CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14-CP | Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 1994 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 14/CP NGÀY 25/2/1994 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐĂNG KÝ TẦU BIỂN VÀ THUYỀN VIÊN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992;
Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ngày 30/6/1990;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy chế Đăng ký tầu biển và thuyền viên.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
ĐĂNG KÝ TẦU BIỂN VÀ THUYỀN VIÊN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 25/2/1994 của Chính phủ)
2. Bản Quy chế này áp dụng để đăng ký các loại tầu buôn, tầu công vụ Nhà nước, tầu nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, tầu thể thao nói tại Điều 3 của Bộ Luật Hàng hải Việt nam và đăng ký thuyền viên làm việc trên tầu đó.
3. Các tầu biển chuyên dùng vào mục đích quân sự, an ninh thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và thuyền viên làm việc trên các loại tầu biển đó được đăng ký theo quy định riêng, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
1. Các loại tầu biển dưới đây bắt buộc phải được đăng ký theo quy định của Quy chế này:
a) Tầu biển có trang bị động cơ với công suất máy chính từ 75CV trở lên;
b) Tầu biển không có động cơ, nhưng có dung tích toàn phần từ 50 GRT hoặc có trọng tải từ 100 DWT trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 m trở lên;
c) Tầu biển thuộc loại nhỏ hơn các loại nói tại điểm a, b trên đây, nhưng hoạt động ở các vùng biển cách xa bờ hơn 12 hải lý hoặc trên các tuyến quốc tế.
2. Tất cả các tầu không thuộc các loại nói ở khoản 1 Điều này mà Chủ tầu không tự xin đăng ký vào "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia", thì được đăng ký theo quy định về tầu sông.
Chủ tầu nói ở đây được hiểu là pháp nhân hoặc người sở hữu tầu đứng tên đăng ký tầu trên cơ sở pháp luật Việt Nam.
2. Nhà nước Việt Nam bảo hộ mọi quyền lợi hợp pháp của Chủ tầu đối với con tầu và đặt tầu dưới quyền tài phán của mình kể từ khi tầu đã được đăng ký vào "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia" của Việt Nam cho đến khi xoá đăng ký tầu.
2. Thủ trưởng các cơ quan nói tại Khoản 1, Điều này là những người có thẩm quyền cao nhất trong việc xét giải quyết các khiếu nại liên quan đến hoạt động đăng ký tầu, thuyền viên trong phạm vi trách nhiệm của mình.
3. Lệ phí đăng ký tầu biển, lệ phí đăng ký thuyền viên được thu theo quyết định của Bộ Tài chính.
Điều 6. - Mọi hành vi vi phạm chế độ đăng ký tầu biển, thuyền viên quy định tại Quy chế này đều bị xử lý theo các quy định hiện hành.
TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ TẦU BIỂN VÀ THUYỀN VIÊN
1. Hệ thống tổ chức đăng ký tầu biển và thuyền viên tại Việt Nam bao gồm :
- Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên Trung ương;
- Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên khu vực.
2. Thủ trưởng các cơ quan nói tại Khoản 1, Điều 5 Quy chế này chịu trách nhiệm việc tổ chức, điều hành hệ thống các cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên trực thuộc.
2. Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên Trung ương có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau :
a) Lập và quản lý "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia"; làm thủ tục đăng ký chính thức và cấp "Giấy chứng nhận đăng ký tầu biển" cho các tầu biển đã được Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên khu vực làm thủ tục đăng ký ban đầu;
b) Hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra việc đăng ký tầu biển, thuyền viên tại các Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên khu vực;
c) Kiểm tra, giám sát hoạt động đăng ký tầu biển, thuyền viên; cung cấp các số liệu liên quan đến hoạt động đăng ký tầu biển, thuyền viên cho những người quan tâm;
d) In và phát hành các ấn chỉ dùng trong lĩnh vực đăng ký tầu biển, thuyền viên theo mẫu do Thủ trưởng các cơ quan nói tại Khoản 1, Điều 5 Quy chế này quy định;
e) Làm thủ tục cấp mới, cấp lại, gia hạn hộ chiếu thuyền viên và các chứng chỉ chuyên môn hàng hải do pháp luật quy định cho các thuyền viên Việt Nam làm việc trên tầu biển.
2. Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên khu vực có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau :
a) Lập và quản lý "Sổ Đăng ký tầu biển khu vực" theo khu vực;
b) Thẩm xét hồ sơ đăng ký tầu, thay đổi tên tầu, thay đổi Chủ tầu cho các tầu thuộc quyền sở hữu của các Chủ tầu thường trú hoặc đặt trụ sở giao dịch chính tại khu vực đăng ký đã được phân cấp và trình gửi Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên Trung ương làm thủ tục đăng ký, chính thức cấp "Giấy chứng nhận đăng ký tầu biển"; làm thủ tục đăng ký ban đầu đối với việc đăng ký mới, tái đăng ký, thay đổi tên tầu, thay đổi Chủ tầu, cầm cố, thế chấp, cầm giữ hàng hải đối với các tầu biển đã được đăng ký ở khu vực đó và cấp các giấy chứng nhận cần thiết để cho tầu tam thời hoạt động; cấp "Giấy phép đi biển" và các chứng chỉ hàng hải khác cho những tầu biển đã được đăng ký ở khu vực đó; làm thủ tục gia hạn "Giấy phép đi biển" cho các tầu biển Việt Nam thuộc các khu vực đăng ký khác;
c) Cấp sổ thuyền viên cho các thuyền viên thường trú tại khu vực đăng ký và chuyển chức danh, đổi tên tầu trong hộ chiếu thuyền viên hoặc sổ thuyền viên cho các thuyền viên làm việc trên tầu biển Việt Nam đang hoạt động tại khu vực đó;
d) Thu các khoản lệ phí đăng ký theo quy định hiện hành.
MỤC A. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ TẦU BIỂN
a) Không còn mang bất kỳ một đăng ký tầu nào khác;
b) Tầu đã được Đăng kiểm Việt Nam hoặc cơ quan đăng kiểm tầu biển nước ngoài mà Đăng kiểm Việt Nam uỷ quyền đã kiểm tra kỹ thuật, phân cấp tầu, đo đạc dung tích và cấp các giấy chứng nhận cần thiết tương ứng với cấp tầu, loại tầu và mục đích sử dụng. Nếu là tầu cũ mua của nước ngoài, lần đầu tiên được đăng ký hoặc tái đăng ký tại Việt Nam, thì không được quá 15 tuổi;
c) Chủ tầu thường trú hoặc đăng ký trụ sở chính tại Việt Nam và có đủ điều kiện do Luật định để được sử dụng, quản lý tầu biển vào các mục đích kinh tế, nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, văn hoá, thể thao, xã hội hoặc công vụ Nhà nước;
d) Chủ tầu phải có đơn xin đăng ký tầu biển theo mẫu do cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên quy định và cam kết không sử dụng tầu vào các mục đích trái pháp luật hoặc làm ảnh hưởng đến quyền lợi và uy tín của Nhà nước Việt Nam.
Điều 11.- Tầu biển thuộc sở hữu của tổ chức liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam hoặc của xí nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam có đủ các điều kiện quy định tại Điều 10 Quy chế này cũng được đăng ký tại Việt Nam. Các tầu biển này chỉ được tham gia vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý trên các tuyến nội địa Việt Nam theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
a) Tầu phải có đủ các điều kiện cơ bản quy định tại Điều 10;
b) Chủ tầu là cá nhân có đẩy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước mà cá nhân hay pháp nhân đó có quốc tịch;
c) Chủ tầu cam kết không đòi hỏi quyền tham gia vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý trên các tuyến nội địa Việt Nam hoặc hàng hoá xuất, nhập khẩu của Việt Nam.
2. Tầu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có thể được đăng ký tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng thuê tầu trần hoặc hợp đồng thuê - mua tầu được ký kết giữa một bên là người thuê tầu trần hoặc người thuê - mua tầu Việt Nam và một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu người thuê tầu trần hoặc người thuê - mua tầu Việt Nam là doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam và đã được cấp các giấy phép kinh doanh do pháp luật quy định.
Trong trường hợp này, không áp dụng các quy định nói tại điểm b, c của Khoản 1, Điều 12.
MỤC B. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TẠM THỜI
Các cơ quan nói trên có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và xét, cấp "Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời" hoặc "Giấy phép treo cờ tạm thời" cho tầu, chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Điều 14.- Hồ sơ xin đăng ký tạm thời bao gồm:
a) Tờ khai xin đăng ký tạm thời (01 bản theo mẫu);
b) Bản sao có thị thực hợp lệ các giấy tờ sau đây:
- Hợp đồng đóng tầu hoặc hợp đồng chuyển dịch sở hữu tầu (01 bản).
- Giấy chứng nhận xoá đăng ký (nếu là tầu cũ) hoặc giấy phép xuất xưởng (nếu là tầu đóng mới).
c) Biên bản kiểm tra an toàn kỹ thuật tầu do Đăng kiểm Việt Nam hoặc Cơ quan đăng kiểm tầu biển nước ngoài mà Đăng kiểm Việt Nam uỷ quyền cấp, nếu là tầu cũ.
MỤC C. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CHÍNH THỨC
Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên khu vực có trách nhiệm thẩm xét hồ sơ, làm thủ tục đăng ký ban đầu và trình Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên Trung ương xin cấp "Giấy chứng nhận đăng ký tầu biển" cho tầu, chậm nhất là 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin đăng ký.
Trong trường hợp xét thấy tầu không có đủ điều kiện do pháp luật quy định để được đăng ký tại Việt Nam, Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên khu vực nơi đã nhận hồ sơ phải thông báo cho Chủ tầu biết về việc không làm thủ tục đăng ký cho tầu, chậm nhất là 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin đăng ký. Đồng thời, cũng phải báo cáo ngay cho Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên Trung ương biết về việc đó.
2. Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên Trung ương có trách nhiệm xem xét, làm thủ tục đăng ký chính thức và cấp "Giấy chứng nhận đăng ký tầu biển" cho tầu, chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký tầu.
3. "Giấy chứng nhận đăng ký tầu biển" phải được giao cho Chủ tầu chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên khu vực nhận được đầy đủ hồ sơ xin đăng ký.
4. Ở mỗi tầu chỉ được phép đăng ký tại một khu vực đăng ký nhất định một thời điểm.
a) Các giấy tờ phải nộp (mỗi thứ 01 bản):
- Tờ khai xin đăng ký tầu biển (theo mẫu).
- Giấy chứng nhận xoá dăng ký cũ (nếu là tầu cũ) và hoá đơn hoặc giấy chứng nhận xuất xưởng (nếu là tầu đóng mới).
Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời (nếu có).
- Hợp đồng đóng tầu hoặc hợp đồng chuyển dịch sở hữu tầu hay các bằng chứng có giá trị pháp lý khác.
- Giấy chứng nhận cấp tầu; Giấy chứng nhận khả năng an toàn đi biển; Giấy chứng nhận dung tích.
Tất cả các Giấy chứng nhận nói trên đều phải được Đăng kiểm Việt Nam hoặc do Cơ quan Đăng kiểm tầu biển nước ngoài mà Đăng kiểm Việt Nam uỷ quyền cấp.
- Tờ khai tên, địa chỉ và giá trị cổ phần của từng chủ sở hữu tầu, nếu thuộc quyền sở hữu của nhiều chủ.
b) Các giấy tờ cần xuất trình:
- Hồ sơ an toàn kỹ thuật của tầu do Đăng kiểm Việt Nam hoặc Cơ quan Đăng kiểm tầu biển nước ngoài mà Đăng kiểm Việt Nam uỷ quyền cấp, tuỳ theo cấp tầu, loại tầu và mục đích sử dụng.
- Giấy phép sử dụng đài tầu (nếu có trang bị trạm thu phát vô tuyến điện trên tầu).
- Các bằng chứng có giá trị về tình trạng sở hữu tầu liên quan đến tính chất sở hữu và việc tầu đó bị hoặc không bị cầm cố, thế chấp hoặc cầm giữ hàng hải.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hàng hải; Giấy chứng nhận kinh doanh nghề cá (nếu là tầu biển chuyên dùng để khai thác, chế biến thuỷ sản); hoặc các giấy phép khác do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tầu có nghĩa vụ nộp lệ phí đăng ký tầu biển.
2. Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên khu vực nơi tầu đăng ký căn cứ "Giấy chứng nhận đăng ký tầu biển" để cấp "Sổ danh bạ thuyền viên", "Giấy phép đi biển" và xác nhận các nhật ký hàng hải của tầu.
3. Chủ tầu, thuyền trưởng các tầu đã được đăng ký tại Việt Nam có nghĩa vụ bảo quản thường xuyên các ấn chỉ này ở trên tầu.
4. Trong trường hợp bị mất, bị hư hỏng "Giấy chứng nhận đăng ký tầu biển", Chủ tầu phải trình báo và làm thủ tục xin cấp lại.
2. Tên tầu do chủ đầu tự đặt, nhưng phải được Cơ quan đăng ký tầu biển chấp nhận.
3. Trong trường hợp dùng tên của các nhân vật trong lịch sử hoặc sự kiện lịch sử để đặt tên cho tầu, phải được Thủ trưởng các cơ quan nói tại Khoản 1, Điều 5 Quy chế này ra quyết định chấp nhận.
MỤC D. THỦ TỤC CHUYÊN ĐĂNG KÝ - TÁI ĐĂNG ĐĂNG KÝ - ĐỔI TÊN TẦU
Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên khu vực cũ cấp cho Chủ tầu "Giấy chứng nhận xoá đăng ký" và trình Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên Trung ương làm thủ tục chuyển đăng ký.
Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên Trung ương làm thủ tục cấp "Giấy chứng nhận đăng ký tầu biển" mới cho tầu, chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Điều 21.- Trong trường hợp xin đổi tên tầu, Chủ tầu phải làm đơn và nói rõ lý do.
Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên khu vực xem xét hồ sơ, trình Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên Trung ương xin cấp "Giấy chứng nhận đăng ký tầu biển" mới cho tầu, chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
2. Việc chuyển dịch sở hữu tầu phải được thực hiện trên cơ sở các quy định pháp luật Việt Nam.
1. Tầu biển Việt Nam chỉ được xoá đăng ký trong các trường hợp sau:
a) Tầu bị phá huỷ hoặc bị chìm đắm, mà sau đây được hiểu là những tầu thực sự bị mất khả năng đi biển do tai nạn và phải được cơ quan có thẩm quyền điều tra, kết luận các tai nạn hàng hải ở khu vực có liên quan xác nhận;
b) Tầu bị coi là mất tích, mà sau đây được hiểu là tầu bị mất hoàn toàn liên lạc với Chủ tầu trong một thời gian dài gấp hai lần thời gian cần thiết để tầu có thể đi từ nơi Chủ tầu nhận được tin tức cuối cùng của tầu đến cảng đích trong những điều kiện bình thường. Tuy nhiên, khoảng thời gian này không được ít hơn 30 ngày và cũng không được kéo dài quá 90 ngày, kể từ ngày nhận được tin tức cuối cùng của tầu.
Nếu việc nhận tin của tầu thực sự bị ảnh hưởng bởi chiến sự, thì thời hạn nói trên được kéo dài tối đa đến 180 ngày;
c) Tầu bị hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả kinh tế, mà sau đây được hiểu là những tầu bị hư hỏng đến mức các chi phí sửa chữa, phục hồi sẽ vượt quá giá trị thực tế của tầu trước khi bắt đầu chuyến đi hay khi việc sửa chữa tầu không thể thực hiện tại chỗ và cũng không có khả năng đưa tầu đến nơi khác để sửa chữa;
d) Tầu không còn đủ cơ sở để được mang quốc tịch Việt Nam, mà sau đây được hiểu là tầu không còn đủ điều kiện để được đăng ký tại Việt Nam;
e) Tầu không còn tính năng tầu biển, mà sau đây được hiểu là tầu đã bị mất các đặc tính kỹ thuật cơ bản theo quy phạm thiết kế - đóng tầu biểu hiện hành.
2. Chủ tầu phải làm đơn xin xoá đăng ký và khai rõ lý do. Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên khu vực có liên quan phải thẩm tra lại tính xác thực của lý do xin xoá đăng ký trước khi cấp "Giấy chứng nhận xoá đăng ký", nhưng không được kéo dài quá 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn và phải thông báo ngay cho Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên Trung ương biết để xoá tên trong "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia".
MỤC F. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VIỆC CẦM CỐ, THẾ CHẤP VÀ CẦM GIỮ HÀNG HẢI TẦU BIỂN
2. Thủ tục đăng ký cầm cố, thế chấp, cầm giữ hàng hải tầu biển, vào "Sổ đăng ký tầu biển khu vực" do Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên ở khu vực nơi tầu đăng ký thực hiện.
Ngay sau khi đã được đăng ký các việc nói trên vào "Sổ đăng ký tầu biển khu vực", Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên khu vực phải thông báo cho Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên Trung ương biết để ghi vào "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia".
2. Việc cầm cố, thế chấp, cầm giữ hàng hải tầu biển chỉ chấm dứt hiệu lực sau khi những người nói tại Khoản 1, Điều này đề nghị huỷ bỏ các việc đó bằng văn bản.
3. Thứ tự đăng ký việc cầm cố, thế chấp hoặc cầm giữ hàng hải tầu biển trong "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia" là cơ sở để xác định thứ tự ưu tiên khi giải quyết các tranh chấp liên quan.
4. Đồng thời với việc đăng ký hoặc huỷ bỏ việc cầm cố, thế chấp hoặc cầm giữ hàng hải tầu biển trong "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia", Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên khu vực phải bổ sung các nội dung có liên quan vào Giấy chứng nhận đăng ký tầu biển ở cột mục dành riêng.
5. Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên có trách nhiệm cung cấp cho những người có yêu cầu các thông tin liên quan đến tình trạng sở hữu tầu biển mà mình đã đăng ký.
MỤC G. ĐĂNG KÝ TẦU BIỂN THUỘC SỞ HỮU CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
a) Tầu được khai thác trên cơ sở hợp đồng thuê tầu trần hoặc hợp đồng thuê - mua tầu được ký kết giữa một bên là Chủ tầu Việt Nam và một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài;
b) Pháp luật của nước ngoài hữu quan cho phép được đăng ký tầu với danh nghĩa là tầu thuộc quyền sở hữu của Chủ tầu Việt Nam;
c) Chủ tàu cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do pháp luật Việt Nam quy định.
1. Các vấn đề liên quan đến quan hệ tài sản và quyền định đoạt tầu chỉ được giải quyết trên cơ sở pháp luật Việt Nam.
2. Pháp luật của nước ngoài nơi tầu được phép đăng ký chỉ áp dụng trong việc giải quyết các vấn đề về quyền khai thác và quản lý tầu trên cơ sở hợp đồng có liên quan.
2. Người nước ngoài chỉ được làm việc trên tầu biển thuộc sở hữu của tổ chức liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Nhưng, tổng số thuyền viên là người nước ngoài làm việc trên tầu đó không được vượt quá 1/3 định biên của tầu; thuyền trưởng hoặc thuyền phó I phải là công dân Việt Nam.
3. Thuyền viên là người nước ngoài chỉ được làm việc trên các tầu biển Việt Nam, nếu có đủ điều kiện sức khoẻ và trình độ chuyên môn tương ứng với chức danh nghề nghiệp ở trên tầu theo các quy định hiện hành của Việt Nam. Các loại chứng chỉ về chuyên môn hàng hải do các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp chỉ được công nhận nếu có ghi rõ là được cấp theo quy định của các điều ước quốc tế có liên quan, mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận.
2. "Sổ thuyền viên" dùng để theo dõi quá trình hành nghề đi biển của thuyền viên.
3. Cơ quan đăng ký tầu biển và thuyền viên khu vực chỉ được làm thủ tục cho thuyền viên lên làm việc trên tầu biển Việt Nam sau khi đương sự xuất trình "Sổ thuyền viên", "Lệnh điều động" do Chủ tầu ký và chứng chỉ về chuyên môn hàng hải tương ứng với chức danh nghề nghiệp đã được phân công.
4. Thủ trưởng các Cơ quan nói tại Khoản 1, Điều 5 Quy chế này quy định cụ thể về mẫu và cách thức sử dụng "Số thuyền viên".
2. Người được cấp hộ chiếu thuyền viên chỉ được phép sử dụng hộ chiếu này đúng mục đích đã quy định và có nghĩa vụ bảo quản chu đáo.
3. Chỉ có các Chủ tầu và tổ chức cho thuê thuyền viên đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới được làm thủ tục xin cấp hộ chiếu thuyền viên cho những thuyền viên thuộc quyền quản lý của họ.
1. Hồ sơ xin cấp mới hoặc cấp lại hộ chiếu thuyền viên cần phải có:
a) Đơn xin cấp hộ chiếu thuyền viên của từng cá nhân (theo mẫu);
b) Một bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của Chủ tầu và 3 ảnh cỡ 4 x 6;
c) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cho phép đi nước ngoài;
d) Lệnh điều động của Chủ tầu.
2. Hộ chiếu thuyền viên có giá trị sử dụng trong suốt thời hạn có giá trị của hộ chiếu.
a) Cảnh cáo đối với những vi phạm nhỏ không gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng Việt Nam đối với việc đăng ký tầu không đúng thời hạn do pháp luật quy định hoặc làm hư hỏng, làm mất các chứng chỉ đăng ký tầu biển, hộ chiếu thuyền viên, sổ thuyền viên và các chứng chỉ về chuyên môn hàng hải của thuyền viên, trừ trường hợp bất khả kháng.
2. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có quyền áp dụng các hình thức xử phạt hành chính đối với những người có hành vi vi phạm chế độ đăng ký tầu biển và thuyền viên như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng Việt Nam đối với việc cố tình không đăng ký tầu hoặc cố tình khai không đúng sự thật về dung tích, tình trạng sở hữu, tình trạng an toàn kỹ thuật của tầu hoặc có hành động gian lận trong việc đăng ký tầu, đăng ký thuyền viên mà chưa gây hậu quả nghiệm trọng.
b) Quyết định thu hồi các chứng chỉ về đăng ký tầu biển, hộ chiếu thuyền viên, sổ thuyền viên và các chứng chỉ về chuyên môn hàng hải của thuyền viên, nếu được sử dụng trái với quy định và gây hậu quả nghiêm trọng hoặc không còn đủ điều kiện do pháp luật quy định để được sử dụng những chứng chỉ này.
3. Khi phát hiện hành vi tẩy xoá, làm giả mạo, mua, bán, cho thuê, cho mượn các chứng chỉ về đăng ký tầu biển, hộ chiếu thuyền viên, sổ thuyền viên và các chứng chỉ về chuyên môn hàng hải của thuyền viên hoặc cố tình khai không đúng sự thật về dung tích, tình trạng sở hữu, tình trạng an toàn kỹ thuật của tầu hay có hành động gian lận trong việc đăng ký tầu, đăng ký thuyền viên, gây hậu quả nghiêm trọng, thì Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình lập hồ sơ chuyển cho các cơ quan điều tra xem xét, quyết định truy tố theo pháp luật hiện hành.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
File gốc của Nghị định 14-CP năm 1994 ban hành Quy chế Đăng ký tầu biển và thuyền viên đang được cập nhật.
Nghị định 14-CP năm 1994 ban hành Quy chế Đăng ký tầu biển và thuyền viên
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 14-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành | 1994-02-25 |
Ngày hiệu lực | 1994-02-25 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng | Hết hiệu lực |