ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1035/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 29 tháng 3 năm 2021 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN QUAN HÓA, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2045
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 1625/SXD-QH ngày 17 tháng 3 năm 2021 về việc nhiệm vụ lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045 (kèm theo Tờ trình số 16/TTr-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2021 của UBND huyện Quan Hóa).
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phạm vi, quy mô, ranh giới lập quy hoạch
+ Phía Bắc giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La; huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình;
+ Phía Đông giáp huyện Bá Thước;
- Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 990,7 km2.
2. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch
- Tuân thủ Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 và các định hướng lớn về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 03/02/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phù hợp với các quy hoạch cấp trên, các quy hoạch ngành, lĩnh vực; kế thừa các quy hoạch, đề án đã và đang triển khai trên địa bàn huyện.
- Đánh giá kỹ các tiềm năng nổi trội, các cơ hội phát triển của huyện với tầm nhìn dài hạn. Khai thác tối đa lợi thế của huyện Quan Hóa; Phải phù hợp với khả năng huy động vốn, sử dụng hiệu quả nguồn lực của địa phương và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực.
2.2. Mục tiêu lập quy hoạch
- Tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng và hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo từng giai đoạn đến năm 2030, 2045. Xây dựng Quan Hóa theo các giai đoạn đến năm 2030 và theo mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2020-2030; 2030-2045 trở thành huyện phát triển kinh tế bền vững.
Là vùng sinh thái rừng đầu nguồn; vùng sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng cây gỗ lớn, bền vững gắn với chế biến sâu và xây dựng thương hiệu sản phẩm, hình thành các sản phẩm chủ lực. Phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi đại gia súc, tập trung trang trại, gia trại gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Vùng Phát triển dịch vụ - du lịch: Đa dạng các sản phẩm du lịch thắng cảnh, sinh thái nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa lễ hội có nhiều nét độc đáo của khu vực biên giới...; kết hợp du lịch trải nghiệm, khám phá tự nhiên, khám phá lịch sử văn hóa dân tộc; vùng phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai khoáng và vật liệu xây dựng.
4. Yêu cầu về dự báo sơ bộ quy mô vùng
4.1. Yêu cầu lựa chọn chỉ tiêu về hạ tầng xã hội & hạ tầng kỹ thuật:
- Hệ thống hạ tầng xã hội bao gồm: Hệ thống dịch vụ - công cộng: y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại và các công trình dịch vụ - công cộng cần tính toán quy mô theo các công trình cấp vùng.
4.2. Dự báo sơ bộ về quy mô dân số:
- Dự báo đến năm 2025: Tập trung phát triển thị trấn Hồi Xuân theo hướng khớp nối hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật với vùng mở rộng (xã Hồi Xuân cũ). Dân số thị trấn đạt khoảng 9.000 người, dân số toàn huyện khoảng: 51.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 17,6%.
- Rà soát việc hình thành các đô thị Trung Sơn, Phú Lệ, Thiên Phủ đến các giai đoạn 2030, 2035, 2045 để dự báo cụ thể quy mô dân số đô thị và tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn toàn huyện.
Dự kiến chỉ tiêu đất xây dựng đô thị khoảng 200 - 250m2/người.
- Dự báo đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 240ha - 300ha;
(Các dự báo sẽ được nghiên cứu cụ thể trong quá trình lập quy hoạch).
Nội dung yêu cầu nghiên cứu đồ án quy hoạch xây dựng vùng thực hiện theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng, các yêu cầu cụ thể như sau:
- Phân tích, đánh giá liên kết giữa huyện Quan Hóa với các huyện trong vùng liên huyện số 6 (Mường Lát; Quan Hóa; Bá Thước; Quan Hóa), đặc biệt là với đô thị Đồng Tâm gắn với khu vực ngã ba Đồng Tâm. Đánh giá vai trò liên kết kinh tế, xã hội với các tỉnh phía Tây Bắc (Sơn La, Hòa Bình...) và cảng hàng không Thọ Xuân và cảng nước sâu Nghi Sơn thông qua QL15A, từ đó có những giải pháp phù hợp kết nối hiệu quả, cùng phát triển.
- Đánh giá về các điều kiện tự nhiên như: Khí hậu, thủy văn, địa hình địa mạo, địa chất công trình, địa chất thủy văn... để xác định các khu vực có quỹ đất xây dựng thuận lợi, các khu vực cần kiểm soát phát triển.
- Đánh giá tình hình phát triển các đô thị, các điểm dân cư nông thôn, tỷ lệ đô thị hóa, thực trạng quản lý đô thị; các cơ sở kinh tế chủ yếu phát triển vùng (công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông, dịch vụ, du lịch, thương mại, khoa học công nghệ, đào tạo...); hệ thống hạ tầng xã hội để làm cơ sở để xác định cơ cấu phát triển không gian.
- Rà soát và đánh giá các đề án, các cơ chế chính sách quản lý và phát triển theo quy hoạch của tỉnh, các quy hoạch xây dựng đã có, dự án đầu tư cấp Quốc gia, cấp tỉnh, các dự án cấp huyện đã và đang triển khai. Đánh giá tính hiệu quả, sự phù hợp với tổng thể chung trong thời kỳ mới.
- Định hướng phát triển không gian vùng phải phù hợp với định hướng chung của tỉnh, trong đó yêu cầu xác định rõ vai trò huyện Quan Hóa trong vùng liên huyện số 6 của tỉnh (gồm các huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Hóa, Bá Thước).
- Đối với tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn:
+ Về phát triển nông thôn: Phát triển hệ thống khu dân cư nông thôn phù hợp với yêu cầu phát triển nông thôn mới, hạn chế tối đa việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực và tiết kiệm đất đai.
+ Yêu cầu xác định các khu bảo tồn gồm: như Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và Khu Bảo tồn hạt trần quý hiếm Nam Động. Đối với các khu vực này cần nêu rõ giải pháp cụ thể ứng xử phù hợp theo các quy định của Pháp luật có liên quan.
+ Đối với các khu vực phát triển nông, lâm nghiệp: Nghiên cứu xây dựng các vùng sản xuất, chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; Phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế và môi trường, đa dạng hóa các sản phẩm lâm nghiệp, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh.
- Xác định quy mô và vị trí các công trình hạ tầng xã hội mang ý nghĩa cấp vùng huyện và một số công trình hạ tầng xã hội phục vụ vùng liên huyện như: các trung tâm giáo dục, đào tạo, văn hóa, nghệ thuật, y tế, TDTT...
5.4. Yêu cầu về định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng:
- Về định hướng chuẩn bị kỹ thuật: Phân tích, đánh giá về địa hình, các biến động về địa chất, cảnh báo các vùng cấm và hạn chế xây dựng, xác định các khu vực thuận lợi xây dựng, hạn chế tác động đến địa hình tự nhiên.
- Về định hướng quy hoạch cấp nước: Đánh giá về tài nguyên nước mặt và nước ngầm, nghiên cứu quy mô và công suất các công trình đầu mối cấp nước. Tính toán bổ sung nhu cầu cấp nước cho các khu vực dự kiến là đô thị; trung tâm huyện lỵ. Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước và công trình đầu mối, đặc biệt là nguồn nước ngầm.
- Về định hướng quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang: Dự báo, điều chỉnh bổ sung, công suất, quy mô của các trạm xử lý nước, trạm bơm cho các khu vực dự kiến phát triển đô thị. Nghiên cứu điều chỉnh bổ sung quy mô, công suất một số công trình đầu mối xử lý chất thải rắn, và nghĩa trang cấp vùng huyện.
- Đánh giá các tác động tích cực, tiêu cực đến môi trường do quy hoạch tạo ra. Đề xuất các giải pháp giải quyết các vấn đề môi trường. Xác định các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động và quản lý, giám sát môi trường. Các nội dung yêu cầu nghiên cứu thực hiện theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
- Tổng hợp, đề xuất, sắp xếp thứ tự ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện các vấn đề môi trường còn tồn tại trong đồ án quy hoạch; đề xuất các vùng bảo vệ môi trường (khu vực bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, hành lang xanh, vùng di sản, lưu vực nguồn nước...).
6.1. Hồ sơ địa hình phục vụ lập quy hoạch
Sử dụng bản đồ địa hình số tỷ lệ 1/25.000 và tỷ lệ 1/10.000 của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có hiệu chỉnh, bổ sung để thực hiện hồ sơ quy hoạch.
a) Thành phần và nội dung hồ sơ bản vẽ:
- Các sơ đồ hiện trạng vùng: Điều kiện tự nhiên; hiện trạng phân bố dân cư và sử dụng đất; hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường cấp vùng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000.
- Các sơ đồ định hướng hạ tầng kỹ thuật cấp vùng: Giao thông, cao độ nền, thoát nước mặt, cung cấp năng lượng, viễn thông, cấp nước, quản lý chất thải và nghĩa trang. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000.
b) Phần văn bản gồm:
- Tờ trình xin phê duyệt quy hoạch;
- Các văn bản pháp lý có liên quan.
- Bản đồ minh họa trong thuyết minh được thu nhỏ theo khổ giấy A3, in màu;
- Số lượng tài liệu dùng báo cáo thẩm định theo yêu cầu của hội nghị.
7. Nguồn vốn và kinh phí thực hiện
7.2. Kinh phí thực hiện:
- Dự toán lập quy hoạch thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.
- Cơ quan phê duyệt quy hoạch: UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Cơ quan tổ chức thẩm định: Sở Xây dựng Thanh Hóa.
- Thời gian thực hiện đồ án quy hoạch: Trước ngày 30/9/2021 (theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 17478/UBND-CN ngày 16/12/2020).
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa; Viện trưởng Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2 Quyết định;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Lưu: VT, CN.
H1.(2021)QDPD_NV QHVH Quan Hoa
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Xuân Liêm
File gốc của Quyết định 1035/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045 đang được cập nhật.
Quyết định 1035/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Số hiệu | 1035/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Mai Xuân Liêm |
Ngày ban hành | 2021-03-29 |
Ngày hiệu lực | 2021-03-29 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |