BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1763/QĐ-TCTK | Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2020 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA QUỐC GIA YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM NĂM 2020
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Căn cứ Quyết định số 10/2020/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 1602/QĐ-BKHĐT ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổ chức điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2020;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Giao Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện điều tra đúng Phương án quy định.
- Như Điều 3; | TỔNG CỤC TRƯỞNG |
ĐIỀU TRA QUỐC GIA YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1763/QĐ-TCTK ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)
1.1. Mục đích
STEPS 2020 góp phần thực hiện khung giám sát toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (viết gọn là WHO), đồng thời sẽ góp phần nâng cao năng lực cho mạng lưới giám sát quốc gia bệnh không lây nhiễm của Việt Nam
- STEPS 2020 cần phải thu thập các thông tin đáng tin cậy phục vụ cho việc xây dựng các chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá, sử dụng rượu bia, dinh dưỡng và bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam.
- Quản lý và sử dụng kinh phí của cuộc điều tra đúng mục đích, đúng chế độ và định mức hiện hành, quy chế quản lý tài chính của nhà tài trợ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
2.1. Phạm vi điều tra
2.2. Đối tượng điều tra
2.3. Đơn vị điều tra
Hộ: bao gồm một người ăn ở riêng hoặc một nhóm người ở chung và ăn chung.
Những trường hợp sau không tính vào thành viên hộ:
(2) Những người đang nằm điều trị tại các cơ sở y tế hoặc tại nhà;
3. Loại điều tra và phương pháp thu thập thông tin
STEPS 2020 là cuộc điều tra chọn mẫu, gồm 5.000 thành viên từ 15 tuổi trở lên trong các hộ thuộc 400 địa bàn điều tra được chọn từ dàn mẫu của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 (viết gọn là TĐTDS 2019). Mẫu điều tra được chọn theo các bước sau:
Chọn 400 địa bàn điều tra, bao gồm: 192 địa bàn thành thị và 208 địa bàn nông thôn theo phương pháp xác suất tỷ lệ với quy mô số hộ (PPS) riêng cho khu vực thành thị và khu vực nông thôn.
Chọn 13 hộ trong 1 địa bàn đối với địa bàn thành thị và 12 hộ trong 1 địa bàn đối với địa bàn nông thôn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
Máy tính bảng sẽ hỗ trợ chọn ngẫu nhiên 01 thành viên từ 15 tuổi trở lên trong danh sách thành viên hộ để tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin.
3.2. Phương pháp thu thập thông tin
4. Thời điểm, thời kỳ và thời gian điều tra
Thời điểm điều tra là ngày ĐTV thực tế phỏng vấn đối tượng điều tra tại hộ.
Cuộc điều tra sử dụng các thời kỳ điều tra khác nhau tùy theo yêu cầu của các chỉ tiêu điều tra, gồm: 7 ngày, 30 ngày và 12 tháng trước thời điểm điều tra.
STEPS 2020 được bắt đầu tiến hành vào tháng 12 năm 2020. Thời gian thu thập dữ liệu tại địa bàn là khoảng 1,5 tháng (kể cả thời gian di chuyển).
5.1. Thông tin về hộ
5.2. Thông tin về cá nhân
- Một số thông tin chung, gồm: thông tin về giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng công việc chính, nghề nghiệp, dân tộc, tình trạng hôn nhân;
- Số lượng, loại thuốc lá;
- Chế độ ăn rau và trái cây, sử dụng muối, dầu ăn, mỡ ăn;
- Tiền sử một số bệnh không lây nhiễm như: tăng huyết áp, tăng Cholesterol, các bệnh tim mạch, đái tháo đường, hô hấp;
7. Các bảng danh mục và bảng phân loại sử dụng trong điều tra
- Danh mục các dân tộc Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02/03/1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;
- Bảng chuyển đổi năm âm lịch sang năm dương lịch;
8. Quy trình xử lý dữ liệu và biểu đầu ra
Vụ XHMT chịu trách nhiệm làm sạch, kết nối dữ liệu, tính quyền số và xây dựng cơ sở dữ liệu vi mô bàn giao cho Bộ Y tế và WHO; phối hợp với các cơ quan, tổ chức này viết báo cáo phân tích chuyên sâu.
STEPS 2020 được thực hiện theo kế hoạch thời gian như sau:
STT | Nội dung | Thời gian thực hiện | Đơn vị phụ trách | ||||||||||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
* Ghi chú: Kế hoạch thực hiện các nội dung 4, 5, 6, và 7 của STEPS 2020 có thể bị thay đổi nếu đại dịch Covid-19 xảy ra trên diện rộng. 10.1. Công tác chuẩn bị Vụ XHMT thực hiện chọn và gửi danh sách các địa bàn mẫu cho Cục Thống kê tỉnh/TP rà soát và cập nhật. Sau khi rà soát và cập nhật địa bàn mẫu, Cục Thống kê tỉnh/TP gửi danh sách các hộ đã cập nhật trong địa bàn mẫu để Vụ XHMT chọn hộ điều tra. Tổng cục Thống kê thành lập 20 đội điều tra, mỗi đội gồm 5 người, gồm 1 đội trưởng và 4 ĐTV. Số lượng ĐTV và đội trưởng cần tuyển chọn là 110 người, kể cả số người dự bị để thay thế khi đột xuất. ĐTV và đội trưởng là cộng tác viên của Tổng cục Thống kê. ĐTV phải trực tiếp đến các hộ thuộc địa bàn điều tra được phân công để thu thập thông tin, phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định, hướng dẫn đối với ĐTV. Ngoài ra, ĐTV cần phối hợp với đội trưởng và các thành viên trong đội để hoàn thành các công việc khác có liên quan khi được yêu cầu. Do cuộc điều tra sử dụng máy tính bảng để phỏng vấn và lưu trữ các thông tin thu thập nên ngoài các yêu cầu chung là có kinh nghiệm điều tra hộ, có tinh thần trách nhiệm và sức khoẻ, ĐTV và đội trưởng còn cần phải có kiến thức, kỹ năng sử dụng thành thạo máy tính bảng. Vụ XHMT tuyển chọn 2 kỹ sư công nghệ thông tin để thực hiện việc xử lý, tổng hợp thông tin điều tra. Kỹ sư công nghệ thông tin phải thông thạo về phần mềm nhập tin và xử lý số liệu, đặc biệt là phần mềm dùng cho máy tính bảng của cuộc điều tra này; đồng thời phải có hiểu biết sâu về máy vi tính và máy tính bảng cũng như có kiến thức tốt về hệ thống mạng máy tính. Tổng cục Thống kê tổ chức 1 lớp tập huấn tại Hà Nội. Thời gian tập huấn là 3 ngày. Thành phần tham gia lớp tập huấn gồm: - Lãnh đạo và thống kê viên Vụ XHMT; - Đại diện WHO tại Việt Nam; Vụ XHMT phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Y tế và WHO tại Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn về nghiệp vụ điều tra. Kỹ sư công nghệ thông tin hướng dẫn sử dụng máy tính bảng cho phỏng vấn và lưu trữ thông tin. d) Hoạt động tuyên truyền Đội điều tra phải làm tốt công tác tuyên truyền về cuộc điều tra khi tiếp xúc với chính quyền cơ sở có địa bàn điều tra và các hộ. e) Tài liệu điều tra và máy tính bảng ĐTV và đội trưởng trong quá trình điều tra có trách nhiệm bảo quản máy tính bảng được cung cấp. Kết thúc cuộc điều tra, ĐTV và đội trưởng có trách nhiệm bàn giao máy tính bảng cho Vụ XHMT. Các đội điều tra tổ chức thu thập thông tin tại địa bàn bắt đầu từ tháng 12 năm 2020. Đội trưởng lập bảng phân công khối lượng công việc cho từng ĐTV. Căn cứ vào bảng phân công này, ĐTV trực tiếp đến hộ phỏng vấn thành viên phù hợp để thu thập thông tin, không sử dụng bất kỳ một tài liệu sẵn có nào để thay thế. Mỗi ĐTV cần hoàn thành phỏng vấn 3 - 4 hộ trong 1 ngày điều tra. ĐTV và đội trưởng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về thu thập thông tin tại hộ có trong sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ điều tra. Đội trưởng phải kịp thời báo cáo tiến độ điều tra, những vướng mắc phát sinh để xin ý kiến chỉ đạo. Vụ XHMT thiết lập kênh thông tin trực tuyến phục vụ công tác chỉ đạo điều tra nhằm giải quyết kịp thời các vướng mắc của các đội điều tra, đảm bảo chỉ đạo thống nhất trên toàn quốc. Công tác giám sát, kiểm tra nhằm phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong điều tra, được thực hiện theo hai hình thức là giám sát, kiểm tra thực địa và giám sát, kiểm tra trực tuyến. Công tác giám sát, kiểm tra thực địa được triển khai thực hiện ngay từ tuần đầu tiên điều tra nhằm uốn nắn kịp thời những sai sót của đội trưởng và ĐTV để tránh những lỗi hệ thống. Các nội dung chính cần giám sát, kiểm tra thực địa gồm: - Công tác tổ chức và chỉ đạo đội thu thập dữ liệu; - Tiến độ thu thập dữ liệu và truyền kết quả về máy chủ; - Việc thực hiện các thủ tục tài chính, quà cho hộ. b) Giám sát, kiểm tra trực tuyến Lực lượng giám sát, kiểm tra là lãnh đạo, thống kê viên của Vụ XHMT, công chức, viên chức của Bộ Y tế và chuyên gia của WHO tại Việt Nam. Kết thúc 1 ngày điều tra, đội trưởng có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của dữ liệu do ĐTV thu thập và nghiệm thu kết quả. Sau khi dữ liệu được đội trưởng nghiệm thu, ĐTV truyền dữ liệu điều tra về máy chủ của Bộ Y tế. 10.5. Chỉ đạo thực hiện 10.5.1. Vụ trưởng Vụ XHMT chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về tổ chức toàn diện cuộc điều tra, bao gồm xây dựng phương án; chọn mẫu; phối hợp với Bộ Y tế thiết kế phiếu điều tra và tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ; tập huấn nghiệp vụ; kiểm tra, giám sát công tác thu thập thông tin tại địa bàn; kiểm tra, làm sạch, kết nối dữ liệu, tính quyền số và xây dựng cơ sở dữ liệu vi mô; bàn giao số liệu cho Bộ Y tế và WHO; phối hợp với các cơ quan, tổ chức này viết báo cáo phân tích chuyên sâu; dự trù và cấp kinh phí cho các đội điều tra và Cục Thống kê tỉnh/TP. 10.5.3. Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh/TP có trách nhiệm tham gia thực hiện cuộc điều tra trong phạm vi địa phương mình, gồm: rà soát và cập nhật mẫu điều tra; hỗ trợ đội điều tra trong thời gian thu thập thông tin tại địa bàn. 11. Kinh phí và thiết bị phục vụ điều tra Kinh phí của STEPS 2020 do WHO tài trợ thông qua Bộ Y tế. Vụ XHMT chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí, hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng kinh phí và thanh quyết toán kinh phí với nhà tài trợ. Thiết bị phục vụ điều tra là máy tính bảng do WHO cung cấp. Bộ Y tế cung cấp máy chủ để phục vụ tiếp nhận, lưu trữ thông tin điều tra./.
Từ khóa: Quyết định 1763/QĐ-TCTK, Quyết định số 1763/QĐ-TCTK, Quyết định 1763/QĐ-TCTK của Tổng cục Thống kê, Quyết định số 1763/QĐ-TCTK của Tổng cục Thống kê, Quyết định 1763 QĐ TCTK của Tổng cục Thống kê, 1763/QĐ-TCTK File gốc của Quyết định 1763/QĐ-TCTK về Phương án Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2020 do Tổng cục Thống kê ban hành đang được cập nhật. Quyết định 1763/QĐ-TCTK về Phương án Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2020 do Tổng cục Thống kê ban hànhTóm tắt
|