BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2012/TT-BKHCN | Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2012 |
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;
1. Địa điểm nhà máy điện hạt nhân bao gồm toàn bộ khu vực có nhà lò, nhà tua-bin, các hệ thống quan trọng về an toàn của nhà máy điện hạt nhân và một số công trình phụ trợ khác, thông thường có diện tích khoảng từ 01 đến 02 km2, có hàng rào bảo vệ bao quanh.
3. Tiểu vùng là khu vực xung quanh lân cận nhà máy điện hạt nhân, thông thường là khu vực hình tròn có bán kính 40 km tính từ nhà lò phản ứng hạt nhân; trong trường hợp cần thiết có thể mở rộng kích thước tiểu vùng, hoặc lựa chọn tiểu vùng có hình dạng không đối xứng để bao quát được hết các hiện tượng, quá trình cần khảo sát, nghiên cứu phục vụ cho việc đánh giá an toàn địa điểm.
Điều 4. Nội dung Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ
2. Các nội dung của Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ được quy định chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Chủ đầu tư nộp 06 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt (01 bộ gốc, 05 hộ sao chụp) và 05 bộ hồ sơ dịch ra tiếng Anh của Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ và văn bản đề nghị thẩm định cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và có quyền yêu cầu chủ đầu tư bổ sung các tài liệu cần thiết.
4. Trong trường hợp cần thiết, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân lập kế hoạch thuê tổ chức hoặc chuyên gia tư vấn độc lập trong nước và nước ngoài hỗ trợ công tác thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét sửa đổi, bổ sung.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Lưu: VT, ATBXHN (5b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Đình Tiến
NỘI DUNG BÁO CÁO PHÂN TÍCH AN TOÀN SƠ BỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2012/TT-BKHCN ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Nội dung này làm rõ: mục đích chính của Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ (sau đây được viết tắt là PTATSB); cơ sở pháp lý lập Báo cáo PTATSB; thông tin về chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan, tổ chức thực hiện khảo sát, đánh giá phục vụ cho việc phê duyệt địa điểm nhà máy điện hạt nhân (sau đây được viết tắt là NMĐHN); thông tin chung về dự án NMĐHN và tổ máy của NMĐHN; thông tin về quá trình chuẩn bị và cấu trúc của Báo cáo PTATSB.
Mục đích cần đạt được của việc lập Báo cáo PTATSB trong giai đoạn phê duyệt địa điểm NMĐHN.
Cơ sở pháp lý cho việc lập Báo cáo PTATSB phục vụ phê duyệt địa điểm NMĐHN bao gồm thông tin ngắn gọn về các quyết định chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của chính quyền địa phương.
Thông tin về chủ đầu tư, nhà thầu và cơ quan, tổ chức thực hiện khảo sát, đánh giá phục vụ cho việc lựa chọn địa điểm NMĐHN.
Thông tin chung về dự án NMĐHN bao gồm:
- Đặc điểm chung của mỗi tổ máy, bao gồm: công suất thiết kế, chế độ hoạt động, loại lò phản ứng;
1.5. Thông tin về cơ quan, tổ chức lập Báo cáo PTATSB
1.6. Cấu trúc của Báo cáo PTATSB
- Các phần chính của Báo cáo;
- Mối liên kết giữa các phần trong Báo cáo.
Danh mục này bao gồm hai phần: các từ viết tắt và các thuật ngữ, định nghĩa sử dụng trong Báo cáo PTATSB.
Nội dung này của Báo cáo PTATSB bao gồm: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn áp dụng; các đặc trưng kỹ thuật cơ bản của NMĐHN; thông tin về điều kiện xây dựng, sơ đồ bố trí mặt bằng và các khía cạnh khác; đặc điểm kỹ thuật và hoạt động của tổ máy NMĐHN; đặc điểm của hệ thống cấp điện; tài liệu tham khảo kèm theo.
Liệt kê tất cả văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn áp dụng đối với khảo sát, đánh giá địa điểm, xác định các đặc trưng kỹ thuật thiết kế NMĐHN. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn chưa được cơ quan có thẩm quyền quy định áp dụng thì cần phải luận chứng, tính phù hợp của các văn bản và tiêu chuẩn đó với các yêu cầu về an toàn trên cơ sở các kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất, các quy định và cam kết quốc tế hiện hành.
Trình bày ngắn gọn (có thể bằng bảng biểu) thông tin về NMĐHN, bao gồm số lượng tổ máy, loại công nghiệp của mỗi tổ máy, hệ thống làm mát, loại hệ thống cung cấp hơi từ lò phản ứng hạt nhân, loại cấu trúc nhà lò, mức công suất nhiệt, công suất điện tương ứng với mức công suất nhiệt, hệ thống thông tin liên lạc và các đặc điểm khác cần thiết để hiểu được các quá trình kỹ thuật chính trong thiết kế.
2.3. Thông tin về điều kiện xây dựng, sơ đồ bố trí và các khía cạnh khác
2.3.2. Thông tin về sử dụng đất.
2.3.4. Thông tin liên quan tới bảo vệ thực thể NMĐHN, bao gồm:
- Mô tả các cơ sở sản xuất, kho chứa có trong khu vực, đặc biệt là cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ và phát thải chất độc hại ra môi trường.
2.4.1. Trình bày các đặc điểm kỹ thuật của tổ máy NMĐHN liên quan tới phân tích an toàn ở giai đoạn phê duyệt địa điểm.
Thông tin về các hệ thống an toàn của tổ máy NMĐHN liên quan tới địa điểm, đặc biệt là khi có tác động từ bên ngoài với tần suất xuất hiện hơn 1 lần trong 100 năm hoặc khi có tác động của động đất, sóng thần, máy bay rơi.
Đặc điểm và sơ đồ nguyên lý của hệ thống cấp điện bảo đảm hoạt động của NMĐHN.
Các báo cáo riêng được coi là một phần của Báo cáo PTATSB, bao gồm báo cáo về kết quả khảo sát địa điểm, kiểm tra và phân tích, đánh giá chất lượng.
Nội dung này của Báo cáo PTATSB bao gồm thông tin chi tiết về địa điểm; nguyên tắc chung về đánh giá các mối hiểm họa tại địa điểm; các hoạt động của con người trong lân cận NMĐHN; khí tượng, thủy văn, sóng thần, địa chất và địa chấn kiến tạo và các điều kiện tự nhiên khác có khả năng ảnh hưởng tới an toàn của NMĐHN; các nguồn phóng xạ bên ngoài NMĐHN; các vấn đề liên quan tới kế hoạch ứng phó sự cố và quản lý tai nạn; quan trắc các thông số liên quan tới địa điểm; phân tích an toàn đối với địa điểm.
3.1.1. Vị trí của địa điểm
- Tên địa phương (xã, huyện, tỉnh) nơi đặt nhà máy;
- Khoảng cách từ địa điểm tới thành phố, thị xã nơi đặt trụ sở cơ quan hành chính cấp tỉnh;
- Khoảng cách từ địa điểm tới biên giới quốc gia và tên các nước láng giềng.
- Khu vực dân cư, sông, biển, sân bay, ga đường sắt, cảng sông và cảng biển;
- Các cơ sở công nghiệp gần nhất (nhà máy, tổ hợp công nghiệp hóa chất, đường ống dẫn khí và dẫn dầu, các cơ sở chế biến thực phẩm và các cơ sở khác);
Chỉ rõ khoảng cách từ địa điểm tới các khu nghỉ mát, khu bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
3.1.2. Dân cư
- Mật độ dân cư trong khu vực bán kính 30 km tới địa điểm NMĐHN trước khi bắt đầu xây dựng, trong giai đoạn xây dựng và trong suốt quá trình vận hành của nhà máy;
- Phân bố dân cư trên bản đồ theo các khu vực xung quanh địa điểm NMĐHN giới hạn bởi bán kính 10, 10-15, 15-20 và 20-30 km, được phân chia thành 8 hướng;
- Khẩu phần ăn của người dân, tỷ lệ thực phẩm cung cấp tại chỗ và nhập từ nơi khác tới;
- Thời lượng người dân ở ngoài trời và trong phòng kín (riêng cho dân thành thị và nông thôn) trong ngày;
- Các phương tiện vận tải, đường giao thông, số lượng các phương tiện vận tải.
- Thông tin về hoạt động khảo sát thu thập dữ liệu để thiết kế nền móng NMĐHN và đánh giá tương tác giữa các công trình xây dựng và nền đất;
3.1.4. Thông tin liên quan tới địa điểm, sai số được tính tới trong thiết kế cơ sở và khả năng phát tán phóng xạ, bao gồm:
- Tài liệu thiết kế các công trình xây dựng (nếu có) và các biện pháp bảo đảm an toàn cho công trình có liên quan;
3.1.5. Thông tin về điều kiện địa hình của liên vùng, tiểu vùng, lân cận NMĐHN và của địa điểm NMĐHN, bao gồm:
- Độ nghiêng bề mặt và hướng nghiêng;
- Bãi lầy;
Cung cấp các tài liệu sau đây đối với tiểu vùng:
- Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10.000, kết hợp với sơ đồ mặt cắt địa hình thềm lục địa và địa hình trên mặt đất của lân cận NMĐHN;
Cung cấp các tài liệu sau đây đối với địa điểm NMĐHN:
- Bản đồ địa hình đáy biển (trong trường hợp địa điểm nằm trên bờ biển) tỷ lệ 1:10.000 - 1:5.000.
3.2.1. Đánh giá chi tiết các nguy hại từ các yếu tố tự nhiên và nhân tạo tại địa điểm.
3.2.2. Tiêu chí sàng lọc đối với mỗi nguy hại, bao gồm các giá trị ngưỡng xác suất khả năng xảy ra các sự kiện, cùng với các tác động có thể có của mỗi nguy hại, bao gồm nguồn phát sinh, cơ chế lan truyền và tác động có thể xảy ra tại đặc điểm.
3.2.4. Thông tin về việc tổ chức định kỳ cập nhật đánh giá nguy hại theo thiết bị ghi đo và các hoạt động theo dõi, quan trắc.
3.3.1. Thông tin về các hoạt động của con người có khả năng ảnh hưởng tới hoạt động của NMĐHN, bao gồm:
- Đánh giá đặc điểm và các thông số của các yếu tố nêu trên.
Các nguy cơ được xác định là có khả năng ảnh hưởng tới an toàn của NMĐHN đều phải được đưa vào danh sách các sự kiện làm cơ sở thiết kế, bổ sung giảm thiểu tác động của các sự cố có thể xảy ra; dự đoán những thay đổi liên quan tới các sự kiện có thể là nguồn gây ra các nguy cơ mất an toàn.
3.4.1. Các hoạt động tại địa điểm có khả năng ảnh hưởng tới an toàn của NMĐHN, bao gồm hoạt động của các phương tiện giao thông trong khu vực nhà máy, hoạt động lưu giữ, vận chuyển nhiên liệu, khí và các hóa chất khác (có khả năng gây cháy nổ hoặc nhiễm độc), khả năng thông gió.
3.5. Thủy văn
3.5.1. Tác động của các điều kiện thủy văn tại địa điểm đối với NMĐHN (đối với thiết kế và vận hành an toàn nhà máy).
3.5.2. Khả năng ngập lụt do vỡ đê, lũ quét, động đất, sóng thần.
3.5.3. Ảnh hưởng của điều kiện thủy văn đối với khả năng phát tán phóng xạ tới địa điểm và từ địa điểm ra môi trường.
Đánh giá các đặc điểm khí tượng của địa điểm liên quan tới việc bố trí NMĐHN tại địa điểm đó và các biện pháp bảo vệ kỹ thuật đối với các nguy hại, bao gồm các thông tin sau đây:
3.6.2. Mô tả các đặc điểm khí tượng liên quan tới địa điểm và lân cận NMĐHN, có tính tới tác động khí hậu khu vực và địa phương.
Đánh giá giá trị cực trị của các thông số khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, tốc độ và hướng gió; lưu ý giá trị cực trị của bão và lốc xoáy.
3.7. Địa chất và địa chấn kiến tạo
Phạm vi (kích thước, hình dáng) khu vực nghiên cứu phải được luận cứ theo đối tượng nghiên cứu và đặc điểm cụ thể liên quan tới địa điểm.
Dự báo những thay đổi không thuận lợi có khả năng làm gia tăng các điều kiện địa chất nguy hiểm trong giai đoạn xây dựng, vận hành.
Mô tả chi tiết kết quả đánh giá được sử dụng trong thiết kế các công trình (thiết kế kháng chấn) NMĐHN và phục vụ cho việc phân tích an toàn.
3.8. Nguồn phóng xạ bên ngoài NMĐHN
3.8.2. Mô tả hệ thống quan trắc phóng xạ hiện có, các phương tiện kỹ thuật phát hiện bức xạ và nhiễm bẩn phóng xạ. Phần này có thể dẫn chiếu tới các phần khác của Báo cáo PTATSB có liên quan.
3.9.1. Nêu rõ tính khả thi của kế hoạch ứng phó sự cố về khả năng tiếp cận NMĐHN, khả năng vận chuyển và công tác bảo đảm giao thông trong trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng.
3.9.3. Xác định rõ sự cần thiết phải sử dụng các biện pháp hành chính và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khác ngoài tổ chức vận hành NMĐHN.
Trình bày danh mục các tác động bên ngoài tới địa điểm NMĐHN được tính đến trong thiết kế NMĐHN.
3.11.1. Kế hoạch quan trắc các thông số địa chấn, khí tượng, thủy văn, dân số, hoạt động sản xuất, kinh doanh và giao thông liên quan tới địa điểm.
Luận cứ về việc: kế hoạch quan trắc có tính đến đầy đủ các khả năng và mức độ nguy hại tại địa điểm.
Chương trình quan trắc phải có khả năng phát hiện những thay đổi đáng kể trong cơ sở thiết kế, kể cả những thay đổi có thể xảy ra do tác động của hiệu ứng nhà kính.
4.1. Kế hoạch ứng phó sự cố
- Mục tiêu, các hành động giảm thiểu hậu quả của sự cố, các hành động quản lý sự cố nghiêm trọng; quy trình triển khai thực hiện các hành động đó;
- Tính đến tất cả các sự cố có khả năng xảy ra (đặc biệt là sự cố ngoài thiết kế và tai nạn nghiêm trọng), ảnh hưởng tới môi trường và khu vực ngoài địa điểm;
- Việc thành lập ban quản lý sự cố;
- Các biện pháp bảo vệ nhân viên tham gia ứng phó sự cố và phối hợp hành động ứng phó sự cố;
- Các công việc cụ thể cần thực hiện, bao gồm: dự kiến cơ sở trú ẩn; dự kiến địa điểm, tuyến đường, phương tiện, biện pháp phối hợp công tác đảm bảo giao thông trong việc tổ chức sơ tán; công tác y tế;
4.1.2. Trong trường hợp cần thiết, có thể dẫn chiếu tới các phần khác có liên quan của Báo cáo PTATSB.
4.2.1. Trung tâm ứng phó sự cố tại địa điểm NMĐHN có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng phó cấp cơ sở, bao gồm:
- Tiến hành các biện pháp phù hợp cho phép kiểm soát các hệ thống an toàn chính từ phòng điều khiển dự phòng;
4.2.2. Trung tâm ứng phó sự cố ngoài địa điểm có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng phó cấp tỉnh và cấp quốc gia, bao gồm:
- Vận hành hệ thống quan trắc ngoài địa điểm nhằm truyền dữ liệu và thông tin cho cơ quan quản lý trong trường hợp cần thiết;
4.3. Khả năng dự kiến các tình huống sự cố, phát tán phóng xạ và hậu quả sự cố
4.3.2. Đánh giá khả năng phát hiện sớm, quan trắc và đánh giá các điều kiện bảo đảm cho việc triển khai các hành động ứng phó sự cố, giảm thiểu hậu quả, bảo vệ nhân viên bức xạ và tư vấn các hành động bảo vệ phù hợp ở bên ngoài địa điểm cho các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Theo dõi liên tục điều kiện bức xạ tại địa điểm và ngoài địa điểm;
- Đánh giá liên tục hiện trạng của nhà máy, đặc biệt lưu ý khả năng xảy ra hư hại vùng hoạt và dự kiến các hành động ứng phó tiếp theo.
4.3.5. Dự báo khả năng khắc phục hoàn toàn sự cố; xác định tiêu chuẩn chấm dứt sự cố.
4.4. Diễn tập ứng phó sự cố
5.1. Tác động phóng xạ
5.1.2. Luận giải sự phù hợp của việc phát thải với nguyên tắc ALARA, bao gồm:
- Kế hoạch theo dõi mức độ nhiễm xạ và mức phóng xạ ngoài địa điểm;
- Chương trình theo dõi môi trường và hệ thống báo động hiện tượng phát thải phóng xạ bất thường và các thiết bị tự động ngừng phát thải (nếu cần thiết);
5.1.3. Các hoạt động có khả năng làm tăng lượng phát thải phóng xạ ra môi trường, đặc biệt là trong quá trình tháo dỡ NMĐHN.
5.2. Tác động phi phóng xạ
5.3. Đánh giá tác động của nhà máy điện hạt nhân đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và dân cư
5.3.2. Dự báo hàm lượng nhân phóng xạ có khả năng tác động đáng kể về mặt sinh học đối với cây trồng, vật nuôi, các nguồn thủy hải sản.
Các phân tích, dự báo, đánh giá quy định tại khoản 5.3 này phải được làm rõ đối với tình huống vận hành bình thường của NMĐHN và khi xảy ra sự cố (kể cả sự cố trong thiết kế và sự cố ngoài thiết kế).
5.4.1. Phân tích đặc điểm hiện tại và dự báo tác động đối với điều kiện sinh hoạt xã hội hàng ngày của người dân.
5.4.3. Đánh giá tổng liều chiếu xạ.
5.4.5. Luận giải biện pháp khắc phục tác động xấu của NMĐHN đối với điều kiện sinh hoạt xã hội của người dân.
5.5. Đánh giá tác động của nhà máy điện hạt nhân đối với hoạt động giao thông vận tải, các công trình sản xuất kinh doanh và dân sinh
5.5.2. Phân tích tác động, của các hoạt động giao thông vận tải, sản xuất, kinh doanh có khả năng tác động xấu đến NMĐHN; đề xuất phương thức và phương tiện khắc phục các tác động đó.
File gốc của Thông tư 29/2012/TT-BKHCN quy định nội dung Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ trong hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm nhà máy điện hạt nhân do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 29/2012/TT-BKHCN quy định nội dung Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ trong hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm nhà máy điện hạt nhân do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số hiệu | 29/2012/TT-BKHCN |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Lê Đình Tiến |
Ngày ban hành | 2012-12-19 |
Ngày hiệu lực | 2013-02-02 |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
Tình trạng | Còn hiệu lực |