UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******** |
Số: 177-UB/CQL | Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 1962 |
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG VÀ CHỐNG MƯA, BÃO, LỤT TRÊN CÁC CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG CƠ BẢN
Qua 4 tháng thực hiện kế hoạch, khối lượng công việc còn lại của năm 1962 khoảng 70%. Mùa mưa, bão, lụt sắp tới sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác xây dựng cơ bản. Chúng ta phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, xúc tiến ngay công tác chuẩn bị phòng, chống mưa, bão lụt, bảo đảm công liên tục nhằm hoàn thành tốt kế hoạch năm nay.
Để giữ vững tốc độ xây lắp trong thời gian tới, dựa vào kinh nghiệm thi công mùa mưa những năm trước, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đề ra một số phương hướng và biện pháp về công tác phòng, chống mưa, bão, lụt đê giúp các Bộ, các ngành và các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể chỉ đạo các Công ty, Công trường.
A. Làm tốt công tác chuẩn bị phòng, chống mưa, bão lụt.
Muốn giành thắng lợi trong thi công mùa mưa, vấn đề quan trọng nhất là làm tốt công tác chuẩn bị. Nội dung chuẩn bị cần chú ý mấy việc chính:
1. Giáo dục cho toàn thể cán bộ, công nhân nêu cao tinh thần chiến đấu, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ. Đấu tranh với mọi khuynh hướng bảo thủ chỉ thấy những khó khăn do thời tiết, bó tay chịu sự chi phối của thiên nhiên, đồng thời chống tư tưởng ỷ lại, thiếu quyết tâm, thiếu khẩn trương. Nhân đà thi đua yêu nước sôi nổi, phát động tinh thần lao động sáng tạo của quần chúng, tìm mọi cách để bảo đảm tốc độ thi công bảo đảm chất lượng công trình và an toàn lao động.
2. Lập kế hoạch cụ thể để phòng, chống mưa bão lụt:
- Soát xét lại thiết kế, tiền lương, dự toán, nghiên cứu kỹ yêu cầu của Nhà nước để xác định: những công trình sẽ thi công trong mùa mưa. Trên cơ sở đó lập ra phương án thi công cụ thể trước và trong mùa mưa. Phải tính toán và thông báo mọi yêu cầu về vật liệu, thiết bị, nhân lực và phương tiện thi công cho từng giai đoạn thi công để các đơn vị và cơ quan hữu quan có thể cung cấp đúng sát với kế hoạch đã vạch ra.
- Kế hoạch được lập ra phải quán triệt tinh thần: “Tranh thủ nắng, khắc phục mưa”; có kế hoạch làm việc khi tạnh ráo, đồng thời phải có kế hoạch dự phòng cho mùa mưa. Kế hoạch phải được điều chỉnh một cách linh hoạt theo thời tiết với tinh thần: “lấy tạnh, ráo bù mưa, bão”.
- Tranh thủ thời gian tạnh ráo hiện nay để tập trung lực lượng giải quyết nhanh gọn các công trình ngầm, dưới mặt đất (móng, hố xí, giếng sâu, trạm bơm, đặt ống ngầm…) cố gắng thi công đến mức trên mặt nền và lấp đất.
3. Ngoài ra chuẩn bị chu đáo về các mặt:
- Dự trữ đủ vật liệu khó cung cấp (cát, sỏi, gạch, gỗ tre,, nứa, lá) trong mùa mưa.
- Kiểm tra, sửa chữa các kho tàng và các bãi để vật liệu, thiết bị nhằm đảm bảo chống ẩm, chống dột, chống sụt lở. Các kho ở chỗ thấp hoặc trên triển dốc dễ bị trôi thì phải chuyển lên nơi cao hơn. Vật liệu để dưới sông phải đưa lên bờ, trường hợp không đưa lên bờ được phải neo chặt và có người canh gác thường xuyên.
- Chuẩn bị tốt mặt bằng thi công mùa mưa;
Giải quyết tốt vấn đề thoát nước, không để nước mưa úng ngập công trường.
Sửa sang lại đường xa, lấp các hố hào làm trở ngại giao thông.
- Kiểm tra, sửa chữa các hệ thống thu lôi, hệ thống điện nước. Lạn trại phải giằng chống vững vàng. Kiện toàn và sửa chữa dàn dáo, giằng chống cốp pha cẩn thận.
- Tích cực chuẩn bị các phương tiệc bảo hộ lao động; rút kinh nghiệm các năm trước và căn cứ vào điều kiện thi công mới chỉnh lý lại nội quy an toàn lao động và tổ chức học tập chu đáo.
- Ở từng công trường cần kiện toàn và tổ chức các đội tổ thanh niên xung kích chống bão, lụt và cứu chữa các công trình, các kho vật liệu, các đoạn đường bị hư hỏng trong những trường hợp bất trắc xảy ra.
B. Thi công trong mùa mưa cần có biện pháp chu đáo, nhằm bảo đảm chất lượng tốt và an toàn.
Thi công trong mùa mưa phải ra sức tranh thủ chủ động, rút ngắn chiến tuyến, tập trung nhân vật lực, tổ chức chiến dịch từng đợt, thực hiện phương châm : “làm gọn dọn sạch”, hoàn thành từng phần đoạn trong từng thời kỳ nhất định; tránh rải mành mành, dễ bị mưa ngập, lầy lội, tốn nhiều công sửa chữa dọn dẹp, kéo dài thời gian thi công. Trong mùa mưa, tuy mưa nhiều nhưng vẫn có lúc mưa to, mưa nhỏ, và tạnh ráo. Phải tranh thủ triệt để những ngày tạnh ráo và ngay cả trong mưa nhỏ vẫn tiếp tục thi công. Các bộ phận chuyên môn: Mộc, sắt, bêtông, máy điện đều phải có kế hoạch phối hợp nhịp nhàng không bị động hoặc đơn độc những khi đang mưa thì tạnh hoặc khi đang tạnh thì mưa. Các cán bộ phụ trách công trường phải phân công nhau thường xuyên có người ở hiện trường để chỉ huy lạin trận, kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề tại chỗ nhằm làm thế nào với mọi cố gắng mưa không nghỉ nắng tạnh lúc nào đem quân ra ngoài trờ làm giờ ấy.
Sau mỗi ngày làm việc cần kiểm điểm ngay tình hình công việc trong ngày và không quên theo dõi sát dự báo thời tiết ngày hôm sau để bố trí công việc và biện pháp thi công cho được phù hợp, nhưng luôn luôn phải có 2 kế hoạch cho thi công để đề phòng mưa nắng bất thường.
C. Nâng cao tinh thần tương trợ và hợp tác xã hội chủ nghĩa trong mùa mưa, bão lụt.
Một trong những yếu tố quyết định việc giữ vững tốc độ thi công trong mùa mưa là vấn đề hợp tác tương trợc giữa các ngành liên quan như thiết kế hoạch, thi công, vật tư, vận tải, ban kiến thiết, chi hàng kiến thiết v .v…
Công tác xây lắp có tính chất tổng hợp quan hệ đến nhiều ngành, nhiều mặt, nếu một ngành nào đó vô tình hay hữu ý không làm tròn trách nhiệm đối với công tác xây dựng cơ bản nhất định sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch Nhà nước
Dưới đây là một số yêu cầu cụ thể đối với một số ngành chủ yếu:
Cơ quan thiết kế và thi công phải liên hệ chặt chẽ với nhau để soát xét lại các bản vẽ, tập trung lực lượng hoàn thành sớm các thiết kế kỹ thuật và dự toán, đặc biệt là các công trình nền móng, công trình ngầm, công trình dưới nước, để công trường có thể tranh thủ thi công ngay trong khi còn khô ráo;
Các Ban kiến thiết, các cơ quan cung cấp, vận tải… cần xúc tiến ngay việc cung cấp thiết kế, dự toán, thiết bị, vật liệu và phương tiện vận tải, tạo mọi điều kiện cho công trường thi công được liên tục, khẩn trương. Hệ thống ngân hàng kiến thiết một mặt phải đảm bảo quản lý vống chặt chẽ, mặt khác phải tạo điều kiện thuận tiện cho các đơn vị xây dựng cơ bản thi công được liên tục với tốc độ cao. Cần tính toán và xác định mức tạm ứng mua sắm nguyên vật liệu có tính chất thời vụ (cho cả mùa mưa) được đúng sát.
Đối với các công trình trọng điểm phải hoàn thành trước mùa mưa, hoặc phải tranh thủ thi công trong thời gian tạnh ráo mà thủ tục cơ bản đã đủ, chỉ thiếu một và thủ tục nhỏ vì do sửa đổi thiết kế kỹ thuật và dự toán hạng mục, nên chưa xuất trình kịp thì cần có sự chiếu cố thích đáng. Mặt khác Ngân hàng kiến thiết cần giúp đỡ cho các công trường thanh toán được các khoản nợ nần dây dưa như vượt dự toán, nộp lãi thiếu thừa, các công việc làm dỡ, các loại cấu kiện đã gia công…đồng thời đẩy mạnh khâu tạm chi, kết toán để bảo đảm cho công trường có vốn hoạt động liên tục.
Ở hiện trường thì cần thực hiện việc lãnh đạo thống nhất, làm tốt việc hợp tác giữa bên A và bên B, giữa thầu chính và thầu phụ, tạo điều kiện giúp đỡ nhau cùng tiến lên.
Trên đây là một số phương hướng và biện pháp khái quát để nhắc nhở việc phòng, chống mưa, bão, lụt trên các công trường xây dựng cơ bản. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước yêu cầu các Bộ, các ngành căn cứ vào tình hình đặc điểm của Bộ hay ngành mình mà để ra kế hoạch cụ thể cho các công trường thi hành. Mỗi Bộ, mỗi ngành cần thực hiện việc chỉ đạo sát một vài công trình trọng điểm thuộc Bộ, ngành mình trong quá trình thi công mùa mưa, bão, lụt để đẩy mạnh tốc độ, đồng thời rút kinh nghiệm phòng, chống mưa, bão, lụt, để kịp thời phổ biến cho các công trường khác.
Để giúp cho Tổng cục quản lý xây dựng cơ bản theo dõi vần đề này được sát, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước yêu cầu các Bộ, các ngành khi gửi kế hoạch phòng, chống mưa, bão, lụt cho các công trường nói chung, đặt kế hoạch và chỉ đạo thực hiện ở các công trình trọng điểm nói riêng, cũng như sau này khi tổng kết công tác phòng, chống mưa bão lụt, sẽ gửi mỗi bản thứ 1 bản về cho Tổng cục quản lý xây dựng cơ bản.
| KT. CHỦ NHIỆM ỦY BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC |
File gốc của Thông tư 177-UB/CQL năm 1962 về công tác phòng và chống mưa, bão, lụt trên các công trường xây dựng cơ bản do Ủy ban kế hoạch Nhà nước ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 177-UB/CQL năm 1962 về công tác phòng và chống mưa, bão, lụt trên các công trường xây dựng cơ bản do Ủy ban kế hoạch Nhà nước ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước |
Số hiệu | 177-UB/CQL |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Nguyễn Côn |
Ngày ban hành | 1962-05-21 |
Ngày hiệu lực | 1962-06-05 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Đã hủy |