BỘ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******** |
Số: 16-TT/LB | Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 1973 |
Từ trước đến nay, hàng năm, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đều có thông tư hướng dẫn việc khóa sổ thu chi ngân sách cuối năm tại các cơ quan ngân hàng Nhà nước các cấp. Rút kinh nghiệm việc thi hành các thông tư này, trong những năm vừa qua, hai Bộ xét thấy cần thiết phải hệ thống hóa những điểm đã quy định trong việc khóa sổ nói trên để thi hành từ nay trở đi được thuận lợi và đi vào nề nếp.
I. Ý NGHĨA, TÁC DỤNG VÀ PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THI HÀNH
Việc khóa sổ thu chi ngân sách hàng năm không chỉ là một thủ tục hành chính, kế toán đơn thuần mà còn có ý nghĩa rất lớn để thúc đẩy việc thực hiện tốt kế hoạch thu, chi ngân sách Nhà nước: Tất cả các khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước đều phải nộp hết, nộp đủ vào ngân sách trước ngày khóa sổ. Tất cả những việc cần thiết phải chi tiêu thì phải bố trí kịp thời, đảm bảo cho khoản chi được thực hiện khi hết năm, đồng thời phải tăng cường quản lý, tăng cường kiểm tra để ngăn chặn các hiện tương chạy vốn, chi cho hết dự toán vào dịp cuối năm.
Như vậy, tuy là ngân hàng Nhà nước các cấp khóa sổ, nhưng tất cả các xí nghiệp, cơ quan và đơn vị tổ chức có thu, chi vốn ngân sách Nhà nước đều phải chuẩn bị đầy đủ để kết thúc tốt và đúng hạn một năm thực hiện ngân sách Nhà nước: Tất cả các đơn vị dự toán, các xí nghiệp công, nông, thương nghiệp, các công, nông, lâm trường, v.v... đều phải nắm vững các quy định trong chế độ này, chấp hành nghiêm chỉnh, khẩn trương, để mọi việc giao dịch với Ngân hàng Nhà nước, về thu cũng như về chi ngân sách quyết toán đều được tiến hành trước ngày, giờ khóa sổ của ngân hàng Nhà nước các cấp và đúng với chính sách, chế độ đã quy định.
II. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC KHÓA SỔ CUỐI NĂM
A. THANH TOÁN, THU NỘP NGÂN SÁCH:
Tất cả các ngành, các cấp các đơn vị phải đảm bảo nghĩa vụ thu nộp cho ngân sách Nhà nước các cấp khóa sổ thu, chi ngân sách hàng năm, các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp điều phải tích cực chuẩn bị để thực hiện đầy đủ những yêu cầu cụ thể sau đây:
1. Tất cả các khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước hàng năm phải được nộp hết, nộp đủ vào ngân hàng Nhà nước, chậm nhất là trong ngày cuối năm. Nếu nộp sau ngày đó, sẽ coi như là nộp cho ngân sách năm sau. Vì vậy khi đánh giá kết quả thực hiện ngân sách cũng như khi xét thành tích nộp tích lũy cho Nhà nước hàng năm, không được tính số thu nộp sau thời gian này.
2. Ngay từ đầu quý IV và chậm nhất là đầu tháng 12, các Bộ, các ngành phải chủ động tính toán, giao nhiệm vụ thu nộp cụ thể cho từng xí nghiệp, từng đơn vị cấo dưới, có biện pháp theo dõi, kiểm tra nhằm hoàn thành và hòan thành vượt mức nhiệm vụ thu nộp cho Nhà nước. Mỗi khi giao nhiệm vụ cho các cấp dưới đóng ở các địa phương nào, cần báo cho cơ quan tài chính và ngân hàng Nhà nước nơi đó biết để cùng phối hợp đôn đốc thực hiện.
3. Từng đơn vị thu nộp cũng phải tự mình tình toán mức tiền phải nộp trong năm quyết toán, chia thành từng đợt để nộp dần ngay từ đầu tháng 12 và phải nộp xong trước ngày 31 tháng 12.
4. Tất cả các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp đều phải tránh không để xảy ra tình trạng: do không tính toán cụ thể mà nộp quá mức phải nộp. Trường hợp cố tình nộp quá mức để được công nhận hoàn thành kế hoạch; sau khi được giải quyết các quyền lợi và trích quỹ xí nghiệp, quỹ khen thưởng, v.v... rồi lại đề nghị điều chỉnh, thì sẽ coi như vi phạm kỷ luật hành chánh.
5. Các phòng, trạm, các ủy nhiệm thu thuế, các cửa hàng thương nghiệp thành phố, thị xã, thị trấn, - do đặc điểm có thu tiền thuế hoặc tiền bán hàng sau ngày, giờ khóa sổ của ngân hàng Nhà nước nhưng thuộc vẫn thuộc ngân sách năm quyết toán, - phải bàn bạc trước với ngân hàng Nhà nước cơ sở nơi giao dịch về thu nộp để tổ chức thu nhận những số tiền này trong ngày hôm sau mà vẫn hạch toán vào khoản nộp của năm quyết toán.
6. Ngân hàng Nhà nước cơ sở phải bố trí cán bộ, huy động mọi lực lượng để có thể được, chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo thu nhanh, thu hết, hạch toán kịp thời, không để sối thu nộp của năm quyết toán ohảu chuyển sang năm sau. Nếu có đơn vị thu nộp số tiền mặt quá lớn, không đếm nhận kịp thì ngân hàng Nhà nước cơ sở căn cứ và giấy nộp tiền mà ghi thu cho năm quyết toán, còn tiền mặt thì tổ chức niêm phong, có chữ ký của hai bên (bên nộp và bên nhận) rồi sẽ đếm tiếp trong các ngày sau. Khi tổ chức đếm ngân hàng Nhà nuớc phải báo cho đơn vị có tiền nộp chứng kiến kết quả.
7. Đối với các khoản thu tạm, thu chưa phân tích khoản, hạng, thu ngoài ngân sách, các cơ sở ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan tài chính đồng cấp và các đơn vị có thu nộp những khoản đó để tích cực điều chỉnh vào các khoản, hạng chính thức thuộc ngân sách năm quyết toán trước ngày khóa sổ cuối năm. Đến thời hạn khóa sổ, nếu còn sai sót lại số tiền nào chưa điều chỉnh thì chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố thống nhất với Ty, Sở tài chính lập chứng từ điều chỉnh vào khoản thu khác thuộc ngân sách năm quyết toán.
B. THANH TOÁN CÁC KHOẢN CHI NGÂN SÁCH:
Việc thanh toán chi tiêu cuối năm phải nhằm đạt yêu cầu ngăn cấm tình trạng tranh thủ chi hết dự toán, chạy vốn vào cuối năm, đồng thời đối với nhựng việc thực sự cần thiết phải chi tiêu thì bố trí kịp thời, sao cho khoản chi được thực hiện và được thanh toán, quyết toán vào ngân sách năm đó.
Để đạt được yêu cầu này, phải chuẩn bị sớm các mặt sau đây:
1. Cơ quan tài chính định ngày chỉ phê chuẩn hạn mức, duyệt dự toán, cơ quan ngân hàng đỉnh chỉ việc phân phối mức chuyển kinh phí thuộc ngân sách năm quyết toán:
Thời hạn đình chỉ những việc nói trên được ấn định căn cứ vào thời gian luân chuyển giấy tờ từ nơi phê chuẩn hạn mức hoặc kinh phí chuyển về đến cơ sở còn có thể sử dụng được kịp thời. Do đó, đối với những đơn vị nhận kinh phí chỉ tiêu ở cáng xa, càng lo liệu sớm để khỏi chậm lỡ công việc. Tuyệt đối không vì đình chỉ hay phân phối hạn mức, chuyển kinh phí mà ngăn trở các mặt hoạt động liên tục của các ngành các cấp
Đối với ngân sách trung ương, Bộ tài chính đình chỉ không phê chuẩn hạn mức và Ngân hàng Nhà nước trung ương chỉ việc phân phối hạn mức chuyển kinh phí nhgân sách năm quyết toán cho các đơn vị đóng ở các tỉnh xa nhất là: Hà-tỉnh, Quảng-bình, Vĩnh-linh, Hà-giang, Sơn-la, Lai-châu, Nghĩa-lộ từ 16 giờ ngày 16 tháng 12 hàng năm; đối với các đơn vị đóng ở các tỉnh khác thì từ 16 giờ ngày 20 tháng 12; riêng đối với các đơn vị đóng ở Hà-nội thì từ 16 giờ ngày 26 tháng 12 hàng năm.
Các Ty, Sở tài chính và các chi nhánh ngân sách Nhà nước các tỉnh, thành phố quy định ngày giờ đình chỉ việc phê chuẩn, phân phối hạn mức và chuyển kinh phí cho các đơn vị thuộc ngân sách địa phương cho ăn khớp với các thời hạn nói trên và phù hợp với tình hình cụ thể các cơ quan đóng trong địa phương.
Các đơn vị trực tiếp chi tiêu không phân biệt ngân sách trung ương hay ngân sách địa phương, đều phải chi phát hành séc báo chí vào 16 giờ ngày 24 tháng 12, để bảo đảm cho séc đã phát hành có đủ thời gian quay trở lại Ngân hàng Nhà nước trước ngày 31 tháng 12 hàng năm. Nếu do nhu cầu thực hiện cần thiết phải phát hành sau ngày giờ đó thì đơn vị phải thương lượng với ngân hàng Nhà nước nơi lưu ký hạn mức để đựoc giải quyết.
2. Thanh toán các khoản cho vay, đi vay, tạm ứng, tạm cấp:
a) Tất cả các khoản tiền ngân sách cấp trên cho ngân sách dưới vay đểu phải thanh toán xong trước ngày 31 tháng 12 hàng năm. Nếu có khó khăn chưa thể thanh toán kịp tời hạn này, cơ quan đi vay phải báo cáo cụ thể với cơ quan cho vay để kịp thời giải quyết trước ngày đình chỉ việc chuyển tiền và kinh phí đã nới ở điều 1 trên đây.
b) Các cơ quan, đơn vị dự toán đã được cơ quan tài chính tạm ứng, tạm cấp kinh phí cũng phải thanh toán xong trước ngày 30 tháng 11. Nếu có lý do chính đáng chưa thể thanh toán ngay được thì phải bàn bạc với cơ quan tài chính để chuyển sang năm sau tiếp tục thanh toán; đồng thời thống nhất cách xử lý về mặt ghi chép sổ sách, đảm bảo ăn khớp giữa kế toán đơn vị dự toán, kế toán cơ quan tài chính và kế toán quản lý quỹ ngân sách Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
c) Trong nội bộ đơn vị dự toán, phảu một mặt xét kỹ việc tạm ứng thêm trong tháng 12, một mặt tích cực thanh toán thu hồi các khoản đã tạm ứng trước, đảm bảo cho đến ngày cuối năm không còn số dư nợ tạm ứng nữa. Trường hợp đặc biệt, có lý do chính đáng thì được chuyển sang năm sau bằng cách rút kinh phí năm sau – coi như khoản tạm ứng mới thuộc niên khóa sau – và lấy đó để nộp hoàn lại tạm ứng trong năm quyết toán.
3. Thanh toán các tài khoản tiền gửi ở Ngân hàng Nhà nước:
a) Các khoản tài khoản tiền gửi của các đơn vị dự toán mở tại ngân hàng Nhà nước cơ sở như: tiền tạm gửi, tiền gửi dự toán khác, tiền gửi vãng lai khác, tiền gửi chuyên dùng khác, v.v... phải thanh toán theo kế hoạch chung như sau:
- Bản thân đơn vị phải tự kiểm tra, soát lại nguồn gốc những số tiền gửi ở các tài khoản này: nếu có số tiền nào đáng lẽ phải nộp ngân sách mà chưa nộp hoặc thuộc vốn ngân sách cấp phát mà chưa chi hay đã chi rồi còn thừa, thì phải làm giấy nộp trả ngay vào ngân sách; nếu có số kinh phí phải trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội hay số tiền thừa của khoản trợ cấp kinh phi công đoàn thì phải thanh toán ngay với Bộ Nội vụ hay Tổng công đoàn trước khi hết năm.
- Chậm nhất là ngày 30 tháng 12, đơn vị lập bảng kê khai những số tiền còn dư lại trong các tài khoản kể trên, phân tích rõ nguồn gốc, kèm theo đề đề nghị xử lý những số dư đó, đối chhiếu và lấy chữ ký xác nhận của hàng Nhà nước nơi mở tài khoản rồi báo cáo cho cơ quan chủ quan và cơ quan tài chính: các đơn vị dự toán trung ương đóng ở Hà Nội báo cáo cho Bộ chủ uqnả và Bộ Tài chính (Vụ quản lý tài vụ và Vụ tổng dự toán); các đơn vị dự toán trung ương đóng tại các địa phương khác cũng như các đơn vị dự toán thuộc ngân sách địa phương đều phải báo các cho Sở hoặc Ty tài chính nơi đóng cơ quan.
- Các Bộ chủ quản nhận được báo cáo này, có trách nhiệm kiểm soát lại nếu còn sót khoản tiền nào vốn ngân sách hoặc chiếm dụng của đơn vị thì đôn đốc nộp nốt trả ngân sách hoặc thanh toán với cơ quan đó. Đối với những khoản tiền có lý do chính đáng được giữ lại thì ghi ý kiến đế nghị, chuuyển cho cơ quan tài chính xét; đồng thời tổng hợp để theo dõi tình hình gửi tiền ngoài ngân sách của các đơn vị trực thuộc và hướng dẫn việ quản lý, đôn đốc việc thanh toán nhằm làm cho tình hình tài vụ của các đơn vị trực thuộc được lành mạnh và ngăn ngừa việc hình thành quỹ trái phép để chi tiêu ngoài số kinh phí đã được ngân sách cấp phát.
- Cơ quan tài chính nhận được báo cáo này sẽ xét cụ thể từng khoản, nếu thỏa thuận thì ghi vào bảng kê của đơn vị và chuyển cho Ngân hàng Nhà nước làm thủ tục chuyển sang năm sau cho đơn vị tiếp tục sử dụng.
- Đến cuối ngày 31 tháng 12, nếu đơn vị không lập bảng kê khai hoặc có kê khai nhưng không được sự thỏa thuận của cơ quan tài chính, thì ngân hàng Nhà nước cơ sở tự động chuyển tất cả các số dư của các tài khoản kể trên nộp vào khoản thu khác thuộc ngân sách năm quyết toán.
b) Những trường sau đây không phải làm các thủ tục kê khai, xét duyệt như trên mà mặc nhiên được chuyển số dư tài khoản tiền gửi ở ngân hàng từ năm quyết toán sang năm sau:
1. Tài khoản tiền gửi vốn kin doanh, sản xuất của các đơn vị đã hạch toán kinh tế, các đơn vị được áp dụng chế độ cấp phát bổ trợ chênh lệch (gán thu bù chi);
2. Tài khoản tiền gửi của các cơ quan Đảng Lao động Việt Nam các cấp (vì đây là tiền trợ cấp của Nhà nuớc và tiền đảng phí, thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng trung ương Đảng);
3. Số kinh phí thuộc ngân sách năm sau đã được cấp trước trong năm quyết toán
4. Số kinh phí thuộc ngân sách mà một số đơn vị đuợc ngân sách cấp phát để dự trữ vật tư chiến lược;
c) Đối với các đơn vị bộ đội, Công an nhân dân vũ trang thì không phải bảng kê khai gửi cho cơ quan tài chính, mà chỉ cần làm bản đề nghị và liên hệ với cơ quan ngân hàng Nhà nuớc nơi giao dịch để được chuyển sang năm sau những số tiền không thuộc diện phải nộp trả ngân sách. Nếu đơn vị đề nghị giữ lại để chuyển sang năm sau không đúng chế độ, tức là giữ lại những số tiền đáng lẽ phải nộp thì khi kiểm tra phát hiện, đơn vị không phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Nếu đơn vị không làm bản đề nghị chuyển sang năm sau thì ngân hàng Nhà nước cơ sở làm thủ tục chuyển vể tài khoản của cục tài vụ Bộ Quốc phòng hoặc của Cục hậu cần Bộ tư lệnh công an nhân dân vũ trang (số hiệu và nơi mở tài khoản này do Ngân hàng Nhà nuớc trung ương báo cáo cho ngân hàng địa phương)
d) Riêng tài khoản gửi tiền các Sở, Ty tài chính các địa phương thì phải phân biệt:
- Phần tiền gửi của bản thân cơ quan giải quyết như đối với tài khoản gửi của các đơn vị dự toán khác ở địa phương;
- Phần tiền gửi về những khoản do các Bộ hay Tổng cục ở trung ương chính quyền cho địa phương quản lý thì phải kê khai gửi về Bội Tài chính trước ngày 20 tháng 12 để kịp xét duyệt và hoàn lại địa phương xử lý truớc khi ngân hàng Nhà nuớc khóa sổ cuối năm. Nếu Sở, Ty Tài chính không làm bảng kê khai hoặc có bảng kê khai nhưng nhưng không được sự thỏa thuận của Bộ Tài chính thì ngân hàng Nhà nước chuyển những số dư đến ngày 31 tháng 12 của các khoản tài này trả về lại ngân sách trung ương, Ngân hàng Nhà nuớc trung ương và Bộ tài chính sẽ ghi vào khoản Tạm thu năm trước sau đó phân tích chuyển thành thu giảm cấp phát về những khoản kinh phí đã ủy quyền cho địa phương quản lý.
d) Tài khoản tiền gửi của các đơn vị công trường xây dựng cơ bản gửi tại các Chi điếm ngân hàng Nhà nuớc các huyện (nơi không ó Chi hàng hay phòng cấp phát kiến thiết cơ bản) thì đơn vị, công trường phải kê khai số dư đến 16 giờ ngày 26 tháng 12, phân tích rõ:
- Phần của bản thân đơn vị công trường gửi vào;
- Phần do Chi hàng kiến thiết hoặc thành phố chuyển về, trong đó lại phân tích cụ thề số kinh phí thừa thuộc năm quyết toán với số kinh phí được cấp trước cho năm sau. Bản kê khai này phải chuyển về cơ quan tài chính hoặc thành phố để phối hợp với Chi hàng kiến thiết cùng xét duyệt. Nếu có sự thỏa thuận của Ty hoặc Sở tài chính thì ngân hàng Nhà nước mới làm thủ tục chuyển sang năm sau. Nếu không kê khai hoặc không có sự thỏa thuận nói trên thì gến ngày khóa sổ, ngân hàng Nhà nuớc tự động chuyển số dư của các tài khoản này về trả vào tài khoản của Chi hàng kiến thiết tỉnh hoặc thành phố.
- Chi hàng kiến thiết tỉnh, thành phố và ngân hàng kiến tihết trung ương phải khẩn trương thanh toán với cơ quan tài chính những số tiền đã được tạm ứng để cấp phát cho các đơn vị, công trường. Nếu còn thừa, phải trả lại cho ngân sách trung ương (nếu là vốn đầu tư của ngân sách trung ương hoặc vốn kiến thiết cơ bản tập trung do Trung ương trợ cấp cho tỉnh hoặc thành phố).
- Các Sở, Ty Tài chính phải phối hợp với Chi hàng kiến thiết xác định số vốn kiến thiết cơ bản do trung ương trợ cấp còn thừa lại đến ngày 31 tháng 12 và giúp đỡ Chi hàng kiến thiết làm giấy nộp tiền trả lại ngân sách trung ương theo đúng thủ tục, mẩu mực và khoản hạng đã quy định. Một mặt, phải phối hợp với Chi nhánh ngân hàng Nhà nuớc tỉnh, thành phố để vừa điều chỉnh khoản thu do Trung ương trợ cấp, đảm bảo sự nhất trí giữ 2 cấp ngân sách trung ương và địa phương. Đồng thời, phải phối hợp với Ủy ban kế hoạch tỉnh, thành phố lậ báo cá cụ thể về những công trình tuy chưa sử dụng hết kinh phí được trợ cấp trong năm nhưng chưa hoàn thành khối lượng trong năm nhưng chưa hoàn thành khối lượng xây dựng, còn phải tiếp tục thi công trong năm sau. Bản báo cáo này phải gửi về Ủy ban Kế họach Nhà nuớc trung ương và Bộ Tài chình để xét, ghi thêm vào kế hoạch xây dựng cơ bản và ngân sách năm sau, để khỏi ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các công trình đang xây dựng dở dang.
4. Nộp kinh phí thừa và hủy bỏ hạn mức cuối năm
Tất cả các khoản thanh toán còn thừa cũng như số tìên mặt tồn quỹ trước khi hết năm đều phải nộp hết, trả lại ngân sách trước ngày, giờ khóa sổ của ngân hàng Nhà nước. Sau đó, nếu đơn vị còn thu hồi được kinh phí thừa của năm quyết toán, thì vẫn tiếp tục nộp vào ngân hàng Nhà nuớc và cho đến nàgy 31 thánh 3 năm sau, ngân hàng Nhà nuớc cơ sở đều hạch toán vào tài khoản Thu ngoài ngân sách trên sổ sách và báo cáo kế toán năm sau. Sang ngày 1 tháng 4, cơ quan tài chính cùng với ngân hàng Nhà nước đồng cấp đối chiếu số thực thu trong tài khoản này và thống nhất làm thủ tục chuyển ghi vào thu giảm cấp phát hoặc thu hồi tạm ứng về niên khóa quyết toán. Còn những khoản thu hồi từ 1 tháng 4 năm sau trở đi sẽ không coi là kinh phí của năm quyết toán nữa mà phải ghi nộp và tài khoản Thu hồi khoản chi năm trước thuộc ngân sách năm mới.
Về sối hạn mức kinh phí thuộc ngân sách năm trước quyết toán còn lại ở ngân hàng Nhà nuớc đến ngày khóa sổ, không một cơ quan, đơn vị nào được rút ra chi tiêu nữa và cũng không yêu cầu đơn vị chuyển trả cho cấp trên nữa. Yêu cầu là mỗi đơn vị đều phải phải lập bảng đối chiếu tình hình hạn mức kinh phí đã được phê chuẩn, đã phân phối, hoặc đã sử dụng, qua đó xác định số hạn mức kinh phí còn lại để hủy bỏ trong dịp cuối năm
1. Việc khóa sổ thu chi ngân sách tại các Chi đếim ngân hàng Nhà nuớc cơ sở thống nhất tiến hành vào cuối giờ làm việc ngày 31 tháng 12 hàng năm
2. Nếu ngày 31 tháng 12 hay những ngày được ấn định là thời hạn cuối cùng để làm những công việc chuẩn bị trước khi Ngân hàng Nhà nuớc khóa sổ cuối năm trùng vào ngày chủ nhật thì thời hạn được quy định sớm hơn 1 ngày: vào ngày liền trước ngay ngày lễ hoặc chủ nhật đó.
IV. CÔNG VIỆC PHẢI TIẾN HÀNH SAU KHI NGÂN HÀNG NHÀ NUỚC KHÓA SỔ
1. Sau khi khóa sổ ngày 31 tháng 12, các cấp ngân hàng Nhà nuớc phải đảm bảo thời hạn điện báo như sau:
a) Từ chi nhánh nghiệp vụ và Chi điếm ngân hàng Nhà nuớc huyện về Chi nhánh trung tâm: nội trong buổi sáng ngày 1 tháng 1 năm sau so với năm quyết toán;
b) Từ Chi nhánh trung tâm tỉnh, thành phố về Ngân hàng Nhà nuớc trung ương: nội trong buổi sáng ngày 2 tháng 1 năm sau.
Nội dung điện báo bao gồm:
- Số thu, số chi ngân sách trung ương ngày 31 tháng 12 (và cả số thu, số chi các ngà trước đó mà chưa điện); có phân tích riêng số thi chi thuộc năm quyết toán với số thu, chi trước cho năm sau;
- Số tồn quỹ đến hết ngày 31 tháng 12 năm quyết toán của ngân sách địa phương có phân tích riêng số thu chi thuộc năm quyết toán với số thu, chi trước chi năm sau số tồn quỹ thuộc ngân sách năm quyết toán với số tồn quỹ thuộc ngân sách năm sau.
2. Đối với những số dư tài khoản tền gửi của các cơ quan, đơn vị dự toán mà Ngân hàng Nhà nước cơ sở đã chuyển nộp vào ngân sách đều phải lập bảng kê chi tiết từng số tiền của từng cơ quan, đơn vị, để chuyển cho:
- Sở, Ty tài chính (phần chuyển nộp vào ngân sách địa phương);
- Ngân sách Nhà nước trung ương (phần chuyển nộp vào ngân sách trung ương)
Bảng kê chi tiết này phải đính kèm theo báo cáo kế toán về ngày đã hạch toán số chuyển nộp đó. Ngân hàng Nhà nước trung ương tổng hợp các bảng kê chi tiết đã nhận được theo từng tài khoản, từng cơ quan và gửi cho Bộ Tài chính chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm sau.
3. Những số dư tài khoản tiền gửi của các đơn vị, công trường xây dựng cơ bản chuyển nộp về tài khoản của Chi hàng kiến thiết tỉnh, thành phố, cũng như những số dư tài khoản tiền gửi của các đơn vị bộ đội, công an vũ trang chuyển nộp về tài khoản của Cục tài vụ Bộ Quốc phòng hoặc của cục hậu cần Bộ Tư lệnh công an nhân dân vũ trang báo cáo công có cho các chính cơ quan này để tổng hợp theo dõi và xử lý.
4. Về phía các cơ quan, đơn vị dự toán, phải đối chiếu số liệu với ngân hàng Nhà nước cơ sở nơi đơn vị giao nhận, cả về số thu nộp ngân sách , số hạn mức đã được cơ quan tài chính thông báo, số hạn mức đã phân phối chi các đơn vị trực thuộc (nếu có), số kinh phí đã thực rút, đã nộp lại để khôi phục hạn mức và số hạn mức còn lại ở Ngân hàng Nhà nước để hủy hủy bỏ cuối năm. Những đơn vị đuợc cấp phát bằng lệnh chi tiền, những đơn vị được quản lý theo lối gán thu, bù chi cùng phải đối chiếu về những số tiền đã được cấp phát hoặc đã thu nộp và đã trích ra sử dụng.
Việc đối chiếu số liệu này kà một chế độ phải được chấp hành nghiêm túc nhằm xác định những số liệu chính xác dùng làm căn cứ kiểm tra việc chấp hành ngân sách Nhà nước từ đơn vị cơ sở đến các cơ quan tổng hợp về ngân sách của Nhà nước. Do đó, hàng tháng, các đơn vị đã phải đối chiếu, đến cuối năm đều phải đối chiếu lại, đảm bảo cho số liệu thu chi ngân sách được chính xác và nhất trí một cách tuyệt đối: đảm báo khớp đúng cả về tổng số thu hoặc chi, cả về chi tiết theo từng loại, khoản, hạng, mục của Mục lục Ngân sách Nhà nước
Để đạt được yêu cầu đó, trước tiên, phải đối chiếu các sổ sách, báo cáo kế toán của bản thân mỗi đơn vị, với các đơn vị trực thuộc (nếu có) và căn cứ vào số liệu đã xác minh đó để đối chiếu với Ngân hàng Nhà nước. Nếu còn chỗ nào chưa nhất trí, phải truy nguyên cho kỹ, tìm ta chỗ sai sót và điều chỉnh theo đúng chế độ, đúng với thực tế, đồng thời báo cho các cơ quan có liên quan cũng sửa lại cho thống nhất.
Khi lập báo cáo quyết toán, với tư cách là cơ quan quản lý một cấp ngân sách, ngoài việc chủ động đôn đốc các đơn vị ở địa phương thực hiện chế độ đối chiếu số liệu như trên còn phải trực tiếp đối chiếu số liệu tổng hợp về ngân sách địa phương với ngan sách trung ương nữa. Cụ thể, phải xác minh:
- Các số liệu về vay nợ và trả nợ của ngân sách trung ương;
- Các số thu do ngân sách trung ương trợ cấp cho địa phương bao gồm: trợ cấp kiến thiết cơ bản do trung ương duyệt thiết kế, trợ cấp kiến thiết cơ bản tập trung do địa phương duyệt thiết kế, trợ cấp cân đối ngân sách, trợ cấp đột xuất và trợ cấp khác (kể riêng từng khoản cụ thể);
- Tổng số thu ngân sách địa phương (đã trừ thu giải quyết từng loại cấp phát và có phân tích từng loại, hạng, mục);
- Số kết dư ngân sách năm quyết toán (tổng số);
- Phân tích: phần có tồn quỹ bảo đảm gửi ở Ngân hàng Nhà nước, phần không có tồn quỹ bảo đảm. Lý do: đã tạm ứng cho các cơ quan chưa thu hồi, đã tạm ứng cho Chi hàng kiến thiết chưa thanh toán;
- Tất cả những số liệu đã đố chiếu, phải có xác nhận của Chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành số và Sở, Ty tài chính, phải đính kèm vào tổng quyết toán thu, chi ngân sách địa phuơng gửi về Bộ Tài chính đúng thời hạn quy định.
Chế độ khoá sổ thu chi ngân sách Nhà nước tại các cơ quan ngân hàng Nhà nước các cấp quy định trong thông tư này áp dụng đối với ngân sách Nhà nước năm 1973. Trong quá trình thi hành, nếu có điểm nào cần bổ sung hay sửa đổi, các cơ quan, các ngành, các cấp phản ánh về Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trung ương để xét, nghiên cứu, giải quyết tiến tới xây dựng chế độ chính thức, Các cơ quan tài chính, ngân hàng Nhà nước trung ương và tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm phổ biến cho tất cả các đơn vị thuộc phạm vi đối tượng thi hành đã nói ở phần trên.
K.T. BỘ TRƯỞNG | K.T. TỔNG GIÁM ĐỐC |
File gốc của Thông tư 16-TT/LB-1973 quy định chế độ khóa sổ thu, chi ngân sách Nhà nước cuối năm tại các cơ quan ngân hàng Nhà nước các cấp do Bộ Tài Chính- Ngân Hàng Nhà Nước ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 16-TT/LB-1973 quy định chế độ khóa sổ thu, chi ngân sách Nhà nước cuối năm tại các cơ quan ngân hàng Nhà nước các cấp do Bộ Tài Chính- Ngân Hàng Nhà Nước ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước |
Số hiệu | 16-TT/LB |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Đào Thiện Thi, Lê Đức |
Ngày ban hành | 1973-12-12 |
Ngày hiệu lực | 1973-12-27 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Đã hủy |