BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 188/2011/TT-BTC | Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2011 |
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CỤC VIỄN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 35/2011/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông;
Việc thực hiện chế độ quản lý tài chính của Cục Viễn thông phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
b) Chủ động trong sử dụng nguồn tài chính được giao theo nguyên tắc bảo đảm hiệu quả, tạo điều kiện đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, tiết kiệm, chống lãng phí.
d) Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong tổ chức công việc, sử dụng lao động và các nguồn lực tài chính.
2. Cục Viễn thông có trách nhiệm mở sổ kế toán và tổ chức hạch toán kế toán để theo dõi đầy đủ các nguồn thu phát sinh theo đúng chế độ nhà nước đã quy định; thực hiện nộp ngân sách nhà nước đầy đủ, kịp thời đối với các khoản phí, lệ phí phải nộp theo quy định.
a) Nguồn thu từ phí, lệ phí của Cục Viễn thông (gọi tắt là phí, lệ phí hoạt động viễn thông) được để lại sử dụng phục vụ hoạt động của Cục Viễn thông theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a2) Thu từ lệ phí chứng nhận hợp chuẩn thiết bị viễn thông theo quy định tại Quyết định số 89/2004/QĐ-BTC ngày 22/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí quản lý chất lượng bưu điện và hoạt động bưu chính viễn thông.
a4) Các nguồn phí, lệ phí viễn thông khác.
b1) Phí cấp phép, phân bổ và sử dụng kho số mạng, viễn thông quốc gia theo quy định tại Quyết định số 215/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động bưu chính viễn thông; Cục Viễn thông được để lại 90% để phục vụ hoạt động của Cục Viễn thông và đầu tư phát triển sự nghiệp viễn thông; có trách nhiệm kê khai, nộp và quyết toán 10% số tiền phí, lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản, mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Quy định về tỷ lệ để lại chi từ nguồn thu phí nêu trên được áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức đánh giá khả năng thu, nhu cầu chi từ nguồn thu phí cấp phép, phân bổ và sử dụng kho số mạng viễn thông quốc gia để xác định tỷ lệ để lại chi cho giai đoạn tiếp theo, gửi về Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
b3) Các nguồn phí, lệ phí viễn thông khác (nếu có): thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
a) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ, các nhiệm vụ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;
c) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
đ) Kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
f) Vốn đối ứng thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền giao;
4. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật.
a) Chi trả các khoản tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản phụ cấp, cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp và các khoản thanh toán cá nhân khác theo chế độ hiện hành của nhà nước;
c) Chi đào tạo cán bộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho các Sở, doanh nghiệp viễn thông, chi cho các đơn vị trong và ngoài ngành khi phối hợp thực hiện về các nội dung quản lý viễn thông như: phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, công tác quản lý thuê bao, đối soát số liệu thuê bao, quản lý thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện;
đ) Chi sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên tài sản, máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí, lệ phí; chi mua bảo hiểm tài sản;
f) Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện, nước, xăng dầu, an ninh, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc và các dịch vụ thuê ngoài khác (nếu có);
h) Chi cho các hoạt động dịch vụ liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ về viễn thông: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, giám sát triển khai giấy phép viễn thông của các doanh nghiệp, chi cho việc kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý giá cước viễn thông, quản lý khuyến mại, quản lý kho số, xác định hiệu quả sử dụng kho số viễn thông của doanh nghiệp; chi đánh giá chất lượng dịch vụ viễn thông, chất lượng kết nối viễn thông theo định kỳ và đột xuất;
j) Chi phí điều tra, thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá chất lượng dịch vụ, sử dụng chung hạ tầng bưu chính, viễn thông (bao gồm cả dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích theo quy định hiện hành của pháp luật);
l) Các khoản chi hành chính: Văn phòng phẩm, công tác phí, chi tiếp tân khánh tiết, hội nghị, chi quản lý hành chính khác;
n) Các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ hoạt động cấp phép và thu phí, lệ phí.
a) Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, trích khấu hao TSCĐ, thực hiện theo quy định hiện hành;
c) Chi thuê, sửa chữa TSCĐ; chi mua nguyên, nhiên, vật liệu, lao vụ mua ngoài; chi trả lãi tiền vay (nếu có); các khoản chi khác, theo chứng từ chi thực tế đảm bảo hạch toán bù đắp chi phí và có lãi.
Đơn vị thực hiện chế độ chi tiêu theo quy định hiện hành đối với từng nhiệm vụ chi không thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền giao (kinh phí không giao tự chủ).
1. Đối với các nội dung chi quản lý, chi nghiệp vụ thường xuyên đã có chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; trừ các tiêu chuẩn, định mức, nội dung chi được quy định tại khoản 3 Điều này; Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và phải được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
3. Các tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tuân thủ quy định của Nhà nước:
b) Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc;
d) Chế độ công tác phí nước ngoài;
e) Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia;
g) Chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có);
i) Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, trang thiết bị thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về đấu thầu.
1. Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi Cục Viễn thông được sử dụng để trích lập các quỹ và chi theo thứ tự như sau:
b) Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định tại điểm a khoản này. Tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm cho người lao động thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của Cục Viễn thông. Mức chi trả thu nhập tăng thêm cụ thể cho từng người lao động do Cục trưởng Cục Viễn thông xem xét quyết định sau khi đã thống nhất với tổ chức công đoàn theo nguyên tắc người nào có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn sẽ được trả thu nhập tăng thêm cao hơn.
2. Tạm chi trước thu nhập tăng thêm: Căn cứ kết quả hoạt động tài chính quý, năm của đơn vị, nhằm động viên kịp thời người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, Cục trưởng Cục Viễn thông có thể tạm chi thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị. Mức tạm chi trước hàng quý tối đa không quá 60% số chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại sau khi trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định, do đơn vị xác định được theo quý.
Sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt quyết toán tài chính năm: Trường hợp số chênh lệch thu - chi thực tế lớn hơn số Cục Viễn thông tự xác định và kinh phí được phép chi thu nhập tăng thêm cao hơn số đơn vị đã chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, đơn vị được tiếp tục chi trả thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Trường hợp số chênh lệch thu chi thực tế thấp hơn số Cục Viễn thông tự xác định và kinh phí đã chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động lớn hơn số kinh phí được chi trả thu nhập tăng thêm thì số chi vượt đơn vị phải sử dụng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập (nếu có) để bù đắp; trường hợp sau khi dùng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bù đắp vẫn còn thiếu thì trừ vào số được chi trả thu nhập tăng thêm của năm sau.
1. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp:
b) Việc sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp do Cục trưởng Cục Viễn thông quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Trường hợp sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư phát triển thì phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành đã được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt.
a) Nội dung chi: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động và thực hiện các chế độ, chính sách cho người lao động theo quy định của nhà nước.
3. Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do Cục trưởng quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Điều 7. Quản lý tài sản nhà nước
Điều 8. Mở tài khoản giao dịch
1. Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, phản ánh các khoản chi còn lại của Cục theo quy định (trừ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này).
a) Thu các khoản phí, lệ phí hoạt động viễn thông đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.
Đối với các khoản thu, chi trên tài khoản mở tại Ngân hàng thương mại, định kỳ hàng quý, Cục Viễn thông lập bảng kê thu, chi phát sinh trong kỳ gửi cho Kho bạc Nhà nước nơi Cục mở tài khoản giao dịch để theo dõi. Cục Viễn thông quyết định số dư cần thiết để đảm bảo hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ đặc thù của Cục theo các nội dung được phép chi tại Ngân hàng thương mại; số tiền phí và lệ phí còn lại (sau khi đã trừ đi số chi nêu trên và số dư cần thiết trên tài khoản mở tại ngân hàng thương mại), Cục Viễn thông có trách nhiệm làm thủ tục chuyển vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước để Kho bạc Nhà nước theo dõi và kiểm soát chi cho các hoạt động khác của Cục theo đúng quy định hiện hành.
c1) Kiểm soát chi đối với các khoản chi từ tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng thương mại đảm bảo các khoản chi theo đúng chế độ quy định. Kho bạc Nhà nước không chịu trách nhiệm kiểm soát chi đối với các khoản chi này.
Điều 9. Lập dự toán, giao dự toán
Điều 10. Báo cáo tài chính, kiểm tra và công khai tài chính
Hàng năm Cục Viễn thông có trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành và gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán của Bộ Thông tin và Truyền thông gửi Bộ Tài chính.
2. Kiểm tra và xét duyệt báo cáo tài chính
b) Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm tổ chức xét duyệt và thông báo xét duyệt quyết toán cho Cục Viễn thông.
Căn cứ vào báo cáo tài chính hàng năm đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt, Cục Viễn thông thực hiện thông báo công khai trước hội nghị cán bộ công chức và người lao động của Cục.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2012 và áp dụng cho năm tài chính 2012.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;
- Sở Tài chính, KBNN tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, HCSN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Minh
File gốc của Thông tư 188/2011/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với Cục Viễn thông do Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 188/2011/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với Cục Viễn thông do Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 188/2011/TT-BTC |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Nguyễn Thị Minh |
Ngày ban hành | 2011-12-19 |
Ngày hiệu lực | 2012-02-01 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Đã hủy |