UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25-L/CTN | Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 1993 |
PHÁP LỆNH
VỀ QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ DÀNH CHO CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO, CƠ QUAN LÃNH SỰ VÀ CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Pháp lệnh này quy định quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia và tập quán quốc tế.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành quyền ưu đãi, miễn trừ quy định trong Pháp lệnh này cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của những cơ quan đó, cũng như thành viên gia đình họ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan và thành viên của các cơ quan nói trên thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ chính thức với tư cách đại diện tại Việt Nam.
1- Những đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ quy định trong Pháp lệnh này có nghĩa vụ:
a) Tôn trọng pháp luật và phong tục, tập quán của Việt Nam;
b) Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam;
c) Không được sử dụng trụ sở của cơ quan và nhà ở của các thành viên cơ quan vào mục đích trái với chức năng chính thức của mình.
2- Viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự chuyên nghiệp nước ngoài không được tiến hành tại Việt Nam các hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nhằm mục đích kiếm lợi riêng.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Pháp lệnh này thì Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Pháp lệnh này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Những từ ngữ về cơ quan đại diện ngoại giao:
a) "Cơ quan đại diện ngoại giao" là Đại sứ quán của nước ngoài tại Việt Nam.
b) "Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao" là những toà nhà hoặc các bộ phận của toà nhà và những phần đất trực thuộc được sử dụng vàomục đích chính thức của cơ quan, kể cả nhà ở của người đứng đầu cơ quan.
c) "Thư tín chính thức" của cơ quan đại diện ngoại giao là mọi thư tín có liên quan đến cơ quan đại diện ngoại giao và các chức năng của cơ quan đó.
d) "Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao" là Đại sứ, Công sứ hoặc Đại biện được Nhà nước họ cử và giao nhiệm vụ hoạt động với cương vị đó.
đ) "Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao" là viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính kỹ thuật và nhân viên phục vụ của cơ quan đó.
e) "Viên chức ngoại giao" của cơ quan đại diện ngoại giao là những thành viên của cơ quan có cương vị ngoại giao, kể cả người đứng đầu cơ quan.
g) "Nhân viên hành chính kỹ thuật" của cơ quan đại diện ngoại giao là những thành viên của cơ quan làm công việc hành chính hoặc kỹ thuật trong cơ quan.
h) "Thành viên gia đình" của viên chức ngoại giao và của nhân viên hành chính kỹ thuật là vợ hoặc chồng và con chưa đủ 18 tuổi cùngsống chung với họ thành một hộ.
i) "Nhân viên phục vụ" của cơ quan đại diện ngoại giao là những thành viên của cơ quan làm công việc phục vụ trong cơ quan.
k) "Người phục vụ riêng" là người làm thuê cho một thành viên của cơ quan và được thành viên đó trả tiền công.
2- Những từ ngữ về cơ quan lãnh sự:
a) "Cơ quan lãnh sự" là Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Phó Lãnh sự quán hoặc Đại lý lãnh sự quán của nước ngoài ở Việt Nam.
b) "Khu vực lãnh sự" là khu vực dành cho một cơ quan lãnh sự thực hiện các chức năng lãnh sự.
c) "Trụ sở cơ quan lãnh sự" là những toà nhà hoặc các bộ phận của toà nhà và những phần đất trực thuộc, chỉ sử dụng vào các mục đích của cơ quan lãnh sự.
d) "Thư tín chính thức" của cơ quan lãnh sự là mọi thư tín có liên quan đến cơ quan lãnh sự và chức năng của cơ quan đó.
đ) "Người đứng đầu cơ quan lãnh sự" là người được Nhà nước họ cử và bổ nhiệm vào cương vị đó.
e) "Thành viên của cơ quan lãnh sự" là viên chức lãnh sự, nhân viên lãnh sự và nhân viên phục vụ của cơ quan đó.
g) "Viên chức lãnh sự" là những thành viên của cơ quan lãnh sự được uỷ nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự với cương vị đó, kể cả người đứng đầu cơ quan lãnh sự.
h) "Nhân viên lãnh sự" là những thành viên của cơ quan lãnh sự làm công việc hành chính hoặc kỹ thuật trong cơ quan lãnh sự.
i) "Thành viên gia đình" của viên chức lãnh sự và của nhân viên lãnh sự là vợ hoặc chồng và con chưa đủ 18 tuổi cùng sống chung với họ thành một hộ.
k) "Nhân viên phục vụ" là những thành viên của cơ quan lãnh sự làm công việc phục vụ trong cơ quan lãnh sự.
l) "Người phục vụ riêng" là người làm thuê cho một thành viên của cơ quan lãnh sự và được thành viên đó trả tiền công.
QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ DÀNH CHO CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO
1- Cơ quan đại diện ngoại giao có quyền treo quốc kỳ và quốc huy của Nhà nước họ tại trụ sở của cơ quan, tại nhà ở và trên phương tiện giao thông của người đứng đầu cơ quan đó.
2- Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm. Nhà chức trách Việt Nam chỉ được phép vào cơ quan đại diện ngoại giao khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan hoặc người được uỷ quyền.
3- Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao và tài sản trong trụ sở, kể cả phương tiện giao thông của cơ quan không thể bị khám xét, trưng dụng, tịch thu hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án.
4- Nhà nước Việt Nam thực hiện những biện pháp thích hợp để bảo vệ trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao.
1- Cơ quan đại diện ngoại giao được miễn thuế và lệ phí đối với trụ sở của cơ quan, trừ các khoản phải trả về dịch vụ cụ thể.
2- Những khoản tiền mà cơ quan đại diện ngoại giao thu được từ các hoạt động chính thức tại Việt Nam được miễn thuế và lệ phí.
Hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm.
1- Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền tự do thông tin liên lạc phục vụ những mục đích chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao bằng các phương tiện thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao và điện mật mã để liên lạc với chính phủ cũng như với các cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự của nước cử.
2- Thư tín chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm.
3- Túi ngoại giao không bị mở hoặc giữ lại. Túi ngoại giao có thể bao gồm một hoặc nhiều kiện. Những kiện tạo thành túi ngoại giao phải được niêm phong, mang dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy, chỉ rõ đặc điểm của túi ngoại giao và chỉ được chứa đựng những tài liệu ngoại giao và những đồ vật để sử dụng vào công việc chính thức.
4- Giao thông viên ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, khi làm nhiệm vụ được Nhà nước Việt Nam bảo vệ. Giao thông viên ngoại giao phải mang giấy tờ chính thức xác nhận cương vị của họ và số kiện của túi ngoại giao.
5- Người được cử làm giao thông viên ngoại giao tạm thời, khi làm nhiệm vụ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại khoản 4 Điều này cho đến khi họ chuyển giao xong túi ngoại giao.
6- Túi ngoại giao có thể được uỷ nhiệm cho người chỉ huy tàu bay dân dụng chuyển. Người chỉ huy này phải mang theo giấy tờ chính thức ghi rõ số kiện tạo thành túi ngoại giao, nhưng không được coi là giao thông viên ngoại giao. Cơ quan đại diện ngoại giao có thể cử thành viên của cơ quan đến nhận túi ngoại giao trực tiếp và không bị cản trở từ tay người chỉ huy tàu bay này.
Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao được tự do đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu vực cấm.
Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được đối xử một cách trọng thị. Họ không thể bị bắt hoặc bị tạm giữ dưới bất cứ hình thức nào. Nhà nước Việt Nam thực hiện những biện pháp thích hợp để ngăn chặn hành vi xâm phạm thân thể, tự do và phẩm giá của viên chức ngoại giao.
1- Nơi ở của viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ như trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao.
2- Tài liệu, thư tín của viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm; tài sản của họ cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.
1- Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự tại Việt Nam. Họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chính, trừ những trường hợp viên chức ngoại giao tham gia với tư cách cá nhân vào các vụ tranh chấp liên quan đến:
a) Bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Việc thừa kế;
c) Hoạt động thương mại hoặc nghề nghiệp mà viên chức ngoại giao tiến hành tại Việt Nam ngoài phạm vi chức năng chính thức của họ.
2- Viên chức ngoại giao không có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ. Nếu họ tự nguyện, thì việc cung cấp chứng cứ được thực hiện với hình thức họ tự chọn.
3- Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ đối với các biện pháp thi hành án, trừ trường hợp được quy định tại các điểm a, b, c của khoản 1 Điều này.
Trong trường hợp phải áp dụng biện pháp thi hành án thì việc đó phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và nơi ở của viên chức ngoại giao.
1- Viên chức ngoại giao và những người được quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này vẫn có thể bị xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt hành chính, nếu nước cử từ bỏ một cách rõ ràng quyền miễn trừ này đối với họ.
2- Trong trường hợp những người được quy định tại khoản 1 Điều này khởi kiện thì họ không còn được hưởng quyền miễn trừ xét xử đối với bất kỳ vụ kiện nào liên quan trực tiếp đến vụ kiện mà họ là nguyên đơn.
3- Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử về dân sự hoặc xử phạt hành chính quy định tại khoản 1 Điều này không bao gồm việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với biện pháp thi hành án và quyết định xử phạt hành chính. Việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với biện pháp thi hành án và quyết định xử phạt hành chính cần được thể hiện rõ ràng và riêng biệt.
Viên chức ngoại giao được miễn thuế và lệ phí, trừ:
a) Thuế gián thu;
b) Thuế và lệ phí đối với bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ Việt Nam;
c) Thuế và lệ phí thừa kế;
d) Thuế và lệ phí đánh vào các khoản thu nhập cá nhân có nguồn gốc tại Việt Nam;
đ) Thuế và lệ phí đối với những dịch vụ cụ thể;
e) Các lệ phí trước bạ, chứng thư, cầm cố, cước tem về bất động sản cũng như án phí và lệ phí tại toà án liên quan đến bất động sản, trừ quy định tại khoản 1 Điều 6 của Pháp lệnh này.
Viên chức ngoại giao được miễn đóng góp cá nhân vì lợi ích công cộng và an ninh, quốc phòng của Nhà nước Việt Nam.
1- Cơ quan đại diện ngoại giao và viên chức ngoại giao được nhập khẩu và miễn thuế nhập khẩu, cũng như thuế và lệ phí liên quan khác, trừ phí lưu kho, cước vận chuyển và cước phí về những dịch vụ tương tự, đối với:
a) Đồ vật dùng vào công việc chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao;
b) Đồ vật dùng cho cá nhân viên chức ngoại giao, kể cả những đồ vật dùng vào việc bố trí nơi ở của họ.
2- Chủng loại, số lượng và khối lượng các đồ vật được nhập khẩu nói tại khoản 1 Điều này cũng như việc tái xuất hoặc chuyển nhượng các đồ vật đó tại Việt Nam phải phù hợp với quy định của Nhà nước Việt Nam.
1- Thành viên gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Việt Nam được hưởng những quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại các điều từ 10 đến 16 của Pháp lệnh này.
2- Nhân viên hành chính kỹ thuật và thành viên gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam được hưởng những quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại các điều từ 10 đến 15 của Pháp lệnh này; riêng quy định tại khoản 1 Điều 12 chỉ được áp dụng khi họ thực hiện chức năng chính thức. Họ còn được hưởng những ưu đãi, miễn trừ quy định tại khoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh này đối với những đồ vật nhập khẩu để bố trí nơi ở lần đầu của họ.
3- Nhân viên phục vụ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam được hưởng những quyền miễn trừ khi thực hiện chức năng của họ và được miễn thuế và lệ phí đối với tiền lương của họ.
4- Người phục vụ riêng không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam được miễn thuế và lệ phí đối với tiền công của họ.
Trong trường hợp công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đã được Nhà nước Việt Nam chấp thuận làm viên chức ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam thì họ chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt hành chính và quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi thực hiện chức năng chính thức của họ.
2- Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao chết thì thành viên gia đình của người đó tiếp tục được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ trong một thời hạn hợp lý để chuẩn bị rời khỏi Việt Nam.
3- Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam, hoặc một thành viên gia đình của người đó chết thì động sản của người chết được phép đưa ra khỏi Việt Nam, trừ động sản có được tại Việt Nam bị cấm xuất khẩu vào thời điểm người đó chết. Động sản mà người chết có được tại Việt Nam chỉ với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc là thành viên gia đình của một thành viên cơ quan được miễn thuế và lệ phí thừa kế.
1- Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ không phải là công dân Việt Nam và thành viên gia đình họ rời khỏi Việt Nam trong thời gian sớm nhất, ngay cả trong trường hợp có xung đột vũ trang.
2- Trong trường hợp quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với một nước khác chấm dứt hoặc một cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài rút hẳn hoặc rút tạm thời khỏi Việt Nam thì:
a) Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo vệ các trụ sở, tài sản và hồ sơ lưu trữ của cơ quan, kể cả trong trường hợp có xung đột vũ trang;
b) Nước có cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam có thể uỷ nhiệm cho một nước khác bảo quản trụ sở, tài sản, hồ sơ lưu trữ của cơ quan và bảo vệ quyền lợi của Nhà nước cũng như của công dân mìnhvới điều kiện được Việt Nam chấp thuận.
QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ DÀNH CHO CƠ QUAN LÃNH SỰ
1- Cơ quan Lãnh sự có quyền treo quốc kỳ và quốc huy của nước cử lãnh sự tại trụ sở cơ quan lãnh sự, tại nơi ở và trên phương tiện giao thông của người đứng đầu cơ quan lãnh sự khi phương tiện này được người đó sử dụng vào công việc chính thức.
2- Trụ sở của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm.
3- Nhà nước Việt Nam thi hành những biện pháp thích hợp để bảo vệ trụ sở cơ quan lãnh sự.
4- Nhà chức trách của Việt Nam chỉ được vào trụ sở của cơ quan lãnh sự khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đó, hoặc của người được uỷ quyền, hoặc của người đứng đầu cơ quan đại điện ngoại giao của nước cử lãnh sự, trừ trường hợp có hoả hoạn, thiên tai hoặc tai hoạ khác cần có biện pháp bảo vệ khẩn cấp.
5- Trụ sở, đồ đạc, tài sản và phương tiện giao thông của cơ quan lãnh sự không bị trưng dụng dưới bất cứ hình thức nào vì lý do công ích và an ninh, quốc phòng. Trong trường hợp phải trưng mua vì những lý do đó thì Nhà nước Việt Nam áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tránh cản trở việc thực hiện chức năng lãnh sự và có trách nhiệm bồi thường thoả đáng cho nước cử lãnh sự.
Cơ quan lãnh sự được miễn thuế và lệ phí đối với trụ sở của cơ quan và nhà ở của người đứng đầu cơ quan, trừ các khoản phải trả về dịch vụ cụ thể.
Hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm.
Thành viên của cơ quan lãnh sự được tự do đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu vực cấm.
1- Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền tự do thông tin liên lạc phục vụ những mục đích chính thức của cơ quan lãnh sự bằng các phương tiện thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự, túi ngoại giao, túi lãnh sự và điện mật mã để liên lạc với chính phủ, cũng như với các cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự của nước cử.
Việc đặt và sử dụng đài thu phát vô tuyết điện của cơ quan lãnh sự chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của Việt Nam.
2- Thư tín chính thức của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm.
3- Túi lãnh sự có thể gồm một hoặc nhiều kiện. Những kiện tạo thành túi lãnh sự phải được niêm phong mang dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy, chỉ rõ đặc điểm của túi lãnh sự và chỉ được chứa đựng thư tín và tài liệu chính thức hoặc các đồ vật để sử dụng vào công việc chính thức.
5- Giao thông viên lãnh sự phải mang giấy tờ chính thức xác nhận cương vị của họ và số kiện tạo thành túi lãnh sự; khi làm nhiệm vụ được Nhà nước Việt Nam bảo vệ, được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không được cử làm giao thông viên lãnh sự, trừ trường hợp được Việt Nam đồng ý.
6- Người được cử làm giao thông viên lãnh sự tạm thời, khi làm nhiệm vụ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại khoản 5 Điều này cho đến khi họ chuyển giao xong túi lãnh sự.
7- Túi lãnh sự có thể được uỷ nhiệm cho người chỉ huy tàu bay dân dụng hoặc tàu thuỷ chuyển. Người chỉ huy này không được coi là giao thông viên lãnh sự, nhưng vẫn phải mang theo giấy tờ chính thức ghi rõ số kiện tạo thành túi lãnh sự. Cơ quan lãnh sự sau khi thoả thuận với nhà chức trách địa phương có thẩm quyền, có thể cử thành viên của cơ quan đến nhận túi lãnh sự trực tiếp và không bị cản trở từ tay người chỉ huy tàu bay hoặc tàu thuỷ đó.
Cơ quan lãnh sự được phép thu lệ phí về công việc lãnh sự theo quy định của nước cử lãnh sự và được miễn thuế của Việt Nam đối với số tiền đó.
1- Nhà nước Việt Nam tôn trọng viên chức lãnh sự và áp dụng những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa mọi hành vi xâm phạm thân thể, tự do và phẩm giá của họ.
2- Tại Việt Nam, viên chức lãnh sự được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, trừ những trường hợp sau đây:
a) Phạm tội nghiêm trọng theo quy định của pháp luật Việt Nam và bị bắt, bị tạm giam theo quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền;
b) Phải thi hành một bản án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật về hình phạt tù hoặc hình phạt hạn chế tự do thân thể.
3- Trong trường hợp được tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự đối với viên chức lãnh sự, thì viên chức lãnh sự phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Việc tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện trên cơ sở tôn trọng cương vị chính thức của viên chức lãnh sự và ít gây cản trở cho việc thực hiện chức năng lãnh sự của họ. Nếu phải áp dụng biện pháp tạm giữ hoặc tạm giam thì việc tiến hành các hoạt động tố tụng đối với viên chức lãnh sự đó phải được tiến hành trong thời gian sớm nhất.
4- Trong trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc truy tố một thành viên của cơ quan lãnh sự, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam phải thông báo cho người đứng đầu cơ quan lãnh sự biết. Nếu biện pháp như vậy được áp dụng đối với người đứng đầu cơ quan lãnh sự, thì Bộ Ngoại giao Việt Nam phải thông báo cho nước cử lãnh sự biết.
Viên chức lãnh sự và nhân viên lãnh sự khi thực hiện chức năng của mình được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự, trừ trường hợp phạm tội nghiêm trọng; họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chính, trừ trường hợp liên quan đến vụ kiện dân sự:
1- Về một hợp đồng do viên chức lãnh sự hoặc nhân viên lãnh sự ký kết không với tư cách là người được nước cử lãnh sự uỷ quyền;
2- Về tai nạn giao thông xảy ra tại Việt Nam mà bên thứ ba đòi bồi thường thiệt hại.
1- Thành viên của cơ quan lãnh sự có thể là người làm chứng trong hoạt động tố tụng, nhưng không bị buộc phải cung cấp chứng cứ liên quan đến việc thực hiện chức năng của họ.
2- Nếu viên chức lãnh sự từ chối cung cấp chứng cứ thì họ không bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc hình phạt nào khác.
3- Nhân viên lãnh sự và nhân viên phục vụ của cơ quan lãnh sự không được từ chối cung cấp chứng cứ khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu.
1- Nước cử lãnh sự có thể từ bỏ bất cứ quyền ưu đãi, miễn trừ nào quy định tại các điều 27, 28 và 29 của Pháp lệnh này đối với một thành viên của cơ quan lãnh sự. Việc từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ này phải được thể hiện rõ ràng.
2- Trong trường hợp viên chức lãnh sự hoặc nhân viên lãnh sự khởi kiện thì họ không còn được hưởng quyền miễn trừ xét xử quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh này đối với bất kỳ vụ kiện nào liên quan trực tiếp đến vụ kiện chính mà họ là nguyên đơn.
3- Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chính đối với viên chức và nhân viên lãnh sự quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh này không bao gồm việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với biện pháp thi hành án và quyết định xử phạt hành chính.
Việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với biện pháp thi hành án và quyết định xử phạt hành chính cần được thể hiện rõ ràng và riêng biệt.
1- Viên chức lãnh sự, nhân viên lãnh sự và thành viên gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam được miễn thuế và lệ phí, trừ:
a) Thuế gián thu;
b) Thuế và lệ phí đối với bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ Việt Nam;
c) Thuế, lệ phí thừa kế và chuyển nhượng tài sản;
d) Thuế và lệ phí đánh vào các khoản thu nhập cá nhân có nguồn gốc tại Việt Nam, kể cả lợi nhuận thu được từ vốn đầu tư vào những hoạt động thương mại hoặc tài chính;
đ) Thuế và lệ phí đối với những dịch vụ cụ thể;
e) Lệ phí trước bạ, chứng thư, cầm cố, cước tem về bất động sản, cũng như án phí và lệ phí tại toà án liên quan đến bất động sản, trừ quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh này.
2- Nhân viên phục vụ của cơ quan lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam được miễn thuế và lệ phí đối với tiền lương của họ.
1- Cơ quan lãnh sự và viên chức lãnh sự được nhập khẩu và miễn thuế nhập khẩu, cũng như thuế và lệ phí liên quan khác, trừ phí lưu kho, cước vận chuyển và cước phí về những dịch vụ tương tự, đối với:
a) Đồ vật dùng vào công việc chính thức của cơ quan lãnh sự;
b) Đồ vật dùng cho cá nhân viên chức lãnh sự hoặc thành viên gia đình họ, kể cả những đồ vật dùng vào việc bố trí nơi ở của họ.
2- Nhân viên lãnh sự được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này đối với những đồ vật dùng cho cá nhân được nhập khẩu để bố trí nơi ở lần đầu của họ.
3- Chủng loại, số lượng và khối lượng các đồ vật được nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều này cũng như việc tái xuất hoặc chuyển nhượng các đồ vật đó tại Việt Nam phải phù hợp với quy định của Nhà nước Việt Nam.
Thành viên của cơ quan lãnh sự và thành viên gia đình họ được miễn đóng góp cá nhân vì lợi ích công cộng và an ninh, quốc phòng của Nhà nước Việt Nam.
2- Trong trường hợp một thành viên của cơ quan lãnh sự chết thì thành viên gia đình của người đó tiếp tục được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ trong một thời hạn hợp lý để chuẩn bị rời khỏi Việt Nam.
3- Trong trường hợp một thành viên của cơ quan lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam, hoặc một thành viên gia đình của người đó chết thì những động sản của người chết được phép đưa ra khỏi Việt Nam, trừ động sản có được tại Việt Nam bị cấm xuất khẩu vào thời điểm người đó chết. Động sản mà người chết có được tại Việt Nam chỉ với tư cách là thành viên của cơ quan lãnh sự hoặc là thành viên gia đình của một thành viên cơ quan được miễn thuế là lệ phí thừa kế.
1- Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao được nước cử giao thực hiện chức năng lãnh sự thì người đó được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ như thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao.
1- Cơ quan lãnh sự có thể do một viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu.
1- Những quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 2; khoản 1, Điều 21; Điều 24 và Điều 26 của Pháp lệnh này được áp dụng đối với cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu.
2- Những quy định tại các điểm a, b, khoản 1, Điều 2; khoản 4, Điều 27; Điều 28; khoản 1, Điều 29; Điều 30 và Điều 34 của Pháp lệnh này được áp dụng đối với viên chức lãnh sự danh dự.
3- Quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại Chương III của Pháp lệnh này không áp dụng đối với thành viên gia đình của viên chức lãnh sự danh dự và nhân viên lãnh sự làm việc tại cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu.
1- Hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm như quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh này, với điều kiện chúng được để riêng không lẵn lộn với thư tín, sách báo hoặc tài liệu có liên quan đến nghề nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh của viên chức lãnh sự danh dự hoặc của bất kỳ ai cùng làm việc với người này.
2- Cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu cũng như chính phủ của nước cử lãnh sự và cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự khác của nước đó chỉ được sử dụng giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự, túi ngoại giao, túi lãnh sự và điện mật mã để liên lạc với cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu tại Việt Nam khi được Chính phủ Việt Nam cho phép trong từng trường hợp.
3- Cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu được hưởng những ưu đãi, miễn trừ về hải quan quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 32 của Pháp lệnh này chỉ đối với: quốc kỳ, quốc huy, biển cơ quan lãnh sự, con dấu, tem, sách, ấn phẩm chính thức, đồ gỗ văn phòng, đồ dùng văn phòng và những vật dụng tương tự khác do nước cử lãnh sự hoặc theo đề nghị của nước này được cung cấp cho cơ quan lãnh sự đó.
4- Viên chức lãnh sự danh dự được miễn thuế và lệ phí đối với những khoản tiền mà nước cử lãnh sự trả về việc thực hiện các chức năng lãnh sự.
QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ DÀNH CHO CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ
Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và thành viên của cơ quan, cũng như thành viên gia đình cùng sống chung với họ thành một hộ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc và thành viên của cơ quan, cũng như thành viên gia đình cùng sống chung với họ thành một hộ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với tổ chức quốc tế đó.
Cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ và thành viên của cơ quan, cũng như thành viên gia đình cùng sống chung với họ thành một hộ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ do Chính phủ Việt Nam quy định đối với tổ chức phi chính phủ đó trên cơ sở thoả thuận được ký kết giữa hai bên.
Các đoàn của tổ chức quốc tế và thành viên của đoàn, cũng như những người khác cùng đi trong đoàn đến thăm, làm việc tại Việt Nam hoặc quá cảnh Việt Nam được hưởng những quyền ưu đãi, miễn trừ cần thiết theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nội dung quản lý Nhà nước về việc thực hiện quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại Pháp lệnh này bao gồm:
1- Ban hành văn bản pháp luật về việc thực hiện Pháp lệnh này;
2- Chỉ đạo và hướng dẫn việc thực hiện Pháp lệnh này;
3- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Pháp lệnh và xử lý vi phạm Pháp lệnh;
4- Đàm phán, ký kết, tham gia các điều ước quốc tế về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế.
4- Các tổ chức kinh tế, xã hội và công dân Việt Nam có trách nhiệm giúp đỡ các cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền thực hiện đúng các quy định của Pháp lệnh này.
Những vi phạm quy định của Pháp lệnh này sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại Pháp lệnh này được áp dụng đối với đoàn đại biểu các nước, thành viên của đoàn và những người cùng đi trong đoàn đến thăm, làm việc hoặc quá cảnh Việt Nam, trên cơ sở có đi có lại, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
1- Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự nước ngoài và thành viên gia đình họ quá cảnh Việt Nam đến nơi công tác hoặc trở về nước được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại Pháp lệnh này, cần thiết cho việc quá cảnh của họ.
2- Các thành viên khác của cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự cũng như thành viên gia đình họ quá cảnh Việt Nam đến nơi công tác hoặc trở về nước, được tạo điều kiện thuận lợi cho việc quá cảnh.
3- Thư tín và các hình thức thông tin liên lạc khác, kể cả mã số điện mật của cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự, giao thông viên ngoại giao, túi ngoại giao, giao thông viên lãnh sự, túi lãnh sự khi quá cảnh Việt Nam được hưởng quyền tự do và được bảo vệ như tại nước tiếp nhận phù hợp với quy định tại Pháp lệnh này.
1- Nhà nước Việt Nam không phân biệt đối xử giữa các nước khi áp dụng các quy định của Pháp lệnh này.
2- Trong một số trường hợp Nhà nước Việt Nam có thể:
a) áp dụng một cách hạn chế một số quy định của Pháp lệnh này đối với cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự nước ngoài vì lý do nước đó cũng áp dụng những hạn chế tương tự đối với cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam;
b) Dành sự đối xử thuận lợi hơn so với những quy định của Pháp lệnh này đối với cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự nước ngoài, trên cơ sở thoả thuận song phương hoặc tập quán quốc tế được Việt Nam công nhận.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 1993
| TM.UBTVQH (Đã ký) |
File gốc của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 đang được cập nhật.
Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Số hiệu | 25-L/CTN |
Loại văn bản | Pháp lệnh |
Người ký | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành | 1993-08-23 |
Ngày hiệu lực | 1993-09-07 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |