BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2781/TT-KCM | Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 1996 |
Căn cứ Điểm 6, Điều 37 Luật bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993, Điều 4 Nghị định 175/CP ngày 18-10-1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường.
Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường hướng dẫn thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường (sau đây gội tắt là giấy phép về môi trường).
1- Những cơ sở công nghiệp dưới đây phải có giấy phép về môi trường khi tiến hành các hoạt động sản xuất.
1.1- Các cơ sở công nghiệp nhỏ, tiểu thu công nghiệp:
+ Các xí nghiệp nhỏ do địa phương quản lý.
+ Các tổ hợp, hợp tác xã sản xuất.
+ Các hộ gia đình có sản xuất các loại sản phẩm (ngoài sản xuất nông nghiệp), sửa chữa các loại thiết bị - công cụ.
1.2- Các cơ sở công nghiệp (theo phụ lục 1).
1.3- Các cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải.
2. Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc cơ quan Nhà nước được uỷ quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường thì cơ quan đó cấp giấy phép về môi trường.
Cơ quan cấp giấy phép về môi trường phải lập và quản lý sổ cấp giấy phép về môi trường.
3- Các cơ sở công nghiệp tiến hành hoạt động (trừ giai đoạn sản xuất thử nghiệm của các dự án) không có giấy phép về môi trường phải bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Phí , lệ phí cấp, gia hạn hiệu lực giấy phép về môi trường theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường.
II- THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN HIỆU LỰC VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP VỀ MÔI TRƯỜNG.
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép về môi trường:
1.1- Đơn xin cấp giấy phép về môi trường (phụ lục 2) 1.2- Bản kê khai hiện trạng về môi trường (phụ lục 6)
1.3- Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với các cơ sở phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường) hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc cơ quan Nhà nước được uỷ quyền (đối với bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường).
1.4- Giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc cơ quan Nhà nước được uỷ quyền cấp cho cơ sở.
2. Cấp giấy phép về môi trường:
2.1- Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc cơ quan Nhà nước được uỷ quyền thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép về môi trường cho cơ sở nộp đơn xin cấp giấy phép về môi trường.
2.2- Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc cơ quan Nhà nước được uỷ quyền từ chối cấp giấy phép về môi trường thì phải thông báo bằng văn bản cho chủ đơn và nói rõ lý do từ chối.
2.3- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép về môi trường phải cấp giấy biên nhận đã tiếp nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp phải bổ sung số liệu, nội dung của hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép về môi trường yêu cầu cơ sở trong thời hạn 30 ngày phải bổ sung, nếu quá thời hạn này coi như hồ sơ không hợp lệ.
2.4- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thông báo tên cơ sở được cấp giấy phép về môi trường cho Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố nơi cơ sở công nghiệp đang hoạt động.
Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố thông báo tên cơ sở được cấp giấy phép về môi trường cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
3- Thời hạn hiệu lực của giấy phép về môi trường:
3.1- Thời hạn hiệu lực của giấy phép về môi trường là 3 năm kể từ ngày được cấp đối với các cơ sở công nghiệp có sử dụng chất độc hại, chất phóng xạ theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3.2- Thời hạn hiệu lực của giấy phép về môi trường là 5 năm kể từ ngày được cấp đối với các cơ sở công nghiệp không sử dụng chất độc hại, chất phóng xạ.
3.3- Giấy phép về môi trường có thể được gia hạn hiệu lực nhiều lần, mỗi lần không quá 3 năm.
4- Gia hạn hiệu lực giấy phép về môi trường:
- Sáu tháng trước khi giấy phép về môi trường hết hiệu lực, nếu muốn gia hạn chủ cơ sở phải làm đơn xin gia hạn hiệu lực giấy phép về môi trường.
4.1- Hố sơ xin gia hạn hiệu lực giấy phép về môi trường gồm có:
- Đơn xin gia hạn giấy chứng nhận về môi trường (phụ lục 3)
- Giấy phép về môi trường đã được cấp.
- Bản kê khai hiện trạng về môi trường (phụ lục 6).
- Giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc cơ quan Nhà nước được uỷ quyền cấp cho cơ sở.
4.2- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc cơ quan Nhà nước được uỷ quyền phải xem xét và quyết định việc gia hạn hiệu lực giấy phép về môi trường cho cơ sở.
4.3- Nếu việc gia hạn hiệu lực giấy phép về môi trường không được chấp thuận, thì cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc cơ quan Nhà nước được uỷ quyền phải trả lời bằng văn bản cho cơ sở xin gia hạn hiệu lực giấy phép về môi trường trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin gia hạn hiệu lực giấy phép về môi trường và phải nêu rõ lý do từ chối gia hạn hiệu lực giấy phép về môi trường.
4.5- Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quyết định việc gia hạn hiệu lực giấy phép về môi trường, trong một số trường hợp uỷ quyền cho cục môi trường gia hạn hiệu lực giấy phép về môi trường.
Đối với giấy phép về môi trường do Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố cấp, việc uỷ quyền gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận về môi trường cho Sở khoa học, Công nghệ và Môi trường do Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố quyết định.
5- Sửa đổi và thu hồi giấy phép về môi trường:
5.1- Giấy phép về môi trường được sửa đổi trong trường hợp tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường sửa đổi.
5.2- Giấy phép về môi trường bị thu hồi trong trường hợp giả mạo, cấp sai thẩm quyền.
6- Tước quyền sử dụng giấy phép về môi trường:
Giấy phép về môi trường bị tước quyền sử dụng trong trường hợp chủ giấy phép về môi trường vi phạm nghiêm trọng các điều kiện và nội dung ghi trong giấy phép.
7- Trường hợp cơ sở có thay đổi chủ giấy phép thì người kế nhiệm hợp pháp phải thông báo cho cơ quan cấp giấy phép về môi trường biết.
III- KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
1- Chủ cơ sở có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc cơ quan Nhà nước được uỷ quyền nơi mà mình đã gửi đơn xin cấp hoặc gia hạn hiệu lực giấy phép về môi trường trong trường hợp bị từ chối.
2- Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ tên của chủ cơ sở, tên cơ sở, nội dung sự việc, cung cấp bằng chứng, tài liệu cần thiết và yêu cầu giải quyết.
3- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc cơ quan Nhà nước được uỷ quyền phải thông báo cho người khiếu nại biết.
4- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại hợp lệ. Trường hợp chủ cơ sở không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan cấp hoặc gia hạn hiệu lực giấy phép về môi trường thì được quyền khiếu nại lần thứ hai; việc giải quyết khiếu nại lần thứ hai theo quy định của pháp luật.
1- Thông tư này có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày ban hành.
2- Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để xem xét giải quyết.
3- Kèm theo Thông tư này phụ lục 1, 2, 3, 4, 5, 6.
| Chu Tuấn Nhạ (Đã ký) |
CÁC CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP PHẢI CÓ GIẤY PHÉP VỀ MÔI TRƯỜNG
1. Nhà máy lọc hoá dầu
2. Nhà máy hoá chất
3. Nhà máy luyện kim gang thép
4. Nhà máy luyện kim màu
5. Nhà máy thuộc da
6. Nhà máy dệt, nhuộm
7. Nhà máy thuốc bảo vệ thực vật
8. Nhà máy sơn, cao su
9. Nhà máy chất dẻo
10. Nhà máy thuỷ điện
11. Nhà máy nhiệt điện và các dạng năng lượng khác
12. Nhà máy xi măng
13. Nhà máy bột giấy và giấy
14. Xí nghiệp dược phẩm
15. Nhà máy phân bón
16. Nhà máy chế biến thực phẩm
17. Nhà máy đường
18. Nhà máy cơ khí
19. Cơ sở sửa chữa, súc, rửa tàu vận tải sông, biển
20. Nhà máy đông lạnh
21. Cơ sở sửa chữa, sản xuất thiết bị đông lạnh
22. Nhà máy gỗ, diêm
23. Nhà máy thuỷ tinh, sành sứ, silicát
24. Nhà máy sản xuất gạch, ngói, vật liệu xây dựng
25. Các Nhà máy khác
TÊN CƠ QUAN
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Ngày.....tháng....năm 199..
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP VỀ MÔI TRƯỜNG
Kính gửi: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
(Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW)
Tên cơ sở:
Tên chủ cơ sở:
Địa chỉ:
Số điện thoại Số FAX
Đã được cấp giấy phép hoạt động sản xuất số:
Ngày ... tháng ... năm
Cơ quan cấp giấy phép:
Hồ sơ chuyển đến gồm:
1. Đơn xin cấp giấy phép môi trường.
2. Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc ý kiến bằng văn bản về bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường (bản sao có công chứng).
3. Giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm (Bản sao có công chứng)
4. Bản kê khai hiện trạng môi trường.
Chúng tôi cam kết tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.
Chúng tôi làm đơn này đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) cấp giấy phép môi trường cho cơ sở.
Chủ cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
TÊN CƠ QUAN
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Ngày.....tháng....năm 199..
ĐƠN XIN GIA HẠN HIỆU LỰC GIẤY PHÉP VỀ MÔI TRƯỜNG
Kính gửi: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
(Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW)
Tên cơ sở:
Tên chủ cơ sở:
Địa chỉ:
Số điện thoại Số FAX
Đã được cấp giấy phép môi trường số:
Ngày ... tháng ... năm
Cơ quan cấp giấy phép:
Hồ sơ chuyển đến gồm:
1. Đơn xin gia hạn hiệu lực giấy phép về môi trường.
2. Giấy phép môi trường đã được cấp (bản sao có công chứng).
3. Bản kê khai hiện trạng môi trường.
4. Giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm (Bản sao có công chứng)
Chúng tôi đã tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, và cam kết tiếp tục tuân thủ các quy định này.
Chúng tôi làm đơn này, đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) gia hạn hiệu lực giấy phép về môi trường cho cơ sở.
Chủ cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
(UBND tỉnh, thành phố)
Hà Nội, ngày ...tháng.... năm 199..
Số: QĐ/MTg
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
(Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW)
VỀ VIỆC CẤP GIẤY PHÉP VỀ MÔI TRƯỜNG
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
(Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27-12-1993, Nghị định số 175/CP ngày 18-10-1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;
- Căn cứ Thông tư số 2781/TT-KCM ngày 03 tháng 12 năm 1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở công nghiệp;
- Căn cứ Quyết định "Phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường" số... ngày... tháng.. năm của
- Căn cứ Giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm số... ngày... tháng.. năm của
- Xét đơn xin cấp giấy phép môi trường của cơ sở... (tên cơ sở);
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Cấp giấy phép môi trường cho (tên cơ sở)
Điều 2: Chủ cơ sở phải đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường sau:
- Khí thải:
- Nước thải:
- Chất thải rắn:
- Chỉ tiêu liên quan khác:
Điều 3: Trong quá trình hoạt động chủ giấy phép có trách nhiệm đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường (quy định tại Điều 2 Quyết định này).
Trường hợp cơ sở gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường phải có biện pháp khắc phục và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 4: Giấy phép này có hiệu lực từ ngày... tháng ... năm... đến ngày... tháng... năm...
Bộ trưởng
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
(Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố)
Nơi nhận:
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
(UBND tỉnh, thành phố)
Hà Nội, ngày ...tháng.... năm 199..
Số: QĐ/MTg
(THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN GIA HẠN HIỆU LỰC GIẤY PHÉP VỀ MÔI TRƯỜNG)
- Căn cứ Nghị định số 175/CP ngày 18-10-1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;
- Căn cứ Thông tư số 2781/TT-KCM ngày 03 tháng 12 năm 1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở công nghiệp;
- Căn cứ Giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm số... ngày... tháng.. năm của
- Xét đơn xin cấp giấy phép môi trường của cơ sở... (tên cơ sở);
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Gia hạn hiệu lực giấy phép môi trường cho (tên cơ sở)
Điều 2: Chủ cơ sở phải đảm bảo các chỉ tiêu môi trường sau:
- Khí thải:
- Nước thải:
- Chất thải rắn:
- Chỉ tiêu liên quan khác:
Điều 3: Trong quá trình hoạt động chủ giấy phép có trách nhiệm đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường (quy định tại Điều 2 Quyết định này).
Trường hợp cơ sở gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường phải có biện pháp khắc phục và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 4: Giấy phép gia hạn này có hiệu lực từ ngày... tháng ... năm... đến ngày... tháng... năm...
Thủ trưởng cơ quan gia hạn hiệu lực giấy phép về môi trường
Nơi nhận:
BẢN KÊ KHAI HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
Tên cơ sở:
Tổng diện tích mặt bằng:
Địa chỉ cơ sở:
Các lĩnh vực hoạt động:
Số điện thoại của người đại diện:
Tôi tên là.................................. đại diện cho cơ sở. .............................
xin cam đoan những thông tin về các hoạt động được kê khai kèm theo đây:
1. Các chất hoặc nguyên liệu thô được lưu trữ, sử dụng
2. Số lượng, biện pháp xử lý chất thải rắn
3. Số lượng, biện pháp xử lý khí thải
4. Tiếng ồn, độ rung
5. Số lượng và biện pháp xử lý nước thải
Là đúng sự thật và mọi thay đổi về hoạt động này sẽ được thông qua cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
...... ngày....tháng...năm...
Chủ cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
1- Các hoá chất hoặc nguyên liệu thô được lưu trữ, sử dụng
Tên | Các tính chất hoá lý | Phương tiện lưu trữ | Ước lượng nhu cầu hàng năm |
|
|
|
|
2- Số lượng, biện pháp xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn có chứa các chất sau: | Lượng thải hàng ngày (m3/ngày) | Biện pháp xử lý |
1. Dầu |
|
|
2. Dung môi |
|
|
3. Sơn, quang dầu, vecni |
|
|
4. Keo |
|
|
5. Axit hoặc Alkaline |
|
|
6. Cadmium |
|
|
7. Đồng |
|
|
8. Chì, Antimony, ansenic barium, beryllium,cobalt chromium, nickel, selemium, vanadium... |
|
|
9. Cyanide |
|
|
10. PCBs |
|
|
11. Thuốc trừ sâu |
|
|
12. Các chất khác |
|
|
3. Số lượng, biện pháp xử lý khí thải
Tên | Lượng thải và nồng độ thải hàng ngày | Biện pháp xử lý |
1. Khí thải: CO CO2 NOx H2S SO2 2. Bụi, Bụi silic,... 3. Khói: |
|
|
4- Tiếng ồn, độ rung (nguồn, mức ô nhiễm, biện pháp khắc phục)
Các nguồn gây | Thực trạng mức độ ồn, độ rung | Mức ồn, độ rung cho phép | Biện pháp khắc phục |
|
|
|
|
5- Số lượng, biện pháp xử lý nước thải
Thành phần nước thải công nghiệp | Lượng thải, nồng độ thải hàng ngày | Trước | Sau | Biện pháp xử lý |
PH BOD COD Chất rắn lơ lửng Dầu mỡ khoáng Dầu động thực vật Kim loại nặng Tổng chất rắn hoà tan Các chất khác |
|
|
|
|
Tổng khối lượng nước thải được xả vào hệ thống cống công cộng.... (m3/tháng) với mức xả cao điểm............... l/giây.
File gốc của Thông tư 2781/TT-KCM-1996 hướng dẫn thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở công nghiệp do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 2781/TT-KCM-1996 hướng dẫn thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở công nghiệp do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường |
Số hiệu | 2781/TT-KCM |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Chu Tuấn Nhạ |
Ngày ban hành | 1996-12-03 |
Ngày hiệu lực | 1997-01-04 |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
Tình trạng | Đã hủy |