BỘ TÀI CHÍNH-BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2008/TTLT-BTC-BGTVT | Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2008 |
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 168/2003/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về nguồn tài chính và quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Liên Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chế độ quản lý, thanh toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ do ngân sách nhà nước bảo đảm, như sau:
1. Kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ do ngân sách nhà nước bảo đảm, bao gồm: Nguồn dự toán ngân sách nhà nước bố trí hàng năm (vốn trong nước, vốn ngoài nước); nguồn thu phí sử dụng đường bộ được cấp trở lại theo chế độ, được quản lý thu, chi qua ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường quốc lộ do ngân sách trung ương bảo đảm; kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm.
3. Kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ hàng năm được quản lý, thanh toán, quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và các quy định tại Thông tư này.
1. Nội dung chi kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ:
1.1. Chi bảo trì đường bộ:
a. Chi bảo dưỡng thường xuyên đường bộ;
b. Chi sửa chữa định kỳ (sửa chữa vừa và sửa chữa lớn) đường bộ;
c. Chi sửa chữa đột xuất đường bộ, khắc phục hậu quả thiên tai, hoặc các nguyên nhân khác để đảm bảo giao thông.
1.2. Chi hoạt động quản lý và phục vụ giao thông đường bộ:
a. Chi tổ chức theo dõi tình trạng kỹ thuật và quản lý công trình đường bộ; chi tổ chức an toàn giao thông đường bộ; chi kiểm tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; chi phục vụ công tác quản lý, giải tỏa hành lang an toàn đường bộ;
b. Chi hoạt động Văn phòng Khu quản lý đường bộ; bao gồm: Chi theo định mức biên chế được giao, chi hoạt động đặc thù và các khoản chi không thường xuyên (mua sắm, sửa chữa thiết bị, phương tiện, trụ sở Văn phòng);
c. Chi hoạt động của các Trạm kiểm tra tải trọng xe, gồm: Chi phí hoạt động thường xuyên, chi không thường xuyên (mua sắm, sửa chữa thiết bị, nhà trạm);
d. Chi bù hoạt động của các bến phà, cầu phao trong trường hợp thu không đủ chi;
đ. Chi mua sắm thiết bị, sửa chữa lớn Trạm thu phí sử dụng đường bộ (quy định tại Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 7/9/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ);
e. Chi thực hiện di dời Trạm thu phí sử dụng đường bộ, di dời Trạm kiểm tra tải trọng xe theo dự án cấp có thẩm quyền phê duyệt từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ; bao gồm: Chi phí xây dựng Trạm, tháo dỡ trạm cũ, vận chuyển trang thiết bị và lắp đặt tại Trạm mới.
g. Chi sửa chữa nhà hạt quản lý đường bộ và các khoản chi khác (nếu có).
2. Lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ:
Việc lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ hàng năm thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; Thông tư này hướng dẫn thêm một số điểm như sau:
2.1. Lập dự toán:
a. Đối với đường quốc lộ:
Hàng năm căn cứ vào số kiểm tra về dự toán chi ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính thông báo; Bộ Giao thông vận tải thông báo số kiểm tra cho Cục Đường bộ Việt Nam, để Cục Đường bộ Việt Nam giao số kiểm tra cho các Khu quản lý đường bộ và các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính (gọi chung là Sở Giao thông vận tải) đối với đường quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải uỷ quyền cho địa phương quản lý, bảo trì (gọi chung là đường uỷ quyền quản lý).
Căn cứ vào tình trạng cầu, đường bộ; định mức kinh tế kỹ thuật; nội dung chi quy định tại khoản 1, Mục II của Thông tư này; đơn giá, định mức chi được cấp có thẩm quyền duyệt; chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và số kiểm tra do Cục Đường bộ Việt Nam giao; các Khu quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với đường uỷ quyền quản lý) lập dự toán kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ, chi tiết theo nội dung chi, gửi Cục Đường bộ Việt Nam xem xét và tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, tổng hợp gửi Bộ Tài chính theo quy định.
b. Đối với đường địa phương:
Hàng năm căn cứ vào số kiểm tra về dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao; tình trạng cầu, đường bộ; định mức kinh tế kỹ thuật; nội dung chi quy định tại khoản 1, Mục II của Thông tư này; đơn giá, định mức chi được cấp có thẩm quyền duyệt; chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; cơ quan Giao thông vận tải địa phương lập dự toán kinh phí chi quản lý, bảo trì đường bộ, gửi cơ quan Tài chính cùng cấp theo quy định.
Việc lập dự toán kinh phí chi quản lý, bảo trì đường bộ theo quy định tại tiết a, b điểm 2.1, khoản 2, Mục II trên đây phải kèm theo thuyết minh chi tiết. Đối với nội dung chi sửa chữa định kỳ, chi thực hiện di dời Trạm thu phí, Trạm kiểm tra tải trọng xe phải chi tiết theo từng công trình gắn với đoạn đường, tuyến đường, khối lượng, kinh phí, thời gian triển khai thực hiện và thời gian hoàn thành.
2.2. Chấp hành dự toán:
2.2.1. Phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước được giao:
a. Đối với đường quốc lộ:
Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước năm được cấp có thẩm quyền giao; căn cứ vào số thông báo của Bộ Giao thông vận tải; căn cứ vào kế hoạch quản lý, bảo trì đường bộ được cấp có thẩm quyền giao; Cục Đường bộ Việt Nam lập phương án phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho các Khu quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với đường uỷ quyền quản lý); chi tiết theo nội dung chi quy định tại khoản 1, Mục II của Thông tư này, chi tiết theo đoạn đường, tuyến đường, khối lượng và kinh phí (trừ các công trình khắc phục bão lũ đảm bảo thông xe bước 1); đối với công trình có thời gian thi công trên 1 năm, việc phân bổ dự toán từng năm phải bảo đảm theo khối lượng và thời gian thi công được phê duyệt trong quyết định đầu tư; không phân bổ dự toán đối với khối lượng đã thực hiện ngoài danh mục kế hoạch được giao năm trước. Đối với khối lượng sửa chữa đột xuất khắc phục thiên tai, cầu yếu, điểm đen và các nguyên nhân khách quan khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải phân bổ dự toán trong năm kế hoạch để thực hiện. Phương án phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước Cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, tổng hợp gửi Bộ Tài chính thẩm định theo quy định.
Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính về phương án phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước, Bộ Giao thông vận tải giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho Cục Đường bộ Việt Nam, để Cục Đường bộ Việt Nam giao dự toán cho các Khu quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với đường uỷ quyền quản lý); đồng gửi Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước, Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch, chi tiết theo nội dung trên đây để phối hợp thực hiện.
b. Đối với đường địa phương:
Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước năm được cấp thẩm quyền giao, cơ quan Giao thông vận tải địa phương lập phương án phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho quản lý, bảo trì đường bộ; chi tiết theo nội dung chi quy định tại khoản 1, Mục II của Thông tư này; chi tiết theo đoạn đường, tuyến đường, khối lượng và kinh phí (trừ các công trình khắc phục bão lũ đảm bảo thông xe bước 1); đối với công trình có thời gian thi công trên 1 năm, việc phân bổ dự toán từng năm phải bảo đảm theo khối lượng và thời gian thi công được phê duyệt trong quyết định đầu tư; không phân bổ dự toán đối với khối lượng đã thực hiện ngoài danh mục kế hoạch được giao năm trước. Đối với khối lượng sửa chữa đột xuất khắc phục thiên tai, cầu yếu, điểm đen và các nguyên nhân khách quan khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải phân bổ dự toán trong năm kế hoạch để thực hiện. Phương án phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cơ quan Giao thông vận tải gửi cơ quan Tài chính cùng cấp thẩm định theo quy định.
Sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan Tài chính cùng cấp về phương án phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước, cơ quan Giao thông vận tải giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc thực hiện; đồng gửi cơ quan Tài chính, Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch, chi tiết theo nội dung trên đây để phối hợp thực hiện.
c. Căn cứ vào dự toán chi quản lý, bảo trì đường bộ được cấp có thẩm quyền giao, các Khu quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với đường uỷ quyền quản lý); cơ quan Giao thông vận tải địa phương (đối với đường địa phương) thực hiện đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch khối lượng quản lý, bảo trì đường bộ theo quy định hiện hành.
Đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư thực hiện theo quy trình quản lý vốn đầu tư như: di dời Trạm thu phí sử dụng đường bộ, Trạm kiểm tra tải trọng xe; sửa chữa lớn công trình đường bộ, Trạm thu phí, Trạm kiểm tra tải trọng xe, Văn phòng Khu quản lý đường bộ, nhà hạt quản lý đường bộ và các nhiệm vụ chi khác.
2.2.2. Tạm ứng, thanh toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ:
a. Đối với đường quốc lộ:
- Đối với kinh phí quản lý, bảo trì đường quốc lộ bố trí từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước: Căn cứ vào dự toán chi từ nguồn ngân sách nhà nước được giao, các Khu quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với đường uỷ quyền quản lý) thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để tạm ứng, thanh toán cho các đơn vị quản lý, bảo trì đường quốc lộ theo quy định.
- Đối với kinh phí quản lý, bảo trì đường quốc lộ bố trí từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ nộp vào ngân sách trung ương và cấp trở lại: Căn cứ dự toán chi từ nguồn thu phí sử dụng được giao, các Khu quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với đường uỷ quyền quản lý) thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để tạm ứng, thanh toán cho các đơn vị quản lý, bảo trì đường quốc lộ theo quy định.
Trước ngày 15 tháng 01 năm sau, Cục Đường bộ Việt Nam báo cáo số tiền thu phí sử dụng đường quốc lộ thực nộp vào ngân sách trung ương đến ngày 31 tháng 12 năm trước (có xác nhận của Kho bạc nhà nước); trường hợp số phí sử dụng đường bộ thực nộp vào ngân sách trung ương cao hơn dự toán chi được giao, số tiền thu phí tăng thêm được bổ sung dự toán chi quản lý bảo trì, đường quốc lộ của năm sau; trường hợp số phí sử dụng đường bộ thực nộp vào ngân sách trung ương thấp hơn dự toán chi được giao, số tiền thu phí giảm được trừ vào dự toán chi quản lý, bảo trì đường quốc lộ của năm sau.
b. Đối với đường địa phương:
- Đối với kinh phí quản lý, bảo trì đường địa phương bố trí từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước: Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, cơ quan Giao thông địa phương thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để tạm ứng, thanh toán cho các đơn vị quản lý, bảo trì đường địa phương theo quy định.
- Đối với kinh phí quản lý, bảo trì đường địa phương từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ nộp vào ngân sách địa phương và cấp trở lại: Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, cơ quan Tài chính địa phương phối hợp với cơ quan Giao thông quy định cụ thể phương thức cấp phát cho phù hợp.
c. Căn cứ để Kho bạc nhà nước thực hiện thanh toán:
- Có trong danh mục, dự toán công trình được cấp có thẩm quyền duyệt;
- Có kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ được thông báo;
- Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch của cấp có thẩm quyền theo quy định hiện hành;
- Hợp đồng kinh tế thực hiện quản lý, bảo trì đường bộ;
- Biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng; bản thanh toán khối lượng; phiếu giá công trình;
- Lệnh chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị ký hợp đồng, cùng hồ sơ chứng từ hợp pháp theo quy định.
d. Kiểm soát chi tại Kho bạc nhà nước:
Kho bạc nhà nước nơi giao dịch kiểm tra theo các căn cứ nêu trên, thực hiện kiểm soát chi trước khi tạm ứng, thanh toán theo đề nghị của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, cụ thể:
- Đối với nhiệm vụ chi quản lý, bảo trì đường bộ có tính chất thường xuyên, chi sửa chữa vừa: Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát chi theo quy định tại Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước. Trường hợp công việc chưa hoàn thành, mức tạm ứng tối đa không quá 60% dự toán kinh phí hoặc giá trị hợp đồng kinh tế thực hiện quản lý, bảo trì đường bộ.
- Đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư thực hiện theo quy trình quản lý vốn đầu tư như: di dời Trạm thu phí sử dụng đường bộ, Trạm kiểm tra tải trọng xe; sửa chữa lớn công trình đường bộ, Trạm thu phí, Trạm kiểm tra tải trọng xe, Văn phòng Khu quản lý đường bộ, nhà hạt quản lý đường bộ và các nhiệm vụ chi khác, Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát chi theo quy định tại Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
2.3. Quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ:
a. Báo cáo quyết toán.
Các đơn vị được giao dự toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ lập báo cáo quyết toán theo đúng mẫu biểu, thời hạn nộp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Báo cáo quyết toán kèm theo báo cáo danh mục công trình đã được giao kế hoạch trong năm đề nghị quyết toán chi tiết theo nội dung chi quy định tại khoản 1, Mục II của Thông tư này (Kèm theo phụ lục biểu mẫu báo cáo).
b. Xét duyệt và thẩm định báo cáo quyết toán.
Việc xét duyệt và thẩm định báo cáo quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ hàng năm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 2/01/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp; cụ thể:
- Đối với đường quốc lộ: Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm xét duyệt quyết toán năm của các Khu Quản lý đường bộ và Sở Giao thông vận tải (đối với đường uỷ quyền quản lý); Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm thẩm định quyết toán năm của Cục Đường bộ Việt Nam; Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định quyết toán năm của Bộ Giao thông vận tải theo quy định.
- Đối với đường địa phương: Cơ quan Giao thông vận tải có trách nhiệm xét duyệt quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc; cơ quan Tài chính có trách nhiệm thẩm định quyết toán năm của cơ quan Giao thông vận tải theo quy định.
- Riêng Đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư thực hiện theo quy trình quản lý vốn đầu tư như: di dời Trạm thu phí sử dụng đường bộ, Trạm kiểm tra tải trọng xe; sửa chữa lớn công trình đường bộ, Trạm thu phí, Trạm kiểm tra tải trọng xe, Văn phòng Khu quản lý đường bộ, nhà hạt quản lý đường bộ và các nhiệm vụ chi khác, ngoài việc thực hiện quyết toán hàng năm theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 2/01/2007 của Bộ Tài chính, khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải thực hiện quyết toán công trình hoàn thành theo quy định tại Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 4/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; trường hợp quyết toán công trình hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt có chênh lệch so với tổng giá trị đã quyết toán các năm, thì số chênh lệch đó được điều chỉnh vào quyết toán của năm phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành tương ứng.
3. Công tác kiểm tra:
Để bảo đảm việc sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ đúng mục đích, có hiệu quả; Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam, cơ quan Giao thông vận tải địa phương có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ tại các đơn vị trực thuộc.
Các khoản chi quản lý, bảo trì đường bộ vượt định mức, chi không đúng chế độ, chi sai nội dung chi quy định tại Thông tư liên tịch này đều phải xuất toán thu hồi nộp ngân sách nhà nước; đồng thời người nào ra lệnh chi sai người đó phải bồi hoàn cho công quỹ và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và bãi bỏ Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT/BTC-BGTVT ngày 05/01/2001 của Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế sửa chữa đường bộ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải để kịp thời giải quyết./.
KT.BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT | KT.BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Nơi nhận: |
|
BÁO CÁO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO NĂM ... ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN
(Áp dung đối với đơn vị dự toán cấp II và cấp III)
Đơn vị: đồng
STT | Nhiệm vụ | Dự toán ngân sách nhà nước được giao trong năm | Giá trị dự toán công trình được duyệt | Giá trị công trình, hạng mục hoàn thành trong năm | Giá trị công trình, hạng mục hoàn thành đề nghị quyết toán trong năm | Giá trị công trình, hạng mục hoàn thành đã quyết toán luỹ kế đến năm báo cáo | Giá trị công trình, hạng mục hoàn thành chuyển sang năm sau quyết toán | Dự toán ngân sách nhà nước còn dư cuối năm |
|
| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6=3-1 | 7=4-1 |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Quản lý, bảo trì thường xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
| (Phản ánh theo từng tuyến đường: đường, cầu) |
|
|
|
|
|
|
|
| ….. |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Sửa chữa vừa |
|
|
|
|
|
|
|
| (Phản ánh theo từng công trình, địa điểm công trình gắn với tuyến đường bộ; từng nhiệm vụ khác cụ thể ) |
|
|
|
|
|
|
|
| ….. |
|
|
|
|
|
|
|
3 | Sửa chữa lớn |
|
|
|
|
|
|
|
| (Phản ánh theo từng công trình, địa điểm công trình gắn với tuyến đường bộ; từng nhiệm vụ khác cụ thể) |
|
|
|
|
|
|
|
| ….. |
|
|
|
|
|
|
|
4 | Các nhiệm vụ khác |
|
|
|
|
|
|
|
| (Phản ánh từng nhiệm vụ cụ thể) |
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích:
1. Đơn vị dự toán cấp III báo cáo đầy đủ các nội dung theo biểu mẫu trên gửi đơn vị dự toán cấp II; riêng đơn vị dự toán cấp II báo cáo theo danh mục sửa chữa vừa, sửa chữa lớn và các nhiệm vụ khác gửi đơn vị dự toán cấp I
2. Cột 4: giá trị công trình, hạng mục hoàn thành đề nghị quyết toán trong năm là giá trị đề nghị quyết toán trong năm (bằng hoặc thấp hơn dự toán ngân sách nhà nước được giao-cột 1).
3. Cột 5 Giá trị công trình, hạng mục hoàn thành đã quyết toán luỹ kế đến năm báo cáo: để phản ánh đối với các công trình quy định tại gạch đầu dòng thứ 3 tiết b điểm 2.3 mục 2 Phần II Thông tư liên tịch
4. Cột 6: giá trị công trình, hạng mục hoàn thành chuyển sang năm sau quyết toán phản ánh trong chênh lệch do dự toán ngân sách nhà nước (cột 1) bố trí thấp hơn giá trị công trình, hạng mục hoàn thành trong năm (cột 3)
5. Cột 7: dự toán ngân sách nhà nước còn dư cuối năm phản ánh chênh lệch do dự toán ngân sách nhà nước bố trí (cột 1) cao hơn giá trị đề nghị quyết toán trong năm (cột 4)
BÁO CÁO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO NĂM ... ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN
(Áp dung đối với đơn vị dự toán cấp II và cấp III)
Đơn vị: đồng
STT | Nhiệm vụ | Dự toán ngân sách nhà nước được giao trong năm | Giá trị dự toán công trình được duyệt | Giá trị công trình, hạng mục hoàn thành trong năm | Giá trị công trình, hạng mục hoàn thành đề nghị quyết toán trong năm | Giá trị công trình, hạng mục hoàn thành đã quyết toán luỹ kế đến năm báo cáo | Giá trị công trình, hạng mục hoàn thành chuyển sang năm sau quyết toán | Dự toán ngân sách nhà nước còn dư cuối năm |
|
| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6=3-1 | 7=4-1 |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Quản lý, bảo trì thường xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
| (Phản ánh theo từng tuyến luồng đường thuỷ nội địa) |
|
|
|
|
|
|
|
| ….. |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Không thường xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
| (Phản ánh theo từng công trình , vị trí gắn với tuyến luồng đường thuỷ nội địa; từng nhiệm vụ cụ thể) |
|
|
|
|
|
|
|
| ….. |
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích:
1. Đơn vị dự toán cấp III báo cáo đầy đủ các nội dung theo biểu mẫu trên gửi đơn vị dự toán cấp II; riêng đơn vị dự toán cấp II báo cáo theo danh mục không thường xuyên gửi đơn vị dự toán cấp I
2. Cột 4: giá trị công trình, hạng mục hoàn thành đề nghị quyết toán trong năm là giá trị đề nghị quyết toán trong năm (bằng hoặc thấp hơn dự toán ngân sách nhà nước được giao).
3. Cột 5: Giá trị công trình, hạng mục hoàn thành đã quyết toán luỹ kế đến năm báo cáo: để phản ánh đối với các công trình quy định tại khổ thứ 2 tiết b điểm 2.3 mục 2 Phần II Thông tư liên tịch
4. Cột 6: giá trị công trình, hạng mục hoàn thành chuyển sang năm sau quyết toán phản ánh trong chênh lệch do dự toán ngân sách nhà nước (cột 1) bố trí thấp hơn giá trị công trình, hạng mục hoàn thành trong năm (cột 3)
5. Cột 7: dự toán ngân sách nhà nước còn dư cuối năm phản ánh chênh lệch do dự toán ngân sách nhà nước bố trí (cột 1) cao hơn giá trị đề nghị quyết toán trong năm (cột 4)
Từ khóa: Thông tư liên tịch 10/2008/TTLT-BTC-BGTVT, Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BTC-BGTVT, Thông tư liên tịch 10/2008/TTLT-BTC-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BTC-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch 10 2008 TTLT BTC BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, 10/2008/TTLT-BTC-BGTVT
File gốc của Thông tư liên tịch 10/2008/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn chế độ quản lý, thanh toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ do Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải ban hành đang được cập nhật.
Thông tư liên tịch 10/2008/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn chế độ quản lý, thanh toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ do Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính |
Số hiệu | 10/2008/TTLT-BTC-BGTVT |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Người ký | Nguyễn Hồng Trường, Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành | 2008-01-30 |
Ngày hiệu lực | 2008-02-26 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Hết hiệu lực |