\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 3478/QĐ-UBND \r\n | \r\n \r\n Thanh Hóa, ngày\r\n 30 tháng 8 năm 2019 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ HỘI HỮU NGHỊ VIỆT - NGA TỈNH THANH\r\nHÓA
\r\n\r\nCHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
\r\n\r\nCăn cứ Luật Tổ chức chính\r\nquyền địa phương ngày 19/6/2015;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số\r\n45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản\r\nlý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ\r\nsung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
\r\n\r\nCăn cứ Thông tư số\r\n03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ qui định chi tiết thi hành Nghị định\r\nsố 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của\r\nChính phủ;
\r\n\r\nXét đề nghị của Chủ tịch Hội\r\nHữu nghị Việt - Nga tỉnh tại Công văn số 07/CV- VNTH ngày 28/7/2019; Giám đốc Sở\r\nNội vụ tại Tờ trình số 430/TTr-SNV ngày 27/8/2019,
\r\n\r\nQUYẾT ĐỊNH:
\r\n\r\nĐiều 1.\r\nPhê duyệt Điều lệ Hội Hữu nghị Việt - Nga tỉnh Thanh\r\nHóa, đã được Đại hội toàn thể lần thứ III, nhiệm kỳ 2018 - 2023 của Hội Hữu nghị\r\nViệt - Nga tỉnh Thanh Hóa thông qua ngày 23/9/2018.
\r\n\r\nĐiều 2.\r\nQuyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
\r\n\r\nChánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám\r\nđốc Sở Nội vụ, Hội Hữu nghị Việt - Nga tỉnh Thanh Hóa; Thủ trưởng các cơ quan,\r\nđơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n KT. CHỦ TỊCH\r\n PHÓ | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT - NGA TỈNH THANH HÓA
\r\n(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 3478/QĐ-UBND ngày 30/8/2019 của Chủ\r\ntịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
Điều 1.\r\nTên gọi, biểu tượng
\r\n\r\n1. Tên tiếng Việt: Hội hữu nghị\r\nViệt - Nga tỉnh Thanh Hóa.
\r\n\r\n2. Tên nước ngoài:
\r\n\r\na) Tiếng Nga: Общество\r\nвьетнамско-россиской Дружбы провинции Тхань Хоа.
\r\n\r\nb) Tiếng Anh: The Vietnam -\r\nRussia Friendship Association of Thanh Hoa.
\r\n\r\n3. Tên viết tắt:
\r\n\r\na) Tiếng Nga: ОВРДТХ.
\r\n\r\nb) Tiếng Anh: VIRUFATH.
\r\n\r\n\r\n\r\nHội hữu nghị Việt - Nga tỉnh\r\nThanh Hóa (sau đây viết tắt là Hội) là một tổ chức xã hội, của những người đã từng\r\nsinh sống, học tập, công tác tại Liên Xô trước đây (nay là Liên bang Nga), tự\r\nnguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi\r\ních hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc\r\nphát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
\r\n\r\nĐiều 3. Địa\r\nvị pháp lý, trụ sở
\r\n\r\n1. Hội có tư cách pháp nhân,\r\ncon dấu, tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ\r\nHội được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
\r\n\r\n2. Trụ sở của Hội đặt tại số\r\n20, đường Phan Chu Trinh, Phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa.
\r\n\r\nĐiều 4. Phạm\r\nvi, lĩnh vực hoạt động
\r\n\r\n1. Hội hoạt động trên phạm vi địa\r\nbàn tỉnh Thanh Hóa, trong lĩnh vực tăng cường và mở rộng quan hệ đoàn kết hữu\r\nnghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Liên bang Nga;\r\nlàm cầu nối góp phần thúc đẩy phát triển sự hợp tác nhiều mặt trong các lĩnh vực\r\nkinh tế - thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn hóa - xã hội…\r\ngiữa nhân dân và hai nước Việt Nam - Liên bang Nga. Tranh thủ sự đồng tình, ủng\r\nhộ của nhân dân Liên bang Nga đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của\r\nnhân dân ta.
\r\n\r\n2. Hội chịu sự quản lý nhà nước\r\ncủa Sở Ngoại vụ tỉnh Thanh và các sở, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động\r\ncủa Hội theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nĐiều 5.\r\nNguyên tắc tổ chức, hoạt động
\r\n\r\n1. Tự nguyện, tự quản.
\r\n\r\n2. Dân chủ, bình đẳng, công\r\nkhai, minh bạch.
\r\n\r\n3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
\r\n\r\n4. Không vì mục đích lợi nhuận.
\r\n\r\n5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật\r\nvà Điều lệ Hội.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Tuyên truyền mục đích của Hội.
\r\n\r\n2. Đại diện cho hội viên trong\r\nmối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
\r\n\r\n3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp\r\npháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp\r\nluật.
\r\n\r\n4. Tham gia chương trình, dự\r\nán, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của\r\ncơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động\r\ncủa Hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n5. Tham gia ý kiến vào các văn\r\nbản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định\r\ncủa pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề\r\nliên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo,\r\nbồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được\r\ncấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức\r\ncó liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
\r\n\r\n7. Thành lập pháp nhân thuộc Hội\r\ntheo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n8. Được gây quỹ Hội trên cơ sở\r\nhội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy\r\nđịnh của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
\r\n\r\n9. Được nhận các nguồn tài trợ\r\nhợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Chấp hành các quy định của\r\npháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội. Tổ chức, hoạt động theo\r\nĐiều lệ Hội đã được phê duyệt. Không được lợi dụng hoạt động của Hội để làm\r\nphương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục,\r\ntruyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
\r\n\r\n2. Tập hợp, đoàn kết hội viên;\r\ntổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội; thực hiện\r\nđúng tôn chỉ, mục đích của Hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến\r\nhoạt động của Hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
\r\n\r\n3. Phổ biến, huấn luyện kiến thức\r\ncho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà\r\nnước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hội.
\r\n\r\n4. Đại diện hội viên tham gia,\r\nkiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan\r\nđến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n5. Hòa giải tranh chấp, giải\r\nquyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n6. Xây dựng và ban hành quy tắc\r\nđạo đức trong hoạt động của Hội.
\r\n\r\n7. Quản lý và sử dụng các nguồn\r\nkinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.
\r\n\r\n8. Thực hiện các nhiệm vụ khác\r\nkhi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 8. Hội\r\nviên, tiêu chuẩn Hội viên
\r\n\r\n1. Hội viên của Hội gồm hội\r\nviên chính thức và hội viên liên kết:
\r\n\r\na) Hội viên chính thức: Công\r\ndân Việt Nam đã từng sinh sống, học tập, công tác tại Liên Xô trước đây (nay là\r\nLiên bang Nga) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có đủ tiêu chuẩn ở khoản 2 Điều này,\r\ntán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, có thể trở thành hội viên chính\r\nthức của Hội.
\r\n\r\nb) Hội viên liên kết:
\r\n\r\nCông dân Việt Nam không có điều\r\nkiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của Hội, tán\r\nthành điều lệ Hội, tự nguyện xin vào Hội, được Hội công nhận là hội viên liên kết.
\r\n\r\n2. Tiêu chuẩn hội viên chính thức:
\r\n\r\na) Là công dân Việt Nam, có đầy\r\nđủ năng lực hành vi dân sự, không vi phạm pháp luật; tâm huyết, nhiệt tình tham\r\ngia các hoạt động của Hội.
\r\n\r\nb) Tán thành Điều lệ Hội;
\r\n\r\nc) Tự nguyện xin gia nhập Hội\r\nvà được Hội chấp thuận kết nạp.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Được Hội bảo vệ quyền, lợi\r\ních hợp pháp theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n2. Được Hội cung cấp thông tin\r\nliên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ\r\nchức.
\r\n\r\n3. Được tham gia thảo luận, quyết\r\nđịnh các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề\r\nxuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực\r\nhoạt động của Hội.
\r\n\r\n4. Được dự Đại hội, ứng cử, đề\r\ncử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra, Ban Thư ký Hội theo\r\nquy định của Hội.
\r\n\r\n5. Được giới thiệu hội viên mới.
\r\n\r\n6. Được khen thưởng theo quy định\r\ncủa Hội.
\r\n\r\n7. Được cấp thẻ hội viên.
\r\n\r\n8. Được ra khỏi Hội khi xét thấy\r\nkhông thể tiếp tục là hội viên.
\r\n\r\n9. Hội viên liên kết được hưởng\r\nquyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của\r\nHội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban lãnh đạo, Ban Kiểm tra, Ban Thư ký của Hội.
\r\n\r\nĐiều 10.\r\nNghĩa vụ của hội viên
\r\n\r\n1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ\r\ntrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều\r\nlệ, quy định của Hội.
\r\n\r\n2. Tham gia các hoạt động và\r\nsinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hội phát\r\ntriển vững mạnh.
\r\n\r\n3. Bảo vệ uy tín của Hội, không\r\nđược nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân\r\ncông bằng văn bản.
\r\n\r\n4. Thực hiện chế độ thông tin,\r\nbáo cáo theo quy định của Hội.
\r\n\r\n5. Đóng hội phí đầy đủ và đúng\r\nhạn theo quy định của Hội.
\r\n\r\nĐiều 11.\r\nThủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên, thủ tục ra khỏi Hội
\r\n\r\n1. Kết nạp hội viên:
\r\n\r\nCác tổ chức, cá nhân nêu ở Điều\r\n8 có nguyện vọng gia nhập Hội cần nộp hồ sơ xin gia nhập gửi Ban Chấp hành Hội.
\r\n\r\n2. Hồ sơ gia nhập Hội gồm có\r\ncác giấy tờ sau:
\r\n\r\na) Đơn gia nhập Hội theo mẫu;
\r\n\r\nb) Bản sao Giấy chứng minh nhân\r\ndân (Căn cước công dân);
\r\n\r\n3. Ban Ban Chấp hành Hội sẽ xem\r\nxét và kết nạp Hội viên.
\r\n\r\n4. Ra khỏi Hội
\r\n\r\nHội viên tự nguyện xin rút khỏi\r\nHội cần gửi đơn cho Ban Chấp hành Hội. Quyền, nghĩa vụ Hội viên chấm dứt khi\r\nBan Chấp hành Hội chấp thuận.
\r\n\r\n5. Hội viên bị xóa tên khỏi\r\ndanh sách hội viên khi:
\r\n\r\na) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến\r\nHội.
\r\n\r\nb) Không đóng hội phí theo quy\r\nđịnh của Hội và Hội đã thông báo nhắc nhở lần thứ 2 bằng văn bản.
\r\n\r\n6. Thủ tục khai trừ và xóa tên\r\nhội viên:
\r\n\r\na) Hội viên bị khai trừ khi có\r\n2/3 (hai phần ba) số Ủy viên Ban Chấp hành tán thành.
\r\n\r\nb) Ban Chấp hành thông báo danh\r\nsách hội viên xin ra khỏi Hội và hội viên bị khai trừ cho tất cả các hội viên\r\nkhác biết.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Đại hội.
\r\n\r\n2. Ban Chấp hành.
\r\n\r\n3. Ban Thường vụ.
\r\n\r\n4. Ban Kiểm tra.
\r\n\r\n5. Văn phòng (Ban Thư ký), các\r\ntổ chức, đơn vị trực thuộc.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của\r\nHội là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức\r\n05 (năm) năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 (hai\r\nphần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) số hội\r\nviên chính thức đề nghị.
\r\n\r\n2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội\r\nbất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu.\r\nĐại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần\r\nhai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính\r\nthức có mặt.
\r\n\r\n3. Nhiệm vụ của Đại hội:
\r\n\r\na) Thảo luận và thông qua Báo\r\ncáo tổng kết nhiệm kỳ; Phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
\r\n\r\nb) Thảo luận và thông qua Điều\r\nlệ; Điều lệ (sửa đổi, bổ sung); đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải\r\nthể Hội (nếu có);
\r\n\r\nc) Thảo luận, góp ý kiến vào\r\nBáo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và Báo cáo tài chính của Hội;
\r\n\r\nd) Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm\r\ntra;
\r\n\r\nđ) Các nội dung khác (nếu có);
\r\n\r\ne) Thông qua nghị quyết Đại hội.
\r\n\r\n4. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại\r\nhội:
\r\n\r\na) Đại hội có thể biểu quyết bằng\r\nhình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại\r\nhội quyết định;
\r\n\r\nb) Việc biểu quyết thông qua\r\ncác quyết định của Đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức\r\ncó mặt tại Đại hội tán thành.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Ban Chấp hành Hội do Đại hội\r\nbầu trong số các hội viên của Hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp\r\nhành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
\r\n\r\n2. Nhiệm vụ và quyền hạn của\r\nBan Chấp hành:
\r\n\r\na) Tổ chức triển khai thực hiện\r\nnghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại\r\nhội;
\r\n\r\nb) Chuẩn bị và quyết định triệu\r\ntập Đại hội;
\r\n\r\nc) Quyết định chương trình, kế\r\nhoạch công tác hàng năm của Hội;
\r\n\r\nd) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ\r\nmáy của Hội. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Quy\r\nchế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu\r\ncủa Hội; Quy chế khen thưởng, kỷ luật; các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với\r\nquy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
\r\n\r\nđ) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch,\r\ncác Phó Chủ tịch, ủy viên Ban Thường vụ, bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban\r\nKiểm tra, Ban Thư ký. Số ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung không được quá 1/3\r\n(một phần ba) so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.
\r\n\r\n3. Nguyên tắc hoạt động của Ban\r\nChấp hành:
\r\n\r\na) Ban Chấp hành hoạt động theo\r\nQuy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
\r\n\r\nb) Ban Chấp hành mỗi năm họp 02\r\n(hai) lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc trên 2/3\r\n(hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành;
\r\n\r\nc) Các cuộc họp của Ban Chấp\r\nhành là hợp lệ khi có 2/3 (hai phần ba) ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp.\r\nBan Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc\r\nquy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành quyết định;
\r\n\r\nd) Các nghị quyết, quyết định của\r\nBan Chấp hành được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban\r\nChấp hành dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và\r\nkhông tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp\r\nhành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành; Ban Thường vụ Hội gồm: Chủ tịch,\r\ncác Phó Chủ tịch và các ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường\r\nvụ do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại\r\nhội.
\r\n\r\n2. Nhiệm vụ và quyền hạn của\r\nBan Thuờng vụ:
\r\n\r\na) Giúp Ban Chấp hành triển\r\nkhai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết,\r\nquyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp\r\nhành;
\r\n\r\nb) Chuẩn bị nội dung và quyết định\r\ntriệu tập họp Ban Chấp hành;
\r\n\r\nc) Quyết định thành lập các tổ\r\nchức, đơn vị thuộc Hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng,\r\nnhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo\r\ncác tổ chức, đơn vị thuộc Hội.
\r\n\r\n3. Nguyên tắc hoạt động của Ban\r\nThường vụ:
\r\n\r\na) Ban Thường vụ hoạt động theo\r\nQuy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
\r\n\r\nb) Ban Thường vụ ba tháng họp một\r\nlần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên 2/3 (hai\r\nphần ba) tổng số ủy viên Ban Thường vụ;
\r\n\r\nc) Các cuộc họp của Ban Thường\r\nvụ là hợp lệ khi có 2/3 (hai phần ba) ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp.\r\nBan Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc\r\nquy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định;
\r\n\r\nd) Các nghị quyết, quyết định của\r\nBan Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban\r\nThường vụ dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và\r\nkhông tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Ban Kiểm tra Hội gồm Trưởng\r\nban, Phó trưởng ban (nếu có) và một số ủy viên do Đại hội bầu ra. Số lượng, cơ\r\ncấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm\r\ntra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
\r\n\r\n2. Nhiệm vụ và quyền hạn của\r\nBan Kiểm tra:
\r\n\r\na) Kiểm tra, giám sát việc thực\r\nhiện Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành,\r\nBan Thường vụ, các quy chế của Hội trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực\r\nthuộc Hội, hội viên;
\r\n\r\nb) Xem xét, giải quyết đơn, thư\r\nkiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, hội viên và công dân gửi đến Hội.
\r\n\r\n3. Nguyên tắc hoạt động của Ban\r\nKiểm tra: Ban Kiểm tra hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân\r\nthủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
\r\n\r\nĐiều 17.\r\nChủ tịch, Phó Chủ tịch Hội
\r\n\r\n1. Chủ tịch Hội là đại diện\r\npháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt\r\nđộng của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành\r\nHội. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định.
\r\n\r\n2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ\r\ntịch Hội:
\r\n\r\na) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn\r\ntheo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
\r\n\r\nb) Chịu trách nhiệm toàn diện\r\ntrước Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động\r\nchính của Hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội về mọi hoạt động của Hội.\r\nChỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội; nghị quyết\r\nĐại Hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
\r\n\r\nc) Chủ trì các phiên họp của\r\nBan Chấp hành; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Thường\r\nvụ;
\r\n\r\nd) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban\r\nThường vụ ký các văn bản của Hội;
\r\n\r\nđ) Khi Chủ tịch Hội vắng mặt,\r\nviệc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền bằng văn bản\r\ncho một Phó Chủ tịch Hội.
\r\n\r\n3. Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp\r\nhành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hội. Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hội do\r\nBan Chấp hành Hội quy định.
\r\n\r\nPhó Chủ tịch giúp Chủ tịch Hội\r\nchỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội; chịu\r\ntrách nhiệm trước Chủ tịch Hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ\r\ntịch Hội phân công hoặc ủy quyền. Phó Chủ tịch Hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn\r\ntheo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội phù hợp với Điều lệ\r\nHội và quy định của pháp luật.
\r\n\r\nĐiều 18.\r\nVăn phòng (Ban Thư ký), các ban chuyên môn, các tổ chức, đơn vị trực thuộc
\r\n\r\n1. Văn phòng ( Ban Thư ký), các\r\nban chuyên môn là bộ phận tham mưu, giúp việc để triển khai thực hiện các hoạt\r\nđộng của Hội. Văn phòng ( Ban Thư ký), các ban chuyên môn tổ chức, hoạt động\r\ntheo quy chế do Ban Thường vụ quy định phù hợp với Điều lệ Hội và quy định pháp\r\nluật. Chủ tịch Hội quyết định thành lập các ban chuyên môn, quyết định bổ nhiệm,\r\nmiễn nhiệm lãnh đạo Văn phòng ( Ban Thư ký), các ban chuyên môn phù hợp với Điều\r\nlệ Hội và quy định của pháp luật.
\r\n\r\n2. Các tổ chức có tư cách pháp\r\nnhân trực thuộc Hội được thành lập theo quy định của pháp luật. Ban Thường vụ quy\r\nđịnh cụ thể về thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý các tổ chức có tư cách\r\npháp nhân trực thuộc Hội phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
\r\n\r\n3. Các tổ chức, đơn vị không có\r\ntư cách pháp nhân trực thuộc Hội (Chi hội, Câu lạc bộ...).
\r\n\r\n\r\n\r\nCHIA TÁCH, SÁP NHẬP, HỢP\r\nNHẤT, ĐỔI TÊN, GIẢI THỂ
\r\n\r\nĐiều 19.\r\nChia tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên và giải thể Hội
\r\n\r\nViệc chia tách, sáp nhập, hợp\r\nnhất, đổi tên và giải thể Hội thực hiện theo quy định của Luật Dân sự, quy định\r\ncủa pháp luật về Hội, nghị quyết Đại Hội và các quy định pháp luật có liên\r\nquan.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 20.\r\nTài chính, tài sản Hội
\r\n\r\n1. Tài chính của Hội:
\r\n\r\na) Nguồn thu của Hội:
\r\n\r\n- Lệ phí gia nhập Hội, hội phí\r\nhàng năm của hội viên;
\r\n\r\n- Thu từ các hoạt động của Hội\r\ntheo quy định của pháp luật;
\r\n\r\n- Tiền tài trợ, ủng hộ của tổ\r\nchức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
\r\n\r\n- Hỗ trợ của Nhà nước gắn với\r\nnhiệm vụ được giao (nếu có);
\r\n\r\n- Các khoản thu hợp pháp khác;
\r\n\r\nb) Các khoản chi của Hội:
\r\n\r\n- Chi hoạt động thực hiện nhiệm\r\nvụ của Hội;
\r\n\r\n- Chi thuê trụ sở làm việc, mua\r\nsắm phương tiện làm việc;
\r\n\r\n- Chi thực hiện chế độ, chính\r\nsách đối với những người làm việc tại Hội theo quy định của Ban Chấp hành Hội\r\nphù hợp với quy định của pháp luật;
\r\n\r\n- Chi khen thưởng và các khoản\r\nchi khác theo quy định của Ban Chấp hành.
\r\n\r\n2. Tài sản của Hội: Tài sản của\r\nHội bao gồm trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Hội. Tài\r\nsản của Hội được hình thành từ nguồn kinh phí của Hội; do các tổ chức, cá nhân\r\ntrong và ngoài nước hiến, tặng theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nĐiều 21.\r\nQuản lý, sử dụng tài chính và tài sản của Hội
\r\n\r\n1. Tài chính, tài sản của Hội\r\nđược sử dụng chung cho các hoạt động của Hội.
\r\n\r\n2. Tài chính, tài sản của Hội\r\nkhi chia tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể được giải quyết theo quy định của\r\npháp luật.
\r\n\r\n3. Ban Thường vụ Hội ban hành\r\nQuy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội đảm bảo nguyên tắc công\r\nkhai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ mục\r\nđích hoạt động của Hội .
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Tổ chức, cá nhân hội viên có\r\nthành tích xuất sắc được Hội khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm\r\nquyền khen thưởng theo quy định pháp luật.
\r\n\r\n2. Ban thường vụ Hội quy định cụ\r\nthể hình thức, thẩm quyền, thủ tục xét khen thưởng trong nội bộ Hội và đề nghị\r\ncác cấp khen thưởng theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Tổ chức đơn vị thuộc Hội, hội\r\nviên vi phạm pháp luật, Điều lệ Hội, quy định, quy chế hoạt động của Hội thì bị\r\nxem xét, xử lý kỷ luật bằng các hình thức: Khiển trách, Cảnh cáo, Khai trừ khỏi\r\nHội.
\r\n\r\n2. Ban Thường vụ Hội quy định cụ\r\nthể về thẩm quyền, quy trình xem xét kỷ luật trong nội bộ Hội theo quy định của\r\npháp luật và Điều lệ Hội.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 24. Sửa\r\nđổi, bổ sung Điều lệ Hội
\r\n\r\nChỉ có Đại hội đại biểu hoặc Đại\r\nhội toàn thể Hội Hữu nghị Việt - Nga tỉnh Thanh Hóa mới có quyền sửa đổi, bổ\r\nsung Điều lệ này. Việc sửa đổi bổ sung Điều lệ Hội được thông qua khi có trên ½\r\n(một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành và phải được\r\nChủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt mới có giá trị.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Điều lệ Hội Hữu nghị Việt -\r\nNga tỉnh Thanh Hóa gồm VIII Chương, 25 Điều đã được Đại hội Hội Hữu nghị Việt -\r\nNga tỉnh Thanh Hóa thông qua ngày 23 tháng 9 năm 2018 và có hiệu lực thi hành kể\r\ntừ ngày được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định phê duyệt.
\r\n\r\n2. Căn cứ quy định pháp luật về\r\nhội và Điều lệ Hội, Ban Chấp hành Hội Hữu nghị Việt - Nga tỉnh Thanh Hóa có\r\ntrách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
File gốc của Quyết định 3478/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Điều lệ Hội Hữu nghị Việt – Nga tỉnh Thanh Hóa đang được cập nhật.
Quyết định 3478/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Điều lệ Hội Hữu nghị Việt – Nga tỉnh Thanh Hóa
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Số hiệu | 3478/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Lê Thị Thìn |
Ngày ban hành | 2019-08-30 |
Ngày hiệu lực | 2019-08-30 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng | Còn hiệu lực |