực phẩm
- Khuyến khích các cơ sở áp dụng và duy trì tốt quy trình sản xuất, sơ chế, chế biến tiên tiến, đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản, thủy sản.
5. Tăng cường hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật ATTP
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kiểm tra liên ngành về chất lượng, ATTP phù hợp với Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ; ưu tiên thanh tra đột xuất cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm nhỏ lẻ nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm. Triển khai có hiệu quả về công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP trong dịp Tết Nguyên đán, tháng hành động vì ATTP, Tết Trung thu theo kế hoạch hàng năm của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP tỉnh.
- Áp dụng chế độ kiểm tra giám sát tăng cường đối với các cơ sở vi phạm: kịp thời đình chỉ sản xuất, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hồi Giấy chứng nhận điều kiện sản xuất, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thu hồi sản phẩm đối với cơ sở vi phạm nghiêm trọng về đảm bảo chất lượng và ATTP.
- Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, tưới tiêu cho các vùng trồng cây ăn quả, hoa màu và nuôi trồng thủy sản; hình thành mạng giao thông lưới đảm bảo lưu thông nông sản, thủy sản hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện và thông suốt, đặc biệt ở các vùng sản xuất tập trung nguyên liệu nông, thủy sản.
- Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phân công Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản làm đơn vị đầu mối thực hiện Chương trình này.
- Chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin liên quan đến nguồn gốc thực phẩm nông sản, thủy sản nghi ngờ ngộ độc khi xảy ra ngộ độc thực phẩm liên quan đến sản phẩm nông sản, thủy sản; phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan có liên quan điều tra nguyên nhân và chủ trì trong việc truy xuất nguồn gốc, xử lý thực phẩm nông sản, thủy sản gây ngộ độc theo quy định.
- Lồng ghép các chương trình, hoạt động vào chiến lược phát triển của ngành, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; xây dựng nông thôn mới; chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để thực hiện có hiệu quả Chương trình.
- Định kỳ tổ chức sơ, tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch bảo đảm ATTP nông sản, thủy sản và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về ATTP tại các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo phân công, phân cấp và thức ăn đường phố; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan điều tra nguyên nhân gây ngộ độc khi xảy ra ngộ độc thực phẩm liên quan đến sản phẩm nông sản, thủy sản. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm khi phát hiện sản phẩm nông sản, thủy sản thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vi phạm và có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, quảng bá các sản phẩm nông sản, thủy sản chất lượng, ATTP, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp tham gia thực hiện chuỗi ATTP trên địa bàn tỉnh nhằm tiêu thụ được tốt sản phẩm nông sản, thủy sản của tỉnh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo cơ quan thông tin truyền thông các cấp từ tỉnh đến xã, các đội thông tin lưu động, hệ thống truyền thanh ở xã, phường dành thời lượng xây dựng các chuyên đề, chuyên mục phù hợp để phổ biến kiến thức, quy định pháp luật và các hoạt động đảm bảo ATTP.
- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức đúng về ATTP của Nhân dân, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực ATTP trên địa bàn tỉnh.
8. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Tỉnh đoàn Trà Vinh
- Tổ chức các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong các mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn trong đoàn viên.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo, triển khai và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về ATTP, đặc biệt các quy định về điều kiện ATTP của các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, nhà hàng, khu du lịch, thức ăn đường phố, chợ, trường học, nhà máy, các cụm công nghiệp và khu công nghiệp; quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị có cơ sở dịch vụ ăn uống, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cung ứng dịch vụ ăn uống.
- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Chương trình này.
File gốc của Quyết định 2903/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Chương trình Quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, thủy sản trọng điểm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025 đang được cập nhật.
Quyết định 2903/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Chương trình Quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, thủy sản trọng điểm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Trà Vinh |
Số hiệu | 2903/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Trung Hoàng |
Ngày ban hành | 2020-08-07 |
Ngày hiệu lực | 2020-08-07 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |