BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/1997/TC-KBNN | Hà Nội, ngày 07 tháng 1 năm 1997 |
Thực hiện Quyết định số 556/TTg ngày 12/09/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung quyết định số 327/CT và Thông tư liên bộ Kế hoạch Đầu tư - Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 10/TT-LB ngày 11/12/1996, sau khi thống nhất với Bộ kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu hồi nợ vay của dự án chương trình 327 và quản lý sử dụng vốn thu hồi như sau:
1. Chủ dự án, hộ gia đình vay vốn chương trình 327 có trách nhiệm hoàn trả tiền vay đầy đủ, đúng hạn cho kho bạc Nhà nước.
2. Các cơ quan cấp trên của chủ dự án (Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố) có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các dự án thuộc phạm vi mình quản lý đảm bảo hoàn trả tiền vay kho bạc Nhà nước đầy đủ, đúng hạn; phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư để xử lý các trường hợp nợ quá hạn hoặc khoanh nợ theo nhiệm vụ quyền hạn quy định.
3. Tiền thu hồi vốn vay của các dự án thuộc Bộ, Ngành, địa phương quản lý được sử dụng cho vay các dự án thuộc chương trình 327 của Bộ, ngành, địa phương đó theo kế hoạch được thống nhất giữa Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính và đề nghị của cơ quan cấp trên trực tiếp của chủ dự án.
4. Thủ tục cho vay từ nguồn vốn thu hồi được thực hiện như quy định về cho vay vốn tại Thông tư số 80 TC/KBNN ngày 09/11/1995 của Bộ Tài chính.
5. Đối với các dự án do thiên tai, dịch bệnh... gây ra trong quá trình sử dụng vốn vay làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của các hộ gia đình, chủ dự án, tuỳ tình hình và điều kiện cụ thể có thể được xem xét giải quyết cho khoanh nợ.
1. Thu hồi nợ
Các Kho bạc Nhà nước căn cứ vào kỳ hạn nợ và số tiền vay đến hạn phải trả ghi trên khế ước để tiến hành thu nợ. Trước ngày đến hạn trả nợ 30 ngày, Kho bạc Nhà nước nơi cho vay thông báo cho chủ dự án bằng văn bản ghi rõ số tiền vay đến hạn chủ dự án phải hoàn trả. Khi nhận được thông báo thu nợ của Kho bạc Nhà nước, chủ dự án có trách nhiệm đôn đốc các hộ gia đình vay vốn hoàn trả nợ kho bạc Nhà nước đầy đủ, đúng hạn.
2. Xử lý nợ quá hạn
2.1. Đến hạn trả nợ, chủ dự án, người vay vốn chưa hoàn trả hết vốn vay, Kho bạc Nhà nước tự động chuyển sang nợ quá hạn và người vay vốn phải chịu phạt lãi suất quá hạn trên số tiền vay bị quá hạn. Lãi suất quá hạn được áp dụng theo mức lãi suất quá hạn hiện hành đối với vốn vay quỹ quốc gia giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992.
2.2. Các khoản nợ quá hạn được phân loại để xử lý đối với từng trường hợp, cụ thể như sau:
- Trường hợp người vay vốn sử dụng đúng mục đích, nhưng do sản xuất kinh doanh có khó khăn thực sự, chưa có điều kiện để trả nợ đúng hạn sẽ được xem xét cho khoanh nợ theo quy định tại Thông tư này.
- Đối với những trường hợp cố tình không trả nợ, Kho bạc Nhà nước được phép tự động trích số dư tài khoản của người vay tại Kho bạc Nhà nước (nếu có), yêu cầu ngân hàng (nơi đơn vị, cá nhân mở tài khoản) trích tài khoản của người vay hoặc phát mại tài sản để thu hồi nợ.
3. Xử lý tổn thất vốn vay
3.1. Các trường hợp được xem xét khoanh nợ
- Đối với hộ gia đình, dự án vay vốn bị tổn thất vì những lý do khách quan như thiên tai, dịch bệnh... mặc dù chủ dự án, người vay đã cố gắng tìm nhiều biện pháp khắc phục nhưng vẫn không có khả năng hoàn trả vốn vay đúng hạn.
- Trường hợp người vay vốn bị chết, mất tích... không có tài sản trả nợ, không có người thừa kế hợp pháp đứng ra trả nợ thay.
Việc khoanh nợ được thực hiện cho từng trường hợp cụ thể trên cơ sở kiểm tra, xem xét của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Những trường hợp được liên bộ giải quyết khoanh nợ, chủ dự án không phải trả lãi quá hạn trong thời hạn khoanh nợ.
3.2. Điều kiện để xem xét khoanh nợ
- Dự án có đầy đủ tài liệu chứng minh về số thiệt hại, rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng được Uỷ ban nhân dân sở tại xác nhận.
- Có đầy đủ tài liệu chứng minh tình hình tài chính của người vay chưa có khả năng hoàn trả nợ được ban chỉ đạo 327, Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố kiểm tra, xác nhận.
3.3. Trình tự xử lý khoanh nợ
a. Hồ sơ dự án vay vốn xin khoanh nợ bao gồm:
- Đơn xin khoanh nợ của chủ dự án.
- Tài liệu chứng minh số thiệt hại do nguyên nhân khách quan, khả năng tài chính của người vay vốn được Ban chỉ đạo chương trình 327, Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố thẩm tra và xác nhận.
- Biên bản kiểm tra xác nhận dự án bị rủi ro chưa có khả năng trả nợ được Kho bạc Nhà nước, Ban chỉ đạo 327 tỉnh xác nhận (mẫu 01/BB kèm theo).
- Bản sao hợp đồng, khế ước vay tiền Kho bạc Nhà nước.
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án và quyết định giao kế hoạch vốn vay của cấp có thẩm quyền.
b. Trình tự xét duyệt:
- Đối với chủ dự án: Sau khi vốn vay bị thiệt hại chưa có khả năng trả nợ, chủ dự án, người vay vốn làm đơn xin khoanh nợ (nêu rõ mức thiệt hại, nguyên nhân gây ra thiệt hại, khả năng trả nợ, số tiền và thời gian xin khoanh nợ) được Uỷ ban nhân dân địa phương xác nhận.
- Ở tỉnh, thành phố: Kho bạc Nhà nước chủ trì cùng Ban chỉ đạo 327 tỉnh, thành phố thẩm tra xem xét hồ sơ xin khoanh nợ trên toàn tỉnh, thành phố, tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét. Trên cơ sở báo cáo của Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước TW) quyết định cho khoanh nợ.
Đối với các dự án thuộc bộ ngành trung ương quản lý bị rủi ro bất khả kháng cũng phải thực hiện các thủ tục theo quy định nói trên và gửi về Bộ ngành trực tiếp quản lý tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư xem xét quyết định.
- Ở Trung ương: sau khi nhận được văn bản đề nghị khoanh nợ (kèm theo hồ sơ các dự án) của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ ngành trung ương, kho bạc Nhà nước phân loại dự án, tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính (chủ trì) phối hợp cùng Bộ Kế hoạch đầu tư xem xét xử lý khoanh nợ. Trong quá trình xem xét, xử lý khoanh nợ liên Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư sẽ kiểm tra và phúc tra lại một số dự án trước khi có quyết định cho khoanh nợ.
Việc khoanh nợ chỉ được thực hiện khi có sự thống nhất bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
III- QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN THU HỒI
1- Điều chuyển vốn thu hồi
- Vốn cho vay đã thu hồi đối với các dự án thuộc địa phương quản lý được sử dụng để cho vay các dự án nằm trong kế hoạch cho vay từ nguồn thu hồi tại địa phương đó.
- Vốn cho vay đã thu hồi đối với các dự án thuộc Trung ương quản lý, các Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố chuyển về Kho bạc Nhà nước TW để sử dụng cho vay các dự án thuộc TW quản lý.
2- Thủ tục cho vay từ nguồn vốn thu hồi
- Các dự án vay vốn từ nguồn thu hồi phải nằm trong kế hoạch được Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính thống nhất và thông báo của cơ quan cấp trên của chủ dự án, Kho bạc Nhà nước TW. Thủ tục cho vay được thực hiện theo đúng những thủ tục quy định tại Thông tư số 80 TC/KBNN ngày 9-11-1995 của Bộ Tài chính.
- Đối với các dự án đã được vay vốn đến hạn hoàn trả, nếu có nhu cầu vay lại phải bảo đảm các điều kiện sau:
+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả theo đúng dự án được duyệt.
+ Có báo cáo kết quả sử dụng vốn vay được cơ quan cấp trên của chủ dự án duyệt.
Các dự án cho vay lại với quy mô, mục đích sử dụng vốn như cũ thì không phải lập, xét duyệt lại dự án. Trường hợp dự án có bổ sung, mở rộng thì cơ quan cấp trên của chủ dự án phải xét duyệt lại dự án.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các chủ dự án, các đơn vị cơ quan có liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban chỉ đạo 327 TW nghiên cứu xem xét giải quyết.
Kho bạc Nhà nước TW có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Thông tư này.
| Lê Thị Băng Tâm (Đã Ký) |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
XÁC NHẬN DỰ ÁN BỊ RỦI RO BẤT KHẢ KHÁNG VỐN VAY CHƯƠNG TRÌNH 327
Tên dự án:....................
Chủ dự án:....................
Địa chỉ thực hiện dự án:......
Số vốn duyệt cho vay............thời hạn......tháng.....
Ngày nhận tiền vay tại kho bạc Nhà nước..../...../199...
Mục đích sử dụng vốn vay:...............
Cấp thẩm quyền duyệt dự án:.............
I- THÀNH PHẦN THAM GIA THẨM ĐỊNH GỒM:
1- Đại diện KBNN:........................
2- Đại diện Sở kế hoạch và đầu tư:.......
3- Đại diện Bộ, Ngành (nếu dự án do các Bộ, ngành TW duyệt cho vay).
II- NỘI DUNG THẨM ĐỊNH
1- Nguyên nhân rủi ro bất khả kháng, thời gian xảy ra:.....
..................................... .....................................
2- Mô tả tình hình thiệt hại, mức thiệt hại về tài sản chung của chủ dự án và riêng về vốn vay chương trình 327..................
..................................... ..................................... .....................................
3- Tình hình tài sản, tài chính của chủ dự án (hoặc người thừa kế) còn lại sau khi bị rủi ro bất khả kháng:.....................
..................................... ..................................... .....................................
4- Khả năng trả nợ vốn vay cho Kho bạc Nhà nước: (không có khả năng trả nợ, số tiền có khả năng trả nợ):.............
.....................................
III- KIẾN NGHỊ CỦA ĐOÀN
(Nếu đề nghị xử lý khoanh nợ không tính lãi thì phải ghi rõ số tiền khoanh nợ thời hạn khoanh nợ)
........................................
........................................
........................................
Đại diện KBNN Đại diện Sở KH&ĐT Đại diện Bộ, ngành
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Nếu là dự án TW)
File gốc của Thông tư 01/1997/TC-KBNN việc thu hồi vốn cho vay, quản lý sử dụng vốn cho vay các dự án thuộc Chương trình 327 do Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 01/1997/TC-KBNN việc thu hồi vốn cho vay, quản lý sử dụng vốn cho vay các dự án thuộc Chương trình 327 do Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 01/1997/TC-KBNN |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Lê Thị Băng Tâm |
Ngày ban hành | 1997-01-07 |
Ngày hiệu lực | 1997-01-07 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Đã hủy |