\r\n BỘ Y TẾ | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 06/VBHN-BYT \r\n | \r\n \r\n Hà Nội, ngày 20\r\n tháng 02 năm 2019 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
QUY\r\nĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊM CHỦNG
\r\n\r\nNghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016\r\ncủa Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng\r\n7 năm 2016 được sửa đổi, bổ sung bởi:
\r\n\r\nNghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm\r\n2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu\r\ntư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ\r\nngày 12 tháng 11 năm 2018;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6\r\nnăm 2015;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày\r\n21 tháng 11 năm 2007;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;
\r\n\r\nChính phủ ban hành Nghị định quy định về hoạt động\r\ntiêm chủng.1
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nNghị định này quy định về an toàn tiêm chủng và bồi\r\nthường khi sử dụng vắc xin.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Nghị\r\nđịnh này áp dụng đối với các cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng vắc xin trong\r\nChương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch.
\r\n\r\n2. Tổ chức,\r\ncá nhân kinh doanh dịch vụ tiêm chủng phải đáp ứng các yêu cầu: An toàn tiêm chủng\r\ntheo quy định tại Nghị định này, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định, có kế\r\nhoạch bảo đảm cung ứng đủ vắc xin cho hoạt động tiêm chủng tại cơ sở.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Tiêm\r\nchủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả\r\nnăng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật.
\r\n\r\n2. Tiêm\r\nchủng chống dịch là hoạt động tiêm chủng miễn phí do Nhà nước tổ chức cho những người có nguy cơ mắc bệnh\r\ntruyền nhiễm tại vùng có dịch, người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến\r\nvùng có dịch.
\r\n\r\n3. Thiết\r\nbị dây chuyền lạnh là hệ thống thiết bị bảo quản, theo dõi nhiệt độ và vận chuyển\r\nvắc xin từ nhà sản xuất đến các điểm tiêm chủng.
\r\n\r\n4. Sự cố\r\nbất lợi sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe bao gồm các biểu hiện\r\ntại chỗ tiêm hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng, không nhất thiết do việc sử\r\ndụng vắc xin, bao gồm phản ứng thông thường sau tiêm chủng và tai biến nặng sau\r\ntiêm chủng.
\r\n\r\n5. Tai\r\nbiến nặng sau tiêm chủng là sự cố bất lợi sau tiêm chủng có thể đe dọa đến tính\r\nmạng người được tiêm chủng hoặc để lại di chứng hoặc làm người được tiêm chủng\r\ntử vong.
\r\n\r\n6. Cơ sở\r\ntiêm chủng là cơ sở y tế đủ điều kiện và đã thực hiện việc công bố đủ điều kiện\r\ntiêm chủng theo quy định tại Nghị định này.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 4. Quản lý đối tượng tiêm\r\nchủng
\r\n\r\n1. Nội dung quản lý đối tượng tiêm chủng bao gồm:
\r\n\r\na) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh và địa chỉ thường\r\ntrú của đối tượng tiêm chủng;
\r\n\r\nb) Tên\r\ncha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với trường hợp người được tiêm chủng là trẻ\r\nem;
\r\n\r\nc) Tiền\r\nsử tiêm chủng, tiền sử bệnh tật liên quan đến chỉ định tiêm chủng.
\r\n\r\n2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu\r\ntrách nhiệm chỉ đạo Trạm Y tế điều tra, lập danh sách các đối tượng thuộc diện\r\ntiêm chủng bắt buộc theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và\r\nthông báo cho đối tượng để tham gia tiêm chủng đúng lịch, đủ liều.
\r\n\r\n3. Cơ sở\r\ntiêm chủng chịu trách nhiệm:
\r\n\r\na) Cấp\r\nvà ghi sổ theo dõi tiêm chủng cá nhân hoặc sổ tiêm chủng điện tử;
\r\n\r\nb) Thống\r\nkê danh sách các đối tượng được tiêm chủng tại cơ sở.
\r\n\r\n4. Trường hợp người được tiêm chủng đã có mã\r\nsố định danh công dân thì không cần thu thập các thông tin quy định tại điểm a\r\nvà điểm b khoản 1 Điều này.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Việc tiêm chủng phải thực hiện đầy đủ các bước\r\nsau:
\r\n\r\na) Trước khi tiêm chủng: Khám sàng lọc, tư vấn cho\r\nđối tượng tiêm chủng. Trường hợp đối tượng tiêm chủng là trẻ em thì việc tư vấn\r\nđược thực hiện với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ;
\r\n\r\nb) Trong khi tiêm chủng: Thực hiện tiêm chủng theo\r\nđúng chỉ định, bảo đảm an toàn;
\r\n\r\nc) Sau khi tiêm chủng: Theo dõi người được tiêm chủng\r\nít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng\r\nđể tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.
\r\n\r\n2. Khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến\r\nnặng sau tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm:
\r\n\r\na) Dừng ngay buổi tiêm chủng;
\r\n\r\nb) Xử trí cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân tai biến nặng\r\nsau tiêm chủng; trường hợp vượt quá khả năng thì phải chuyển người bị tai biến\r\nnặng sau tiêm chủng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất;
\r\n\r\nc) Thống kê đầy đủ thông tin liên quan đến trường hợp\r\ntai biến nặng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và báo cáo cho Sở Y tế trong\r\nthời hạn 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra tai biến.
\r\n\r\n3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận trường hợp\r\ntai biến nặng sau tiêm chủng phải tiến hành cấp cứu, điều trị và báo cáo Sở Y tế\r\ntrong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận người bị tai biến.
\r\n\r\n4. Trường hợp xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng vắc\r\nxin ngoài Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch, cơ sở nơi xảy\r\nra tai biến nặng sau tiêm chủng có trách nhiệm báo cáo Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ\r\nsở theo quy định tại khoản 2 Điều này và thực hiện bồi thường theo quy định của\r\npháp luật về dân sự nếu có lỗi gây ra tai biến nặng sau tiêm chủng.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ\r\nkhi xảy ra trường hợp tai biến\r\nnặng sau tiêm chủng, Sở Y tế có trách nhiệm tổ chức việc điều tra và\r\ntrong thời hạn 05 ngày làm việc\r\nkể từ khi nhận báo cáo điều tra trường hợp tai\r\nbiến nặng sau tiêm chủng, Sở Y tế phải tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn\r\nđánh giá nguyên nhân tai biến sau tiêm chủng trên địa bàn (sau đây gọi chung là\r\nHội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh) để:
\r\n\r\na) Đánh giá, kết luận nguyên nhân\r\ngây tai biến nặng sau tiêm chủng;
\r\n\r\nb) Xác định trường hợp được bồi thường theo quy định tại\r\nkhoản 6 Điều 30 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và khoản 2 Điều 15 Nghị định này;
\r\n\r\nc) Xác định trách nhiệm của tổ chức,\r\ncá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y\r\ntế có liên quan đến tai biến nặng sau tiêm chủng.
\r\n\r\n2. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời\r\nđiểm có biên bản họp Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh, Giám đốc Sở Y tế có trách\r\nnhiệm:
\r\n\r\na) Thông báo công khai và báo cáo\r\nBộ Y tế về nguyên nhân gây tai biến nặng sau tiêm chủng;
\r\n\r\nb) Thông báo cho gia đình của người\r\nbị tai biến nặng sau tiêm chủng về nguyên nhân gây tai biến.
\r\n\r\n3. Trường hợp nghi ngờ nguyên nhân\r\ndẫn đến tai biến nặng sau tiêm chủng do chất lượng vắc xin, Giám đốc Sở Y tế phải\r\ncó văn bản quyết định tạm dừng sử dụng lô vắc xin liên quan trên địa bàn quản\r\nlý sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Y tế. Khi Hội đồng tư vấn\r\nchuyên môn tỉnh có kết luận nguyên nhân tai biến nặng không liên quan đến chất\r\nlượng vắc xin, Giám đốc Sở Y tế quyết định cho phép sử dụng lại lô vắc xin đó\r\nvà báo cáo Bộ Y tế.
\r\n\r\n4. Trong trường hợp cần thiết, Bộ\r\nY tế tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn của Bộ Y tế để đánh giá lại kết luận\r\ncủa Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh.
\r\n\r\n5. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm\r\nquy định cụ thể Điều này.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 7. Cung ứng\r\nvắc xin cho hoạt động tiêm chủng
\r\n\r\n1. Vắc xin sử dụng cho hoạt động tiêm chủng trong\r\nChương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch do Nhà nước bảo đảm về số\r\nlượng, chủng loại phù hợp với nhu cầu hằng năm và được dự trữ trong 6 tháng.
\r\n\r\n2. Căn cứ số lượng đối tượng tiêm\r\nchủng, thời gian và định mức sử dụng của từng loại vắc xin, cơ sở tiêm chủng có\r\ntrách nhiệm lập dự kiến nhu cầu vắc xin quy định tại khoản 1 Điều này của cả\r\nnăm gửi cơ quan được giao quản lý về tiêm chủng tuyến huyện, tuyến tỉnh tổng hợp gửi Sở Y tế trước ngày 30 tháng\r\n11 hằng năm để chỉ đạo cấp vắc xin theo kế hoạch.
\r\n\r\n3. Căn cứ dự kiến nhu cầu vắc xin\r\ncủa các cơ sở tiêm chủng, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, gửi kế hoạch về Bộ Y\r\ntế trước ngày 15 tháng 12 hằng năm để phê duyệt kế hoạch cung ứng vắc xin và\r\nphân phối trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt.
\r\n\r\n4. Khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu\r\nvắc xin cục bộ tại các cơ sở tiêm chủng, Sở Y tế giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc điều phối\r\nvắc xin giữa các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn để bảo đảm cung ứng vắc xin đầy\r\nđủ, kịp thời, liên tục và báo cáo Bộ Y tế về tình hình sử dụng vắc xin theo định\r\nkỳ hằng tháng.
\r\n\r\n5. Khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu\r\nvắc xin cục bộ tại một số tỉnh, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo các\r\nđơn vị liên quan điều phối vắc xin giữa các tỉnh.
\r\n\r\nĐiều 8. Tiếp nhận, vận chuyển,\r\nbảo quản vắc xin
\r\n\r\n1. Vắc xin phải được bảo quản\r\ntrong dây chuyền lạnh từ khi sản xuất tới khi sử dụng và ở nhiệt độ phù hợp đối với từng loại vắc xin theo\r\nyêu cầu của nhà sản xuất trong hồ sơ đăng ký lưu hành với Bộ Y tế, cụ thể như\r\nsau:
\r\n\r\na) Kho bảo quản vắc xin phải tuân\r\nthủ quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc;
\r\n\r\nb) Việc vận chuyển vắc xin từ kho\r\nbảo quản đến điểm tiêm chủng phải được thực hiện bằng xe lạnh, hòm lạnh, phích\r\nvắc xin;
\r\n\r\nc)2 (được\r\nbãi bỏ);
\r\n\r\nd)3\r\nCó thiết bị theo dõi nhiệt độ của vắc xin trong quá trình vận chuyển, bảo quản,\r\nsử dụng và ghi chép đầy đủ khi vận chuyển, giao hàng. Tại cơ sở bảo quản vắc\r\nxin phải theo dõi nhiệt độ tối thiểu 02 lần/ngày;
\r\n\r\nđ) Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc\r\ntiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin.
\r\n\r\n2. Khi tiếp nhận vắc xin, người tiếp\r\nnhận vắc xin có trách nhiệm kiểm tra tình trạng bảo quản và các thông tin khác\r\ntheo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
\r\n\r\nMục 3. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ TIÊM CHỦNG
\r\n\r\nĐiều 9. Điều kiện đối với cơ sở\r\ntiêm chủng cố định
\r\n\r\n1. Cơ sở vật chất:
\r\n\r\na)4 Khu vực tiêm chủng\r\nphải bảo đảm che được mưa, nắng, kín gió, thông thoáng và bố trí theo nguyên tắc\r\nmột chiều từ đón tiếp, hướng dẫn, tư vấn, khám sàng lọc, thực hiện tiêm chủng,\r\ntheo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng;
\r\n\r\nb)5 (được bãi bỏ);
\r\n\r\nc)6 (được bãi bỏ);
\r\n\r\nd)7 (được bãi bỏ);
\r\n\r\nđ)8 (được bãi bỏ);
\r\n\r\ne)9 (được bãi bỏ);
\r\n\r\n2. Trang thiết bị:
\r\n\r\na) Có tủ lạnh, phích vắc xin hoặc hòm lạnh, các thiết\r\nbị theo dõi nhiệt độ tại nơi bảo quản và trong quá trình vận chuyển vắc xin;
\r\n\r\nb)10 (được bãi bỏ);
\r\n\r\nc) Có hộp chống sốc, phác đồ chống sốc treo tại nơi\r\ntheo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
\r\n\r\nd)11 (được bãi bỏ);
\r\n\r\n3. Nhân sự:
\r\n\r\na) Số lượng: Có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành\r\ny, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; đối\r\nvới cơ sở tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có\r\ntối thiểu 02 nhân viên có trình độ từ trung cấp chuyên ngành y trở lên, trong\r\nđó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên;
\r\n\r\nb)12 Nhân viên y tế\r\ntham gia hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng. Nhân\r\nviên trực tiếp khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng\r\nphải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; nhân viên thực hành tiêm chủng có\r\ntrình độ từ trung cấp Y học hoặc trung cấp Điều dưỡng - Hộ sinh trở lên.
\r\n\r\nĐiều 10. Điều kiện đối với điểm\r\ntiêm chủng lưu động
\r\n\r\n1. Việc tiêm chủng tại nhà chỉ được thực hiện tại\r\ncác xã thuộc vùng sâu, vùng xa, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó\r\nkhăn khi đáp ứng các điều kiện sau:
\r\n\r\na) Chỉ áp dụng đối với hoạt động tiêm chủng thuộc\r\nChương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch;
\r\n\r\nb)13 (được bãi bỏ);
\r\n\r\nc)14 Có phích vắc\r\nxin và hộp chống sốc theo quy định của Bộ trưởng Y tế;
\r\n\r\nd) Nhân sự bảo đảm điều kiện theo quy định tại điểm\r\nd khoản 2 Điều này.
\r\n\r\n2. Điều kiện đối với điểm tiêm chủng lưu động khác:
\r\n\r\na) Phải do cơ sở tiêm chủng đã công bố đủ điều kiện\r\ntiêm chủng quy định tại Điều 11 Nghị định này thực hiện;
\r\n\r\nb)15 Cơ sở vật chất:\r\nBố trí theo nguyên tắc một chiều từ đón tiếp, hướng dẫn, tư vấn, khám sàng lọc,\r\nthực hiện tiêm chủng, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng;
\r\n\r\nc)16 Trang thiết bị:\r\nCó phích vắc xin hoặc hòm lạnh và hộp chống sốc theo quy định của Bộ trưởng Y tế;
\r\n\r\nd)17 Nhân sự: Có tối\r\nthiểu 02 nhân viên chuyên ngành y đáp ứng điều kiện quy định tại điểm\r\nb khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
\r\n\r\nĐiều 11. Công bố cơ sở đủ điều\r\nkiện tiêm chủng
\r\n\r\n1. Trước khi thực hiện hoạt động tiêm chủng, cơ sở\r\ntiêm chủng phải gửi văn bản thông báo đủ điều kiện tiêm chủng theo mẫu quy định\r\ntại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho Sở Y tế nơi cơ sở tiêm chủng đặt\r\ntrụ sở.
\r\n\r\n2.18 Trong thời hạn\r\n03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đủ điều kiện tiêm chủng, Sở Y\r\ntế phải đăng tải thông tin về tên, địa chỉ, người đứng đầu cơ sở đã công bố đủ điều\r\nkiện tiêm chủng trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế (thời điểm tính ngày\r\nphải công bố thông tin được xác định theo dấu công văn đến của Sở Y tế).
\r\n\r\n3. Cơ sở chỉ được thực hiện hoạt động tiêm chủng\r\nsau khi đã thực hiện việc công bố đủ điều kiện tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở\r\nthực hiện tiêm chủng tự công bố đủ điều kiện tiêm chủng chịu trách nhiệm trước\r\npháp luật về việc tự công bố của mình.
\r\n\r\n4. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra điều kiện\r\ntiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng, nếu phát hiện cơ sở tiêm chủng không tuân\r\nthủ các điều kiện quy định tại Điều 9 hoặc Điều 10 Nghị định này\r\nthì đoàn thanh tra, kiểm tra phải lập biên bản tạm đình chỉ hoạt động và kiến\r\nnghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xử lý theo quy định của pháp luật đồng\r\nthời gửi 01 bản biên bản về Sở Y tế nơi cơ sở tiêm chủng đặt trụ sở.
\r\n\r\n5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận\r\nđược biên bản tạm đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này (thời điểm\r\nnhận biên bản được xác định theo dấu công văn đến của Sở Y tế), Sở Y tế rút tên\r\ncơ sở khỏi danh sách cơ sở tự công bố đã đăng tải trên Trang thông tin điện tử\r\ncủa Sở Y tế.
\r\n\r\nMục 4. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CÔNG\r\nTÁC TIÊM CHỦNG
\r\n\r\nĐiều 12. Hệ thống cung ứng dịch\r\nvụ tiêm chủng
\r\n\r\n1. Các cơ sở y tế nhà nước theo chức\r\nnăng, nhiệm vụ được giao phải thực hiện tiêm chủng vắc xin trong Chương trình\r\ntiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch và phải bảo đảm các điều kiện tiêm chủng\r\ntheo quy định tại Nghị định này.
\r\n\r\n2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của\r\nnhà nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư\r\nnhân nếu đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định tại Nghị định này được\r\nphép đăng ký với Sở Y tế sở tại để thực hiện tiêm chủng vắc xin trong Chương\r\ntrình tiêm chủng mở rộng và phải tổ chức triển khai tiêm chủng chống dịch khi\r\ncơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
\r\n\r\nĐiều 13. Giá\r\ndịch vụ tiêm chủng
\r\n\r\n1. Giá dịch vụ tiêm chủng được\r\ntính dựa trên các yếu tố sau đây:
\r\n\r\na) Giá mua vắc xin;
\r\n\r\nb) Chi phí vận chuyển, bảo quản vắc\r\nxin;
\r\n\r\nc) Chi phí dịch vụ tiêm chủng.
\r\n\r\n2. Chi phí dịch vụ tiêm chủng được\r\ntính theo từng loại vắc xin, số lần tiêm hoặc uống và được tính đúng, tính đủ\r\ncác yếu tố chi phí trực tiếp, gián tiếp sau đây:
\r\n\r\na) Tiền công khám sàng lọc, tư vấn,\r\ncông tiêm, theo dõi sau tiêm chủng;
\r\n\r\nb) Tiền vật tư tiêu hao;
\r\n\r\nc) Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử\r\nlý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ\r\ntiêm chủng;
\r\n\r\nd) Khấu hao tài sản cố định; chi phí\r\nchi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động để đầu tư, mua sắm trang thiết bị thực hiện dịch vụ\r\ntiêm chủng (nếu có) được tính và phân bổ vào chi phí của dịch vụ sử dụng nguồn\r\nvốn này;
\r\n\r\nđ) Chi phí của bộ phận gián tiếp,\r\ncác chi phí hợp pháp khác để bảo đảm cho hoạt động của cơ sở tiêm chủng.
\r\n\r\n3. Không tính vào giá dịch vụ tiêm\r\nchủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch đối\r\nvới các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm.
\r\n\r\n4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ\r\nthể giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm\r\nchủng chống dịch.
\r\n\r\nĐiều 14. Nguồn\r\nkinh phí cho hoạt động tiêm chủng
\r\n\r\n1. Nguồn kinh phí hình thành cho\r\nhoạt động tiêm chủng:
\r\n\r\na) Ngân sách nhà nước;
\r\n\r\nb) Tài trợ của các tổ chức và cá\r\nnhân trong, ngoài nước;
\r\n\r\nc) Nguồn Quỹ bảo hiểm y tế;
\r\n\r\nd) Các nguồn thu hợp pháp khác\r\ntheo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n2. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh\r\nphí cho:
\r\n\r\na) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế\r\ncho các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 28 và khoản 4 Điều 29 của Luật\r\nphòng, chống bệnh truyền nhiễm;
\r\n\r\nb) Đầu tư hệ thống dây chuyền lạnh\r\ncho Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch;
\r\n\r\nc) Công tác thông tin, giáo dục,\r\ntruyền thông, kiểm tra, thanh tra hoạt động tiêm chủng, chi phí đào tạo, nghiên\r\ncứu khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong tiêm chủng;
\r\n\r\nd) Bồi thường khi sử dụng vắc xin\r\ntrong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch bị tai biến ảnh\r\nhưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được\r\ntiêm chủng.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 15. Các\r\ntrường hợp được bồi thường
\r\n\r\n1. Khi sử dụng vắc xin trong\r\nChương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng\r\nảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người\r\nđược tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.
\r\n\r\n2. Trường hợp được Nhà nước bồi\r\nthường bao gồm:
\r\n\r\na) Người được tiêm chủng bị tai biến\r\nnặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật;
\r\n\r\nb) Người được tiêm chủng bị tử\r\nvong.
\r\n\r\nĐiều 16. Các\r\nthiệt hại, phạm vi và mức bồi thường
\r\n\r\n1. Thiệt hại do để lại di chứng dẫn\r\nđến bị khuyết tật được bồi thường 30 tháng lương cơ sở và các chi phí quy định\r\ntại khoản 3, khoản 4 Điều này.
\r\n\r\n2. Thiệt hại đến tính mạng được hỗ\r\ntrợ như sau:
\r\n\r\na) Các chi phí quy định tại khoản\r\n3 Điều này trước khi tử vong;
\r\n\r\nb) Chi phí mai táng phí bằng 10 tháng\r\nlương cơ sở do Nhà nước quy định;
\r\n\r\nc) Chi bù đắp tổn thất về tinh thần\r\nlà 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại;
\r\n\r\nd) Các chi phí do thu nhập bị mất\r\nhoặc giảm sút theo quy định tại khoản 4 Điều này.
\r\n\r\n3. Chi phí do phải khám bệnh, chữa\r\nbệnh tại các cơ sở y tế:
\r\n\r\na) Trường hợp người được tiêm chủng\r\nđược Nhà nước bồi thường có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại các\r\ncơ sở y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng\r\nđược thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Phần chi phí mà đối\r\ntượng có thẻ bảo hiểm y tế phải đồng chi trả và các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh\r\ncó chi phí vượt mức thanh toán của bảo hiểm y tế hoặc ngoài phạm vi thanh toán\r\ncủa bảo hiểm y tế thì được thanh toán theo hóa đơn\r\n(mức tối đa không quá khung giá dịch vụ đăng ký với Bộ Y tế);
\r\n\r\nb) Trường hợp người được tiêm chủng\r\nđược Nhà nước bồi thường không có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại\r\ncác cơ sở y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức\r\nnăng, vận chuyển bệnh nhân được thực hiện theo như quy định hiện hành về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với\r\ncơ sở y tế công lập và có hóa đơn\r\nkèm theo;
\r\n\r\nc) Trường hợp người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường phải nhập viện điều trị, trong\r\nquá trình điều trị nếu phát hiện các bệnh khác kèm theo không liên quan đến\r\ntiêm chủng thì cá nhân phải thanh toán chi phí khám bệnh, điều trị bệnh đó theo\r\nquy định của pháp luật về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Nếu người này có thẻ\r\nbảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của bệnh đó được\r\nthực hiện theo quy định của pháp luật về bảo\r\nhiểm y tế.
\r\n\r\n4. Thiệt hại do thu nhập bị mất hoặc\r\nbị giảm sút:
\r\n\r\na) Hỗ trợ thiệt hại vật chất cho 01\r\nngười phải nghỉ việc không hưởng lương để chăm sóc cho trường hợp được Nhà nước\r\nbồi thường thì được hỗ trợ theo thu nhập thực tế bằng mức đóng bảo hiểm xã hội\r\ncủa tháng trước liền kề, cụ thể:
\r\n\r\n\r\n Mức hỗ trợ = \r\n | \r\n \r\n Mức lương đóng bảo\r\n hiểm xã hội của người chăm sóc phải nghỉ việc không hưởng lương \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n Số ngày chăm sóc\r\n thực tế \r\n | \r\n
\r\n 22 ngày \r\n | \r\n
b) Nếu người chăm sóc cho trường hợp được Nhà nước bồi thường mà\r\nkhông xác định được thu nhập thực tế của người đó thì xác định mức hỗ trợ như\r\nsau:
\r\n\r\n\r\n Mức hỗ trợ = \r\n | \r\n \r\n Mức lương tối thiểu\r\n vùng nơi người chăm sóc thường trú tại thời điểm giải quyết bồi thường \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n Số ngày chăm sóc\r\n thực tế \r\n | \r\n
\r\n 22 ngày \r\n | \r\n
c) Trường hợp người được tiêm chủng\r\nđược Nhà nước bồi thường là người lao động theo quy định của pháp luật về lao động\r\nthì được hỗ trợ thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút trong thời gian cứu chữa.\r\nMức hỗ trợ tương tự như mức hỗ trợ cho\r\nngười chăm sóc được quy định tại điểm a, điểm b Khoản này.
\r\n\r\nĐiều 17. Hồ\r\nsơ, thủ tục xác định trường hợp được bồi thường
\r\n\r\n1. Cơ sở y tế nơi xảy ra tai biến\r\nnặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của\r\nngười được tiêm chủng phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan nhằm phục\r\nvụ cho Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh xác định các trường hợp được bồi thường.
\r\n\r\n2. Trường hợp người được tiêm chủng\r\nhoặc thân nhân của người được tiêm chủng cho rằng mình hoặc thân nhân của mình\r\nthuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này thì\r\nphải chuẩn bị và gửi cho Sở Y tế hồ sơ bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau:
\r\n\r\na) Đơn yêu cầu xác định nguyên\r\nnhân gây tai biến và mức độ tổn thương;
\r\n\r\nb) Phiếu, sổ xác nhận tiêm chủng\r\nloại vắc xin có liên quan;
\r\n\r\nc) Giấy ra viện, hóa đơn thanh\r\ntoán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân (bản\r\nchính hoặc bản sao có chứng thực);
\r\n\r\nd) Giấy chứng tử (trong trường hợp\r\nbị tử vong);
\r\n\r\nđ) Các giấy tờ khác có liên quan\r\nchứng minh tai biến hoặc thiệt hại khác (nếu có).
\r\n\r\n3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc,\r\nkể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu thuộc\r\ntrách nhiệm giải quyết của mình thì Sở Y tế phải thụ lý và thông báo bằng văn bản\r\nvề việc thụ lý đơn cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại\r\n(sau đây gọi tắt là người bị thiệt hại). Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì Sở Y\r\ntế có văn bản hướng dẫn người bị\r\nthiệt hại bổ sung.
\r\n\r\n4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ\r\nngày nhận được đơn yêu cầu của người bị thiệt hại, Sở Y tế phải hoàn thành việc xác định nguyên nhân gây tai biến,\r\nmức độ tổn thương và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đồng thời báo cáo\r\nBộ Y tế.
\r\n\r\nĐiều 18. Thủ\r\ntục bồi thường
\r\n\r\n1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc,\r\nkể từ ngày nhận được kết luận của Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh (thời điểm tiếp\r\nnhận được tính theo dấu tiếp nhận công văn đến của Sở Y tế), Sở Y tế ra quyết định\r\ngiải quyết bồi thường đối với các trường hợp được Nhà nước bồi thường theo quy\r\nđịnh tại Nghị định này.
\r\n\r\n2. Quyết định giải quyết bồi thường\r\nphải có các nội dung chính sau:
\r\n\r\na) Tên, địa chỉ của người được bồi\r\nthường;
\r\n\r\nb) Tóm tắt lý do bồi thường;
\r\n\r\nc) Mức bồi thường;
\r\n\r\nd) Hiệu lực của quyết định giải\r\nquyết bồi thường.
\r\n\r\n3. Quyết định giải quyết bồi thường\r\nphải được gửi cho người bị thiệt hại, người có lỗi hoặc cơ quan tổ chức có lỗi\r\ngây thiệt hại (nếu có).
\r\n\r\n4. Quyết định giải quyết bồi thường\r\ncó hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ\r\ntrường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra tòa án.
\r\n\r\nĐiều 19.\r\nTrình tự, thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường
\r\n\r\n1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc,\r\nkể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, Sở Y tế phải\r\ncó văn bản gửi Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đề nghị cấp kinh phí để\r\nthực hiện bồi thường kèm theo quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp\r\nluật.
\r\n\r\n2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ\r\nngày nhận được văn bản đề nghị cấp kinh phí để thực hiện bồi thường, Chương\r\ntrình tiêm chủng mở rộng quốc gia phải cấp kinh phí cho Sở Y tế để chi trả cho\r\nngười bị thiệt hại.
\r\n\r\n3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc,\r\nkể từ ngày nhận được kinh phí do Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cấp,\r\nSở Y tế phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại.
\r\n\r\nViệc chi trả phải thực hiện 01 lần\r\nbằng tiền mặt cho người bị thiệt hại hoặc chuyển khoản theo yêu cầu của người bị\r\nthiệt hại. Trường hợp người bị\r\nthiệt hại có yêu cầu trả bằng chuyển khoản thì thực hiện theo yêu cầu và thông\r\nbáo bằng văn bản cho người bị thiệt hại. Nếu chi trả bồi thường bằng tiền mặt\r\nthì phải thông báo trước ít nhất 02 ngày cho người bị thiệt hại, việc nhận tiền\r\nbồi thường được lập thành 02 bản, mỗi bên tham gia giao nhận giữ 01 bản.
\r\n\r\nĐiều 20. Thủ\r\ntục, trách nhiệm bồi hoàn
\r\n\r\n1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc,\r\nkể từ ngày có kết luận của Hội\r\nđồng tư vấn chuyên môn tỉnh theo quy định tại điểm c khoản\r\n1 Điều 6 Nghị định này, Sở Y tế ra quyết định yêu cầu bồi hoàn cho Nhà nước.
\r\n\r\n2. Quyết định yêu cầu bồi hoàn phải\r\ncó các nội dung chính sau:
\r\n\r\na) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá\r\nnhân có lỗi gây thiệt hại;
\r\n\r\nb) Tóm tắt lý do yêu cầu bồi hoàn;
\r\n\r\nc) Mức bồi hoàn;
\r\n\r\nd) Hiệu lực của quyết định yêu cầu\r\nbồi hoàn.
\r\n\r\n3. Quyết định yêu cầu bồi hoàn phải\r\nđược gửi cho tổ chức, cá nhân có lỗi\r\ngây ra thiệt hại.
\r\n\r\n4. Quyết định yêu cầu bồi hoàn có\r\nhiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày tổ chức,\r\ncá nhân nhận được quyết định, trừ trường hợp tổ\r\nchức, cá nhân không đồng ý và khởi kiện ra tòa án.
\r\n\r\n5. Tổ chức, cá nhân có lỗi gây thiệt\r\nhại theo quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm nộp tiền bồi hoàn cho\r\nChương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và nộp biên lai cho cơ quan ra quyết định\r\nyêu cầu bồi hoàn.
\r\n\r\n6. Trường hợp cơ quan thẩm quyền đã\r\nra quyết định yêu cầu bồi hoàn mà tổ chức, cá nhân có lỗi không chấp hành thì bị\r\nxử lý theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 21.\r\nTrách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh
\r\n\r\n1. Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực\r\nhiện hoạt động tiêm chủng theo quy định tại Nghị định này trên địa bàn.
\r\n\r\n2. Bảo đảm nguồn lực và ngân sách\r\nđịa phương cho hoạt động tiêm chủng trên địa bàn.
\r\n\r\n3. Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm\r\ntra và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động tiêm chủng trên địa bàn.
\r\n\r\nĐiều 22. Trách nhiệm của Bộ Y\r\ntế
\r\n\r\n1. Xây dựng, triển khai kế hoạch sử dụng vắc xin và\r\ntiêm chủng hằng năm; xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong\r\nlĩnh vực vắc xin và tiêm chủng.
\r\n\r\n2. Xây dựng các quy định và các hướng dẫn chuyên\r\nmôn về tiêm chủng.
\r\n\r\n3. Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sử dụng\r\nvắc xin trên phạm vi cả nước.
\r\n\r\n4. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản\r\nlý hoạt động tiêm chủng.
\r\n\r\n5. Hướng dẫn cụ thể các bước tổ chức buổi tiêm chủng;\r\ngiám sát, điều tra, báo cáo và thông báo nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng;\r\nquy định chế độ báo cáo, quản lý đối tượng tiêm chủng, cung ứng vắc xin cho hoạt\r\nđộng tiêm chủng.
\r\n\r\nĐiều 23. Trách nhiệm của các Bộ,\r\nngành
\r\n\r\n1. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách\r\nnhiệm:
\r\n\r\na) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục kiểm\r\ntra thông tin về tình trạng\r\ntiêm chủng đối với đối tượng là học sinh mầm non, tiểu học khi nhập học đồng thời\r\ntuyên truyền, vận động cha, mẹ, người giám hộ hợp pháp của học sinh thực hiện tiêm chủng đối với các trường\r\nhợp chưa tiêm chủng đầy đủ và phối hợp với cơ sở y tế triển khai công tác tiêm chủng;
\r\n\r\nb) Kiểm tra, giám sát các cơ sở\r\ngiáo dục trong việc thực hiện công tác tiêm chủng.
\r\n\r\n2. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối\r\nhợp với Bộ Y tế triển khai các hoạt động tiêm chủng tại vùng sâu, vùng xa, vùng\r\nbiên giới, hải đảo, tại các cơ sở quân y, quân dân y.
\r\n\r\n3. Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo\r\nđảm kinh phí cho công tác tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch theo quy định\r\ncủa Luật ngân sách nhà nước.
\r\n\r\n4. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài\r\nTiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan thông tin đại chúng và\r\nthông tin cơ sở có trách nhiệm tổ chức hoạt động truyền thông về lợi ích của\r\ntiêm chủng phòng bệnh để người dân thực hiện tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
\r\n\r\n5. Các Bộ, ngành khác theo chức\r\nnăng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối\r\nhợp với Bộ Y tế thực hiện Nghị định này.
\r\n\r\nĐiều 24.\r\nTrách nhiệm của cơ sở tiêm chủng
\r\n\r\n1. Các cơ sở tiêm chủng phải bảo đảm\r\nthực hiện đúng các quy định của pháp luật, những quy định và hướng dẫn chuyên\r\nmôn về an toàn tiêm chủng, quản lý đối tượng tiêm chủng, báo cáo theo quy định.
\r\n\r\n2. Lưu giữ, quản lý các tài liệu,\r\nhồ sơ về tiêm chủng và phản ứng sau tiêm chủng theo quy định.
\r\n\r\nĐiều 25.\r\nTrách nhiệm của người thực hiện tiêm chủng
\r\n\r\n1. Tư vấn đầy đủ cho người được\r\ntiêm chủng hoặc gia đình trẻ được tiêm chủng về lợi ích và những rủi ro có thể\r\ngặp phải khi tiêm chủng.
\r\n\r\n2. Hướng dẫn người được tiêm chủng\r\nhoặc gia đình trẻ được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
\r\n\r\n3. Tuân thủ đúng các quy định về\r\nchuyên môn trong tiêm chủng.
\r\n\r\nĐiều 26. Trách\r\nnhiệm của cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ và của người được tiêm chủng
\r\n\r\n1. Cha, mẹ hoặc người giám hộ của\r\ntrẻ phải đăng ký tiêm chủng cho trẻ sau khi sinh hoặc khi đi tiêm chủng lần đầu\r\nvà đưa trẻ đi tiêm chủng theo quy định.
\r\n\r\n2. Các đối tượng thuộc diện tiêm\r\nchủng mở rộng chủ động đăng ký tiêm chủng với cơ sở y tế tại địa phương và đi\r\ntiêm chủng đầy đủ theo quy định.
\r\n\r\n3. Phối hợp, tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của cán bộ y tế khi thực\r\nhiện tiêm chủng và theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
\r\n\r\n4. Khai báo đầy đủ, trung thực các\r\nthông tin về tình trạng sức khỏe trong thời gian tiêm chủng và sau khi tiêm chủng.
\r\n\r\n5. Phải thực hiện tiêm chủng\r\ntrong trường hợp có chỉ định về\r\nchuyên môn.
\r\n\r\n6. Lưu giữ, bảo quản sổ theo dõi\r\ntiêm chủng cá nhân. Cung cấp thông tin về việc tiêm chủng của trẻ cho cơ sở\r\ngiáo dục quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định này khi\r\ncó yêu cầu.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 27. Hiệu\r\nlực thi hành19
\r\n\r\nNghị định này có hiệu lực thi hành\r\nkể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
\r\n\r\nĐiều 28. Điều\r\nkhoản chuyển tiếp và lộ trình thực hiện20
\r\n\r\n1. Đối với cơ sở tiêm chủng đã được cấp giấy chứng nhận\r\nđủ điều kiện tiêm chủng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được hoạt\r\nđộng đến hết thời gian ghi trên giấy chứng nhận và phải hoàn thành việc công bố\r\ncơ sở đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định tại Điều 11 Nghị\r\nđịnh này trước khi giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng hết hạn.
\r\n\r\n2. Đối với cơ sở tiêm chủng đã nộp\r\nhồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng trước ngày Nghị định\r\nnày có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm\r\nchủng, Sở Y tế có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở thực hiện việc công bố cơ sở đủ điều\r\nkiện tiêm chủng theo quy định tại Điều 11 Nghị định này trong\r\nthời hạn 60 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
\r\n\r\nĐiều 29.\r\nTrách nhiệm thi hành
\r\n\r\n1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ\r\nquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm thi hành\r\nNghị định này.
\r\n\r\n2. Bộ trưởng Bộ Y tế trong phạm vi\r\nnhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan quy định\r\nchi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Nghị định này để\r\nđáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động tiêm chủng./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n XÁC THỰC VĂN BẢN\r\n HỢP NHẤT \r\nKT. BỘ TRƯỞNG | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
MẪU THÔNG BÁO CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN TIÊM CHỦNG
\r\n(Kèm theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)
\r\n ………21……… | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: ……/….23…. \r\n | \r\n \r\n ……24……,\r\n ngày…. tháng…. năm 20…. \r\n | \r\n
\r\n\r\n
THÔNG\r\nBÁO
\r\n\r\nCơ\r\nsở đủ điều kiện tiêm chủng
\r\n\r\nKính\r\ngửi: ………………………………25………………………………
\r\n\r\nTên cơ sở thông báo:\r\n.................................................................................................
\r\n\r\nĐịa chỉ: …………………………………………………..26................................................
\r\n\r\nNgười đứng đầu cơ sở:\r\n..............................................................................................
\r\n\r\nĐiện thoại liên hệ:……………………………. Email\r\n(nếu có): ......................................
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 104/2016/NĐ-CP\r\nngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng, kính đề\r\nnghị Quý cơ quan xem xét, đăng tải thông tin theo quy định.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Thủ trưởng đơn\r\n vị | \r\n
___________________
\r\n\r\n21 Tên cơ quan chủ\r\nquản của cơ sở đề nghị thông\r\nbáo đủ điều kiện tiêm chủng
\r\n\r\n22 Tên cơ sở đề\r\nnghị thông báo đủ điều kiện tiêm chủng
\r\n\r\n23 Chữ viết tắt\r\ntên cơ sở đề nghị thông báo đủ điều kiện tiêm chủng
\r\n\r\n24 Địa danh
\r\n\r\n25 Tên cơ quan tiếp\r\nnhận hồ sơ đề nghị thông báo đủ điều kiện tiêm chủng
\r\n\r\n26 Địa chỉ cụ thể của cơ sở đề\r\nnghị thông báo đủ điều kiện tiêm chủng
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
\r\n\r\n
1 Nghị định số\r\n155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định\r\nliên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước Bộ Y tế\r\ncó căn cứ ban hành như sau:
\r\n\r\n“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6\r\nnăm 2015;
\r\n\r\nXét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;
\r\n\r\nChính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một\r\nsố quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà\r\nnước Bộ Y tế.”
\r\n\r\n2 Khoản này được\r\nbãi bỏ theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 14 của Nghị định số\r\n155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
\r\n\r\n3 Khoản này được sửa\r\nđổi theo quy định tại điểm a, Khoản 3, Điều 15 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP,\r\ncó hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
\r\n\r\n4 Khoản này được sửa\r\nđổi theo quy định tại điểm b, Khoản 3, Điều 15 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP,\r\ncó hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
\r\n\r\n5 Khoản này được\r\nbãi bỏ theo quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 14 của Nghị định số\r\n155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
\r\n\r\n6 Khoản này được\r\nbãi bỏ theo quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 14 của Nghị định số\r\n155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
\r\n\r\n7 Khoản này được\r\nbãi bỏ theo quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 14 của Nghị định số\r\n155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
\r\n\r\n8 Khoản này được\r\nbãi bỏ theo quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 14 của Nghị định số\r\n155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
\r\n\r\n9 Khoản này được\r\nbãi bỏ theo quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 14 của Nghị định số\r\n155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
\r\n\r\n10 Khoản này được\r\nbãi bỏ theo quy định tại điểm c, Khoản 2, Điều 14 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP,\r\ncó hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
\r\n\r\n11 Khoản này được\r\nbãi bỏ theo quy định tại điểm c, Khoản 2, Điều 14 của Nghị định số\r\n155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
\r\n\r\n12 Khoản này được\r\nsửa đổi theo quy định tại điểm c, Khoản 3, Điều 15 của Nghị định số\r\n155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
\r\n\r\n13 Khoản này được\r\nbãi bỏ theo quy định tại điểm d, Khoản 2, Điều 14 của Nghị định số\r\n155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
\r\n\r\n14 Khoản này được\r\nsửa đổi theo quy định tại điểm d, Khoản 3, Điều 15 của Nghị định số\r\n155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
\r\n\r\n15 Khoản này được\r\nsửa đổi theo quy định tại điểm đ, Khoản 3, Điều 15 của Nghị định số\r\n155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
\r\n\r\n16 Khoản này được\r\nsửa đổi theo quy định tại điểm e, Khoản 3, Điều 15 của Nghị định số\r\n155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
\r\n\r\n17 Khoản này được\r\nsửa đổi theo quy định tại điểm g, Khoản 3, Điều 15 của Nghị định số\r\n155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
\r\n\r\n18 Khoản này được\r\nsửa đổi theo quy định tại điểm h, Khoản 3, Điều 15 của Nghị định số\r\n155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
\r\n\r\n19 Điều 20, Điều\r\n22 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018\r\nquy định như sau:
\r\n\r\n“Điều 20. Hiệu lực thi hành
\r\n\r\nNghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
\r\n\r\nĐiều 22. Trách nhiệm thi hành
\r\n\r\nCác Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ\r\ntrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực\r\nthuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”
\r\n\r\n20 Khoản 3 Điều\r\n21 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018 quy\r\nđịnh như sau:
\r\n\r\n“Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp
\r\n\r\n3. Điều khoản chuyển tiếp đối với Nghị định số\r\n104/2016/NĐ-CP:
\r\n\r\na) Cơ sở tiêm chủng đã được cấp giấy chứng nhận\r\ncơ sở đủ điều kiện tiêm chủng phải tiếp tục duy trì các điều kiện theo quy định\r\ntrong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận và hoàn thành việc tự công bố cơ sở\r\nđủ điều kiện tiêm chủng trước khi giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại\r\nNghị định số 104/2016/NĐ-CP và Nghị định này;
\r\n\r\nb) Đối với cơ sở tiêm chủng đã công bố cơ sở đủ điều\r\nkiện tiêm chủng phải tiếp tục duy trì các điều kiện theo quy định tại Nghị định\r\nsố 104/2016/NĐ-CP và Nghị định này;
\r\n\r\nc) Đối với cơ sở tiêm chủng hoạt động sau ngày Nghị\r\nđịnh này có hiệu lực phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Nghị định số\r\n104/2016/NĐ-CP và Nghị định này.”
\r\n\r\nFile gốc của Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BYT năm 2019 hợp nhất Nghị định quy định về hoạt động tiêm chủng do Bộ Y tế ban hành đang được cập nhật.
Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BYT năm 2019 hợp nhất Nghị định quy định về hoạt động tiêm chủng do Bộ Y tế ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Số hiệu | 06/VBHN-BYT |
Loại văn bản | Văn bản hợp nhất |
Người ký | Nguyễn Trường Sơn |
Ngày ban hành | 2019-02-20 |
Ngày hiệu lực | 2019-02-20 |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |