THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 144/2002/QĐ-TTG | Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ VAY VỐN SỬA CHỮA, ĐÓNG MỚI TÀU THUYỀN, MUA SẮM NGƯ CỤ TỪ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 985/TTG NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 1997 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 985/TTg ngày 20 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục hậu quả cơn bão số 5, khôi phục và phát triển sản xuất cho các tỉnh ven biển Nam Bộ và Nam Trung Bộ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (công văn số 2029/TS-NHNN ngày 02 tháng 8 năm 2002); ý kiến các Bộ: Tài chính (công văn số 9194 TC/TCNH ngày 21 tháng 8 năm 2002), Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 5649 BKH/NN ngày 04 tháng 9 năm 2002),
Điều 1. Điều chỉnh mức lãi suất cho vay và thời hạn vay đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, mua sắm ngư cụ từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi quy định tại Điều 6, Quyết định số 985/TTg ngày 20 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục hậu quả cơn bão số 5, khôi phục và phát triển sản xuất cho các tỉnh ven biển Nam Bộ và Nam Trung Bộ như sau:
1. Áp dụng mức lãi suất 5,4%/năm đối với số dư nợ vay trung hạn đến 31 tháng 12 năm 2002.
Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất cho vay tái cấp vốn cho các Ngân hàng thương mại Nhà nước xuống mức 0%/tháng đối với phần vốn ngân sách nhà nước cấp ( 50%), phần còn lại do các Ngân hàng thương mại tự bố trí nguồn để xử lý.
2. Thời hạn hoàn trả vốn vay không quá 12 năm, kể từ ngày vay vốn.
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức chỉ đạo xử lý nợ vay theo hướng:
Phân loại các chủ nợ để có biện pháp xử lý cụ thể:
d/ Đối với các hộ sản xuất kinh doanh thua lỗ, đời sống gặp khó khăn:
- Các hộ có tay nghề, có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, nhưng do nguyên nhân khách quan, hoặc thiếu vốn mà chưa trả được nợ đúng hạn thì xem xét cho gia hạn, giãn nợ, định lại kỳ hạn trả nợ, hoặc nếu có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì xem xét cho vay tiếp (với lãi suất thương mại hiện hành) để đảm bảo thu hồi được nợ gốc và lãi.
- Các hộ gặp rủi ro bất khả kháng: tàu bị đắm, bị mất tích do thiên tai, tàu bị nước ngoài bắt giữ không trả... không có khả năng trả được nợ thì Uỷ ban nhân dân tỉnh lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp, đề xuất biện pháp xử lý chung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Về chuyển đổi chủ tàu và nợ vay:
a/ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp với các Ngân hàng cho vay để xem xét, xử lý việc chuyển đổi chủ tàu đối với những hộ tay nghề kém, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thường xuyên thua lỗ, hoặc chủ tàu bị chết, không có người thay thế để tổ chức sản xuất kinh doanh.
b/ Chủ tàu mới ký hợp đồng vay với Ngân hàng khoản vay bằng giá trị con tàu đã được định giá lại theo giá thị trường tại thời điểm chuyển đổi, được hưởng lãi suất vay theo Quyết định này và không phải nộp tiền thuế chuyển quyền sở hữu tài sản mới nhận.
c/ Chủ tàu cũ tiếp tục phải nhận nợ với Ngân hàng khoản chênh lệch thiếu giữa dư nợ Ngân hàng với giá trị con tàu khi chuyển đổi. Trường hợp chủ tàu cũ không có khả năng trả phần nợ này, thì cho phép thực hiện theo quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 2.
Điều 3. Tổ chức thực hiện:
1. Bộ Tài chính hướng dẫn việc miễn, giảm thuế cho các đối tượng vay vốn khắc phục hậu quả cơn bão số 5 theo Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng thương mại quy định cụ thể thời hạn cho vay đối với từng khoản nợ vay của từng đối tượng cụ thể; hướng dẫn cụ thể việc chuyển đổi chủ tàu; tổng hợp, thẩm tra và đề xuất biện pháp xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý.
3. Bộ Thuỷ sản tăng cường công tác khuyến ngư, đào tạo tay nghề cho ngư dân trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thuỷ sản; hướng dẫn địa phương xây dựng mô hình gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng; hướng dẫn cho ngư dân về ngư trường và nguồn lợi đảm bảo sản xuất có hiệu quả.
4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Thuỷ sản: chỉ đạo việc phân loại các đối tượng vay vốn để có biện pháp xử lý cho phù hợp, bảo đảm công bằng, hợp lý; tăng cường tuyên truyền giáo dục ngư dân nâng cao ý thức nghĩa vụ của mình với các cam kết trong hợp đồng vay vốn; kiên quyết xử lý theo pháp luật đối với các trường hợp cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ Nhà nước.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 5. Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thuỷ sản; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
File gốc của Quyết định 144/2002/QĐ-TTg về một số biện pháp xử lý nợ vay vốn sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, mua sắm ngư cụ từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo Quyết định 985/TTg năm 1997 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 144/2002/QĐ-TTg về một số biện pháp xử lý nợ vay vốn sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, mua sắm ngư cụ từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo Quyết định 985/TTg năm 1997 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 144/2002/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2002-10-24 |
Ngày hiệu lực | 2002-11-08 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Còn hiệu lực |