ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2484/QĐ-UBND | Hà Giang, ngày 24 tháng 10 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007;
Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Xét đề nghị của giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 810/TTr-SKHCN ngày 12/10/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “MÈO VẠC” DÙNG CHO SẢN PHẨM MẬT ONG BẠC HÀ CỦA TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2484/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)
Chương 1
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định việc quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi tắt là CDĐL) “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà của tỉnh Hà Giang đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký CDĐL theo quyết định số 316/QĐ-SHTT ngày 01/3/2013.
2. Những nội dung về quản lý và sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” không nêu trong Quy chế này thì áp dụng theo Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan quản lý CDĐL và các tổ chức, cá nhân sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc Hà của tỉnh Hà Giang.
2. Quy chế này chỉ áp dụng đối với sản phẩm mật ong bạc hà của tỉnh Hà Giang
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. CDĐL là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
2. Bảo hộ CDĐL là việc Nhà nước bảo hộ độc quyền cho cư dân thuộc một vùng, địa phương sử dụng CDĐL đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ vùng, địa phương đó.
3. Quyền sở hữu CDĐL là quyền của chủ sở hữu đối với CDĐL, bao gồm: quyền đăng ký, quyền quản lý CDĐL, quyền cấp và thu hồi quyền sử dụng CDĐL.
4. Quyền sử dụng CDĐL là quyền gắn (in, dán, đúc, dập hoặc hình thức khác) CDĐL trên sản phẩm, bao bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh sản phẩm và giấy tờ giao dịch nhằm mua, bán, quảng bá và giới thiệu sản phẩm đó.
5. Trao (cấp) quyền sử dụng CDĐL là việc cơ quan quản lý CDĐL cho phép tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng CDĐL “Mật ong Bạc hà Mèo Vạc” trong hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm thể hiện bằng Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc”.
6. Thu hồi quyền sử dụng CDĐL là việc cơ quan quản lý CDĐL ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL đã cấp cho tổ chức, cá nhân.
7. Sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Gắn CDĐL “Mật ong bạc hà Mèo Vạc” lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, biển hiệu kinh doanh, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm mật ong bạc hà;
b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, trữ để bán sản phẩm mang CDĐL “Mật ong bạc hà Mèo Vạc”;
8. Tem CDĐL là tem có tên CDĐL “Mật ong bạc hà Mèo Vạc” được gắn trên đơn vị sản phẩm hoặc trên bao bì sản phẩm và chỉ sử dụng một lần cho từng đơn vị sản phẩm đủ điều kiện mang CDĐL.
9. Logo (biểu tượng) CDĐL “Mật ong bạc hà Mèo Vạc” là phần chữ và phần hình được quy định tại (phụ lục 2) kèm theo Quy chế này.
10. Tổ chức quản lý nội bộ CDĐL là Hội sản xuất và kinh doanh mật ong Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang đại diện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất và/hoặc kinh doanh sản phẩm mật ong bạc hà mang CDĐL, được thành lập theo quy định của pháp luật.
Chương 2
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “MÈO VẠC”
Điều 4. Điều kiện được sử dụng CDĐL “Mèo Vạc”
Mọi tổ chức, cá nhân sản xuất và/hoặc kinh doanh sản phẩm mật ong bạc hà tại các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đều có quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” nếu đáp ứng các điều kiện sau:
1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL và giấy chứng nhận này còn hiệu lực;
2. Sản phẩm mật ong bạc hà đưa ra thị trường được sản xuất và đóng chai trong vùng CDĐL, có chất lượng đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn đăng ký CDĐL “Mèo Vạc”, đảm bảo yêu cầu vệ sinh và an toàn thực phẩm;
3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật ong mang chỉ dẫn địa lý phải được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
4. Tuân thủ Quy trình kỹ thuật sản xuất và bảo quản sản phẩm đã đăng ký CDĐL “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà.
5. Cam kết sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” cho những sản phẩm mật ong bạc hà đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký CDĐL.
6. Là thành viên Hội Sản xuất và Kinh doanh mật ong Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang, cam kết thực hiện đầy đủ các quy định trong Điều lệ của Hội Sản xuất và Kinh doanh mật ong Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang.
Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL gồm:
a. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL theo mẫu (Phụ lục 1);
b. Giấy xác nhận của Hội sản xuất và kinh doanh mật ong Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang xác nhận hộ có nuôi ong lấy mật bạc hà trên địa bàn, Bản cam kết tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất đã đăng ký CDĐL và chất lượng sản phẩm đảm bảo điều kiện bảo hộ;
c. Đối với tổ chức, cá nhân chỉ sơ chế/chế biến và thương mại (không nuôi ong), hồ sơ phải có văn bản liên kết hoặc hợp đồng thu mua sản phẩm với các tổ chức, cá nhân nuôi ong đã được cấp quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc”;
2. Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL gồm:
a. Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL theo mẫu (Phụ lục 3);
b. Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” đã được cấp cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp đổi (trừ trường hợp bị mất, thất lạc)
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL gồm:
a. Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL theo mẫu tại (Phụ lục 4);
b. Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” đã được cấp cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu gia hạn; giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn hiệu lực.
Điều 6. Tiêu chí đánh giá đủ điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc”
1. Sản phẩm mật ong bạc hà đảm hảo yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm và chất lượng đặc thù đã được bảo hộ tại phụ lục 6 kèm theo quy chế này;
2. Khu vực sản xuất mật ong bạc hà trong vùng đăng ký CDĐL, hoặc thương mại mật ong bạc hà được sản xuất từ khu vực địa lý đã được đăng ký CDĐL “Mèo Vạc”;
3. Việc sản xuất mật ong bạc hà thực hiện đúng theo Quy trình sản xuất đã đăng ký CDĐL “Mèo Vạc”.
Điều 7. Hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc”
Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký quyết định cấp, được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần gia hạn 5 năm kể từ ngày ký quyết định gia hạn.
Điều 8. Chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc”
Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL có văn bản thông báo từ bỏ quyền sử dụng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL đã hết thời hạn hiệu lực mà không có nhu cầu gia hạn, hoặc không đạt điều kiện để được gia hạn hiệu lực;
2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL không còn tồn tại hoặc không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm;
3. Các điều kiện tạo nên tính đặc thù chất lượng của mật ong bạc hà mang CDĐL “Mèo Vạc” bị thay đổi, sản phẩm không còn đáp ứng điều kiện bảo hộ.
4. Tổ chức, cá nhân không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh.
Điều 9. Huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL
Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL bị hủy bỏ hiệu lực trong trường hợp sau đây:
Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế quản lý và sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà liên lục 03 lần được cơ quan kiểm soát bên ngoài hoặc nội bộ có văn bản nhắc nhở mà không khắc phục.
Điều 10. Trình tự thủ tục và thẩm quyền cấp, cấp sửa đổi, bổ sung, cấp gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc”
1. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL (lần đầu)
a) Tổ chức, cá nhân gửi 04 bộ hồ sơ và nhận kết quả tại Chi cục TCĐLCL. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục TCĐLCL phải tổ chức kiểm tra đánh giá điều kiện sản xuất kinh doanh thực tế.
b) Nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện sử dụng CDĐL, Chi cục TCĐLCL xác lập văn bản xác nhận tổ chức, cá nhân đủ điều kiện sử dụng CDĐL. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc Chi cục TCĐLCL cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL cho tổ chức, cá nhân (kèm 01 bộ hồ sơ cho tổ chức/cá nhân lưu giữ). Gửi 01 bộ bồ sơ cho Hội Sản xuất và Kinh doanh mật ong Cao nguyên đá, 01 bộ gửi cho Chi hội cấp huyện để theo dõi, quản lý và lưu 01 bộ tại Chi cục TCĐLCL.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện sử dụng CDĐL thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục TCĐLCL phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, cá nhân đó biết.
2. Cấp sửa đổi, bổ sung; cấp lại; cấp gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL.
a) Cấp sửa đổi, bổ sung; cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL.
Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ và nhận kết quả tại Chi cục TCĐLCL. Hồ sơ bao gồm 01 tờ khai đề nghị cấp đổi, bổ sung theo mẫu (phụ lục 3), cấp lại theo mẫu (Phụ lục 4) và bản gốc Giấy chứng nhận và quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” đã được cấp cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp đổi, cấp lại.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục TCĐLCL xác nhận các thông tin cần sửa đổi, bổ sung và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL (cấp sửa đổi, bổ sung cấp lại) cho tổ chức, cá nhân.
Trong trường hợp các thông tin yêu cầu sửa đổi, bổ sung không đạt điều kiện quy định tại Điều 5 Quy chế này, trong thời hạn 05 ngày làm việc. Chi cục TCĐLCL phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đó biết.
b) Gia hạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL.
Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL, trong vòng 01 (một) tháng trước ngày Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ về Chi cục TCĐLCL gồm:
Tờ khai đề nghị gia hạn theo mẫu (Phụ lục 5) kèm theo bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục TCĐLCL tổ chức kiểm tra đánh giá điều kiện sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” của tổ chức, cá nhân. Nếu tổ chức, cá nhân đủ điều kiện để được gia hạn Giấy chứng nhận thì Chi cục TCĐLCL xác lập văn bản xác nhận tổ chức, cá nhân đó đủ điều kiện để được gia hạn sử dụng CDĐL. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày xác lập văn bản xác nhận tổ chức, cá nhân đó đủ điều kiện để được gia hạn sử dụng CDĐL, Chi cục tiêu TCĐLCL phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL được gia hạn cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện để được gia hạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, Chi cục TCĐLCL phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đó biết.
3. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày Chi cục TCĐLCL nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân từ bỏ quyền sử dụng, hoặc văn bản của tổ chức, cá nhân đề nghị chấm dứt hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL, Chi cục TCĐLCL xem xét và ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực hoặc ra thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL đã cấp cho tổ chức, cá nhân đó;
Quyết định chấm dứt hiệu lực, hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL của tổ chức, cá nhân phải được đăng trên các phương tiện thông tin truyền thông của tỉnh Hà Giang và gửi đến các cơ quan liên quan;
Trường hợp tổ chức, cá nhân không còn được chứng nhận sản xuất, kinh doanh mật ong bạc hà đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL của tổ chức, cá nhân đó đương nhiên bị chấm dứt hiệu lực cho đến khi được tổ chức có thẩm quyền tái cấp giấy chứng nhận sản xuất kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Điều 11. Sổ đăng ký quyền sử dụng CDĐL
Sổ đăng ký quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” do Chi cục TCĐLCL lập và lưu giữ, là tài liệu ghi nhận các tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng; sửa đổi, bổ sung, gia hạn, hủy bỏ hiệu lực, chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL theo quy định của Quy chế này.
Điều 12. Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Meo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà phải có các nội dung sau:
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận;
- Điện thoại, Fax, Email (nếu có):
- Thời hạn sử dụng CDĐL “Mèo Vạc”
- Họ tên và chữ ký của người đại diện có thẩm quyền, dấu của Cơ quan quản lý CDĐL.
- Mẫu nhãn hiệu (logo) của sản phẩm.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” được làm thành 02 bản chính để lưu và cấp cho người đăng ký sử dụng có giá trị trong vòng 05 năm kể từ ngày ký. Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL được cập nhật theo số thứ tự liên tục vào Sổ quản lý của Cơ quan quản lý CDĐL. Trường hợp có yêu cầu cấp thêm thì Cơ quan quản lý sẽ cấp (tối đa không quá 10 bản) và trên bản sao phải có chữ “BẢN SAO” để phân biệt.
3. Việc cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” cho sản phẩm mật ong bạc hà được quy định tại khoản 2 Điều 10 của Quy chế này.
Điều 13. Mẫu chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc”
Mẫu CDĐL (logo) “Mèo Vạc” là mẫu nhãn hiệu được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang phê duyệt.
Điều 14. Vùng sản xuất mật ong bạc hà mang chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc”
Vùng sản xuất mật ong bạc hà mang CDĐL “Mèo Vạc” là vùng được xác định trên bản đồ và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp đăng ký CDĐL “Mèo Vạc”.
Điều 15. Quản lý việc sử dụng chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc”
1. Cơ quan quản lý CDĐL “Mèo Vạc” có quyền kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng CDĐL của tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng CDĐL nhằm duy trì và đảm bảo những tiêu chuẩn, đặc tính riêng và danh tiếng của sản phẩm mật ong bạc hà mang CDĐL “Mèo Vạc”.
2. Cơ quan quản lý CDĐL có quyền ra quyết định đình chỉ hoặc thu hồi vĩnh viễn quyền sử dụng CDĐL nếu tổ chức, cá nhân vi phạm khoản 3 Điều 10 của Quy chế này.
3. Cơ quan quản lý CDĐL có trách nhiệm đề nghị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được cấp quyền sử dụng, CDĐL “Mèo Vạc”.
Điều 16. Kiểm soát chất lượng sản phẩm mang CDĐL
1. Cơ quan quản lý CDĐL lấy mẫu kiểm tra định kỳ sản phẩm mang CDĐL. Các chi phí kiểm nghiệm do người sử dụng CDĐL đóng theo quy định. Việc kiểm tra định kỳ chất lượng sản phẩm mang CDĐL đối với một tổ chức, cá nhân không quá 1 lần trong năm.
2. Trường hợp có dấu hiệu nghi vấn về chất lượng của sản phẩm mang CDĐL, Cơ quan quản lý CDĐL có quyền đột xuất yêu cầu người sử dụng CDĐL lấy mẫu để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm.
Điều 17. Chất liệu bao bì và thông tin trên nhãn
1. Chất liệu bao bì
Mật ong bạc hà mang CDĐL Mèo Vạc chỉ được đựng trong các bao bì làm từ các nguyên liệu sau:
+ Sứ hoặc sành tráng men
+ Thủy tinh
+ Nhôm dùng cho thực phẩm, thép không gỉ hoặc sắt mạ thép không rỉ
+ Nhựa dùng cho thực phẩm
Bao bì nguyên lành, sạch, khô, có nắp đậy kín, không bị mốc, không có mùi lạ.
2. Thông tin trên nhãn
Trên nhãn mác mật ong bạc hà Mèo Vạc phải được ghi theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành và theo yêu cầu của chủ sở hữu về các dấu hiệu của sản phẩm mang CDĐL “Mèo Vạc”.
Điều 18. Phí sử dụng CDĐL
1. Phí sử dụng CDĐL bao gồm: Phí cấp quyền sử dụng CDĐL; Chi phí thường niên duy trì CDĐL; Chi phí kiểm nghiệm cho việc cấp quyền sử dụng CDĐL và kiểm tra chất lượng định kỳ hay đột xuất.
2. Phí sử dụng CDĐL được xây dựng theo sự thoả thuận giữa Cơ quan quản lý và người sử dụng CDĐL trên cơ sở đảm bảo cho việc cấp quyền sử dụng và quản lý CDĐL.
Điều 19. Sử dụng Chỉ dẫn địa lý
1. Các cá nhân, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà có thể sử dụng CDĐL trong các trường hợp sau:
- Sử dụng CDĐL trên bao bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh, thư từ giao dịch, phương tiện quảng cáo...
- Phải sử dụng đúng và chính xác các dấu hiệu của CDĐL gồm cả tên nhãn hiệu và hình ảnh logo.
- Chỉ sử dụng CDĐL cho sản phẩm mật ong bạc hà đã được cơ quan quản lý cấp quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc”.
2. Được sử dụng CDĐL kèm với nhãn hiệu riêng của cá nhân hoặc tổ chức sản xuất và/hoặc kinh doanh sản phẩm mật ong bạc hà.
3. Không được tự ý chuyển giao quyền sử dụng CDĐL dưới bất kỳ hình thức nào.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi, hình thức sử dụng có hoặc không có CDĐL nhưng làm sai lệch nhận thức hoặc gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của CDĐL.
5. Nghiêm cấm mọi hình thức đưa thông tin sai về CDĐL hoặc lạm dụng CDĐL gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
6. Cơ quan quản lý CDĐL có trách nhiệm phổ biến và cung cấp đầy đủ mọi thông tin cần thiết liên quan đến CDĐL cho các tổ chức, cá nhân sử dụng CDĐL.
Chương 3
Điều 20. Quyền lợi
1. Được sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” và được bảo hộ theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
2. Được gắn CDĐL “Mèo Vạc” lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh mật ong bạc hà; lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, trữ để bán mật ong bạc hà mang CDĐL “Mèo Vạc”;
3. Được tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo về quản lý, sử dụng CDĐL và hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, phát triển danh tiếng cho sản phẩm mật ong bạc hà mang CDĐL “Mèo Vạc”;
4. Được hưởng các chính sách hiện hành của Nhà nước về hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, hỗ trợ sử dụng và phát triển sản phẩm mang CDĐL.
Điều 21. Nghĩa vụ
1. Thực hiện nghiêm túc các quy trình sản xuất bắt buộc; đảm bảo chất lượng, tính đặc thù của mật ong bạc hà mang CDĐL “Mèo Vạc”; đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm cho mật ong bạc hà khi đưa sản phẩm ra thị trường;
2. Không được chuyển giao quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” cho tổ chức, cá nhân khác;
3. Lưu giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL và xuất trình cho các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định để kiểm tra
4. Thực hiện nghiêm các quy chế, quy định, các hướng dẫn về quản lý, sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành; thường xuyên tự kiểm soát, giám sát việc sử dụng CDĐL trong nội bộ Hội sản xuất và kinh doanh mật ong Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang;
5. Cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của Cơ quan quản lý CDĐL, Hội sản xuất và kinh doanh mật ong Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin, tài liệu, báo cáo đã cung cấp.
Chương 4
HÀNH VI VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “MÈO VẠC”
Điều 22. Các hành vi vi phạm Quy chế quản lý và sử dụng CDĐL “Mèo Vạc”, xâm phạm quyền đối với CDĐL
1. Hành vi vi phạm quy chế:
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL, nhưng:
a) Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Điều 21 Quy chế này;
b) Sử dụng tem CDĐL “Mèo Vạc” không đúng quy định;
c) Sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 Quy chế này;
d) Có hành vi làm ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của CDĐL “Mèo Vạc” cho sản phẩm mật ong bạc hà;
đ) Có hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, kiểm tra, kiểm soát về CDĐL;
e) Tổ chức, cá nhân đã bị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL nhưng vẫn tiếp tục sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà;
g) Vi phạm quy định về xác lập quyền sử dụng (tự ý sửa chữa, tẩy xóa Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL; cung cấp thông tin, chứng cứ sai lệch cho cơ quan, tổ chức quản lý).
2. Các hành vi xâm phạm quyền đối với CDĐL:
a) Sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” cho sản phẩm mật ong bạc hà nhằm mục đích kinh doanh khi chưa được cấp hoặc đã bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL;
b) Sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” cho sản phẩm mật ong bạc hà mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực mang CDĐL “Mèo Vạc” nhưng không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang CDĐL;
c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với CDĐL “Mèo Vạc” cho sản phẩm mật ong bạc hà không có nguồn gốc xuất xứ từ lãnh thổ mang CDĐL “Mèo Vạc” dẫn tới hiểu sai, hiểu nhầm về nguồn gốc sản phẩm;
d) Sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mật ong bạc hà nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của CDĐL “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà.
Điều 23. Xử lý vi phạm
1 .Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hành vi vi phạm các nội dung quy định tại Điểm a, b, c, d, d, e, Khoản 1, Điều 22 Quy chế này, sẽ được nhắc nhở, hướng dẫn biện pháp khắc phục;
2. Vi phạm Điểm g, Khoản 1, Điều 22 Quy chế này hoặc bị phát hiện 03 lần liên tiếp vi phạm cùng một nội dung tại Điểm a, b, c, d, đ, e, Khoản 1, Điều 22 Quy chế này sẽ bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL đã cấp;
3. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền đối với CDĐL, sản xuất kinh doanh, vận chuyển, trữ để bán mật ong bạc hà giả mạo CDĐL “Mèo Vạc” sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định của pháp luật có liên quan:
4. Các tổ chức, cá nhân đã bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL, sau thời hạn hai năm kể từ ngày bị hủy bỏ mới được quyền đăng ký sử dụng lại. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được áp dụng như thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL lần đầu.
Điều 24. Khiếu nại, tố cáo và xử lý khiếu nại, tố cáo
1. Mọi khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát; cấp, thu hồi quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm quy chế này và các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, tùy theo tính chất, mức độ, hành vi vi phạm ngoài việc bị xử lý bằng các biện pháp quy định tại quy chế này, còn có thể bị xử lý bằng các biện pháp khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định của pháp luật có liên quan.
Chương 5
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “MÈO VẠC”
Điều 25. Sở Khoa học và Công nghệ
Là cơ quan được UBND tỉnh Hà Giang ủy quyền quản lý CDĐL “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà, có chức năng:
1. Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh Hà Giang ban hành các văn bản phục vụ quản lý; tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng và phát triển CDĐL “Mèo Vạc”;
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đào tạo, tập huấn và phổ biến các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp đối với CDĐL cho cán bộ của các ban, ngành có liên quan để thực hiện các hoạt động quản lý CDĐL theo phân công tại Quy chế này; hướng dẫn và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh khai thác và phát triển giá trị thương mại của CDĐL “Mèo Vạc”;
3. Thẩm định điều kiện sử dụng CDĐL cho các tổ chức, cá nhân đăng ký cấp, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” theo quy định tại quy chế này; xây dựng các văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm mật ong bạc hà mang CDĐL “Mèo Vạc”. Cấp, cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà;
4. Thực hiện quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL “Mèo Vạc”.
5. Chủ trì phối hợp quản lý bên ngoài đối với sản phẩm mật ong bạc hà mang CDĐL “Mèo Vạc”; Phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện thực hiện kiểm tra, kiểm soát độc lập sản phẩm mật ong hạc hà mang CDĐL “Mèo Vạc”;
6. Chịu trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm mật ong bạc hà mang CDĐL “Mèo Vạc” trong sản xuất, lưu thông tiêu thụ sản phẩm trên thị trường theo quy định của pháp luật;
7. Hướng dẫn điều kiện kỹ thuật bắt buộc trong sản xuất, bảo quản sản phẩm mật ong bạc hà cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mật ong bạc hà trên địa bàn nhằm giữ tính đặc thù và phát triển chất lượng của mật ong bạc hà mang CDĐL “Mèo Vạc”;
Điều 26. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan kiểm soát việc tuân thủ các điều kiện sử dụng CDĐL của các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh mật ong bạc hà mang chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc”;
2. Hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất mật ong bạc hà trên địa bàn tỉnh.
3. Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật về chăn nuôi ong cho Hội Sản xuất và Kinh doanh mật ong Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang
Điều 27. Sở Công thương
1. Chủ trì tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá; xúc tiến thương mại, giới thiệu mật ong bạc hà mang CDĐL “Mèo Vạc” ra các thị trường trong nước và nước ngoài;
2. Hỗ trợ khai thác thị trường trong và ngoài tỉnh cho mật ong bạc hà mang CDĐL “Mèo Vạc”;
3. Phối hợp kiểm tra và xử lý các vi phạm, xâm phạm CDĐL “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà trong lưu thông, tiêu thụ trên thị trường theo quy định của pháp luật.
Điều 28. Sở Y tế
1. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan kiểm soát việc tuân thủ các điều kiện sử dụng CDĐL của các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh mật ong bạc hà mang chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc”;
2. Hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh mật ong bạc hà trên địa bàn tỉnh.
Điều 29. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì phối hợp với các ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch quảng bá đến du khách trong và ngoài nước biết đến các sản phẩm đặc sản của tỉnh.
Điều 30. Sở thông tin và truyền thông
Thực hiện các hoạt động nhằm phát hiện và xử lý các hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trung hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nhằm lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của CDĐL mật ong bạc hà “Mèo Vạc”
Điều 31. UBND 04 huyện thuộc Cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang
1. Tổ chức các hoạt động quản lý, sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” tại địa bàn; thực hiện chức năng thực thi bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL được bảo hộ theo quy định của pháp luật;
2. Cử cán bộ tham gia cùng với Chi cục TCĐLCL - Sở Khoa học và Công nghệ Hà Giang, các ban, ngành, Hội sản xuất và kinh doanh mật ong Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” theo yêu cầu kế hoạch kiểm tra, kiểm soát quy định tại Quy chế này;
3. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến và giám sát việc tuân thủ quy chế quản lý, sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Điều 32. Hội Sản xuất và Kinh doanh mật ong Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang
Hội sản xuất và kinh doanh mật ong Cao nguyên đá linh Hà Giang chịu trách nhiệm:
1. Quản lý việc sử dụng tem CDĐL “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà:
a) Lập hồ sơ, sổ sách các loại để thực hiện công tác quản lý CDĐL
b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh mật ong bạc hà sử dụng tem CDĐL “Mèo Vạc” trong hoạt động thương mại;
c) Chủ động phối hợp với Chi cục TCĐLCL - Sở Khoa học và Công nghệ Hà Giang và các cơ quan, địa phương liên quan kiểm tra, kiểm soát nội bộ việc sử dụng tem, nhãn mang CDĐL “Mèo Vạc” của các thành viên thuộc Hội;
d) Kiểm tra, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm quyền sở hữu đối với CDĐL “Mèo Vạc” theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng khác xử lý các hành vi xâm phạm quyền CDĐL.
2. Tổ chức thực hiện quy chế quản lý nội bộ CDĐL “Mèo Vạc” đối với các thành viên thuộc Hội;
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế kiểm soát, giám sát việc thực hiện các tiêu chí bắt buộc trong quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm mật ong bạc hà mang CDĐL của các thành viên thuộc Hội;
4. Chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, khai thác thị trường, xây dựng kênh tiêu thụ sản phẩm mật ong bạc hà mang CDĐL “Mèo Vạc” của các thành viên thuộc Hội;
5. Vận động hội viên tăng cường quản lý nội bộ và tiêu thụ sản phẩm mật ong bạc hà mang CDĐL “Mèo Vạc”;
6. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân, các cơ quan liên quan đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm, xâm phạm quyền đối với CDĐL “Mèo Vạc”.
7. Tổ chức áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ, thực hiện tốt quy trình sản xuất nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và duy trì tính đặc thù, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm mật ong bạc hà mang CDĐL “Mèo Vạc”.
Chương 6
Điều 33. Tổ chức thực hiện
Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Hội Sản xuất và Kinh doanh mật ong Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang triển khai quán triệt nội dung của Quy chế đến các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật ong bạc hà trên địa bàn tỉnh và giúp UBND tỉnh theo dõi thực hiện Quy chế này
Hội Sản xuất và Kinh doanh mật ong Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang chịu trách nhiệm phổ biến và tuyên truyền Quy chế này đến các hội viên.
Điều 34. Chế độ báo cáo
Hội Sản xuất và Kinh doanh mật ong Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang gửi báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm, báo cáo đột xuất (khi có yêu cầu) tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý CDĐL “Mèo Vạc” đến Chi cục TCĐLCL để tổng hợp và báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ.
Điều 35. Hiệu lực thi hành
1. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở, ban, ngành, Hội Sản xuất và Kinh doanh mật ong Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, các đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh kịp thời về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP QUYỀN SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “MÈO VẠC” DÙNG CHO SẢN PHẨM MẬT ONG BẠC HÀ
Kính gửi: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Hà Giang
( Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang)
Tôi tên là: ......................................................................................................................
Số điện thoại: ......................................................... số Fax: …………………………………
Địa chỉ: .........................................................................................................................
Đại diện: .......................................................................................................................
Sau khi nghiên cứu Quy chế quản lý và sử dụng chi dẫn địa lý mật ong bạc hà Mèo Vạc, tôi nộp đơn này đề nghị:
Được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý mật ong bạc hà Mèo Vạc.
Tôi/chúng tôi cam kết chấp hành quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý mật ong bạc hà Mèo Vạc đã công bố. Tích cực hoạt động và đóng góp một cách có hiệu quả vào sự phát triển bền vững sản phẩm mật ong bạc hà vùng Cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang.
Xin trân trọng cảm ơn!
………, ngày ….. tháng .... năm 201....
Xác nhận của Hội SX&KD | Ký tên, họ và tên, đóng dấu (nếu có) |
LÔ GÔ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ MẬT ONG BẠC HÀ
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG SỬ DỤNG CDĐL
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “MÈO VẠC” DÙNG CHO SẢN PHẨM MẬT ONG BẠC HÀ
Kính gửi: Chi cục Tiêu chuẩn đo Iường Chất lượng tỉnh Hà Giang
(Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang)
Tôi tên là: ......................................................................................................................
Số điện thoại: ......................................................... số Fax: …………………………………
Địa chỉ: .........................................................................................................................
Đại diện: .......................................................................................................................
Tôi (chúng tôi) đã được Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng tỉnh Hà Giang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà số theo quyết định số ……/QĐ-TĐC ngày ….. tháng …...năm.... 20………
Lý do sửa đổi, bổ sung đề nghị cấp lại: .........................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Vì vậy, tôi (chúng tôi) đề nghị Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng tỉnh Hà Giang xem xét cấp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà cho tôi (chúng tôi)
Tôi (chúng tôi) xin cam kết chấp hành quy chế quản lý và sử dụng CDĐL mật ong bạc hà Mèo Vạc đã công bố. Tích cực hoạt động và đóng góp một cách có hiệu quả vào sự phát triển bền vững sản phẩm mật ong bạc hà vùng Cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang.
Xin trân trọng cảm ơn!
………, ngày ….. tháng .... năm 201....
Xác nhận của Hội SX&KD | Ký tên, họ và tên, đóng dấu (nếu có) |
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “MÈO VẠC” DÙNG CHO SẢN PHẨM MẬT ONG BẠC HÀ
Kính gửi: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Hà Giang
(Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang)
Tôi tên là: ....................................................................................................................
Số điện thoại: ....................................................... số Fax: …………………………………
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Đại diện: .....................................................................................................................
Tôi (chúng tôi) đã được Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng tỉnh Hà Giang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chí dẫn địa lý “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà số…. theo quyết định số ......./QĐ-TĐC ngày ….. tháng ….. .năm....20…….
Lý do đề nghị cấp lại giấy chứng nhận: ........................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Vì vậy, tôi (chúng tôi) đề nghị Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng tỉnh Hà Giang xem xét cấp sửa đổi, bổ sung /cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà cho tôi (chúng tôi)
Tôi (chúng tôi) xin cam kết chấp hành quy chế quản lý và sử dụng CDĐL mật ong bạc hà Mèo Vạc đã công bố. Tích cực hoạt động và đóng góp một cách có hiệu quả vào sự phát triển sản phẩm mật ong bạc hà của tỉnh.
Xin trân trọng cảm ơn!
………, ngày ….. tháng .... năm 201....
Xác nhận của Hội SX&KD | Ký tên, họ và tên, đóng dấu (nếu có) |
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “MÈO VẠC” DÙNG CHO SẢN PHẨM MẬT ONG BẠC HÀ
Kính gửi: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Hà Giang
(Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang)
Tôi tên là: ....................................................................................................................
Số điện thoại: ....................................................... số Fax: …………………………………
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Đại diện: .....................................................................................................................
Tôi (chúng tôi) đa được Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng tỉnh Hà Giang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà số ……….. theo quyết định số …../QĐ-TĐC ngày …… tháng…... năm 20......
Thời gian hết hiệu lực: ngày ……. tháng …… năm…………
Vì vậy, tôi (chúng tôi) đề nghị Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng tỉnh Hà Giang xem xét cấp gia hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL ‘“Mèo Vạc’” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà cho tôi (chúng tôi).
Tôi (chúng tôi) xin cam kết chấp hành quy chế quản lý và sử dụng CDĐL mật ong bạc hà Mèo Vạc đã công bố. Tích cực hoạt động và đóng góp một cách có hiệu quả vào sự phát triển sản phẩm mật ong bạc hà của tỉnh.
Xin trân trọng cảm ơn!
………, ngày ….. tháng .... năm 201....
Xác nhận của Hội SX&KD | Ký tên, họ và tên, đóng dấu (nếu có) |
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA SẢN PHẨM MẬT ONG BẠC HÀ MANG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “MÈO VẠC”
1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc”
Sản phẩm mang CDĐL “Mèo Vạc” là sản phẩm mật ong bạc hà, được chế biến theo quy trình kỹ thuật đã đăng ký bảo hộ CDĐL và nằm trong vùng sản xuất được xác định trên bản đồ CDĐL.
2. Các đặc tính chất lượng của sản phẩm mật ong bạc hà mang chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc”
1. Tiêu chuẩn chất lượng cảm quan
- Màu sắc mật: Từ Vàng Đỏ đến Vàng Chanh, không bị biến đổi màu theo thời gian.
- Mùi: Thơm đặc trưng của hoa bạc hà, không sản phẩm cùng loại nào có được.
- Vị: Mật ong bạc hà có vị ngọt mát và dịu, không khé
- Dạng tồn tại: Mật ong bạc hà Mèo vạc có thể tồn tại dưới dạng lỏng (đầu vụ sản xuất) hoặc kết tinh nến bảo quản lâu ngày.
2. Tiêu chuẩn chất lượng lý hóa
| Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Tiêu chuẩn |
1 | Thủy phần (H2O) | % | 21% |
2 | Hàm lượng Fructoza | g | g mật |
3 | Glucoza | g |
|
4 | Sacoraza | mg | 100 g mật |
5 | HMF | mg | 40 - 60 mg/kg mật |
6 | Chất không tan | g | 1g/100 g mật |
7 | Tetracyline | mg | Không có |
3. Phương pháp đánh giá các đặc tính chất lượng của sản phẩm
1. Phương pháp lấy mẫu: Mẫu sản phẩm để đánh giá chất lượng phải được lấy ngẫu nhiên của lô hàng mang CDĐL do Cơ quan quản lý CDĐL thực hiện cùng với tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng hoặc đang sử dụng CDĐL.
2. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm: Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm phải được đánh giá theo phương pháp quy định trong Tiêu chuẩn Quốc gia (TCQG). Trường hợp phương pháp thử không có trong TCQG, phương pháp đánh giá chất lượng sẽ do Cơ quan quản lý CDĐL và người đăng ký sử dụng hoặc người đang sử dụng CDĐL xác định.
3. Phòng kiểm nghiệm: Việc đánh giá chất lượng mẫu sản phẩm phải được thực hiện tại các phòng phân tích có đủ năng lực theo quy định của pháp luật.
File gốc của Quyết định 2484/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà của tỉnh Hà Giang đang được cập nhật.
Quyết định 2484/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong bạc hà của tỉnh Hà Giang
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Giang |
Số hiệu | 2484/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Văn Sơn |
Ngày ban hành | 2016-10-24 |
Ngày hiệu lực | 2016-10-24 |
Lĩnh vực | Sở hữu trí tuệ |
Tình trạng | Còn hiệu lực |