BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2006 |
Kính gửi: Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc, trực thuộc Bộ
Căn cứ Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP trên của Chính phủ;
2. Các tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và các văn bản hướng dẫn.
1. Phân loại:
b) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động).
Việc phân loại trên được ổn định trong thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.
Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị (%)
=
Tổng số nguồn thu sự nghiệp
x 100%
Tổng số chi hoạt động thường xuyên
a) Phần thu được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của nhà nước.
c) Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ.
2.2. Tổng chi hoạt động thường xuyên theo quy định gồm:
b) Chi hoạt động thường xuyên phục vụ công tác thu phí, lệ phí, gồm:
c) Chi cho các hoạt động dịch vụ, gồm: Tiền lương; tiền công; các Khoản phụ cấp lương; các Khoản trích nộp BHXH, BH y tế, kinh phí công đoàn theo quy định; nguyên nhiên vật liệu, lao vụ mua ngoài; khấu hao TSCĐ; sửa chữa TSCĐ; chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của CBVC (nếu có); chi các Khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật và các Khoản chi khác (nếu có).
Căn cứ công thức trên, xác định mức tự đảm bảo chi phí của đơn vị sự nghiệp ở các cấp độ như sau:
* Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên có tỷ lệ từ trên 10% đến dưới 100%.
* Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu nào.
1. Những đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo 100% chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, nếu có các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, được vay vốn của các tổ chức tín dụng, hoặc huy động vốn của CB, VC trong đơn vị để đầu tư mở rộng nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, thì tổ chức dịch vụ hoạt động này phải tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật.
2. Về chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động:
- Chi trả lãi tiền huy động của CB, VC theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay, nhưng tối đa không quá mức lãi suất để tính chi phí hợp lý quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
a) Nguồn vốn chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động, đơn vị được tính trong chi phí của các hoạt động dịch vụ do các Khoản vay và huy động mang lại.
b) Nguồn vốn chi trả tiền vay, tiền huy động thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
IV. VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC:
Việc quản lý sử dụng đất của đơn vị phải thực hiện đúng quy định theo Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
- Tiền trích khấu hao và tiền thu thanh lý (sau khi trừ chi phí thanh lý) của tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, được để lại và hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (đối với đơn vị đảm bảo toàn bộ chi phí và đơn vị đảm bảo một phần chi phí hoạt động), được để lại tăng nguồn kinh phí đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị (đối với đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp hoặc không có nguồn thu – nếu có).
V. VỀ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH, LIÊN KẾT:
2. Đơn vị sự nghiệp được sử dụng tài sản đầu tư từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, tiền vay, tiền huy động để góp vốn với các đơn vị, tổ chức khác dưới hình thức liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng đất để liên doanh liên kết phải thực hiện đúng theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
4. Các hoạt động liên doanh, liên kết phải được công khai dân chủ trong đơn vị và thực hiện chế độ báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
1. Đơn vị sự nghiệp được mở tài Khoản giao dịch tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện thu, chi qua Kho bạc Nhà nước đối với nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, gồm: Kinh phí ngân sách nhà nước cấp, các Khoản thu, chi và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các Khoản khác thuộc ngân sách nhà nước (nếu có).
VII. VỀ XÂY DỰNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ:
1. Nguyên tắc:
- Quy chế chi tiêu nội bộ phải gửi cho cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính đồng cấp theo dõi, giám sát thực hiện; gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài Khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi.
2. Nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.
- Một số tiêu chuẩn, định mức và mức chi đơn vị sự nghiệp phải thực hiện đúng các quy định của nhà nước:
+ Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc;
+ Chế độ công tác phí nước ngoài;
+ Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình Mục tiêu quốc gia;
+ Chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có);
+ Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động: Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Đối với những nội dung chi, trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành, thì Thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.
- Khi thực hiện chế độ chi tiêu nội bộ, đơn vị phải có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định, trừ các Khoản thanh toán văn phòng phẩm, thanh toán công tác phí được đơn vị thực hiện chế độ khoán theo quy chế chi tiêu nội bộ, khoán thanh toán cước sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động hàng tháng theo hướng dẫn tại Thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày 14/4/2003 của Bộ Tài chính.
1.1. Do ngân sách nhà nước cấp gồm:
b) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ (đối với các đơn vị không phải là tổ chức khoa học công nghệ);
d) Kinh phí thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia;
e) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
h) Vốn đầu tư XDCB, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ hoạt động sự nghiệp được cấp trên phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;
k) Kinh phí khác (nếu có).
(được nêu ở Điểm 2.1, Khoản 2, Mục II của công văn này).
1.4. Nguồn khác gồm: nguồn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của CB, VC trong cơ quan; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của nhà nước (nếu có).
2.1. Chi thường xuyên: (đã nêu ở Điểm 2.2, Khoản 2, Mục II công văn này).
a) Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ;
c) Chi thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia;
e) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
h) Chi đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ, thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
k) Các hoạt động liên doanh, liên kết.
3. Về tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm:
a) Những hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ nhà nước giao; hoạt động thu phí, lệ phí thì tiền lương, tiền công của người lao động đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.
Trong trường hợp sản phẩm nhà nước đặt hàng chưa có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm, thì tiền lương, tiền công của người lao động, đơn vị tính trả theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.
Đối với các hoạt động dịch vụ, đơn vị không thành lập tổ chức sự nghiệp trực thuộc và hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng loại dịch vụ; thì chi phí tiền lương, tiền công của người lao động thực hiện hoạt động dịch vụ đó đơn vị tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.
a) Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, Tiết kiệm chi, tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước; căn cứ kết quả tài chính thực tế thực hiện trong năm, đơn vị quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm như sau:
- Đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm, nhưng tối đa không quá 02 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định, sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định cụ thể tại Khoản 4, Mục VIII của công văn này.
* Tiền lương ngạch bậc và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm nhiên vượt khung (nếu có): Tính trên cơ sở hệ số lương, hệ số phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của người lao động trong đơn vị (lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên) và mức tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.
Chú ý: Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm của đơn vị nêu trên không bao gồm Khoản tiền công trả theo hợp đồng vụ việc.
3.3. Khi nhà nước Điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu; Khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định, do đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn thu sự nghiệp và các Khoản khác theo quy định của Chính phủ.
4. Về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm.
a) Đối với đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động:
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các Quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với 2 Quỹ khen thưởng và phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm;
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
Căn cứ vào quy định này, mức cụ thể chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
5. Về sử dụng các Quỹ: thực hiện theo nội dung đã nêu cụ thể tại Điều 20 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.
Căn cứ vào báo cáo kết quả tài chính quý, năm Thủ trưởng đơn vị có thể ứng trước thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị, mức tạm chi trước thu nhập tăng thêm hàng quý tối đa không quá 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi của đơn vị được xác định theo quý.
Trường hợp nếu đơn vị đã chi tạm ứng thu nhập tăng thêm vượt quá số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để chi trả thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ, thì đơn vị phải trừ số chi vượt đó vào số chi thu nhập tăng thêm của năm sau.
Điểm c, d, e, g, h, i, k Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP này.
1. Các nguồn tài chính:
2. Về nội dung chi:
3. Về tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm:
a) Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao; hoạt động thu phí, lệ phí thì tiền lương, tiền công của người lao động, đơn vị tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.
3.2. Thu nhập tăng thêm:
Căn cứ kết quả báo cáo tài chính trong năm, Thủ trưởng đơn vị quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định.
b) Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động (lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên), thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và đảm bảo nguyên tắc người nào có hiệu quả công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, Tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn.
4. Về sử dụng kinh phí Tiết kiệm được (Khoản chênh lệch thu lớn hơn chi).
a) Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo nội dung hướng dẫn tại Điểm 3.2, Khoản 3, Mục IX của công văn này.
c) Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, mất sức trong năm; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế.
đ) Đối với đơn vị xét thấy khả năng Tiết kiệm kinh phí không ổn định, đơn vị có thể lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Nội dung chi khen thưởng, chi phúc lợi theo quy định trên, đã bao gồm cả nội dung chi khen thưởng, chi phúc lợi của hoạt động thu phí, lệ phí (đối với đơn vị được giao thu phí, lệ phí).
- Căn cứ kết quả hoạt động tài chính quý, năm của đơn vị, căn cứ vào số kinh phí có thể Tiết kiệm được, Thủ trưởng đơn vị được quyết định tạm chi trước thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị, mức tạm chi hàng quý tối đa không quá 50% số kinh phí có thể Tiết kiệm được một quý của đơn vị.
6. Đơn vị không được sử dụng các nguồn kinh phí quy định tại Khoản 2, Điều 26 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước, các đơn vị sự nghiệp thực hiện từng bước như sau:
a) Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp:
- Dự toán thu, chi thường xuyên;
Đối với các Khoản thu phí, lệ phí: Căn cứ vào đối tượng thu, mức thu và tỷ lệ được để lại theo quy định.
+ Dự toán chi: (đơn vị lập cho 2 nhiệm vụ; chi thường xuyên và chi không thường xuyên)
* Dự toán chi không thường xuyên; đơn vị lập dự toán của từng nhiệm vụ chi theo quy định hiện hành (đào tạo lại, chương trình Mục tiêu, đề án, nghiên cứu khoa học …).
b) Lập dự án 2 năm tiếp theo thời kỳ ổn định:
- Đối với dự toán chi không thường xuyên, đơn vị lập dự toán chi của từng nhiệm vụ được giao theo quy định hiện hành của nhà nước và gửi các đơn vị chức năng có liên quan để kiểm tra, tổng hợp vào dự toán KH năm.
2.1. Giao dự toán năm đầu thời kỳ ổn định:
a) Dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên:
+ Tổng số thu phí, lệ phí
+ Số phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước.
+ Giao dự toán chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại sử dụng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ phí.
Đối với hoạt động dịch vụ, cơ quan chủ quản không giao dự toán thu, chi; đơn vị sự nghiệp xây dựng dự toán thu, chi để Điều hành trong năm.
Dự toán chi không thường xuyên (được giao và phân bổ vào 4 nhóm Mục chi của Mục lục ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành).
a) Đối với dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên:
Dự toán chi thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động) theo mức năm trước liền kề và kinh phí tăng thêm (bao gồm cả kinh phí thực hiện nhiệm vụ tăng thêm) hoặc giảm đi theo quyết định của cấp có thẩm quyền, trong phạm vi dự toán chi ngân sách nhà nước được cơ quan chủ quản cấp, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.
2.3. Thực hiện dự toán thu, chi:
Đối với các Khoản chi không thường xuyên, việc Điều chỉnh nội dung chi, nhóm Mục chi, kinh phí cuối năm chưa sử dụng, hoặc sử dụng không hết thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Khoản chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, hạch toán vào Mục 108 “Các Khoản thanh toán cho cá nhân” tiểu Mục 03; trích lập các quỹ, hạch toán vào Mục 134 “Chi khác” tiểu Mục chi tương ứng.
2.5. Quyết toán:
2.6. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu, chi:
- Thực hiện kiểm soát chi theo quy định tại Thông tư hướng dẫn kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính;
- Cuối năm, căn cứ đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện chuyển số dư kinh phí chi thường xuyên, thu sự nghiệp sang năm sau tiếp tục sử dụng. Riêng đối với số dư chi thường xuyên sau khi thực hiện chuyển kinh phí, Kho bạc Nhà nước tổng hợp theo đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp trong thời hạn 45 ngày sau khi hết thời gian chỉnh lý quyết toán của từng cấp ngân sách. Cơ quan tài chính căn cứ vào báo cáo của Kho bạc Nhà nước cùng cấp xem xét, làm thủ tục chuyển nguồn sang năm sau.
c) Cơ quan chủ quản và cơ quan nhà nước có liên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thu, chi của các đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện hành.
1. Cần phải phân loại đơn vị sự nghiệp và mức ngân sách nhà nước đảm bảo hoạt động thường xuyên năm đầu ổn định:
- Đối với Bộ chủ quản; có trách nhiệm xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi và mức ngân sách đảm bảo chi thường xuyên của đơn vị (đối với đơn vị đảm bảo một phần chi phí và đơn vị sự nghiệp do ngân sách đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động), tổng hợp gửi Bộ Tài chính (theo phụ lục số 3).
- Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, Bộ chủ quản chính thức ra Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho đơn vị theo mức kinh phí đã thỏa thuận.
3. Các đơn vị sự nghiệp đã được giao quyền tự chủ theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, năm 2006 chuyển sang thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập kể từ khi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành; Năm 2007, năm đầu ổn định thực hiện giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ cho cả giai đoạn 2007 – 2009.
Trường hợp đơn vị có yêu cầu và đủ Điều kiện thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ thì năm 2006 thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ kể từ khi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành.
- Đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ định kỳ hàng năm phải gửi báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp để kiểm tra, tổng hợp báo cáo về Bộ kết quả thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trước ngày 25 tháng 1 năm sau (theo phụ lục số 05 đính kèm) để Bộ kiểm tra, tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
File gốc của công văn 3772/BNV-KHTC về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP do Bộ Nội vụ ban hành đang được cập nhật.
công văn 3772/BNV-KHTC về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP do Bộ Nội vụ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nội vụ |
Số hiệu | 3772/BNV-KHTC |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Trần Văn Tuấn |
Ngày ban hành | 2006-10-19 |
Ngày hiệu lực | 2006-10-19 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Đã hủy |