BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 101/2013/TT-BTC | Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2013 |
HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.
Thông tư này hướng dẫn việc trích nộp, sử dụng; tổ chức quản lý, điều hành; tài chính, kế toán của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm (sau đây gọi tắt là Quỹ) và trách nhiệm của các đơn vị liên quan theo quy định tại Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm:
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, gồm: doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khỏe (sau đây gọi tắt là “doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ”); doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
4. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý Quỹ
2. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm có tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại và được sử dụng con dấu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam;
2. Việc trích nộp Quỹ được thực hiện đến khi quy mô của Quỹ trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đạt 5% tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài và quy mô của Quỹ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đạt 3% tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong năm tài chính trước liền kề.
1. Trước ngày 30/6 hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nộp 50% số tiền phải nộp Quỹ của năm tài chính trước liền kề.
1. Quỹ được sử dụng để trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản.
3. Trường hợp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác, số tiền do Quỹ chi trả theo hạn mức quy định tại Điều 7 Thông tư này được chuyển trực tiếp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhận chuyển giao.
5. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, Quỹ chỉ chi trả phần chênh lệch giữa số tiền doanh nghiệp bảo hiểm phải trả theo hợp đồng bảo hiểm và số tiền người được bảo hiểm được nhận theo quy định của pháp luật về phá sản.
Điều 7. Hạn mức chi trả của Quỹ
a) Đối với các hợp đồng đã xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng chưa được chi trả quyền lợi bảo hiểm, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm là quyền lợi bảo hiểm được hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
c) Đối với các hợp đồng chỉ mang tính bảo vệ, không có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng phần phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm;
đ) Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi trả tối đa của Quỹ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này được áp dụng đối với từng người được bảo hiểm, trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận khác tại hợp đồng bảo hiểm.
a) Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng.
3. Đối với hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ:
b) Đối với hợp đồng bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật, Quỹ chi trả tối đa 80% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm gửi Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam một (01) bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
b) Quyết định của Bộ Tài chính về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán) hoặc văn bản xác nhận về phương án phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm đã được thực hiện xong (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản);
2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng quản lý Quỹ và Ban điều hành Quỹ có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
b) Ban điều hành Quỹ xây dựng phương án chi trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường; hoàn phí bảo hiểm để trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt và báo cáo Bộ Tài chính trước khi thực hiện;
d) Ban điều hành Quỹ thực hiện chi trả theo phương án đã được Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt. Trong trường hợp ủy quyền cho ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam thực hiện chi trả, Hội đồng quản lý Quỹ phải ký hợp đồng ủy quyền với ngân hàng theo quy định của pháp luật. Hợp đồng ủy quyền phải nêu rõ trách nhiệm của ngân hàng trong việc sử dụng số tiền mà Hội đồng quản lý Quỹ chuyển sang để chi trả theo đúng quy định;
3. Các đối tượng được Quỹ chi trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
b) Có các giấy tờ chứng minh quyền lợi hợp pháp đối với các khoản tiền chi trả của Quỹ bao gồm: giấy chứng minh nhân dân, hợp đồng bảo hiểm, giấy ủy quyền nhận tiền (nếu có).
MỤC 3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH QUỸ
1. Bộ máy quản lý, điều hành của Quỹ bao gồm:
b) Ban điều hành Quỹ;
2. Bộ máy quản lý, điều hành của Quỹ có nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế làm việc theo quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Thông tư này.
1. Hội đồng quản lý Quỹ do Bộ Tài chính quyết định thành lập, bao gồm các thành phần sau:
b) Thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bao gồm:
- Đại diện lãnh đạo của ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài có thị phần đứng thứ nhất (01) đến thứ ba (03) trên thị trường bảo hiểm Việt Nam tại thời điểm có quyết định thành lập Hội đồng quản lý Quỹ.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ
b) Quyết định thành lập Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ và bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận;
d) Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ, Quy chế đầu tư Quỹ, các quy chế hoạt động khác có liên quan sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận;
e) Thực hiện quản lý tập trung nguồn thu của Quỹ, giám sát việc đôn đốc thu nộp Quỹ theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan;
h) Thực hiện công tác báo cáo thống kê theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này;
k) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
a) Hội đồng quản lý Quỹ hoạt động theo Quy chế làm việc quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
c) Đối với các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, đại diện Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính và các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ là đại diện lãnh đạo của ba doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này xem xét, quyết định theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều này;
a) Trưởng Ban điều hành Quỹ: Là Phó Chủ tịch Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam;
c) Thành viên Ban điều hành Quỹ bao gồm đại diện của ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài có thị phần đứng thứ tư (04) đến thứ sáu (06) trên thị trường bảo hiểm Việt Nam vào thời điểm thành lập Ban điều hành Quỹ.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều hành Quỹ
b) Cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của Hội đồng quản lý Quỹ và Ban kiểm soát Quỹ; chuẩn bị tài liệu cho các cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ;
d) Thu thập hồ sơ từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài để thực hiện quyền truy đòi người thứ ba và thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện tập trung nguồn thu của Quỹ, đôn đốc các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thu nộp Quỹ theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn có liên quan;
h) Được sử dụng bộ máy của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hoạt động;
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản lý Quỹ giao.
a) Ban điều hành Quỹ hoạt động theo Quy chế làm việc quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 Thông tư này;
c) Đối với các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Trưởng Ban điều hành Quỹ, Phó Ban điều hành Quỹ và các thành viên Ban điều hành Quỹ là đại diện của ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này xem xét, quyết định theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều này;
a) Trưởng Ban kiểm soát Quỹ: Là đại diện của một (01) doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài do các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bầu và được Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm;
2. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát Quỹ là ba (03) năm và có thể được bổ nhiệm lại.
a) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ trong việc kiểm soát toàn bộ hoạt động của Quỹ;
c) Hàng quý và hàng năm tổng hợp đánh giá, kiến nghị với Hội đồng quản lý Quỹ về tình hình tài chính của Quỹ;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản lý Quỹ giao.
a) Ban kiểm soát Quỹ hoạt động theo Quy chế làm việc quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 Thông tư này;
c) Đối với các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Trưởng Ban kiểm soát Quỹ và các thành viên Ban kiểm soát Quỹ là đại diện của ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này xem xét, quyết định theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều này;
Điều 13. Thủ tục chấp thuận của Bộ Tài chính
a) Quyết định thành lập Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ; bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ;
c) Phê duyệt phương án ủy thác đầu tư của Quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này.
Hội đồng quản lý Quỹ phải gửi Bộ Tài chính một (01) bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận bao gồm các tài liệu sau:
b) Hồ sơ, tài liệu về các cá nhân tham gia Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ (đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này), bao gồm:
- Sơ yếu lý lịch của cá nhân có xác nhận của tổ chức cử cá nhân đó tham gia Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ.
d) Dự kiến phương án ủy thác đầu tư, trong đó có phân tích, đánh giá và có các tài liệu chứng minh năng lực của tổ chức nhận ủy thác đầu tư; trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện ủy thác đầu tư; cơ cấu danh mục đầu tư và lợi nhuận đầu tư dự kiến (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này).
Các khoản thu của Quỹ bao gồm:
2. Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm.
4. Thu từ hoạt động đầu tư của Quỹ.
6. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1. Các khoản chi của Quỹ bao gồm:
b) Chi phí hoạt động đầu tư từ nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ theo chế độ quy định;
2. Các khoản chi quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo định mức, chế độ chi cụ thể quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ.
1. Việc đầu tư từ nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ phải bảo đảm nguyên tắc an toàn, hiệu quả và bảo toàn vốn.
a) Mua trái phiếu Chính phủ với số lượng không hạn chế;
c) Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với mức tối đa không quá 10% tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ tại một ngân hàng thương mại và không vượt quá 50% tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ. Ngân hàng thương mại nơi Quỹ gửi tiền phải là các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả, có khả năng thanh khoản cao theo Quy chế đầu tư Quỹ.
Điều 17. Báo cáo tài chính Quỹ
2. Báo cáo tài chính năm của Quỹ phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập.
1. Công tác hạch toán, kế toán Quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán và phải đảm bảo theo dõi riêng đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
3. Nguyên tắc phân bổ tài sản, các khoản thu, chi giữa lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ:
b) Tài sản, các khoản thu, chi phục vụ cho hoạt động chung được phân bổ cho từng lĩnh vực theo cơ cấu đóng góp (các khoản thu) của các lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ trong Quỹ.
1. Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm:
b) Báo cáo Bộ Tài chính tình hình hoạt động đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này chậm nhất là ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc quý.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2013.
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; | KT. BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục 1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 101/2013/TT-BTC ngày 30/7/2013 của Bộ Tài chính)
BẢNG THỐNG KÊ CÁC HỒ SƠ
YÊU CẦU TRẢ TIỀN BẢO HIỂM, GIÁ TRỊ HOÀN LẠI; TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM; HOÀN PHÍ BẢO HIỂM
1. Đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ:
STT
Tên người được bảo hiểm
Số CMND
Số hồ sơ yêu cầu chi trả
Số hợp đồng bảo hiểm
Tình trạng hợp đồng Số tiền chi trả tương ứng với mức trách nhiệm của DNBH
Số tiền nợ của người được bảo hiểm
Số tiền đề nghị hỗ trợ từ Quỹ BVNĐBH
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9) = (7)-(8)
1
2
…
Tổng cộng
STT
Tên người được bảo hiểm
Số CMND
Số hồ sơ yêu cầu chi trả
Số hợp đồng bảo hiểm
Tình trạng hợp đồng Số tiền chi trả tương ứng với mức trách nhiệm của DNBH
Số tiền đã được nhận từ thanh lý tài sản
Số tiền nợ của người được bảo hiểm
Số tiền đề nghị hỗ trợ từ Quỹ bvnđbH
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)=(7)-(8)-(9)
1
2
…
Tổng cộng
STT
Tên người được bảo hiểm
Số CMND
Số hồ sơ yêu cầu chi trả
Số hợp đồng bảo hiểm
Nghiệp vụ bảo hiểm Số tiền chi trả tương ứng với mức trách nhiệm của DNBH
Số tiền nợ của người được bảo hiểm
Số tiền đề nghị hỗ trợ từ Quỹ BVNĐBH
Số tiền phải thu nhượng tái bảo hiểm
Số tiền phải thu đòi người thứ ba
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)=(7)-(8)
(10)
(11)
1
2
3
…
Tổng cộng
STT
Tên người được bảo hiểm
Số CMND
Số hồ sơ yêu cầu chi trả
Số hợp đồng bảo hiểm
Nghiệp vụ bảo hiểm Số tiền chi trả tương ứng với mức trách nhiệm giữ lại của DNBH
Số tiền đã được nhận từ thanh lý tài sản
Số tiền nợ của người được bảo hiểm
Số tiền đề nghị hỗ trợ từ Quỹ BVNĐBH
Số tiền phải thu nhượng tái bảo hiểm
Số tiền phải thu đòi người thứ ba
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)=(7)-(8)-(9)
(11)
(12)
1
2
3
…
Tổng cộng
…, ngày … tháng … năm …….. |
Phụ lục 2
(Ban hành kèm theo Thông tư số 101/2013/TT-BTC ngày 30/7/2013 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
QUỸ BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM
I. Lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ:
Danh mục đầu tư | Tổng số tiền đầu tư (đồng) | Tỷ lệ số tiền đầu tư/ nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ | Doanh thu đầu tư (đồng) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Số đầu kỳ | Tăng trong kỳ | Giảm trong kỳ | Số cuối kỳ | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
+ Tại ngân hàng A …
+ Trái phiếu C …
+ Trái phiếu E …
II. Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ:
|