\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 6033/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Bến\r\n Tre, ngày 23 tháng 9 năm 2022 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Thực hiện Quyết định số 687/QĐ-TTg\r\nngày 07 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển\r\nkinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre xây dựng kế hoạch\r\ntriển khai thực hiện Đề án nêu trên, cụ thể như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mục đích
\r\n\r\n- Nhằm quán triệt và triển khai thực\r\nhiện tốt các nội dung Quyết định số 687/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt\r\nĐề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; tuyên truyền và nâng cao nhận thức\r\ncủa các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân về phát triển kinh tế tuần\r\nhoàn.
\r\n\r\n- Thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên nền\r\ntảng đổi mới, sáng tạo, tăng cường hợp tác quốc tế, sử dụng hiệu quả các nguồn\r\nlực cần thiết từ khu vực kinh tế tư nhân, các tổ chức quốc tế, các thành tựu\r\nCách mạng Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, thực hiện tốt hệ thống tiêu chí về\r\nkinh tế tuần hoàn.
\r\n\r\n2. Yêu cầu
\r\n\r\nThực hiện kế hoạch phải đảm bảo các mục\r\ntiêu, nhiệm vụ tại Quyết định số 687/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn\r\ncủa các Bộ, ngành Trung ương, sự phối hợp giữa các địa phương, tính liên kết\r\nvùng và phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nPhát triển kinh tế tuần hoàn nhằm tạo\r\nđộng lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động, góp phần thúc đẩy\r\ntăng trưởng xanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng\r\ntheo hướng tăng cường hiệu quả, tính gắn kết tuần hoàn giữa các doanh nghiệp và\r\nngành kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu của doanh\r\nnghiệp và chuỗi cung ứng trước các tác động từ bên ngoài, nhằm góp phần đạt được\r\nmục tiêu phát triển về kinh tế, bền vững về môi trường và\r\ncông bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp\r\nvào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Giai đoạn 2021-2025
\r\n\r\n- Tăng cường đổi mới công nghệ, thiết\r\nbị đạt 25%. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 35%. Giá\r\ntrị sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ trên thị trường tăng bình quân\r\n22%/năm và chiếm tỷ trọng 8,5% GRDP.
\r\n\r\n- Tỷ trọng đóng góp của khoa học và\r\ncông nghệ thông qua TFP khoảng 45% vào tăng trưởng kinh tế.
\r\n\r\n- Phấn đấu đến năm 2025, tái sử dụng,\r\ntái chế, xử lý trên 50% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm dần mức sản xuất\r\nvà sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm dùng một lần trong sinh hoạt;\r\ntăng dần tỷ lệ thu gom rác thải nhựa phát sinh từ các hoạt động khai thác, đánh\r\nbắt thủy sản và các hoạt động khác trên biển.
\r\n\r\nb) Giai đoạn 2025-2030
\r\n\r\n- Tăng cường đổi mới công nghệ, thiết\r\nbị đạt 30%. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao trong tổng\r\ngiá trị sản xuất công nghiệp đạt 40%. Giá trị sản phẩm và dịch vụ khoa học và công\r\nnghệ trên thị trường tăng bình quân 22%/năm và chiếm tỷ trọng 10% GRDP.
\r\n\r\n- Tỷ trọng đóng góp của khoa học và\r\ncông nghệ thông qua TFP khoảng 50% vào tăng trưởng kinh tế.
\r\n\r\n- Góp phần cụ thể hóa mục tiêu giảm\r\ncường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm\r\n2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050.
\r\n\r\n- Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ chất\r\nthải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn\r\nthông qua các mô hình kinh tế tuần hoàn đạt 50%; phấn đấu 100% rác thải hữu cơ ở\r\nđô thị và 70% rác thải hữu cơ ở nông thôn được tái chế; không làm phát sinh việc\r\nchôn lấp trực tiếp chất thải rắn sinh hoạt từ các mô hình\r\nkinh tế tuần hoàn ở đô thị; phát triển được ít nhất 3.000\r\nMW điện tái tạo; đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng lưới điện truyền tải 220kV, 500kV kết\r\nnối địa bàn huyện biển, đảm bảo giải phóng công suất các dự án năng lượng tái tạo\r\ntrên địa bàn tỉnh và của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
\r\n\r\nIII. NHIỆM VỤ, GIẢI\r\nPHÁP THỰC HIỆN
\r\n\r\n1. Lồng ghép một số nội dung phát triển\r\nkinh tế tuần hoàn vào chính sách, dự án liên kết vùng, các hoạt động thực hiện\r\nQuyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê\r\nduyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn\r\n2050.
\r\n\r\n2. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao\r\nnhận thức về kinh tế tuần hoàn đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động\r\nở các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
\r\n\r\n3. Xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích\r\nthông tin nhằm hỗ trợ các ứng dụng, giải pháp để tạo thuận lợi cho các mô hình,\r\ndự án kinh tế tuần hoàn; đồng thời, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư,\r\nxây dựng, các chương trình sản xuất, tiêu dùng bền vững trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n4. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực\r\nphục vụ phát triển kinh tế tuần hoàn tại các ngành, lĩnh vực và địa phương.
\r\n\r\n5. Tranh thủ các nguồn tài trợ, viện\r\ntrợ từ nước ngoài, các tổ chức quốc tế để tìm kiếm cơ hội tiếp cận tri thức, kỹ\r\nnăng và nguồn lực phát triển kinh tế tuần hoàn thông qua các dự án thử nghiệm cụ\r\nthể về kinh tế tuần hoàn, các dự án về công nghệ, dịch vụ thân thiện với kinh tế\r\ntuần hoàn.
\r\n\r\n6. Trên cơ sở các cơ chế, chính sách\r\ncủa Trung ương về phát triển kinh tế tuần hoàn; nghiên cứu kết hợp triển khai\r\nChiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh để xây dựng các\r\nchính sách đặc thù về hỗ trợ phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n\r\n\r\nDự kiến nguồn kinh phí thực hiện Kế\r\nhoạch gồm: Nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà\r\nnước hiện hành, lồng ghép trong kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế\r\n- xã hội hàng năm, giai đoạn và trong các chương trình mục tiêu quốc gia và các\r\nchương trình, dự án khác có liên quan; vốn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư\r\nnhân, cộng đồng dân cư và nguồn tài trợ quốc tế, vốn huy động hợp pháp khác\r\ntheo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n- Lồng ghép đưa nội dung phát triển\r\nkinh tế tuần hoàn vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hàng năm và\r\ngiai đoạn.
\r\n\r\n- Nghiên cứu, phối hợp với các sở,\r\nngành tỉnh và các địa phương xúc tiến đầu tư các dự án đáp ứng các tiêu chí\r\nkinh tế tuần hoàn sau khi được Trung ương ban hành hệ thống tiêu chí về kinh tế\r\ntuần hoàn; khuyến khích cộng đồng khởi nghiệp tham gia phát triển kinh tế tuần\r\nhoàn; ưu tiên đào tạo, hỗ trợ dự án, ý tưởng khởi nghiệp sử dụng bền vững\r\ntài nguyên bản địa, bảo vệ môi trường, tạo thói quen sản xuất,\r\ntiêu dùng thân thiện môi trường; hỗ trợ các dự án đầu tư gắn với phát triển\r\nkinh tế tuần hoàn.
\r\n\r\n- Nghiên cứu tham\r\nmưu các chuyến học tập kinh nghiệm về phát triển kinh tế tuần hoàn.
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,\r\nngành tỉnh và các địa phương báo cáo tình hình triển khai thực hiện khi có yêu\r\ncầu.
\r\n\r\n2. Sở Tài\r\nnguyên và Môi trường
\r\n\r\nTriển khai việc hướng dẫn thực hiện\r\nkinh tế tuần hoàn theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01\r\nnăm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;\r\nđồng thời, kết hợp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ có liên quan đến tăng trưởng\r\nxanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
\r\n\r\n3. Sở Nông nghiệp\r\nvà Phát triển nông thôn
\r\n\r\n- Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp\r\nthực hiện nâng cao năng lực tái chế, tái sử dụng phụ, phế phẩm nông nghiệp; phối\r\nhợp triển khai công nghệ xử lý phụ, phế phẩm trong nông nghiệp, chuyển giao khoa\r\nhọc công nghệ trong xử lý phế phẩm nông nghiệp; tiếp tục triển khai Đề án phát\r\ntriển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bến Tre giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm\r\n2030.
\r\n\r\n- Xây dựng các chương trình, dự án,\r\nmô hình áp dụng kinh tế tuần hoàn trong phát triển các chuỗi giá trị nông sản\r\nchủ lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng và sử dụng hiệu\r\nquả tài nguyên đất, nước, vật tư đầu vào nhằm giảm suy thoái tài nguyên, ô nhiễm\r\nmôi trường.
\r\n\r\n4. Sở Khoa học và\r\nCông nghệ
\r\n\r\n- Nghiên cứu đánh giá nhu cầu về quy\r\ntrình xác nhận áp dụng công nghệ môi trường hỗ trợ kỹ thuật chuyển đổi sang\r\nkinh tế tuần hoàn. Thúc đẩy ứng dụng quy trình và xây dựng\r\ncác cơ chế khuyến khích thử nghiệm đối với các doanh nghiệp áp dụng công nghệ\r\ncho quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn.
\r\n\r\n- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công\r\nnghệ thân thiện với môi trường vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ\r\nliên quan. Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào thực hiện phát triển kinh tế\r\ntuần hoàn; lồng ghép các tiêu chí về kinh tế tuần hoàn gắn với ứng dụng khoa học\r\nvà công nghệ trong từng ngành, nghề cụ thể trong các quy hoạch đề án, dự án\r\nliên quan đến phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và phát triển bền vững.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu\r\nquả các kế hoạch đã triển khai về thực hiện Chương trình hành động quốc gia về\r\nsản xuất và tiêu dùng bền vững; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa\r\nbàn tỉnh; phát triển các cụm công nghiệp, công nghiệp chủ lực, lực lượng doanh\r\nnghiệp ngành Công thương của tỉnh.
\r\n\r\n- Khuyến khích các thành phần kinh tế\r\nđầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao,\r\ncông nghệ xanh vào sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh\r\ntranh của hàng hóa trên thị trường; đồng thời, hỗ trợ giới thiệu quảng bá và mở\r\nrộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
\r\n\r\n- Thúc đẩy quản lý, khai thác và nâng\r\ncao hiệu quả sử dụng các nguồn nguyên, nhiên liệu, sản phẩm thân thiện môi trường,\r\ncó thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp xây\r\ndựng và thực hiện lộ trình áp dụng đổi mới công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng,\r\nthực hiện lộ trình giảm mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu.
\r\n\r\n- Thúc đẩy, khuyến khích phát triển\r\nchuỗi cung ứng, hệ thống phân phối theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Kêu gọi, thu\r\nhút đầu tư hệ thống hạ tầng thương mại, xây dựng các chợ, siêu thị, trung tâm\r\nthương mại và trung tâm mua sắm theo mô hình kinh tế tuần hoàn.
\r\n\r\n- Nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển\r\nhệ thống thông tin thị trường; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập\r\nvà cung cấp thông tin thị trường; nâng cao chất lượng xuất khẩu theo hướng gia\r\ntăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng chế biến sâu, công nghệ cao gắn với\r\nmở rộng quy mô xuất khẩu; khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do\r\nđã ký kết; tranh thủ các cơ chế chính sách tạo thuận lợi thương mại, công nhận\r\nlẫn nhau cho các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ mô hình kinh tế tuần hoàn.
\r\n\r\n- Theo dõi, phối hợp với các sở,\r\nngành tỉnh và địa phương có liên quan hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện các thủ tục\r\nliên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ\r\ncác dự án năng lượng tái tạo, các dự án điện khí hóa lỏng trên địa bàn tỉnh, nhằm\r\ntạo bước đột phá cho tỉnh nhà; xúc tiến triển khai đầu tư dự án điện khí hóa lỏng\r\ntrên địa bàn tỉnh; hoàn thiện hạ tầng lưới điện truyền tải đồng bộ với các dự\r\nán điện năng lượng tái tạo.
\r\n\r\n6. Sở Lao động,\r\nThương binh và Xã hội
\r\n\r\n- Khảo sát, cập nhật dữ liệu về thị\r\ntrường lao động để xác định nhu cầu lao động, kỹ năng của người lao động và nhu\r\ncầu của doanh nghiệp để xây dựng kế\r\nhoạch, chương trình đào tạo, kết nối đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp\r\ncho phù hợp nhằm cung ứng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nền kinh tế tuần hoàn.
\r\n\r\n- Tập trung đầu tư trang thiết bị đào\r\ntạo tiên tiến, hiện đại, nâng cao kỹ năng tiếp cận trình độ kỹ thuật khoa học của\r\nđội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp để đào tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề\r\ncao đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế tuần hoàn.
\r\n\r\n7. Sở Thông tin\r\nvà Truyền thông
\r\n\r\n- Tuyên truyền, phổ biến các nội dung\r\nvề Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn đã được phê duyệt tại Quyết định số\r\n687/QĐ-TTg ngày 07/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ bằng nhiều hình thức để nâng\r\ncao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp, các ngành, cộng đồng\r\ndoanh nghiệp và người dân.
\r\n\r\n- Nghiên cứu, tham mưu các giải pháp\r\nthúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển các doanh\r\nnghiệp ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số phù hợp với phát\r\ntriển kinh tế tuần hoàn.
\r\n\r\n\r\n\r\nPhối hợp với các cơ quan, đơn vị có\r\nliên quan rà soát, tổng hợp và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn ngân\r\nsách và các cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển kinh\r\ntế tuần hoàn.
\r\n\r\n\r\n\r\nTổ chức lập, triển khai dự án “Xây dựng\r\ncơ sở dữ liệu GIS về quy hoạch xây dựng đô thị tỉnh Bến Tre và ứng dụng công bố\r\nthông tin quy hoạch xây dựng đô thị”; tham mưu tổ chức các\r\ncuộc thi lựa chọn ý tưởng, mô hình, phương án kiến trúc nhà ở xã hội theo “tiêu\r\nchuẩn xanh” làm cơ sở xây dựng mô hình thí điểm.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Triển khai các cơ chế chính sách\r\nphát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh do Bộ Giao thông vận tải ban hành;\r\nkhuyến khích các loại phương tiện sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm, hiệu quả\r\nvà công nghệ thân thiện với môi trường; giao thông xanh, quy hoạch giao thông\r\ntheo hướng xanh, bền vững, thân thiện môi trường nhằm góp phần giảm phát thải\r\nnhà kính, tăng cường khả năng chống\r\nchịu với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
\r\n\r\n- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có\r\nliên quan thực hiện tốt việc trồng cây xanh dọc theo tuyến đường trong quá\r\ntrình tham mưu thực hiện tiêu chí số 02 - Giao thông trong Bộ tiêu chí huyện,\r\nxã đạt chuẩn nông thôn mới hoặc huyện, xã đạt chuẩn nông\r\nthôn mới nâng cao.
\r\n\r\n11. Sở Văn hóa,\r\nThể thao và Du lịch
\r\n\r\n- Nghiên cứu, tham mưu phát triển các mô hình du lịch xanh, du lịch\r\ngắn với nông nghiệp, nông thôn; xây dựng những sản phẩm du lịch dựa trên những lợi thế về tự\r\nnhiên, gần gũi thiên nhiên; ưu tiên sử dụng các vật dụng, trang thiết bị thân\r\nthiện với môi trường, hạn chế sử dụng túi ni lông, các vật dụng bằng nhựa.
\r\n\r\n- Phối hợp các ngành chức năng có\r\nliên quan triển khai, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện nghiêm\r\ncác quy định về bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, chất thải trong quá trình hoạt\r\nđộng kinh doanh.
\r\n\r\n- Phối hợp mời gọi các nhà đầu tư,\r\ncác doanh nghiệp quy mô lớn, có tiềm lực, uy tín và kinh nghiệm để đầu tư các dự\r\nán du lịch xanh, du lịch nông trại kết hợp nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp ứng\r\ndụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n12. Ban Quản lý\r\ncác khu công nghiệp
\r\n\r\n- Tham mưu đề xuất bổ sung vào quy hoạch\r\nvà mời gọi đầu tư khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái để thúc đẩy\r\nphát triển kinh tế tuần hoàn.
\r\n\r\n- Phối hợp tham mưu đề xuất lựa chọn\r\ncác dự án đầu tư nằm trong các chuỗi góp phần thực hiện chương trình, đề án\r\nphát triển kinh tế tuần hoàn trong quá trình rà soát chính sách thu hút đầu tư,\r\ncũng như trong công tác lựa chọn các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp.
\r\n\r\n- Tham mưu kêu gọi đầu tư hạ tầng khu\r\ncông nghiệp cũng như thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào tỉnh đầu tư theo hướng\r\nưu tiên phát triển kinh tế tuần hoàn, các dự án đầu tư thân thiện với môi trường.
\r\n\r\n13. Ngân hàng\r\nNhà nước Việt Nam Chi nhánh Bến Tre
\r\n\r\n- Quán triệt chủ trương, định hướng\r\nphát triển kinh tế tuần hoàn đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh nhằm\r\ntriển khai thực hiện tốt các chương trình, chính sách tín dụng hỗ trợ thực hiện\r\ncác dự án kinh tế tuần hoàn, quan tâm phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh,\r\ntrong đó khuyến khích đầu tư tín dụng vào các ngành kinh tế\r\nthực hiện bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; nông\r\nnghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; năng lượng tái tạo, năng lượng\r\nsạch; quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng theo quy\r\nđịnh, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng cấp trên.
\r\n\r\n- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, triển khai đa dạng các sản phẩm, dịch vụ\r\nngân hàng trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ của Cách mạng Công\r\nnghiệp 4.0, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Tham mưu triển khai thực hiện tốt Đề án\r\nphát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n14. Hiệp hội\r\nDoanh nghiệp tỉnh
\r\n\r\n- Phối hợp tuyên truyền, phổ biến các\r\nnội dung về Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn được phê duyệt tại Quyết định số\r\n687/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong cộng đồng doanh nghiệp và người lao động\r\ntrên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n- Khuyến khích, phát huy vai trò,\r\ntrách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp trong phát huy trách nhiệm xã hội với\r\nmôi trường và từng bước tiếp cận, triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn trong hoạt\r\nđộng của cộng đồng doanh nghiệp; nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh\r\nnghiệp trong phát triển kinh tế tuần hoàn để phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh\r\nvà địa phương tháo gỡ, hỗ trợ ở mức độ phù hợp.
\r\n\r\n15. Các sở, ban,\r\nngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
\r\n\r\nLồng ghép việc thực hiện phát triển\r\nkinh tế tuần hoàn vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa\r\nphương góp phần thúc đẩy kinh tế -\r\nxã hội của tỉnh phát triển bền vững trong thời gian tới.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Hàng năm, căn cứ vào nội dung hướng\r\ndẫn của Bộ, ngành Trung ương, các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương báo cáo kết\r\nquả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) trước\r\nngày 30 tháng 11 để tổng hợp, báo\r\ncáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
\r\n\r\n2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc,\r\nkiểm tra thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có\r\nkhó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân\r\ncác huyện, thành phố kịp thời báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo\r\ncáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
\r\n\r\nTrên đây là kế hoạch triển khai thực\r\nhiện Quyết định số 687/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển\r\nkinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị\r\ntriển khai thực hiện tốt./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n TM. ỦY BAN NHÂN\r\n DÂN | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Kế hoạch 6033/KH-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc thực hiện Quyết định 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đang được cập nhật.
Kế hoạch 6033/KH-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc thực hiện Quyết định 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bến Tre |
Số hiệu | 6033/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Trần Ngọc Tam |
Ngày ban hành | 2022-09-23 |
Ngày hiệu lực | 2022-09-23 |
Lĩnh vực | Kinh tế |
Tình trạng |