ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2020/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2020 |
VỀ BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về Thoát nước và xử lý nước thải;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2021 và thay thế Quyết định số 185/2006/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy định quản lý, bảo vệ công trình thoát nước công cộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Như Điều 3; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2020/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
1. Phạm vi điều chỉnh
b) Các nội dung khác liên quan đến hoạt động thoát nước không nêu tại quy định này thì thực hiện theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan.
a) Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động thoát nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
2. Dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải (gọi tắt là dịch vụ thoát nước) là các hoạt động về quản lý, vận hành hệ thống thoát nước nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải theo các quy định của Pháp luật.
4. Giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải (gọi tắt là giá dịch vụ thoát nước) là toàn bộ chi phí sản xuất được tính đúng, tính đủ và mức lợi nhuận hợp lý cho một mét khối nước thải (1m3) để thực hiện các nhiệm vụ thoát nước và xử lý nước thải.
6. Hộ thoát nước là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước, nước ngoài sinh sống và hoạt động trên địa bàn Thành phố xả nước thải vào hệ thống thoát nước.
8. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân...
10. Hệ thống thoát nước, công trình thoát nước là sản phẩm gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống rãnh hoặc kênh mương thoát nước, hồ điều hòa và các công trình trên đó để thu, thoát nước), các công trình kiểm soát triều, các trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, các công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống ngập úng và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây:
- Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt;
11. Mạng lưới thoát nước là hệ thống đường ống, cống rãnh hoặc kênh mương thoát nước, hồ điều hòa và các công trình trên đó để thu, thoát nước cho một khu vực nhất định, được phân làm 03 cấp chính như sau:
- Mạng lưới thoát nước cấp 2: là hệ thống cống, kênh mương thu gom nước từ Mạng lưới thoát nước cấp 3 và chuyển tải đến Mạng lưới thoát nước cấp 1;
12. Hệ thống thoát nước mưa bao gồm mạng lưới đường ống, cống, kênh rạch có chức năng thoát nước, hồ điều hòa, rãnh đường, mương thu gom và chuyển tải, các công trình kiểm soát triều, các trạm bơm nước mưa, cửa thu, cửa xả, giếng thu nước mưa, lưới chắn rác, các phay ngăn triều và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom và tiêu thoát nước mưa.
14. Cống bao là tuyến cống chuyển tải nước thải từ các giếng tách nước thải để thu gom toàn bộ nước thải khi không có mưa và một phần nước thải đã được hòa trộn khi có mưa trong hệ thống thoát nước chung từ các lưu vực khác nhau và chuyển tải đến trạm bơm hoặc nhà máy xử lý nước thải.
16. Điểm đấu nối là các điểm xả nước của các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước thông qua các hộp đấu nối (các hố ga thu gom nước của các hộ dân).
18. Điểm xả là nơi xả nước từ hệ thống thoát nước ra nguồn tiếp nhận.
20. Nguồn tiếp nhận là các nguồn nước chảy thường xuyên hoặc định kỳ như sông suối, kênh rạch, ao hồ, đầm phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất.
22. COD (Viết tắt của cụm từ Chemical Oxygen Demand) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.
24. Nhà máy/trạm xử lý nước thải tập trung khu/cụm công nghiệp có nhiệm vụ xử lý nước thải của toàn bộ các đơn vị/hộ thoát nước trong khu/cụm công nghiệp, là tập hợp các công trình tiếp nhận, xử lý nước thải từ các đơn vị/hộ thoát nước trong khu/cụm công nghiệp đạt yêu cầu kỹ thuật và môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
26. Trạm xử lý nước thải cục bộ của từng đơn vị hay xí nghiệp là trạm xử lý riêng của đơn vị hay xí nghiệp.
28. Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.
30. Cốt xây dựng là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ được chọn phù hợp với quy hoạch về cao độ nền và thoát nước mưa.
32. Người quản lý, sử dụng công trình là chủ sở hữu trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người được chủ sở hữu công trình ủy quyền quản lý, sử dụng công trình trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp quản lý, sử dụng công trình.
34. Bảo trì công trình là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.
Điều 3. Chủ sở hữu công trình thoát nước
a) Công trình thoát nước được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
c) Công trình thoát nước nhận bàn giao lại từ các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư để kinh doanh khai thác công trình thoát nước có thời hạn.
3. Các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình thoát nước do mình bỏ vốn đầu tư hoặc đến khi bàn giao cho chủ sở hữu theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
1. Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý hoặc chủ đầu tư (do người quyết định đầu tư quyết định theo quy định tại điều 7 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014) là chủ đầu tư xây dựng các công trình thoát nước trên địa bàn Thành phố.
3. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước bao gồm các giải pháp, phương án đầu tư, công việc cụ thể nhằm bảo đảm tiêu thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải, nâng cao chất lượng dịch vụ.
3. Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước:
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng thẩm định kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
Hệ thống thoát nước các khu đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư nông thôn tập trung được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng một phần hoặc toàn bộ hệ thống thoát nước phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch thoát nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước phải tuân theo các quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước, xử lý nước thải và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
a) Tổ chức điều tra, khảo sát xã hội học, tham vấn cộng đồng đánh giá thực trạng mức sống, khả năng và sự sẵn sàng đấu nối, thực hiện nghĩa vụ chi trả chi phí dịch vụ thoát nước của người dân khu vực dự án; đồng thời để người dân được biết các thông tin về dự án, chất lượng dịch vụ được hưởng sau khi dự án hoàn thành, tham gia vào quá trình ra quyết định và giám sát thực hiện;
c) Dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước phải thực hiện đồng bộ từ xây dựng nhà máy xử lý nước thải, mạng lưới thu gom, chuyển tải nước thải đến hộp đấu nối trên toàn bộ phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước.
1. Khuyến khích, thu hút đầu tư theo các hình thức đối tác công tư (PPP), mở rộng hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm; khuyến khích, vinh danh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp. Đổi mới, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài; tranh thủ tối đa các nguồn viện trợ phi chính phủ (NGO); vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); vốn vay ưu đãi và các nguồn hợp pháp khác.
a) Được hưởng ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;
c) Các ưu đãi, hỗ trợ khác theo các quy định hiện hành.
QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
1. Đối với hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, việc lựa chọn đơn vị thoát nước tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành về cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
3. Đơn vị thoát nước phải có nhân lực, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý, vận hành hệ thống thoát nước mưa và nước thải.
Điều 10. Quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của đơn vị thoát nước
a) Hoạt động kinh doanh theo các quy định của pháp luật, được thanh toán đúng và đủ chi phí dịch vụ thoát nước theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước (bao gồm cả bảo trì các công trình của hệ thống thoát nước) đã ký kết;
c) Tham gia ý kiến vào việc lập quy hoạch thoát nước trên địa bàn;
đ) Được đề xuất các kế hoạch, quy hoạch, cải tạo, mở rộng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải;
2. Đơn vị thoát nước có trách nhiệm và nghĩa vụ sau đây:
b) Tổ chức triển khai thực hiện quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước;
d) Xây dựng cập nhật dữ liệu thoát nước và các số liệu số hóa bản đồ về quản lý đấu nối và bàn giao cho chủ sở hữu; người quản lý, sử dụng công trình thoát nước;
e) Bảo vệ an toàn, hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo quy định;
h) Báo cáo, kiến nghị với chủ sở hữu; người quản lý, sử dụng công trình thoát nước, Sở Xây dựng xử lý các vi phạm của tổ chức, cá nhân gây ảnh hưởng thiệt hại tới hoạt động thoát nước;
k) Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên sử dụng theo quy định pháp luật;
m) Hỗ trợ việc hướng dẫn xây dựng đúng quy cách đường ống nối từ các hộ thoát nước ra đến điểm đấu nối kể cả chất lượng vật liệu và kỹ thuật thi công công trình;
o) Theo dõi, xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời các tình trạng ngập, đảm bảo tiêu thoát nước và cảnh báo tình huống gây ngập liên quan đến hệ thống thoát nước được giao quản lý;
q) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Đối với nước thải sinh hoạt: Các hộ thoát nước được phép xả nước thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước tại điểm đấu nối.
a) Tuân thủ các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường, về quản lý chất thải; lập kế hoạch cụ thể về thời gian thi công, biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và bảo đảm vệ sinh môi trường trước khi tiến hành nạo vét gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân quận, huyện theo phân cấp để phối hợp quản lý;
c) Vận chuyển bùn thải từ hệ thống thoát nước bằng phương tiện chuyên dùng, không được để rơi vãi khi lưu thông trên đường giao thông công cộng;
đ) Hạn chế tổ chức nạo vét vào các giờ cao điểm (sáng từ 6 giờ đến 9 giờ và chiều 16 giờ đến 19 giờ) trên các tuyến đường chính của Thành phố theo quy định Sở Giao thông Vận tải đăng tải công khai tại http://sgtvt.hochiminhcity.gov.vn/ của Sở Giao thông Vận tải.
1. Xử lý nước thải tập trung
b) Nước thải đô thị của các công trình xây dựng nằm trong khu vực có hệ thống xử lý nước thải tập trung được đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng kết nối với hệ thống xử lý này;
2. Xử lý nước thải phi tập trung
b) Nước thải sản xuất từ tiểu thủ công nghiệp, hộ gia đình xen cài trong khu dân cư phải đạt chất lượng theo quy chuẩn quy định trước khi xả vào hệ thống thoát nước để thu gom, xử lý chung với nước thải sinh hoạt;
d) Việc quản lý xử lý nước thải phi tập trung được thực hiện theo Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2014 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải và các quy định khác có liên quan.
1. Các chủ sở hữu; người quản lý, sử dụng công trình thoát nước và các đơn vị thoát nước phải thực hiện ký kết hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo quy định.
3. Chủ sở hữu; người quản lý, sử dụng công trình thoát nước có trách nhiệm quy định trách nhiệm xây dựng cập nhật dữ liệu thoát nước và các số liệu số hóa bản đồ của đơn vị thoát nước theo quy định tại Điểm d, Khoản 2 Điều 10 của Quy định này.
Ngoài việc tổ chức quản lý hệ thống thoát nước mưa theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP, chủ sở hữu; người quản lý, sử dụng công trình thoát nước có trách nhiệm thực hiện:
a) Tình hình ngập và số điểm ngập trên địa bàn quản lý;
c) Hồ sơ quản lý tài sản hệ thống thoát nước được giao quản lý;
2. Xây dựng quy trình quản lý vận hành hệ thống thoát nước mưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành.
4. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng hệ thống thoát nước đáp ứng nhu cầu tiêu thoát nước và để bảo đảm hiệu quả hoạt động của hệ thống.
6. Trong trường hợp hệ thống thoát nước là hệ thống thoát nước chung thì việc quản lý hệ thống thoát nước được thực hiện như quy định tại Điều này và Điều 17 của Quy định này.
8. Báo cáo Sở Xây dựng định kỳ 6 tháng/lần và đột xuất về công tác quản lý vận hành, bảo trì và các nội dung tại Khoản 1 điều này.
Ngoài việc tổ chức quản lý hồ điều hoà theo quy định tại Điều 21, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP, chủ sở hữu; người quản lý, sử dụng công trình thoát nước có trách nhiệm thực hiện:
2. Kiểm soát chặt chẽ theo quy định các nguồn xả nước thải sinh hoạt và nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ trực tiếp vào hồ điều hòa.
4. Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất việc khai thác, sử dụng hồ điều hòa để đảm bảo chức năng điều hòa nước mưa và cảnh quan đô thị.
6. Báo cáo Sở Xây dựng định kỳ 6 tháng/lần và đột xuất về công tác quản lý vận hành, bảo trì và các nội dung tại điều này.
Ngoài việc tổ chức quản lý hệ thống thoát nước thải theo quy định tại điều 22, Nghị định 80/2014/NĐ-CP, chủ sở hữu; người quản lý, sử dụng công trình thoát nước có trách nhiệm thực hiện:
2. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước thải và đề xuất phương án thay thế, sửa chữa (nếu có). Dự báo, ước tính các chi phí cần thiết trong việc vận hành bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước thải và Nhà máy/trạm xử lý nước thải.
4. Rà soát, xây dựng hoàn thiện định mức, đơn giá đối với công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước thải và Nhà máy/trạm xử lý nước thải.
a) Khối lượng nước thải được xử lý;
c) Việc đảm bảo các yêu cầu về môi trường bên trong và ngoài khu vực nhà máy;
6. Báo cáo Sở Xây dựng định kỳ 6 tháng/lần và đột xuất về công tác quản lý vận hành, bảo trì hệ thống thu gom, Nhà máy/trạm xử lý nước thải.
1. Chủ sở hữu; người quản lý, sử dụng công trình thoát nước lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm trên cơ sở quy trình bảo trì được phê duyệt và hiện trạng công trình.
a) Tên công việc thực hiện;
c) Phương thức thực hiện;
3. Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện. Chủ sở hữu; người quản lý, sử dụng công trình thoát nước quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình xây dựng.
5. Việc bảo trì công trình được tổ chức thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng, bảo trì công trình xây dựng và các quy định khác có liên quan.
1. Sở Xây dựng tổ chức hướng dẫn việc quản lý, khai thác sử dụng và cung cấp các thông tin về cơ sở dữ liệu của hệ thống thoát nước trên địa bàn Thành phố.
a) Tập hợp, sắp xếp, tổ chức xây dựng, lưu trữ các cơ sở dữ liệu của hệ thống thoát nước (số hóa bản đồ hệ thống thoát nước) để truy cập, quản lý, khai thác sử dụng và cung cấp thông tin phục vụ công tác lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển, quản lý vận hành hệ thống thoát nước và thỏa thuận đấu nối thoát nước;
c) Thường xuyên rà soát, cập nhật các cơ sở dữ liệu của hệ thống thoát nước mới sau khi hoàn thành và báo cáo để Sở Xây dựng có quyết định phân cấp quản lý kịp thời;
đ) Thiết lập cơ sở dữ liệu của hệ thống thoát nước, quản lý các hộ thoát nước đấu nối vào hệ thống thoát nước do mình quản lý và cung cấp cơ sở dữ liệu này về Sở Xây dựng.
1. Tất cả các hộ thoát nước nằm trong phạm vi có mạng lưới đường ống, cống thu gom nước mưa, nước thải là đối tượng phải đấu nối vào hệ thống thoát nước trừ những trường hợp được quy định về miễn trừ đấu nối tại Điều 22 Quy định này.
3. Đối với trường hợp khu vực chưa có hệ thống thu gom nước thải cho các hộ thoát nước: Khi thực hiện đấu nối, chủ đầu tư, hộ thoát nước không được đấu nối trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung mà phải xây dựng hộp đấu nối và hệ thống đường ống thu gom (từ hộp đấu nối đến hố ga gần nhất của hệ thống thoát nước chung), sau đó có trách nhiệm bàn giao lại cho các chủ sở hữu; người quản lý, sử dụng công trình thoát nước theo phân cấp để quản lý.
5. Chủ đầu tư công trình thoát nước, hộ thoát nước đã có thỏa thuận đấu nối thoát nước do các chủ sở hữu; người quản lý, sử dụng công trình thoát nước được quy định tại Điều 3 Quy định này thỏa thuận thì việc đào và tái lập lòng đường, lề đường, vỉa hè phải theo đúng quy định hiện hành về đào đường và tái lập mặt đường.
Điều 21. Yêu cầu về cao độ của điểm đấu nối
2. Đường kính ống thoát nước từ các điểm xả đến điểm đấu nối tối thiểu là 90mm, ống sử dụng vật liệu uPVC hoặc HDPE và có độ dốc phù hợp để đảm bảo không bị tắc nghẽn.
1. Thỏa thuận đấu nối là văn bản thỏa thuận giữa chủ sở hữu; người quản lý, sử dụng công trình thoát nước theo phân cấp quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quy định này và hộ thoát nước về vị trí đấu nối, các yêu cầu kỹ thuật của điểm đấu nối, thời điểm đấu nối, chất lượng, khối lượng nước thải xả vào điểm đấu nối.
a) Gần nguồn tiếp nhận mà chất lượng nước thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường và việc đấu nối vào hệ thống thoát nước chung có thể gây những gánh nặng bất hợp lý về kinh tế cho hộ thoát nước theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1. Sở Xây dựng
b) Xem xét ban hành quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định phân cấp quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống thoát nước. Nguyên tắc phân cấp quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống thoát nước theo chức năng, lưu vực nhằm đảm bảo công tác quản lý được xuyên suốt, khai thác tối đa, đảm bảo phát huy hiệu quả thoát nước cao nhất, tránh trùng lắp, chồng chéo;
d) Hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình quy hoạch về thoát nước, kế hoạch đầu tư phát triển, quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống thoát nước trên địa bàn Thành phố;
e) Tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán kinh phí đặt hàng, dự toán cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích về thoát nước thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định;
h) Phối hợp với Sở Tài chính có ý kiến thỏa thuận về giá dịch vụ thoát nước trong Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao để các chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao làm cơ sở quyết định về giá dịch vụ thoát nước theo quy định;
k) Chỉ đạo Thanh tra Sở Xây dựng và các đơn vị chuyên môn trực thuộc, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố theo thẩm quyền và quy định của pháp luật;
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân Thành phố giao hoặc theo quy định của pháp luật.
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn, bùn thải, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, kiểm soát ô nhiễm trong lĩnh vực thoát nước, xả nước thải ra môi trường trên địa bàn Thành phố;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố các giải pháp quản lý bùn thải đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường và phù hợp với tình hình thực tế của Thành phố;
đ) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc phân định, phân loại, đăng ký quản lý và phương án xử lý bùn thải đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường theo đúng nội dung của Quy định này và các quy định pháp luật hiện hành;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân Thành phố giao hoặc theo quy định của pháp luật.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước của địa phương, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
c) Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách thành phố và phân bổ ngân sách cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thành phố;
đ) Hướng dẫn cụ thể việc tổ chức, cá nhân được hỗ trợ ưu đãi khi tham gia đầu tư xây dựng trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố theo quy định pháp luật hiện hành về hỗ trợ, ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân Thành phố giao hoặc theo quy định của pháp luật.
a) Chủ trì rà soát, cân đối dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm đảm bảo đủ cho công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải do nhà nước làm chủ sở hữu trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định, giao dự toán chi ngân sách nhà nước;
c) Phối hợp với Sở Xây dựng có ý kiến thỏa thuận về giá dịch vụ thoát nước trong Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao để các chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao làm cơ sở quyết định về giá dịch vụ thoát nước theo quy định;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân Thành phố giao hoặc theo quy định của pháp luật.
a) Tham mưu, giúp cho Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn Thành phố (Đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông và quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị;
c) Hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình quy hoạch về giao thông, kế hoạch đầu tư phát triển, quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn Thành phố;
đ) Tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán kinh phí đặt hàng, dự toán cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích về hạ tầng giao thông đô thị thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định;
g) Chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông Vận tải và các đơn vị chuyên môn trực thuộc, phối hợp với các Thanh tra Sở Xây dựng trong quá trình thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hành vi vi phạm về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố;
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố về phân cấp quản lý các công trình thủy lợi, chương trình mục tiêu thoát nước nông thôn trên địa bàn thành phố; hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi vừa và nhỏ; tổ chức thực hiện chương trình, mục tiêu thoát nước nông thôn đã được phê duyệt.
7. Sở Y tế
8. Sở Khoa học và Công nghệ
Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; công nghệ xử lý nước thải của các dự án do nhà đầu tư đề xuất theo các quy định pháp luật hiện hành; và quy trình vận hành, bảo trì hệ thống thoát nước;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân Thành phố giao hoặc theo quy định của pháp luật.
a) Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm các quy định về thoát nước và xử lý nước thải; nạo vét, thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải theo Quy định này và các quy định pháp luật hiện hành;
10. Các sở ban ngành khác có liên quan
Điều 24. Trách nhiệm của Chủ sở hữu; người quản lý sử dụng công trình thoát nước
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch, dự toán cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích về thoát nước trên địa bàn quản lý trình thẩm định, phê duyệt theo quy định.
4. Tổ chức lập kế hoạch đầu tư xây dựng, sửa chữa, bảo trì hệ thống thoát nước, xử lý nước thải thuộc địa bàn quản lý để thực hiện đồng bộ với kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước của Thành phố trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
6. Thỏa thuận đấu nối thoát nước với các hộ thoát nước với hệ thống thoát nước do mình quản lý khi có yêu cầu, trừ trường hợp miễn trừ đấu nối theo quy định tại Điều 22 Quy định này.
8. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thoát nước và xử lý nước thải; báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân quận, huyện khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động thoát nước trên địa bàn để xử lý theo quy định.
10. Khi có biến động về tài sản, chủ sở hữu; người quản lý, sử dụng công trình thoát nước phải tổ chức kiểm kê xác lập quyền sở hữu và quản lý theo quy định:
b) Thời gian tính có sự thay đổi tài sản tính từ ngày hoàn tất thủ tục nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình xây dựng, đưa vào sử dụng theo quy định.
2. Khi cấp phép xây dựng phải quy định về cốt xây dựng trong nội dung giấy phép xây dựng đảm bảo cao độ xây dựng tối thiểu phù hợp với quy hoạch về cao độ nền và thoát nước mưa, nước thải.
4. Tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán kinh phí đặt hàng, dự toán cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích về thoát nước thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định.
6. Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao ưu tiên cho các loại công trình thoát nước và xử lý nước thải quan trọng, trình cấp có thẩm quyền quyết định để triển khai thực hiện.
8. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn quản lý. Phát hiện và đề xuất xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động thoát nước và xử lý nước thải của các cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện việc thoát nước và xử lý nước thải.
10. Quản lý thống nhất các lĩnh vực đầu tư xây dựng và khai thác các công trình thoát nước và xử lý nước thải trong Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Tổ chức lưu trữ hồ sơ thiết kế kỹ thuật và hồ sơ hoàn công công trình. Làm đầu mối tổ chức, hướng dẫn bàn giao cho các cơ quan có liên quan và đưa công trình vào khai thác sử dụng.
1. Căn cứ theo quy định phân cấp quản lý hệ thống thoát nước của thành phố, Ủy ban nhân dân quận - huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thoát nước và xử lý nước thải do mình làm chủ sở hữu theo đúng nội dung của Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về thoát nước, xử lý nước thải và chất lượng vệ sinh môi trường trong hoạt động về thoát nước và xử lý nước thải thuộc địa bàn quản lý.
3. Khi cấp phép xây dựng phải quy định về cốt xây dựng trong nội dung giấy phép xây dựng đảm bảo cao độ xây dựng tối thiểu phù hợp với quy hoạch về cao độ nền và thoát nước mưa, nước thải.
5. Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải thuộc địa bàn quản lý để thực hiện đồng bộ với kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước của Thành phố trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
7. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền đến Ủy ban nhân dân phường - xã trong việc tổ chức thực hiện công tác thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn theo đúng các nội dung tại Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 27. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường - xã
2. Báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân quận - huyện khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật (trường hợp vượt thẩm quyền của Ủy ban nhân dân phường - xã) về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn để xử lý theo quy định.
1. Chủ sở hữu; người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư các công trình thoát nước, các hộ thoát nước thực hiện việc đấu nối vào hệ thống thoát nước Thành phố theo các điều khoản có liên quan trong Quy định này. Báo cáo kịp thời cho Sở Xây dựng để có biện pháp khắc phục, giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện (nếu có).
3. Giám đốc các Sở chuyên ngành liên quan; Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, xã và Thủ trưởng các đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện quy định này.
File gốc của Quyết định 34/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang được cập nhật.
Quyết định 34/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 34/2020/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Lê Hòa Bình |
Ngày ban hành | 2020-12-31 |
Ngày hiệu lực | 2021-01-15 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |