BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2261/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2013 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI “CHIẾN LƯỢC KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030”
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán,
QUYẾT ĐỊNH:
Kế hoạch triển khai Chiến lược Kế toán - Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 480/QĐ/TTg ngày 18 tháng 3 năm 2013).
Tổ chức thực hiện
phối hợp với các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch.
Hợp tác quốc tế phối hợp với các đơn vị liên quan vận động và triển khai các nguồn lực ngoài nước để hỗ trợ triển khai các nội dung của Kế hoạch.
Tổ chức cán bộ phối hợp với Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán xây dựng phương án kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ của Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán để tổ chức triển khai Kế hoạch.
phối hợp với Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán tham mưu cho Lãnh đạo Bộ, bố trí nguồn kinh phí theo từng giai đoạn cho Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán để tổ chức thực hiện Kế hoạch.
phối hợp với Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán kịp thời đề xuất các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể và báo cáo Bộ trưởng để có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời.
tổ chức thực hiện, nếu xét thấy cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, cập nhật những nội dung cụ thể của Kế hoạch tổng thể, Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Kế toán và Kiểm toán, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Các đơn vị có liên quan;
- Lưu: VT, Vụ CĐKT.
BỘ TRƯỞNG
Đinh Tiến Dũng
TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2261/QĐ-BTC ngày 10 tháng 09 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
1. Mục đích
1.2. Xác định rõ những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với các hoạt động để triển khai thực hiện Chiến lược, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện.
2.1. Thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời những nội dung đã được quy định trong Chiến lược.
tình hình thực tiễn của ngành, địa phương và hoạt động hành nghề kế toán, kiểm toán ở Việt Nam.
2.4. Đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đồng thời đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa Bộ Tài chính với các Bộ, cơ quan, ban ngành ở Trung ương, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Chiến lược.
Kế hoạch triển khai Chiến lược Kế toán - Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được cụ thể hóa theo 2 giai đoạn: Ở giai đoạn đầu (2013 - 2015) được cụ thể hóa theo từng nội dung công việc cụ thể và phân công cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, còn ở giai đoạn 2 (2016 - 2020) được nêu theo các định hướng lớn, như sau:
1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán.
1.1.1. Trình Quốc hội ban hành Luật Kế toán sửa đổi, bổ sung theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
b) Cơ quan phối hợp: Các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có liên quan.
1.1.2. Xây dựng Nghị định (sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 128/2004/NĐ-CP, Nghị định 129/2004/NĐ-CP) quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán.
b) Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, các Bộ ngành, Địa phương, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có liên quan.
1.1.3. Xây dựng Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán độc lập.
b) Cơ quan phối hợp: Các bộ ngành, địa phương, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
1.1.4. Xây dựng Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các doanh nghiệp, công ty kiểm toán, các trường Đại học.
1.1.5. Xây dựng các Thông tư hướng dẫn thực hiện 26 Chuẩn mực kế toán cập nhật và các chuẩn mực Báo cáo Tài chính Việt Nam.
b) Cơ quan phối hợp: Các bộ ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, tập đoàn, doanh nghiệp, công ty kiểm toán, Trường học.
1.1.6. Xây dựng Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Báo cáo tài chính hợp nhất.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các tập đoàn, công ty kiểm toán, các trường Đại học.
1.1.7. Xây dựng các Thông tư hướng dẫn kế toán cho một số đơn vị đặc thù:
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
phối hợp: Bộ Công thương, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, người điều hành dầu khí.
(2) Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng cho công ty quản lý quỹ, Quỹ đầu tư bất động sản, Quỹ đầu tư chứng khoán.
b) Cơ quan phối hợp: Công ty quản lý quỹ và các đơn vị có liên quan.
1.1.8. Xây dựng “Quy trình tổng hợp thông tin báo cáo của mô hình Tổng Kế toán Nhà nước”.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
1.2. Đối với lĩnh vực kiểm toán.
đơn vị có lợi ích công chúng.
b) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị, tổ chức có liên quan.
1.2.2. Xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Quyết định số 32/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành “Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán”.
b) Cơ quan phối hợp: Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các đơn vị, tổ chức có liên quan.
1.2.3. Xây dựng Thông tư hướng dẫn một số nội dung đã quy định trong Luật Kiểm toán độc lập thuộc trách nhiệm hướng dẫn của Bộ Tài chính (như: Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp).
b) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị, tổ chức có liên quan.
2. Xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán và kiểm toán của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam.
2.1.1. Xây dựng các Thông tư ban hành 26 Chuẩn mực kế toán cập nhật lại theo sự đổi mới của Chuẩn mực kế toán quốc tế.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các Công ty kiểm toán, các trường Đại học, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
2.1.2. Xây dựng Tài liệu hướng dẫn 26 Chuẩn mực kế toán cập nhật lại theo sự đổi mới của Chuẩn mực kế toán quốc tế.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các Công ty kiểm toán, các trường Đại học, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
2.1.3. Xây dựng các Thông tư ban hành một số Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Việt Nam (VFRS) (Trong đó đặc biệt cả các VFRS về công cụ tài chính) trên cơ sở các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế (IFRS).
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các Công ty kiểm toán, các trường Đại học, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
2.1.4. Xây dựng các Tài liệu hướng dẫn các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Việt Nam (VFRS).
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các Công ty kiểm toán, các trường Đại học, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
2.1.5. Xây dựng lộ trình nghiên cứu, hướng dẫn áp dụng và ban hành Chuẩn mực kế toán công Việt Nam, đồng thời triển khai nghiên cứu, xây dựng các Chuẩn mực kế toán công theo cơ sở dồn tích (giai đoạn 1).
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
2.2. Đối với lĩnh vực kiểm toán:
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015.
bổ sung và ban hành 11 Chuẩn mực kiểm toán còn lại.
b) Cơ quan phối hợp: Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các Công ty kiểm toán, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
3. Phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán.
3.1.1. Xây dựng Đề án mở rộng quy mô, số lượng và chất lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán thông qua hoàn thiện cơ chế và điều kiện hành nghề, tăng cường đội ngũ kế toán viên hành nghề và đẩy mạnh kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
3.1.2. Xây dựng Đề án nâng cao năng lực, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường lực lượng, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở vật chất kỹ thuật cho Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán nhằm phục vụ công tác quản lý, giám sát hoạt động kế toán nói chung và hoạt động hành nghề kế toán nói riêng.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Năm 2013 - 2015.
với lĩnh vực kiểm toán:
Đề án mở rộng quy mô, số lượng và chất lượng các doanh nghiệp dịch vụ kiểm toán thông qua việc hoàn thiện cơ chế và điều kiện hành nghề, tăng cường đội ngũ kiểm toán viên hành nghề và đẩy mạnh kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán.
b) Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
3.2.2. Xây dựng Đề án triển khai quy trình, thủ tục tiếp nhận, xử lý, cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp kiểm toán và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cho kiểm toán viên hành nghề theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập.
b) Cơ quan phối hợp: Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các đơn vị có liên quan.
3.2.3. Xây dựng Đề án đổi mới cách thức tổ chức ôn, thi, cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán.
b) Cơ quan phối hợp: Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các đơn vị có liên quan.
3.2.4. Hoàn thiện quy trình kiểm tra, chế tài xử lý, tăng cường kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán góp phần nâng cao chất lượng của các doanh nghiệp kiểm toán; Hoàn thiện bảng chấm điểm hệ thống và chấm điểm kỹ thuật trên cơ sở cập nhật những nội dung mới của 37 chuẩn mực kiểm toán ban hành theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính.
b) Cơ quan phối hợp: Bộ Tài chính, các đơn vị có liên quan.
3.2.5. Xây dựng kế hoạch tham gia các thỏa thuận quốc tế (đa phương và song phương) trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong khối ASEAN và giữa Việt Nam với các nước Anh, Úc... và các nước khác nhằm đạt được sự thừa nhận lẫn nhau về trình độ, hành nghề của kiểm toán viên hành nghề, từ đó mở rộng thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán.
b) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị có liên quan.
3.2.6. Đề án xây dựng 2 Doanh nghiệp Kiểm toán Việt Nam từng bước phát triển ngang tầm Big Four vào năm 2020.
b) Cơ quan phối hợp: Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các đơn vị, doanh nghiệp kiểm toán có liên quan.
4. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, chuẩn mực, chế độ kế toán và kiểm toán.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, chuẩn mực, chế độ kế toán và kiểm toán; tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 -2015.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế quốc dân thông qua việc nâng dần tần suất kiểm tra, tăng số lượng doanh nghiệp được kiểm tra (kể cả kiểm tra định kỳ và kiểm tra theo vụ việc), hoàn thiện cách thức kiểm tra và tự kiểm tra, hoàn thiện bảng chấm điểm (kể cả hệ thống và kỹ thuật) theo các chuẩn mực kiểm toán mới ban hành và tăng cường xử phạt vi phạm theo Nghị định xử phạt về kế toán, kiểm toán độc lập.
b) Cơ quan phối hợp: Các đơn vị có liên quan.
5. Củng cố tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán.
Đề án củng cố tổ chức bộ máy của Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán thành Đơn vị quản lý theo lĩnh vực với chức năng vừa hoạch định chính sách, vừa thực hiện quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.
b) Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
6. Đẩy mạnh sự phát triển các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong nước trở thành tổ chức tự quản.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015.
7.1. Tăng cường mối quan hệ với các nước và các tổ chức nghề nghiệp quốc tế cũng như trong các nước ASEAN... về kế toán, kiểm toán và làm thành viên của Tổ chức quốc tế, khu vực. Thực hiện các cam kết quốc tế, ASEAN.
b) Cơ quan phối hợp: Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.
7.2. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế để thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam tiến dần đến sự phát triển chung của kế toán, kiểm toán Thế giới, khu vực.
b) Cơ quan phối hợp: Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, các Hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam.
8. Phát triển nguồn nhân lực.
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
phối hợp: Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.
8.2. Tiếp tục triển khai Biên bản thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Tài chính và Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) về “Chương trình phối hợp tổ chức thi kiểm toán viên chuyên nghiệp tại Việt Nam”, phối hợp với ACCA xây dựng đề án đào tạo bổ sung và kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam dành cho hội viên ACCA.
b) Cơ quan phối hợp: Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam và các đơn vị có liên quan.
8.3. Đẩy mạnh tổ chức, triển khai thực hiện cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán trong đó bao gồm cả kiến thức về đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
b) Cơ quan phối hợp: Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các đơn vị có liên quan.
8.4. Xây dựng Đề án nâng cao chất lượng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và đội ngũ nhân viên kế toán.
b) Cơ quan phối hợp: Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, các Bộ, ngành, các Trường Đại học.
Năm 2013 - 2015.
Xây dựng phần mềm quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán, tạo thuận lợi cho việc quản lý doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán, người hành nghề kế toán, kiểm toán, thuận tiện cho việc khai thác và công khai các thông tin có liên quan đến công tác quản lý hành nghề.
b) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.
1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán.
1.1.1. Tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán; tổng kết 17 năm thi hành Luật Kế toán (năm 2003) và 5 năm thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán; đánh giá, đề xuất kiến nghị, những giải pháp tiếp tục hoàn thiện nguyên tắc kế toán phù hợp với nền kinh tế thị trường đang trong quá trình hoàn thiện (2016 - 2020).
Kế toán sửa đổi, bổ sung trong hai lĩnh vực kế toán nhà nước và kế toán doanh nghiệp.
1.1.3. Xây dựng và hoàn thiện Thông tư hướng dẫn kế toán cho các nghiệp vụ và lĩnh vực đặc thù:
(2) Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng cho các Tổ chức tín dụng (2016 - 2018).
hoán, Sở giao dịch chứng khoán, Quỹ đầu tư chứng khoán, Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, các tập đoàn kinh tế,... (2016 - 2018).
1.1.4. Xây dựng Thông tư ban hành các Chuẩn mực kế toán đặc thù (Khai khoáng; Nông nghiệp;...).
1.2.1. Tổ chức triển khai và đánh giá, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về kiểm toán độc lập (2016 - 2020).
2. Xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán và kiểm toán của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam.
2.1.1. Xây dựng Thông tư ban hành bổ sung (hoặc cập nhật) các Chuẩn mực Báo cáo tài chính Việt Nam (Ban hành các Chuẩn mực còn thiếu so với Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế hoặc ban hành các chuẩn mực cập nhật mới). Đánh giá, hoàn thiện theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường phát triển, đồng thời hướng dẫn việc áp dụng chuẩn mực đối với các doanh nghiệp hoạt động đặc thù. Kết quả là tạo lập được hệ thống Chuẩn mực kế toán đầy đủ, hoàn thiện, phù hợp với nền kinh tế thị trường phát triển (2016 - 2020).
2.1.3. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống Chuẩn mực kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán nhà nước trên cơ sở hệ thống Chuẩn mực kế toán công quốc tế (Theo nguyên tắc dồn tích) (2016 - 2020) (giai đoạn 2).
2.2.1. Đánh giá việc áp dụng 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính (2016-2020).
phù hợp với nền kinh tế thị trường hoàn thiện. Kết quả là hệ thống Chuẩn mực kiểm toán đầy đủ, hoàn thiện, phù hợp với nền kinh tế thị trường phát triển.
3.1. Đối với lĩnh vực kế toán:
3.1.2. Triển khai Đề án tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kế toán nói chung và hoạt động hành nghề kế toán nói riêng (2016 - 2017).
3.2.1. Tiếp tục tham gia các thỏa thuận quốc tế cả về đa phương và song phương trong lĩnh vực kiểm toán nhằm đạt được sự thừa nhận lẫn nhau về trình độ, hành nghề của kiểm toán viên hành nghề, từ đó mở rộng thị trường dịch vụ kiểm toán (2016 - 2020).
4. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, chuẩn mực, chế độ kế toán và kiểm toán.
4.1.1. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, chuẩn mực, chế độ kế toán và kiểm toán (kể cả kiểm tra định kỳ và kiểm tra theo vụ việc); Hoàn thiện quy chế tự kiểm tra và quy chế kiểm tra kế toán; Tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. Kết quả đến năm 2020 thể chế được hoàn thiện, việc triển khai đi vào nề nếp (2016 - 2020).
4.1.3. Thiết lập hệ thống báo cáo tài chính nhằm đảm bảo công khai thông tin cũng như tình hình tài chính của tất cả các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức kinh tế trong nền kinh tế (2017 - 2018).
với lĩnh vực kiểm toán:
tổ chức kinh tế trong nền kinh tế được kiểm toán và được cung cấp dịch vụ kế toán tăng 55-60% (2010 - 2020).
Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án củng cố, hoàn thiện tổ chức, bộ máy của Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán - Bộ Tài chính đảm bảo thực hiện chức năng hoạch định chính sách và quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán về biên chế và mô hình tổ chức.
Xây dựng Đề án tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam thông qua việc nâng cao chất lượng triển khai các công việc do Bộ Tài chính chuyển giao thực hiện (2016 - 2020).
hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của kế toán, kiểm toán Việt Nam.
8. Phát triển nguồn nhân lực.
Đề án nâng cao chất lượng nhân viên, chất lượng dịch vụ thông qua việc đẩy mạnh tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức theo các hình thức phù hợp trên cơ sở tiếp thu thông lệ quốc tế, điều kiện cụ thể của Việt Nam (2016 - 2020).
Đề án đổi mới mô hình đào tạo, thi, cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề theo hướng đào tạo, thi theo tín chỉ để cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề; đồng thời mở rộng và tăng cường số lượng các kỳ thi cấp Chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề (2016 - 2020)
Xây dựng Đề án thiết lập hệ thống kết nối thông tin trực tuyến đủ mạnh tại các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán như thiết lập các Website, tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý hành nghề trực tuyến; Xây dựng ngân hàng dữ liệu để quản lý và giám sát việc hành nghề kế toán, kiểm toán (2016 - 2020).
File gốc của Quyết định 2261/QĐ-BTC năm 2013 phê duyệt Kế hoạch triển khai Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” do Bộ trưởng Bộ Tài chính đang được cập nhật.
Quyết định 2261/QĐ-BTC năm 2013 phê duyệt Kế hoạch triển khai Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” do Bộ trưởng Bộ Tài chính
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 2261/QĐ-BTC |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Đinh Tiến Dũng |
Ngày ban hành | 2013-09-10 |
Ngày hiệu lực | 2013-09-10 |
Lĩnh vực | Kế toán - Kiểm toán |
Tình trạng | Còn hiệu lực |