TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 199/1999/QĐ-TCHQ | Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 1999 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 26.12.1991, các Luật thuế sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 5.7.1993 và ngày 20.5.1998, Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10.5.1997, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 05/1998/QH10 năm 1998;
Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20 tháng 2 năm 1990;
Căn cứ Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 cùa Chính phủ về công tác thanh tra kiểm tra đối với các doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan.
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kiểm tra sau giải phóng hàng.
Điều 2:Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Hải quan và tổ chức, cá nhân liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
KIỂM TRA SAU GÍẢI PHÓNG HÀNG CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN NGÀY 05 THÁNG 6 NĂM 1999
(Ban hành kèm theo Quyết định số 199/1999/QĐ-TCHQ ngày 05 tháng 6 năm 1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan).
2- Cơ sở thực hiện việc kiểm tra sau giải phóng hàng là hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan Hải quan; hồ sơ lưu ở doanh nghiệp cùng các sổ sách, chứng từ khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được giải phóng, kể cả hàng hoá nếu đủ điều kiện.
2- Việc kiểm tra tại doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan chỉ được thực hiện khi đã có quyết định kiểm tra của cấp hải quan có thẩm quyền sau khi phát hiện có buôn lậu, gian lận thương mại làm giảm số thuế phải nộp do thiếu chính xác của các yếu tố liên quan đến việc xác định một trong các căn cứ tính thuế được quy định tại các Luật thuế.
Kiểm tra sau giải phóng hàng nhằm thẩm định tính chính xác trung thực về các nội dung:
- Xác định tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ hải quan và các chứng từ có liên quan.
- Xuất xứ hàng hoá.
- Phân loại áp mã hàng hoá.
- Giá tính thuế hải quan và xác định giá tính thuế hải quan.
- Lượng hàng hoá.
- Chấp hành các quy định pháp luật có liên quan khác.
2- Khi kết thúc kiểm tra tại doanh nghiệp phải có kết luận kiểm tra bằng văn bản về nội dung đã kiểm tra. Người ra kết luận kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận kiểm tra của mình.
3- Văn bản kết luận kiểm tra là căn cứ để cơ quan Hải quan thực hiện việc ra quyết định truy thu tiền thuế nộp thiếu và tiền phạt (nếu có), hoặc truy hoàn tiền thuế nộp thừa do nhầm lẫn, ra quyết định xử lý vi phạm hành chính về thuế hay chuyển sang cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Thời hạn để thực hiện việc truy thu tiền thuế, tiền phạt và truy hoàn tiền thuế nộp thừa do nhầm lẫn được thực hiện theo quy định của Luật thuế.
2- Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra toàn ngành, tổ chức chỉ đạo và phối hợp kiểm tra tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, trực tiếp kiểm tra một số trường hợp cụ thể theo chức năng nhiệm vụ hoặc do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.
2- Trình tự kiểm tra tại doanh nghiệp bao gồm:
- Xác định đối tượng kiểm tra, mục đích, nội dung kiểm tra, phạm vi lĩnh vực cần kiểm tra và biện pháp áp dụng.
- Ban hành quyết định kiểm tra và thông báo quyết định kiểm tra.
- Thực hiện việc kiểm tra.
- Kết thúc kiểm tra, ra văn bản kết luận kiểm tra, ra thông báo kết luận kiểm tra.
- Thực hiện truy thu, truy hoàn, xử lý vi phạm hành chính về thuế hay chuyển sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý tiếp.
2- Nội dung Quyết định kiểm tra tại doanh nghiệp phải bao gồm:
- Căn cứ pháp lý để kiểm tra.
- Nội dung, yêu cầu, phạm vi, lĩnh vực cần kiểm tra và biện pháp kiểm tra.
- Các biện pháp nghiệp vụ cần áp dụng trên cơ sở mục đích, phạm vi và tình hình thực tế như khi hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu vẫn còn trong khu vực giám sát hải quan, khi hàng hoá đã giải phóng trên đường vận chuyển, khi hàng hoá còn trong kho của doanh nghiệp, v.v... và các biện pháp ngăn chặn khác theo đúng thủ tục tố tụng hành chính nếu hàng hoá là tang vật vi phạm.
- Các phương pháp kiểm tra kết hợp với nội dung cần kiểm tra
- Thời hạn kiểm tra.
- Thành viên đoàn kiểm tra
- Quyền và trách nhiệm của cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được kiểm tra.
Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện những vấn đề mới không nằm trong kế hoạch kiểm tra hoặc quyết định kiểm tra ban đầu thì phải báo cáo người ra quyết định kiểm tra để xin ý kiến chỉ đạo trước khi mở rộng phạm vi kiểm tra.
- Phản ánh chính xác trung thực và đầy đủ các nội dung kiểm tra.
- Kết luận rõ ràng mức độ đúng sai, trách nhiệm của cá nhân đơn vị và hậu quả cần khắc phục.
- Phần kiến nghị phải đề ra được những yêu cầu, những biện pháp để khắc phục kịp thời những vấn đề do kiểm tra phát hiện ra.
2- Văn bản kết luận kiểm tra phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị được kiểm tra. Trường hợp thủ trưởng đơn vị được kiểm tra chưa nhất trí với điểm nào trong kết luận kiểm tra thì có quyền giải trình với đoàn kiểm tra. Ý kiến giải trình của doanh nghiệp được ghi vào biên bản và được xem xét kết luận.
3- Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo trung thực với người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật kết luận kiểm tra của mình.
- Trường hợp kết luận có sai lệch số thuế nhưng không vi phạm thì truy thu, truy hoàn theo quy định của các luật thuế.
- Trường hợp kết luận có buôn lậu, gian lận thương mại làm giảm số thuế phải nộp, có hành vi vi phạm thì cần phải truy thu và xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Trường hợp trốn thuế, gian lận thuế nghiêm trọng thì báo cáo người ra quyết định kiểm tra xem xét chuyển sang cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
2- Lãnh đạo các Cửa khẩu, các địa điểm làm thủ tục hải quan có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện quyết định truy thu, truy hoàn. Trường hợp cố tình chây ỳ không thực hiện thì báo cáo người ra quyết định kiểm tra để có biện pháp xử lý phù hợp.
2- Hàng tháng, các cửa khẩu, các địa điểm làm thủ tục hải quan phải báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm tra sau giải phóng hàng của đơn vị về phòng kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu và lãnh đạo Cục, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo về Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu - Tổng cục Hải quan.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tập hợp và báo cáo về Tổng cục để kịp thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.
File gốc của Quyết định 199/1999/QĐ-TCHQ về Quy chế kiểm tra sau giải phóng hàng do Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 199/1999/QĐ-TCHQ về Quy chế kiểm tra sau giải phóng hàng do Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu | 199/1999/QĐ-TCHQ |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành | 1999-06-05 |
Ngày hiệu lực | 1999-06-20 |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
Tình trạng | Còn hiệu lực |