NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/TTLB | Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 1992 |
VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ AN NINH TÀI SẢN NHÀ NƯỚC CÓ NGÀNH NGÂN HÀNG QUẢN LÝ VÀ BẢO QUẢN
- Bảo vệ an ninh nội vụ ngành Ngân hàng, giữ bí mật Nhà nước, phòng ngừa và ngăn chặn các hoạt động phá hoại kinh tế, tiền tệ;
- Công tác phòng cháy, chữa cháy;
2. Ngân hàng và công an các cấp có trách nhiệm thường xuyên trao đổi các thông tin; những hiện tượng nghi vấn về các hoạt động xâm phạm an ninh và tài sản nhà nước; tình hình hoạt động của các loại tội phạm trong lĩnh vực Ngân hàng. Phát động và duy trì thường xuyên phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ an toàn cơ quan, tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống những hành vi có hại cho an ninh và trật tự trong lĩnh vực Ngân hàng.
Để công tác bảo vệ được triển khai đồng bộ, có hiệu quả, Liên Bộ quy định trách nhiệm của mỗi ngành như sau:
1. Thủ trưởng Ngân hàng các cấp là người chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai các mặt công tác bảo vệ an ninh nội bộ, bảo vệ tài sản do ngành mình quản lý và bảo quản. Phải thường xuyên giáo dục ý thức chính trị, tinh thần cảnh giác và trách nhiệm cao cho Cán bộ Công nhân viên thuộc quyền. Bố trí những người có đủ tiêu chuẩn chính trị và năng lực chuyên môn làm việc tại các bộ phận cơ mật, có liên quan trực tiếp tới tiền bạc, tài sản quý hiếm.
2. Thủ trưởng Ngân hàng các cấp phải thường xuyên kiện toàn, củng cố lực lượng bảo vệ chuyên trách của cơ quan, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Định kỳ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ. Trang bị phương tiện bảo vệ cần thiết cho lực lượng này.
4. Thủ trưởng các đơn vị Ngân hàng cần phân công người có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng cháy, chữa cháy của Nhà nước. Tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy của cơ quan. Xây dựng nội quy, phương án phòng cháy, chữa cháy và trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy cần thiết. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng địa phương, xử lý kịp thời và có hiệu quả khi có cháy xảy ra.
6. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an cùng cấp trong việc phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn những hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước do ngành Ngân hàng quản lý và bảo quản. Đấu tranh kiên quyết với các hoạt động phá hoại tiền tệ, làm, tàng trữ và lưu hành tiền giả, ngoại tệ giả...
b. Bộ Nội vụ
2. Phối hợp với Ngân hàng xây dựng phương án bảo vệ toàn diện đối với nhà máy in đúc tiền, kho tiền và kế hoạch bảo vệ đối với các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt của hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Đối với các Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, công ty vàng bạc, đá quý, việc bảo vệ kho tiền và hàng đặc biệt trên đường vận chuyển do Thủ trưởng đơn vị Ngân hàng và Thủ trưởng cơ quan công an cùng cấp bàn bạc, thỏa thuận khi có yêu cầu.
5. Phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc ngành Ngân hàng trong những trường hợp cần thiết để thanh tra, kiểm tra chấp hành chính sách, chế độ và các quy định khác về quản lý tiền tệ, tài sản của ngành Ngân hàng nhằm phát hiện những sơ hở, thiếu sót, kịp thời khắc phục.
2. Mỗi ngành phải chủ động lập kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung đã nêu trong Thông tư này.
4. Hàng năm, lãnh đạo 2 ngành tại địa phương họp kiểm điểm việc thực hiện Thông tư liên bộ. Đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và cơ quan cấp trên theo ngành dọc để theo dõi chỉ đạo.
6. Thông tư này thay thế thông tư số 05/TT-LB ngày 6-8-1984 của Liên bộ Ngân hàng Nhà nước - Nội vụ và có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định khác của hai Bộ trái với tinh thần Thông tư này từ nay hết hiệu lực thi hành.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
File gốc của Thông tư liên bộ 14/TTLB năm 1992 về công tác bảo vệ an ninh tài sản nhà nước có ngành ngân hàng quản lý và bảo quản của Ngân hàng Nhà nước – Nội vụ đang được cập nhật.
Thông tư liên bộ 14/TTLB năm 1992 về công tác bảo vệ an ninh tài sản nhà nước có ngành ngân hàng quản lý và bảo quản của Ngân hàng Nhà nước – Nội vụ
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nội vụ, Ngân hàng Nhà nước |
Số hiệu | 14/TTLB |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 1992-11-04 |
Ngày hiệu lực | 1992-11-04 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Còn hiệu lực |