THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 80-TTG/TN | Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 1967 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC QUẢN LÝ BAO BÌ LƯƠNG THỰC
Trong hoạt động kinh doanh, ngành lương thực phải thường xuyên sử dụng một số bao bì rất lớn.
Điều đáng quan tâm là việc quản lý bao bì của ngành lương thực chưa chặt chẽ, chế độ hiện hành về quản lý bao bì lại có chỗ sơ hở, ngành lương thực luôn luôn ở trong tình trạng không nắm được tình hình, bao bì hư hỏng, mất mát nhiều và sử dụng thì lãng phí.
Vì vậy, cần gấp rút tăng cường quản lý bao bì lương thực (gồm bao đay, bao gai và bao vải, theo các nguyên tắc như sau:
1. Hàng năm, căn cứ khối lượng lương thực phải vận chuyển, bảo quản, và trên tinh thần triệt để tiết kiệm, Tổng cục Lương thực xây dựng định mức bao bì cho toàn ngành và Bộ Tài chính phải duyệt thật chặt chẽ định mức vốn, Tổng cục Lương thực duyệt định mức bao bì và vốn cho các sở, ty, các xí nghiệp và công ty cấp I.
2. Đối với số bao bì vượt định mức, ngành lương thực không được tùy tiện sử dụng mà phải thu hồi, bảo quản chu đáo và đưa vào dự trữ, để phân phối cho các ngành kinh tế khác theo chỉ tiêu của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và theo giá điều động nội bộ cũng như để bổ sung cho nhu cầu bao bì tăng thêm của bản thân ngành lương thực trong những năm sau.
3. Vốn bao bì của ngành lương thực (cả phần dùng trong kinh doanh và dự trữ) do Ngân sách Nhà nước cấp 100% nhưng Bộ Tài chính chuyển số vốn đó sang Ngân hàng Nhà nước cho vay theo nhu cầu thực tế. Bao bì đi theo lương thực nhập khẩu cũng do Ngân hàng Nhà nước cho Tổng cục Lương thực (công ty cấp I) vay để thanh toán với ngoại thương.
4. Bao bì luân chuyển trong nội bộ ngành lương thực cũng như bao bì giao cho các đơn vị tiêu dùng lương thực (xí nghiệp, cơ quan, bộ đội v.v…) tạm thời sử dụng để vận chuyển, bảo quản lương thực cũng phải thông qua quan hệ mua bán, đơn vị mua phải trả tiền cho đơn vị bán. Giá bao bì luân chuyển trong trường hợp này do Tổng cục Lương thực thỏa thuận với Bộ Tài chính để quy định và phải cao hơn giá điều động nội bộ nhằm ngăn ngừa bao bì lương thực lọt ra ngoài và đem sử dụng một cách phung phí, không đúng chủ định của Nhà nước.
5. Tổng cục Lương thực phải khẩn trương tổ chức một đợt kiểm kê bao bì trong toàn ngành.
Qua kiểm kê, phải nắm chắc số lượng bao bì hiện có ở từng đơn vị cơ sở (có phân biệt chủng loại, chất lượng) và đánh giá chính xác giá trị: đối chiếu số bao bì có trên sổ sách và số vốn đã được cấp với thực tế tồn kho, tìm ra nguyên nhân thừa, thiếu, quy trách nhiệm và giải quyết theo đúng chế độ hiện hành, có kế hoạch tổ chức thu hồi trong một thời gian ngắn nhất số bao bì đã cho các ngành khác, các hợp tác xã nông nghiệp mượn.
Sau kiểm kê, Tổng cục Lương thực phải tổng hợp tình hình bao bì trong toàn ngành, cùng Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước giải quyết các vấn đề định mức bao bì, định mức vốn, chuyển vốn và cho vay như đã quy định ở điểm 3.
Nhận được chỉ thị này, Tổng cục Lương thực, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cần có kế hoạch thi hành ngay, cần gấp rút tổ chức nghiên cứu để ban hành ngay một số chế độ quản lý cần thiết (như chế độ quản lý bao bì dự trữ, chế độ kế toán bao bì, chế độ cấp vốn và cho vay, v.v…) kịp áp dụng ngay sau khi kiểm kê.
Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước cần bàn với các ngành kinh tế khác (nội thương, ngoại thương, công nghiệp nhẹ, v.v…) để đưa việc quản lý bao bì của những ngành này vào nền nếp, như đối với ngành lương thực, căn cứ vào những nguyên tắc nói ở trên đây.
| KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
File gốc của Chỉ thị 80-TTg/TN năm 1967 về quản lý bao bì lương thực do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Chỉ thị 80-TTg/TN năm 1967 về quản lý bao bì lương thực do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 80-TTg/TN |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Phạm Hùng |
Ngày ban hành | 1967-05-18 |
Ngày hiệu lực | 1967-06-02 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Đã hủy |