ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 303/KH-UBND | Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 8 năm 2021 |
- Xây dựng phương án đảm bảo cung ứng kịp thời các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng có nhu cầu cao phục vụ đời sống người dân, bình ổn thị trường khi dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định tình hình để phát triển kinh tế - xã hội.
- Kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại khác.
2. Yêu cầu
[1] trong phương án cung ứng hàng hóa đảm bảo phòng chống dịch. Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng để có biện pháp điều hành hoặc kiến nghị, đề xuất nhằm bình ổn thị trường đảm bảo đủ nguồn hàng thiết yếu phục vụ người dân. Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cung ứng các mặt hàng thiết yếu, bình ổn giá cả, thị trường nhằm ứng phó kịp thời, có hiệu quả với những bối cảnh mới phát sinh trên địa bàn tỉnh.
- Phát huy vai trò của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong việc chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Trên cơ sở đánh giá tình hình diễn biến của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh và phạm vi thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 (sau đây gọi là Chỉ thị 16/CT-TTg) để đánh giá tình hình thị trường, cung ứng hàng hóa theo 03 tình huống của dịch Covid-19, cụ thể:
- Cấp độ 2: Khi áp dụng thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg tại một số địa phương.
III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ DỰ BÁO NGUỒN CUNG HÀNG HÓA THIẾT YẾU
Đánh giá mức độ nguy cơ theo Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và dự báo tình hình dịch bệnh: Toàn tỉnh có mức nguy cơ cao; từ ngày 07/8/2021 đến ngày 17/8/2021, dịch bệnh bùng phát trở lại do phát hiện thêm 18 ca cộng đồng, trong đó có 03 ca bệnh tại Cẩm Xuyên chưa rõ nguồn lây, 10 ca tại thị xã Hồng Lĩnh và 05 ca tại Nghi Xuân có lịch trình di chuyển phức tạp. Chợ đầu mối thành phố Vinh cũng xuất hiện nhiều ca cộng đồng, nơi người dân Hà Tĩnh giao thương, buôn bán nhiều. Đồng thời, tình hình dịch bệnh tại một số tỉnh phía Nam diễn biến hết sức phức tạp, số lượng người về/đến trên địa bàn từ các tỉnh, thành phố đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe gắn máy nhiều; phần lớn trong số này có nguy cơ dương tính cao, từ 10/7/2021 đến nay đã phát hiện nhiều trường hợp dương tính khi về trên địa bàn tỉnh.
Giai đoạn trước đây, khi Hà Tĩnh thực hiện cách ly y tế tại thành phố Hà Tĩnh và một số địa phương trong tỉnh, nguồn hàng cung ứng trên thị trường tương đối ổn định do có thể điều phối hàng hóa từ huyện này sang huyện khác và từ các tỉnh lân cận, các tỉnh phía Bắc, phía Nam chưa thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg; hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối bình thường. Song tại thời điểm hiện nay, hầu hết các tỉnh trong cả nước đều có ca bệnh covid-19 và nhiều tỉnh đang thực hiện hoặc kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg; một số địa phương đã thực hiện lệnh giới nghiêm vào buổi tối. Các tỉnh, thành trong cả nước cũng phải chủ động nguồn hàng cho địa phương mình, nên việc điều phối hàng hóa từ tỉnh này sang tỉnh khác sẽ gặp khó khăn hơn. Nhiều nhà máy sản xuất lớn đáp ứng nhu cầu hàng công nghệ phẩm phía Nam, phía Bắc do dịch bệnh nên ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, do đó nguồn hàng cung ứng trên thị trường sẽ tiếp tục khó khăn.
2.1. Về nhu cầu hàng hóa thiết yếu
(2) Nhóm hàng thực phẩm tươi sống:
+ Nhóm rau xanh các loại: Nhu cầu tiêu thụ rau của một người cần 6,75 kg/21 ngày, tổng nhu cầu rau xanh toàn tỉnh là 8.775 tấn/21 ngày.
(3) Nhóm hàng công nghệ phẩm tiêu dùng (đường, nước mắm, bột canh, mỳ chính; mỳ ăn liền; dầu ăn; muối I-ốt) và hóa mỹ phẩm (kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội, nước rửa chén, bột giặt, nước rửa tay).
+ Dầu ăn: Nhu cầu tiêu thụ một người/21 ngày là 0,63 lít, tổng nhu cầu toàn tỉnh là 819.000 lít.
+ Nhóm công nghệ phẩm tiêu dùng khác (đường, nước mắm, bột canh, mỳ chính): Dự kiến nhu cầu của người dân về các mặt hàng đường, nước mắm, bột canh, mỳ chính là 0,375 kg cho một người/21 ngày, nhu cầu toàn tỉnh ước tính là 488 tấn.
(4) Nước uống đóng chai: Nhu cầu tiêu thụ nước uống đóng chai một người/21 ngày là 4,5 lít, nhu cầu toàn tỉnh khoảng 5.850.000 lít.
(6) Nhóm hàng xăng dầu: Khi dịch bệnh xảy ra thì nhu cầu đi lại của người dân giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh bị hạn chế cho nên nhu cầu tiêu dùng bình quân 21 ngày trên địa bàn tỉnh dự kiến khoảng 6.000m3.
(1) Nhóm hàng lương thực: Sản lượng lúa vụ Hè Thu và vụ mùa của toàn tỉnh ước đạt trên 210.000 tấn. Dự kiến nguồn hàng lương thực có thể cung ứng khoảng 70-80% nhu cầu của người dân, riêng các doanh nghiệp đầu mối, siêu thị trên địa bàn có khả năng dự trữ, cung ứng 20-30% nhu cầu toàn tỉnh, còn lại người dân tự cung, tự cấp.
+ Nhóm thịt gia súc, gia cầm và thủy sản: Dự kiến 6 tháng cuối năm sản lượng thịt hơi xuất chuồng trên địa bàn tỉnh đạt 50.000 tấn, trung bình 8.333 tấn/tháng. Các địa phương cần chủ động điều tiết nguồn hàng hợp lý, cung cấp cho nhu cầu thiết yếu của người dân. Các siêu thị trên địa bàn tăng lượng dự trữ thịt hơi lên từ 50% đến 100% so với ngày thường để đáp ứng thêm nhu cầu trong trường hợp cần huy động nguồn hàng gấp cung cấp cho nơi phong tỏa, cách ly khi tình hình dịch diễn biến phức tạp.
+ Nhóm trứng gia cầm: Dự kiến sản lượng trứng gia cầm 6 tháng cuối năm khoảng 164 triệu quả. Nguồn hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân; các siêu thị tham gia khai thác, dự trữ hàng để đáp ứng thêm nhu cầu khi số lượng người dân tại các khu cách ly, khu phong tỏa tăng nhanh, nguồn hàng tại chỗ tạm thời không đủ để cung cấp.
(4) Nước uống đóng chai: Các doanh nghiệp đầu mối có khả năng dự trữ khoảng 70%; các siêu thị, cửa hàng tổng hợp, tiện ích, chuyên doanh có khả năng dự trữ để cung ứng khoảng 25-30% lượng nhu cầu của người dân khi tình hình dịch diễn biến phức tạp.
(6) Nhóm hàng xăng dầu: Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 02 tổng kho xăng dầu (KKT Vũng Áng và xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân); có 223 hệ thống CHXD bán lẻ được bố trí đều khắp trên 13 huyện, thành phố, thị xã; do đó cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về xăng dầu cho người dân.
- Tình hình cung ứng và giá cả hàng hóa hiện nay: nguồn cung hàng hóa thiết yếu và giá cả (lương thực, thực phẩm) trên thị trường vẫn ổn định.
IV. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ THEO TỪNG CẤP ĐỘ DỊCH
- Áp dụng nguyên tắc “4 tại chỗ”, phát huy tối đa năng lực cung ứng hàng hóa của từng địa bàn. Trong đó, sử dụng nguồn cung hàng hóa của các hộ kinh doanh đối với nhóm hàng thực phẩm công nghệ, thực phẩm chế biến sẵn, các hàng tiêu dùng, hàng gia dụng khác... Riêng đối với nhóm hàng nông sản, thực phẩm tươi sống chủ yếu sử dụng nguồn lực từ các trang trại, cơ sở sản xuất, các hộ nông dân trong tỉnh.
- Hình thành và phát huy vai trò của Tổ cung ứng hàng hóa tại khu vực, tại các địa phương, hỗ trợ nhận đơn hàng của người dân tại khu vực bị cách ly, phong tỏa để đặt hàng; với yêu cầu công tác giao nhận hàng hóa phải đảm bảo các quy định về an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các chốt kiểm soát
2.1. Nhận định tình hình
2.2. Biện pháp triển khai thực hiện
- Tiếp tục chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành rà soát các đơn vị kinh doanh, mua bán mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống... trên địa bàn tỉnh để nắm bắt tình hình, khả năng cân đối, đáp ứng nguồn hàng.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh; phối hợp triển khai các giải pháp tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG ngày 28/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng” (sau đây gọi là Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG); hướng dẫn, đôn đốc việc cập nhật bản đồ chung sống an toàn với Covid-19 tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn.
b) Sở Tài chính: Chủ động theo dõi giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu; phối hợp với Sở Công Thương tham mưu cho UBND tỉnh cơ chế hỗ trợ dự trữ hàng hóa thiết yếu, vận chuyển hàng hóa thiết yếu, điểm bán hàng lưu động.
- Thường xuyên nắm bắt, theo dõi tình hình thị trường thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch; cung cấp thông tin về các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch về Sở Công Thương để phối hợp, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý.
- Ưu tiên tiêm vắc xin cho các đối tượng thực hiện việc cung ứng, vận chuyển hàng hóa thiết yếu trong tỉnh, cho đội ngũ lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh, đội ngũ giao hàng tận nhà, tận cơ sở cách ly, phong tỏa, đội ngũ lao động tại các cảng biển, cửa khẩu; các đối tượng thuộc đề xuất của Sở Công Thương đã rà soát, lập danh sách, gửi Sở Y tế.
- Tuyên truyền, khuyến cáo các địa phương và người dân tăng cường phát triển sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi), đồng thời chú ý phòng chống dịch hại cho cây trồng, vật nuôi để đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm.
e) Cục Quản lý thị trường tỉnh: Chỉ đạo các đội QLTT tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng; găm hàng, tăng giá; tung tin thất thiệt để tăng giá trục lợi, bán sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm... đối với các mặt hàng thiết yếu và mặt hàng có nhu cầu cao.
g) Ngân hàng nhà nước tỉnh: Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu kết nối với các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn trong việc tiếp cận nguồn vốn; chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi, đúng quy định cho các doanh nghiệp về quy trình, thủ tục, thời gian giải ngân và có cơ chế ưu đãi lãi suất phục vụ nhu cầu dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trong tình hình xảy ra dịch Covid-19.
- Tổ chức làm việc với các Ban quản lý chợ, Doanh nghiệp, Hợp tác xã kinh doanh và khai thác chợ trên địa bàn về công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19; nắm bắt diễn biến giá cả thị trường, nhu cầu tiêu dùng, nguồn cung hàng hóa tại các doanh nghiệp đầu mối và các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống cửa hàng tiện ích, cửa hàng tạp hóa... trên địa bàn; trong trường hợp có sự biến động đột biến về giá cả, nguồn hàng lập thời báo cáo về Sở Công Thương đề xuất phương án xử lý.
- Xây dựng phương án, chỉ đạo lực lượng chức năng trên địa bàn tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các trường hợp đầu cơ, tích trữ, trục lợi, đẩy giá bán lên cao bất hợp lý.
- Rà soát lại các địa điểm có thể sử dụng để làm kho hàng hóa, các điểm bán lưu động phù hợp để tổ chức phân phối hàng hóa theo chỉ đạo của tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác dự trữ hàng hóa, tổ chức bán hàng ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn, đặc biệt khi dịch xảy ra ở cấp độ 2,3.
i) Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn
- Kịp thời phản ánh khó khăn, đề xuất giải pháp nhằm dự trữ đủ nguồn hàng, vật tư nguyên liệu tại chỗ; đảm bảo hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa liên tục, không gián đoạn, kể cả trong tình huống dịch bệnh lan rộng, nhiều khu vực bị cách ly; phối hợp cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp về UBND cấp huyện và Sở Công Thương khi yêu cầu.
- Tiếp tục triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch theo Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG, 2194/QĐ-BCĐQG, thường xuyên cập nhật tình hình công tác tổ chức phòng, chống dịch của đơn vị lên bản đồ chung sống an toàn với Covid-19.
3.1. Nhận định tình hình
Hàng hóa phải điều tiết nhiều lần/ngày đối với các hệ thống phân phối trong tỉnh. Các hoạt động thương mại tại một số địa phương trong tỉnh có thể sẽ dừng hoạt động do nằm trong vùng cách ly y tế (một số chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, một số cơ sở sản xuất nông nghiệp..
Một số doanh nghiệp, chợ, TTTM, siêu thị, cửa hàng cung ứng hàng hóa thiết yếu sẽ tạm dừng hoạt động do phong tỏa tạm thời để truy vết các ca F0 từng đến, khử trùng, sát khuẩn theo yêu cầu; nhân viên các cơ sở này có thể trở thành F1, hoặc F0, phải thực hiện đi điều trị, cách ly hoặc không thể đến địa điểm làm việc do các chốt phong tỏa được lập để kiểm soát người ra/vào giữa địa phương thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg và khu vực khác; nhân lực để sản xuất, cung ứng, vận chuyển hàng hóa thiết yếu trên địa bàn sẽ tiếp tục thiếu hụt. Các doanh nghiệp tăng cường bán hàng qua kênh thương mại điện tử và thực hiện giao hàng tại nhà, tuy nhiên do nhu cầu tăng cao, nhân lực thiếu hụt, hàng hóa không được cung ứng kịp thời.
Tiếp tục triển khai kịch bản đã thực hiện trong cấp độ 1 và triển khai thực hiện các nội dung sau:
- Tiếp tục cử cán bộ thường xuyên nắm bắt diễn biến giá cả thị trường, nhu cầu tiêu dùng, nguồn cung hàng hóa tại các siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống cửa hàng tiện ích, cửa hàng bán lẻ hàng tiêu dùng, cửa hàng tạp hóa và các chợ trên địa bàn đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm; nhu cầu các nhu yếu phẩm của người dân đặc biệt tại các khu vực cách ly; báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương trước 16h30 hằng ngày.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành lệnh huy động hàng hóa thiết yếu khi nguồn cung hàng hóa thiết yếu quá khan hiếm, không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu để cấp phát cho người dân khi cần thiết; thực hiện các thủ tục thanh quyết toán tiền hàng hỗ trợ dự trữ hàng, vận chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp theo quy định (nếu có); thanh toán tiền hàng huy động theo Lệnh của Chủ tịch UBND tỉnh trong trường hợp khẩn cấp (nếu có).
- Chỉ đạo các địa phương thực hiện Hướng dẫn số 5858/BYT-MT ngày 21/7/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chống dịch tại chợ đầu mối, chợ bán lẻ trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg; Văn bản số 4728/BCT-TTTN ngày 5/8/2021 của Bộ Công Thương về hướng dẫn bố trí địa điểm tạm thời và mở lại chợ sau thời gian tạm thời đóng cửa để bảo đảm phòng chống dịch Covid-19.
c) Sở Y tế: phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã báo cáo danh sách các vùng dịch và địa bàn cách ly, để có phương án phân phối hàng hóa phục vụ nhân dân.
- Tiếp tục chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan nắm bắt tình hình sản xuất nông sản, chăn nuôi của nhân dân; vận động nhân dân và các cơ sở chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp duy trì sản xuất, chăn nuôi đủ nguồn lương thực, thực phẩm cung ứng tại chỗ và cung cấp ra thị trường khi cần thiết; đẩy mạnh hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm của các địa phương trong tỉnh, nhất là vùng dịch.
e) Sở Giao thông Vận tải
- Phối hợp với các lực lượng chức năng và các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trên các phương tiện vận tải hàng hóa.
- Chủ trì, phối hợp thực hiện Văn bản số 5187/VPCP-CN ngày 29/7/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch Covid-19 và các quy định của tỉnh trong trường hợp cần thiết.
- Tiếp tục nắm bắt diễn biến giá cả thị trường, nhu cầu tiêu dùng, nguồn cung hàng hóa trên địa bàn; báo cáo về Sở Công Thương trước 15h00 hàng ngày.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các quy định về phòng chống dịch tại các chợ, TTTM, siêu thị trên địa bàn theo quy định; đối với các chợ đầu mối, chợ bán lẻ thực hiện theo Hướng dẫn số 5858/BYT-MT ngày 21/7/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chống dịch tại chợ đầu mối, chợ bán lẻ trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg; Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Văn bản số 4728/BCT-TTTN ngày 5/8/2021 của Bộ Công Thương về hướng dẫn bố trí địa điểm tạm thời và mở lại chợ sau thời gian tạm thời đóng cửa để bảo đảm phòng chống dịch Covid-19.
- Trong trường hợp nhu cầu của người dân vùng dịch vượt quá khả năng cung ứng của địa phương; rà soát, lập danh sách các khu vực bị cách ly, số lượng người, nhu cầu cần phục vụ các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao, kịp thời tổng hợp gửi Sở Công Thương để điều tiết hàng hóa phục vụ người dân.
i) Các doanh nghiệp phân phối tham gia chương trình dự trữ và cung ứng hàng hóa trên địa bàn
4. Cấp độ 3: Khi áp dụng thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg trên phạm vi toàn tỉnh
Giả định số người trong khu vực cách ly tập trung, số lượng người đến/về từ vùng dịch tăng nhanh. Nhu cầu sử dụng hàng hóa tăng trong nhiều ngày, phải tăng thêm nhiều kho dự trữ hàng hóa tại các huyện, thành phố, thị xã và phải thực hiện điều tiết hàng hóa trong tỉnh; cần huy động thêm một số hàng hóa thiết yếu cần thiết (thực phẩm, rau, củ, quả...) từ kho hàng của các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố khác.
4.2. Biện pháp triển khai thực hiện
a) Sở Công Thương:
Trường hợp nguồn cung vẫn đủ đáp ứng nhu cầu của người dân, yêu cầu doanh nghiệp giám sát chặt chẽ việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn tình trạng các đại lý găm hàng, nâng giá hoặc đầu cơ tăng giá gây “sốt” hàng và có phương án điều tiết nguồn hàng đảm bảo phân bổ đủ cung ứng cho từng đại lý phân phối của mình và từng người dân mua hàng.
- Tiếp tục nắm bắt tình hình, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh ban hành lệnh huy động hàng hóa thiết yếu được dự trữ tại các Doanh nghiệp để cấp phát cho người dân bị cách ly hoặc bị phong tỏa... khi nguồn cung hàng hóa thiết yếu quá khan hiếm, không đáp ứng được nhu cầu phục vụ người dân trong trường hợp khẩn cấp.
- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thị xã, các đơn vị siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, đơn vị quản lý chợ truyền thống về thực hiện “Phiếu mua hàng thiết yếu”, hướng dẫn thực hiện phân chia tần suất đi chợ của người dân trong khu vực thông qua việc áp dụng “Thẻ vào chợ”.
- Tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối điều tiết tổng lực hàng hóa về địa bàn tỉnh; mở thêm các kho dự trữ hàng, các điểm bán lưu động tại các huyện, thành phố, thị xã; phối hợp với các đơn vị có liên quan thiết lập thêm các kho hàng hóa dã chiến.
c) Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Lên kế hoạch, phương án đảm bảo các cơ sở duy trì hoạt động, đảm bảo nguồn cung ứng cho thị trường trong tỉnh. Thông báo, huy động nguồn hàng từ các đơn vị sản xuất nông nghiệp, tập kết nguồn hàng đề sẵn sàng vận chuyển đến các địa phương bị phong tỏa, các khu cách ly, khu vực thiếu hàng cục bộ.
- Chủ trì, phối hợp điều động xe vận chuyển hàng hóa đến các khu vực thiếu hàng, khu vực cách ly, phong tỏa để cung ứng cho người dân.
- Hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp tham gia hệ thống phân phối, cung ứng hàng hóa thiết yếu về các thủ tục và yêu cầu cần thiết để vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, đúng quy định qua các chốt kiểm dịch, tránh nguy cơ ùn tắc giao thông.
- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng mã QR code trong ứng dụng Bluezone để thực hiện khai báo nhanh tại các chợ, siêu thị, TTTM, các điểm tập kết bán hàng hóa thiết yếu.
f) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh: hỗ trợ UBND các huyện, thành phố, thị xã quản lý việc phân làn, giãn cách tại các điểm bán hàng tập trung và cung ứng hàng hóa thiết yếu từ các kho dự trữ đến các khu vực cách ly...
h) UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Chỉ đạo kiểm soát tốt người dân thực hiện “Phiếu mua hàng thiết yếu” và “Thẻ vào chợ” đối với khu vực bị phong tỏa, cách ly trên địa bàn phù hợp với nhu cầu về hàng hóa thiết yếu của người dân trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp.
- Thành lập các tổ phục vụ cung ứng hàng hóa phù hợp với từng địa bàn, chịu trách nhiệm thực hiện thu mua, cung ứng hàng hóa theo yêu cầu.
- Bố trí cán bộ hướng dẫn việc giãn cách, phân làn đồng thời phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ, công an địa phương để đảm bảo trật tự, an toàn tại các điểm bán hàng hóa thiết yếu.
i) Các doanh nghiệp phân phối tham gia chương trình dự trữ và cung ứng hàng hóa trên địa bàn
5. Phương án hỗ trợ dự trữ và cung ứng các mặt hàng thiết yếu
- Xác định mặt hàng: Gạo; thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản; rau xanh; trứng gia cầm; mỳ ăn liền; nước uống đóng chai; muối I-ốt; dầu ăn; nhóm hàng công nghệ phẩm tiêu dùng khác, nhóm hàng hóa mỹ phẩm, khẩu trang kháng khuẩn.
- Thời gian: Dự kiến thời gian hỗ trợ dự trữ trong vòng 02 tháng.
- Mức hỗ trợ lãi suất dự tính = Tổng giá trị dự trữ x thời gian dự trữ (tháng) x lãi suất cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh (tính theo tháng), cụ thể:
5.2. Hỗ trợ vận chuyển, điểm bán hàng lưu động:
Tổng mức dự kiến hỗ trợ: 1.278.285.000 + 600.000.000 = 1.878.285.000 đồng (Một tỷ, tám trăm bảy mươi tám triệu, hai trăm tám mươi lăm nghìn đồng)
(Chi tiết có bảng biểu đính kèm)
Trước mắt, dự kiến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia dự trữ hàng hóa thiết yếu, cụ thể:
Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh khác theo chức năng nhiệm vụ được giao tích cực, chủ động phối hợp triển khai thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này đảm bảo hiệu quả.
- Bộ Công Thương | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA DỰ TRỮ ỨNG PHÓ VỚI DỊCH COVID-19
(Kèm theo Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 20/8/2021 của UBND tỉnh)
TT | Doanh nghiệp | Địa chỉ | Số điện thoại | Gạo (tấn) | Thịt lợn (tấn) | Thịt gà (tấn) | Thịt bò (tấn) | Thủy hải sản (tấn) | Rau xanh (tấn) | Trứng gia cầm 1.000 quả) | Mỳ ăn liền (thùng) | Nước uống đóng chai (1.000 lít) | Muối I ốt (tấn) | Dầu ăn (1.000 lít) | Nhóm hàng công nghệ phẩm tiêu dùng khác (tấn) | Nhóm hàng hóa mỹ phẩm (1.000 lít) | Khẩu trang kháng khuẩn (1.000 lít) | Tổng tiền (triệu đồng) | Số tiền hỗ trợ (triệu đồng) |
1 | Công ty CP Thương mại Hà Tĩnh | Số 63, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh | 0912156588 (Anh Tuấn) |
|
|
|
|
|
|
| 8.000 |
|
|
|
|
|
| 800,0 | 12,0 |
2 | Công ty CP Lương thực Hà Tĩnh | Số 18, đường Đặng Dung, thành phố Hà Tĩnh | 0912020686 (anh Ngụ) | 1.290,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| , |
|
|
| 16.770,0 | 251,6 |
3 | Công ty CP Thương mại - Du lịch Bắc Hà Tĩnh | Số 18, đường Trần Phú, Phường Bắc Hồng, Thị xã Hồng Lĩnh | 0913272726 (anh Tịnh) | 200 |
|
|
|
|
|
| 2.000 |
|
|
|
|
|
| 2.800,0 | 42,0 |
4 | Công ty TNHH Thương mại Hợi Đồng | Ngã tư đường tránh Thạch Long, huyện Thạch Hà | 0947257171 (Chị Trang) |
|
|
|
|
|
|
| 4.000 |
| 10 | 2,9 | 36,3 |
|
| 2.523,0 | 37,8 |
5 | Công ty TNHH MTV Sài Gòn - Hà Tĩnh (Siêu thị Co.op Mart Hà Tĩnh) | Số 02, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh | 0911867368 (Chị Định) | 100 | 10,0 | 25 | 5 | 5,0 | 24 | 30 | 11.375 | 150 | 10 | 14 | 20 | 30 | 100 | 13.429,5 | 201,4 |
6 | Siêu thị VinMart Hà Tĩnh | Góc ngã tư, đường Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh | 0934436186 (Anh Hải) | 12,0 | 1,2 | 3,5 | 0,8 | 1,5 | 3,0 | 3,0 | 6.000,0 | 20,0 | 0,5 | 5,0 | 20,0 | 15,0 |
| 4.121,0 | 61,8 |
7 | Siêu thị VinMart Kỳ Anh | Phường Sông Trí, TX Kỳ Anh | 0986312777 (Anh Thái) | 7 | 3 | 4 | 2 | 8 | 35 | 30 | 10.000 | 15 | 7 | 40 | 20 | 30 | 10 | 9.566,0 | 143,5 |
8 | Các cửa hàng Vinmart+ | 20 cửa hàng Vinmart+ trên địa bàn tỉnh | 0945526686 (Anh Thảo) | 60 | 48 | 36 | 1 | 4 | 144 | 60 | 12.000 | 140 | 3 | 20 | 20 |
|
| 18.512,0 | 277,7 |
9 | Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh | Km9, đường tránh TP Hà Tĩnh, xã Thạch Đài, Huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh | 0948027027 (Anh Tùng) | 300 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 3.900,0 | 58,5 |
11 | Công ty cp Thương mại Hoàng Lâm Bân | Phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh | 0916881634 (chị Bân) |
|
|
|
|
|
|
| 10.000 |
| 10 |
| 30 |
|
| 2.700,0 | 40,5 |
12 | Công ty CP nước khoáng và du lịch Sơn Kim | Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh | 0986013110 (anh Cảnh) |
|
|
|
|
|
|
|
| 260 |
|
|
|
|
| 1.820,0 | 27,3 |
13 | Công ty TNHH Hồng Đức | ĐC1: Xóm Tân Trung, xã Thạch Trung, Tp, Hà Tĩnh ĐC2: Xóm Thịnh Cường, Xã Tân Dân, Huyện Đức Long, Đức Thọ, Hà Tĩnh | 02396254918 0888766399 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 71 |
| 4.987,5 | 74,8 |
14 | Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đại Nam | 15 Nguyễn Hữu Thái, phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh | 0989991599 (chị Hương) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1.645 | 3.290,0 | 49,4 |
| Tổng cộng |
|
| 1.969,0 | 62,2 | 68,5 | 8,8 | 18,5 | 206,0 | 123,0 | 63.375,0 | 585,0 | 41,0 | 81,9 | 146,3 | 146,3 | 1.755,0 | 85.219,0 | 1.278,285 |
Nhóm hàng công nghệ phẩm tiêu dùng khác bao gồm: đường, nước mắm, bột canh, mỳ chính.
Hỗ trợ vận chuyển, điểm bán hàng lưu động: 600.000.000 đồng
File gốc của Kế hoạch 303/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu theo các cấp độ của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong tình hình mới đang được cập nhật.
Kế hoạch 303/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu theo các cấp độ của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong tình hình mới
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Tĩnh |
Số hiệu | 303/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Hồng Lĩnh |
Ngày ban hành | 2021-08-20 |
Ngày hiệu lực | 2021-08-20 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng |