\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN\r\n | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 2338/QĐ-UBND \r\n | \r\n \r\n An Giang, ngày 21\r\n tháng 9 năm 2022 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH AN\r\nGIANG ĐẾN NĂM 2030
\r\n\r\nCHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
\r\n\r\nCăn cứ Luật Tổ chức Chính\r\nquyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng\r\n11 năm 2019;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Sở hữu trí tuệ\r\nngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu\r\ntrí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật\r\nKinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số\r\n13/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học\r\nvà công nghệ;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số\r\n1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê\r\nduyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số\r\n2205/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc\r\nphê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030;
\r\n\r\nCăn cứ Thông tư số\r\n03/2021/TT-BKHCN ngày 11 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ\r\nquy định quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030;
\r\n\r\nCăn cứ Thông tư số\r\n75/2021/TT-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về\r\nquản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm\r\n2030;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị quyết số\r\n20/2022/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang về\r\nviệc Quy định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước đến\r\nnăm 2030;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số 610/QĐ-UBND\r\nngày 25 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Chương\r\ntrình phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn\r\n2021-2026 và định hướng đến năm 2030.
\r\n\r\nTheo đề nghị của Giám đốc Sở\r\nKhoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 1070/TTr-SKHCN ngày 05 tháng 9 năm\r\n2022.
\r\n\r\nQUYẾT ĐỊNH:
\r\n\r\nĐiều 1.\r\nPhê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình phát\r\ntriển tài sản trí tuệ tỉnh An Giang đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chương\r\ntrình).
\r\n\r\nĐiều 2.\r\nQuyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
\r\n\r\nĐiều 3.\r\nChánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở\r\nKhoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch\r\nỦy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan\r\nchịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT. CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2030
\r\n(Kèm theo Quyết định số 2338/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Chủ\r\ntịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
1. Mục tiêu chung
\r\n\r\na) Đưa sở hữu trí tuệ trở thành\r\ncông cụ quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, tạo môi trường\r\nkhuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội\r\ncho địa phương.
\r\n\r\nb) Nâng cao nhận thức xã hội về\r\ntài sản trí tuệ, vai trò của sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế, xã hội\r\ncủa tỉnh nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp, viện,\r\ntrường, tổ chức và cá nhân về tài sản trí tuệ.
\r\n\r\nc) Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng\r\ndụng kết quả nghiên cứu và tăng cường hiệu quả bảo hộ, phát triển tài sản trí\r\ntuệ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ hoạt động kiểm\r\nsoát nguồn gốc, chất lượng, phát triển sản phẩm chủ lực, đặc thù địa phương được\r\nbảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo chuỗi giá trị.
\r\n\r\n2. Mục tiêu cụ thể
\r\n\r\na) Đến năm 2025
\r\n\r\n- Tuyên truyền, tập huấn về\r\nphát triển tài sản trí tuệ cho trên 2.000 lượt đại biểu là đại diện sở, ban,\r\nngành, đoàn thể, các hội, viện, trường, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, sản xuất\r\nkinh doanh trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n- Đáp ứng 85% yêu cầu về tư vấn,\r\nhướng dẫn ít nhất 250 lượt tổ chức, cá nhân lập hồ sơ xác lập bảo hộ quyền sở hữu\r\ncông nghiệp; hỗ trợ ít nhất 250 đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó: 215\r\nnhãn hiệu cá thể, 05 nhãn hiệu tập thể, 05 nhãn hiệu chứng nhận/chỉ dẫn địa lý,\r\n10 kiểu dáng công nghiệp, 10 sáng chế/giải pháp hữu ích, 05 giống cây trồng mới\r\nđăng ký bảo hộ trong nước và đăng ký bảo hộ ở nước ngoài cho nhãn hiệu, kiểu\r\ndáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới.
\r\n\r\n- 95% trường đại học, trường\r\ncao đẳng, trường trung học, viện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền,\r\nnâng cao nhận thức và hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả\r\nnghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.
\r\n\r\n- Tối thiểu 30% sản phẩm, dịch\r\nvụ chủ lực, đặc thù và sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm\r\n(Chương trình OCOP) của tỉnh được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển\r\ntài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ.
\r\n\r\nb) Đến năm 2030
\r\n\r\n- Tuyên truyền, tập huấn về phát\r\ntriển tài sản trí tuệ cho trên 3.000 lượt đại biểu là đại diện sở, ban, ngành,\r\nđoàn thể, các hội, viện, trường, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, sản xuất kinh\r\ndoanh trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n- Đáp ứng 90% yêu cầu về tư vấn,\r\nhướng dẫn ít nhất 250 lượt tổ chức, cá nhân lập hồ sơ xác lập bảo hộ quyền sở hữu\r\ncông nghiệp; hỗ trợ ít nhất 300 đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó: 255\r\nnhãn hiệu cá thể, 05 nhãn hiệu tập thể, 05 nhãn hiệu chứng nhận/chỉ dẫn địa lý,\r\n15 kiểu dáng công nghiệp, 10 sáng chế/giải pháp hữu ích, 10 giống cây trồng mới\r\nđăng ký bảo hộ trong nước và đăng ký bảo hộ ở nước ngoài cho nhãn hiệu, kiểu\r\ndáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới.
\r\n\r\n- Số lượng đơn đăng ký và văn bằng\r\nbảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích tăng trung bình 5%/năm, nhãn hiệu tăng trung\r\nbình 10%/năm.
\r\n\r\n- Số lượng đơn đăng ký bảo hộ\r\ngiống cây trồng tăng trung bình 5%/năm.
\r\n\r\n- Tối thiểu 40% sản phẩm, dịch\r\nvụ chủ lực, đặc thù và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP của tỉnh được hỗ trợ\r\nđăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và\r\nchất lượng sau khi được bảo hộ.
\r\n\r\n- Đáp ứng 100% các sản phẩm chủ\r\nlực, đặc thù của tỉnh đã được cấp văn bằng/giấy chứng nhận bảo hộ, sản phẩm\r\nOCOP có nhu cầu đều được hỗ trợ để quảng bá xúc tiến thương mại tại các kỳ hội\r\nchợ trong nước.
\r\n\r\n- Hỗ trợ khai thác, áp dụng\r\nsáng chế, giải pháp hữu ích cho doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh\r\ncó nhu cầu.
\r\n\r\n- Củng cố và phát huy giá trị\r\ncác nhãn hiệu đặc sản đã được xây dựng ở các giai đoạn trước chưa được đưa vào\r\nkhai thác sử dụng và phát triển.
\r\n\r\n- Đến năm 2030 có trên 50% sản\r\nphẩm nông nghiệp của tỉnh được xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn\r\nhiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý theo Chương trình phát triển thương hiệu các sản\r\nphẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2026 và định hướng đến năm 2030\r\nđã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 610/QĐ-UBND ngày 25/3/2021.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Hỗ trợ tra cứu, tư vấn,\r\nhướng dẫn thủ tục; cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đăng ký xác lập, khai\r\nthác, quản lý, bảo vệ và phát triển giá trị tài sản trí tuệ.
\r\n\r\n2. Tuyên truyền, phổ biến\r\nkiến thức, chính sách pháp luật sở hữu trí tuệ qua các hình thức: đào tạo, tập\r\nhuấn, hội thảo, tọa đàm; tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng về sở\r\nhữu trí tuệ cho tổ chức, cá nhân, cán bộ cơ quan quản lý nhà nước, trường đại học,\r\n… nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ\r\nvà thúc đẩy đổi mới sáng tạo; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của chủ\r\nthể quyền sở hữu trí tuệ.
\r\n\r\n3. Hỗ trợ kinh phí đăng\r\nký bảo hộ ở trong và ngoài nước đối với sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng\r\ncông nghiệp, nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới của tổ chức,\r\ncá nhân đã thực hiện thủ tục tra cứu và nộp đơn đăng ký bảo hộ.
\r\n\r\nHỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ,\r\nxây dựng, triển khai hệ thống quản lý, khai thác, phát triển chỉ dẫn địa lý,\r\nnhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh\r\nvà sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), sáng chế/giải pháp\r\nhữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây\r\ntrồng mới để phát triển tài sản trí tuệ.
\r\n\r\n4. Hỗ trợ kinh phí tham\r\ngia trưng bày, giới thiệu, triển lãm sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ\r\ntại các hội chợ thương mại, chợ thiết bị công nghệ trong và ngoài tỉnh nhằm mục\r\nđích quảng bá, khai thác, phát triển giá trị sản phẩm.
\r\n\r\nHỗ trợ sản phẩm mang chỉ dẫn địa\r\nlý khai thác và sử dụng biểu tượng chỉ dẫn địa lý quốc gia để quảng bá, thương\r\nmại hóa sản phẩm.
\r\n\r\n5. Phổ biến, hướng dẫn,\r\nhỗ trợ sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy\r\nchuẩn kỹ thuật và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.
\r\n\r\n6. Hỗ trợ các hoạt động\r\nbảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, sử dụng trái phép\r\ncác đối tượng sở hữu trí tuệ. Tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin, nâng\r\ncao năng lực cho hệ thống cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
\r\n\r\n7. Hỗ trợ, hướng dẫn tra\r\ncứu, khai thác thông tin về sở hữu trí tuệ cho tổ chức khoa học và công nghệ, doanh\r\nnghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khai thác, ứng dụng thông tin khoa học -\r\ncông nghệ, đặc biệt là cung cấp thông tin sáng chế/giải pháp hữu ích phục vụ\r\nnghiên cứu, triển khai nhằm tạo ra các công nghệ và sản phẩm mới.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Đối tượng hỗ trợ
\r\n\r\na) Chương trình áp dụng đối với\r\ntất cả doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh An Giang. Ưu tiên doanh\r\nnghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã.
\r\n\r\nb) Cơ quan quản lý nhà nước,\r\ndoanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh có địa chỉ hoạt động\r\ntrên địa bàn tỉnh An Giang.
\r\n\r\nc) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu\r\nhợp pháp của tài sản trí tuệ hoặc được Nhà nước ủy quyền quản lý tài sản trí tuệ.
\r\n\r\nd) Hỗ trợ đối tượng quyền sở hữu\r\ntrí tuệ gồm: nhãn hiệu cá thể, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu\r\ních, giống cây trồng mới về chi phí nộp đơn đăng ký, phát triển tài sản trí tuệ;\r\nnhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý và sản phẩm gắn với\r\nChương trình OCOP của tỉnh.
\r\n\r\nđ) Tổ chức xét duyệt các hồ sơ\r\nđăng ký khi có nhu cầu gửi đến.
\r\n\r\n2. Điều kiện hỗ trợ
\r\n\r\na) Đối với nhãn hiệu, kiểu dáng\r\ncông nghiệp phải được cấp văn bằng; đối với sáng chế/giải pháp hữu ích, bảo hộ,\r\ncông nhận giống cây trồng mới thì phải nộp đơn đăng ký bảo hộ.
\r\n\r\nb) Đối với nhãn hiệu tập thể,\r\nnhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý thực hiện như nhiệm vụ khoa học công nghệ\r\ndưới dạng dự án, trong đó ưu tiên các nhãn hiệu đặc sản đã được xây dựng trong\r\ncác giai đoạn trước mà chưa được đưa vào khai thác sử dụng, quản lý, phát triển.
\r\n\r\nc) Ưu tiên hỗ trợ các giải pháp\r\nđạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc hoặc cấp tỉnh hàng năm, các kết quả\r\nnghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.
\r\n\r\nd) Đối với sản phẩm gắn với\r\nChương trình OCOP của tỉnh phải được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận 3\r\nsao, 4 sao.
\r\n\r\n3. Những quy định khác:
\r\n\r\nChương trình này không xem xét\r\nhỗ trợ đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã được hỗ trợ ở chương trình hoặc\r\nchính sách hỗ trợ khác đối với những nội dung tương tự.
\r\n\r\nIV. KINH\r\nPHÍ, ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ, SỐ LƯỢNG HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ
\r\n\r\n\r\n\r\nKinh phí thực hiện Chương trình\r\ngồm kinh phí được chi từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm của tỉnh,\r\ntừ nguồn đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn hợp pháp khác.
\r\n\r\n2. Định mức\r\nhỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ:
\r\n\r\nThực hiện theo Nghị quyết số\r\n20/2022/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang về\r\nviệc Quy định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước đến\r\nnăm 2030, cụ thể:
\r\n\r\na) Đối với đăng ký bảo hộ trong\r\nnước
\r\n\r\n- Đối với đơn đăng ký bảo hộ\r\nsáng chế và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới: 24 triệu đồng/đơn;
\r\n\r\n- Đối với đơn đăng ký bảo hộ kiểu\r\ndáng công nghiệp và nhãn hiệu: 12 triệu đồng/văn bằng bảo hộ.
\r\n\r\nb) Đối với đăng ký bảo hộ ở nước\r\nngoài (khi đã đăng ký bảo hộ trong nước): 48 triệu đồng/đơn được chấp nhận hợp\r\nlệ, các văn bản tương ứng theo quy định của tổ chức quốc tế hoặc quốc gia nộp\r\nđơn.
\r\n\r\n3. Số lượng\r\nhỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
\r\n\r\na) Đối với đăng ký bảo hộ trong\r\nnước
\r\n\r\n- Đối với đơn đăng ký bảo hộ kiểu\r\ndáng công nghiệp và nhãn hiệu: không quá 03 văn bằng/cơ sở/năm và không quá 15\r\nđơn/doanh nghiệp/năm.
\r\n\r\n- Đối với đơn đăng ký bảo hộ\r\nsáng chế và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới: không quá 02 đơn/tổ\r\nchức hoặc cá nhân/năm.
\r\n\r\nb) Đăng ký tại nước ngoài
\r\n\r\nĐối với đăng ký bảo hộ ở nước\r\nngoài cho đơn kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, sáng chế và đăng ký bảo hộ,\r\ncông nhận giống cây trồng mới: hỗ trợ theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân nhằm\r\nkhuyến khích các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ ở nước ngoài.
\r\n\r\nV. NỘI DUNG\r\nCHI CỦA CHƯƠNG TRÌNH
\r\n\r\n1. Nội\r\ndung chi cho các hoạt động chung của Chương trình:
\r\n\r\na) Chi hoạt động thông tin,\r\ntuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ; tổ chức tuyên truyền, hướng\r\ndẫn doanh nghiệp tham gia chương trình; hoạt động thường xuyên, văn phòng phẩm;\r\nthuê chuyên gia tư vấn, hỗ trợ.
\r\n\r\nb) Xây dựng, phát hành các tài\r\nliệu, clip phóng sự, thiết kế giao diện quản trị tài sản trí tuệ.
\r\n\r\nc) Chi tổ chức họp, hội nghị, hội\r\nthảo; đào tạo, tập huấn.
\r\n\r\nd) Chi tổ chức học tập kinh\r\nnghiệm, tham quan các mô hình quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ.
\r\n\r\nđ) Chi điều tra, khảo sát để\r\nđánh giá tiềm năng phát triển của các đối tượng sở hữu trí tuệ.
\r\n\r\ne) Chi hỗ trợ kinh phí đăng ký\r\nbảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước đối với sáng chế, giải pháp hữu\r\ních, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ và công nhận giống cây trồng\r\nmới.
\r\n\r\ng) Chi họp hội đồng tư vấn xác\r\nđịnh nhiệm vụ, hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ, họp thẩm định nội\r\ndung và kinh phí, kiểm tra tiến độ và đánh giá giữa kỳ, nghiệm thu nhiệm vụ\r\nkhoa học và công nghệ thuộc Chương trình.
\r\n\r\nh) Tổ chức xét duyệt hỗ trợ\r\nkinh phí trưng bày, triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí\r\ntuệ và sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
\r\n\r\ni) Chi hỗ trợ kinh phí trưng\r\nbày, triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm\r\nxâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gồm: các khoản chi phí thuê mặt bằng (điện nước,\r\nvệ sinh, an ninh, bảo vệ); chi phí vận chuyển và thiết kế, dàn dựng gian hàng;\r\nchi phí hoạt động chung của Ban Tổ chức (trang trí tổng thể, lễ khai mạc, bế mạc,\r\nin ấn tài liệu và các chi phí khác liên quan).
\r\n\r\nk) Chi tăng cường hiệu quả các\r\nhoạt động quản lý, thực thi quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác về sở hữu trí tuệ:\r\nngân sách hỗ trợ 100% kinh phí tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý, thực\r\nthi quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác về sở hữu trí tuệ không vượt quá 70 triệu đồng/nội\r\ndung, gồm: kinh phí tổ chức thanh kiểm tra hàng năm; kinh phí tổ chức các hoạt\r\nđộng khảo sát, trao đổi kinh nghiệm quản lý, phát triển tài sản trí tuệ.
\r\n\r\nl) Các chi khác liên quan trực\r\ntiếp đến hoạt động của Chương trình.
\r\n\r\nm) Chi vinh danh, khen thưởng đối\r\nvới các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sở hữu trí tuệ.
\r\n\r\n2. Nội\r\ndung chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (dự án hỗ trợ) thuộc Chương\r\ntrình
\r\n\r\na) Tập trung triển khai nhiệm vụ\r\nkhoa học và công nghệ (dự án) nhằm hỗ trợ đăng ký bảo hộ, nâng cao hiệu quả quản\r\nlý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn\r\nhiệu tập thể cho các sản phẩm, dịch vụ chủ lực và sản phẩm gắn với Chương trình\r\nOCOP của tỉnh.
\r\n\r\nb) Triển khai các nhiệm vụ khoa\r\nhọc và công nghệ khác do địa phương, doanh nghiệp, tổ chức đề xuất.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Hằng năm, hỗ trợ chi phí\r\nthuê gian hàng chuẩn cho cơ sở, doanh nghiệp có sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu\r\ndáng công nghiệp, nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới\r\n(không quá 24 tháng tính từ ngày nộp đơn đăng ký) tham gia Hội chợ trong và\r\nngoài tỉnh, nhưng không vượt quá 15 triệu đồng/gian hàng (theo hóa đơn của Ban\r\nTổ chức Hội chợ và cơ sở nhưng doanh nghiệp chưa nhận bất kỳ sự hỗ trợ nào từ\r\nngân sách Nhà nước cho chi phí thuê gian hàng).
\r\n\r\nb) Hỗ trợ chi phí tổ chức sự kiện\r\nnhưng không vượt quá 20 triệu đồng/sự kiện và không quá 02 sự kiện/sản phẩm/tổ\r\nchức, cá nhân.
\r\n\r\nc) Hỗ trợ chi phí hợp đồng tìm\r\nkiếm thông tin, quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu chuỗi giá trị và cụm\r\nliên kết ngành nhưng không quá 20 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một\r\nhợp đồng trên năm.
\r\n\r\n4. Quy định\r\nchung Chương trình
\r\n\r\na) Mức hỗ trợ và thời gian thực\r\nhiện đối với mỗi nhiệm vụ sẽ do Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh (gọi tắt là Hội\r\nđồng) xem xét, đánh giá các nội dung hỗ trợ, định mức hỗ trợ cho từng nhiệm vụ;\r\nđồng thời, tổ chức Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện sau khi kết thúc nhiệm\r\nvụ (áp dụng Thông tư số 03/2021/TT- BKHCN ngày 11 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng\r\nBộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình phát triển tài sản trí\r\ntuệ đến năm 2030).
\r\n\r\nb) Mỗi nhiệm vụ có thể bao gồm\r\nnhiều nội dung (xây dựng khai thác sử dụng, công cụ quản lý như liên quan lĩnh\r\nvực áp dụng nhiệm vụ, phương tiện để phát triển như tuyên truyền quảng bá, chi\r\nphí khác liên quan phát triển quyền sở hữu trí tuệ …), nhưng kinh phí hỗ trợ của\r\ntừng nội dung phải được phân chia cụ thể, phù hợp với định mức hỗ trợ theo quy\r\nđịnh này.
\r\n\r\nc) Thời gian thực hiện mỗi nhiệm\r\nvụ là 24 tháng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí hỗ trợ.
\r\n\r\nd) Việc triển khai hỗ trợ kinh\r\nphí, hỗ trợ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thủ tục cấp phát, thanh quyết\r\ntoán thuộc Chương trình thực hiện theo Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 16\r\ntháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang quy định định mức chi đối với\r\nđề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn\r\ntỉnh An Giang; Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm\r\n2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng,\r\nphân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ\r\ncó sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC\r\nngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính quy định\r\nkhoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước;\r\nThông tư số 75/2021/TT-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định về\r\nquản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm\r\n2030 và các văn bản quy định khác có liên quan.
\r\n\r\nTrong trường hợp các văn bản\r\nquy phạm pháp luật được viện dẫn trong Chương trình này được sửa đổi, bổ sung\r\nhoặc thay thế bằng các văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo các văn\r\nbản quy phạm pháp luật mới.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Sở\r\nKhoa học và Công nghệ
\r\n\r\na) Chủ trì, quản lý, tổ chức\r\ntriển khai thực hiện các hoạt động chung của Chương trình; quản lý và hỗ trợ việc\r\nthực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình. Là cơ quan đầu\r\nmối để các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được hỗ\r\ntrợ liên hệ.
\r\n\r\nb) Lập dự toán kinh phí hàng\r\nnăm, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt\r\nkinh phí hàng năm và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (dự án) theo quy định.
\r\n\r\nc) Phối hợp với các sở, ban ngành,\r\nỦy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Chương trình.
\r\n\r\nd) Hướng dẫn hồ sơ xem xét hỗ\r\ntrợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ, triển khai hỗ trợ kinh phí, triển khai hỗ\r\ntrợ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thủ tục cấp phát, thanh quyết toán thuộc\r\nChương trình. Nghiên cứu xây dựng hoặc áp dụng và phê duyệt các biểu mẫu hỗ trợ\r\nđối với hồ sơ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ, hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ\r\nkhoa học và công nghệ thuộc Chương trình, biểu mẫu phục vụ cho công tác tổ chức\r\nhội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ, hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ,\r\ntổ thẩm định nội dung và kinh phí, hội đồng kiểm tra tiến độ, đánh giá giữa kỳ,\r\nhội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ và các hướng dẫn khác trên\r\ncơ sở áp dụng các điều có liên quan theo quy định, trên cơ sở giảm đến mức thấp\r\nnhất các thủ tục không cần thiết.
\r\n\r\nđ) Tiếp nhận các đề xuất thực\r\nhiện nội dung của Chương trình dưới hình thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tổ\r\nchức xét hỗ trợ theo thẩm quyền quy định; quản lý các nhiệm vụ khoa học và công\r\nnghệ căn cứ theo nội dung hợp đồng giữa Sở Khoa học và Công nghệ và đơn vị chủ\r\ntrì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ với định mức xây dựng kinh phí thực\r\nhiện theo quy định hiện hành; xem xét, phê duyệt yêu cầu điều chỉnh thời gian,\r\nnội dung, thay đổi chủ nhiệm, chủ trì thực hiện nhiệm vụ (nếu có); phối hợp với\r\nSở Tài chính xem xét, phê duyệt yêu cầu điều chỉnh kinh phí thực hiện nhiệm vụ\r\n(nếu có); thực hiện cấp kinh phí hỗ trợ theo quy định.
\r\n\r\ne) Chủ trì, phối hợp với các cơ\r\nquan có liên quan tổ chức hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ, hội đồng tuyển chọn,\r\ngiao trực tiếp nhiệm vụ, họp thẩm định nội dung (chỉ mời ủy viên phản biện\r\ntrong trường hợp cần thiết) và kinh phí, kiểm tra tiến độ và đánh giá giữa kỳ,\r\nnghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình.
\r\n\r\ng) Chủ trì, phối hợp với các cơ\r\nquan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện tại\r\ncác địa phương, tổ chức, doanh nghiệp chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và\r\ncông nghệ. Đối với các dự án do UBND tỉnh phê duyệt, nếu trong quá trình thực\r\nhiện có vướng mắc cần xử lý, phải báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định\r\nchuyên môn và Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất UBND\r\ntỉnh điều chỉnh. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện tổ chức, doanh nghiệp\r\ncó hành vi vi phạm quy định thì dừng hỗ trợ kinh phí.
\r\n\r\nh) Tổ chức quản lý, triển khai\r\nthực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình được áp dụng, sử dụng\r\nbiểu mẫu theo quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BKHCN ngày 11 tháng 6 năm\r\n2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình phát triển tài\r\nsản trí tuệ đến năm 2030, Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm\r\n2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quy định về việc quản lý thực\r\nhiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên\r\nđịa bàn tỉnh An Giang và các văn bản quy định khác có liên quan.
\r\n\r\ni) Đối với các sản phẩm, hoạt động\r\ncủa Chương trình phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang\r\ngiai đoạn 2021-2026 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại\r\nQuyết định số 610/QĐ-UBND ngày 25/3/2021 bắt đầu thực hiện ngay sau khi Ủy ban\r\nnhân dân tỉnh An Giang ban hành Chương trình này.
\r\n\r\nk) Định kỳ ngày 15 tháng 12 hằng\r\nnăm, Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp sở, ngành có liên quan tham mưu\r\nỦy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Chương trình này. Đến ngày 31\r\ntháng 12 năm 2030 báo cáo tổng kết Chương trình và đề xuất nội dung thực hiện\r\ngiai đoạn tiếp theo (nếu có).
\r\n\r\n\r\n\r\nTheo khả năng cân đối ngân\r\nsách, Sở Tài chính phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị\r\ncó liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về nguồn kinh phí thực hiện Chương\r\ntrình trên cơ sở lồng ghép với kinh phí chi thường xuyên được giao hàng năm,\r\ncác Chương trình, dự án và các nguồn hợp pháp khác theo phân cấp của Luật Ngân\r\nsách nhà nước.
\r\n\r\n3. Sở,\r\nban ngành, đoàn thể tỉnh
\r\n\r\na) Phối hợp Sở Khoa học và Công\r\nnghệ tuyên truyền, phổ biến và cung cấp thông tin về Chương trình cho các cá nhân,\r\ntổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi quản lý tham gia\r\nChương trình; đặc biệt giới thiệu, hỗ trợ cung cấp thông tin Chương trình đến\r\ncác cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP, chủ lực, đặc thù và doanh nghiệp\r\nkhởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh.
\r\n\r\nb) Đề xuất nhu cầu, phối hợp tổ\r\nchức các lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo về sở hữu trí tuệ trong phạm vi Chương\r\ntrình cho các địa phương, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh\r\ndoanh, các tác giả đoạt giải trong các kỳ hội thi, giải thưởng sáng tạo thuộc\r\nphạm vi quản lý.
\r\n\r\nc) Theo chức năng nhiệm vụ,\r\ntham gia các cuộc họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ, hội đồng tuyển chọn,\r\ngiao trực tiếp nhiệm vụ, họp thẩm định nội dung và kinh phí, kiểm tra tiến độ\r\nvà đánh giá giữa kỳ, nghiệm thu nhiệm vụ khi có yêu cầu.
\r\n\r\n4. Ủy ban\r\nnhân dân huyện, thị xã, thành phố
\r\n\r\na) Chủ động xây dựng kế hoạch,\r\nphối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai thực hiện các nội dung\r\nchương trình tại địa phương.
\r\n\r\nb) Bố trí kinh phí sự nghiệp\r\nkhoa học và công nghệ của địa phương tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền\r\nvề chương trình, vận động doanh nghiệp tham gia chương trình và hỗ trợ thực hiện\r\nđăng ký bảo hộ, quản lý, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ của địa phương.
\r\n\r\nc) Phấn đấu mỗi địa phương đều\r\ncó sản phẩm, dịch vụ hoặc nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hỗ trợ từ Chương\r\ntrình; đến năm 2030, mỗi huyện, thị xã, thành phố tăng ít nhất 10% số đơn và\r\nvăn bằng sở hữu công nghiệp được cấp so với năm 2020.
\r\n\r\n5. Viện,\r\ntrường đại học, cao đẳng
\r\n\r\na) Phối hợp Sở Khoa học và Công\r\nnghệ tuyên truyền, phổ biến và cung cấp thông tin về Chương trình đến các tổ chức,\r\ncá nhân thuộc phạm vi quản lý tham gia Chương trình.
\r\n\r\nb) Đề xuất nhu cầu, phối hợp tổ\r\nchức các lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo về sở hữu trí tuệ, đăng ký chủ trì và\r\ntriển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong phạm vi Chương trình.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Tích cực thông tin, tuyên\r\ntruyền, phổ biến rộng rãi Chương trình và các chính sách liên quan đến các tầng\r\nlớp nhân dân trong tỉnh.
\r\n\r\nb) Thường xuyên cập nhật, đưa\r\ntin kịp thời các hoạt động liên quan đến Chương trình, các dự án được phê duyệt\r\nthực hiện, đặc biệt là những dự án về phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh,\r\nsản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đạt hiệu quả cao.
\r\n\r\nc) Phối hợp với Sở Khoa học và\r\nCông nghệ thông tin, tuyên truyền nội dung và kết quả thực hiện Chương trình.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Chủ động liên hệ với Sở Khoa\r\nhọc và Công nghệ để được hướng dẫn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và tham\r\ngia các nội dung thuộc Chương trình.
\r\n\r\nb) Hoàn chỉnh và gởi đề nghị hỗ\r\ntrợ về Sở Khoa học và Công nghệ để được xem xét hỗ trợ theo quy định. Tổ chức\r\ntriển khai dự án được phê duyệt hỗ trợ theo quy định và chịu sự giám sát, đánh\r\ngiá của Sở Khoa học và Công nghệ trong quá trình triển khai dự án.
\r\n\r\nc) Đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh\r\nnghiệp chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm huy động\r\nsự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, đơn vị, triển khai theo đúng nội dung, khối\r\nlượng, thời gian và kinh phí theo hợp đồng đã ký; báo cáo kết quả triển khai\r\nnhiệm vụ khoa học và công nghệ định kỳ 06 tháng, hàng năm. Nếu có hành vi gian\r\nlận thì phải hoàn trả kinh phí đã được hỗ trợ từ Chương trình và xử lý theo quy\r\nđịnh của pháp luật.
\r\n\r\nTrong quá trình thực hiện, nếu\r\ncó khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố có\r\nbáo cáo gửi về Sở Khoa học và Công nghệ để kịp thời tổng hợp, báo cáo và trình Ủy\r\nban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
File gốc của Quyết định 2338/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh An Giang đến năm 2030 đang được cập nhật.
Quyết định 2338/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh An Giang đến năm 2030
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Số hiệu | 2338/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Trần Anh Thư |
Ngày ban hành | 2022-09-21 |
Ngày hiệu lực | 2022-09-21 |
Lĩnh vực | Sở hữu trí tuệ |
Tình trạng | Còn hiệu lực |