CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 474/BC-CP | Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2017 |
Kính gửi: Quốc hội
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2017
1. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 05 Công điện về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (số 2239/CĐ-TTg ngày 13/12/2016; số 50/CĐ-TTg ngày 18/01/2017 và số 503/CĐ-TTg ngày 11/4/2017, số 156/CĐ-TTg ngày 02/02/2017; số 1224/CĐ-TTg ngày 17/8/2017) và 02 Chỉ thị (số 06/CT-TTg ngày 20/02/2017 về chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm; số 33/CT-TTg ngày 21/7/2017 về tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt) chỉ đạo các Bộ, ngành địa phương thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã ban hành 15 Công điện, 22 Kế hoạch và 198 văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tổ chức Lễ ra quân năm an toàn giao thông 2017 và thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, khắc phục tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2017, Tết Nguyên đán Đinh Dậu, Lễ Hội xuân và dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5; dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã công bố các số điện thoại đường dây nóng và tổ chức ứng trực 24/24 giờ/ngày trong dịp Tết Nguyên đán, nghỉ lễ 30/4, 1/5, dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 .
- Đảng ủy Công an Trung ương có Công văn số 268-CV/ĐUCA ngày 28/02/2017 gửi các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Bên cạnh đó, Bộ Công an ban hành 20 Điện- Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 3597/QĐ-BGTVT ngày 18/11/2016; 01 Thông tư số 29/2017/TT-BGTVT ngày 01/9/2017 quy định về đào tạo thẩm tra viên và quản lý chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ; 02 Kế hoạch (số 12885/KH-BGTVT ngày 01/11/2016, số 784/KH-BGTVT ngày 20/01/2017); ban hành 05 công điện (số 65/CĐ-BGTVT, số 50/CĐ-BGTVT ngày 24/10/2016; số 04/CĐ-BGTVT ngày 22/02/2017, số 19/CĐ-BGTVT ngày 18/4/2017, số 20/CĐ-BGTVT ngày 18/4/2017), 02 chỉ thị (Chỉ thị số 12/CT-BGTVT ngày 21/12/2016 và Chỉ thị số 11/CT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hàng hải, đường thủy nội địa) và nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung thực hiện các giải pháp về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch số 110/KH-BGDĐT ngày 21/02/2017 chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học năm 2017; 06 văn bản- Bộ Tài chính đã có văn bản số 7765/BTC-NSNN ngày 12/6/2017 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc bố trí kinh phí để tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; trong đó đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động bố trí kinh phí cho các lực lượng đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của địa phương; văn bản số 13619/BTC-NSNN ngày 11/10/2017 gửi Thủ tướng Chính phủ về tiền xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn giao thông.
- Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành 02 Kế hoạch (Kế hoạch số 333/KH-MTTW-BTT ngày 10/02/2017 và Kế hoạch số 377/KH-MTTW-BTT ngày 21/4/2017) và nhiều văn bản hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổ chức thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
- Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo, định hướng các cơ quan, thông tấn báo chí trung ương và địa phương tăng cường thông tin tuyên truyền về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội Xuân 2017. Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã và Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện tuyên truyền xoay quanh chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông trong Thanh, Thiếu niên” của năm an toàn giao thông 2017.
- Các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể là thành viên của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã tổng kết công tác an toàn giao thông năm 2016, triển khai kế hoạch hành động Năm an toàn giao thông 2017 và xây dựng Kế hoạch tổ chức đợt hoạt động cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tết Đinh Dậu 2017.
II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Quốc hội đã thông qua Luật đường sắt (văn bản số 06/2017/QH14 ngày 16/6/2017), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018.
- Bộ Giao thông vận tải đã ban hành theo thẩm quyền 10 thông tư, 01 Quyết định cá biệt liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; trong đó các văn bản quy phạm pháp luật chú trọng đến nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu lực thi hành pháp luật ở một số lĩnh vực, như: giải quyết sự cố tai nạn giao thông đường sắt, quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay, khai thác tàu bay, quy định về tổ chức, hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ...
- Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 32/2017/TT-BQP ngày 24/01/2017 quy định đăng ký, quản lý, sử dụng tàu thuyền quân sự.
- Các Bộ, ngành là thành viên của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng đã xây dựng kế hoạch rà soát, sửa đổi và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
a) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương, địa phương tập trung tuyên truyền theo chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông trong Thanh, Thiếu niên” với tinh thần “Tính mạng con người là trên hết”, tiếp tục tuyên truyền về siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện... thường xuyên, kịp thời đưa tin về tình hình trật tự, an toàn giao thông trong các bản tin thời sự hàng ngày, cảnh báo các nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, hướng dẫn người dân tham gia giao thông an toàn và các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông.
b) Bộ Công an chỉ đạo Cục Cảnh sát giao thông, Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội phối hợp với các cơ quan truyền thông và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông gắn với tuyên truyền về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến giao thông và hoạt động của lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự; tuyên truyền, phổ biến kết quả Hội nghị diễn đàn Cảnh sát giao thông ASEAN lần thứ nhất tổ chức tại Việt Nam; kết quả thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp tết Dương lịch, tết Nguyên đán Đinh Dậu và các lễ hội đầu xuân năm 2017 cũng như các sự kiện chính trị lớn, quan trọng của đất nước; kết quả xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông theo các chuyên đề; tuyên truyền, phản ánh về những bất cập trong tổ chức giao thông, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên tuyến sông...Cục Cảnh sát giao thông đã phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Công ty Honda Việt Nam tổ chức ký kết “Thỏa thuận hợp tác triển khai các hoạt động về An toàn giao thông giai đoạn 2017-2019”; phối hợp với Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và đào tạo) và Tập đoàn Báo Mainichi Nhật Bản tổ chức lớp học về An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông” và Hội nghị “Nâng cao hiệu quả tuyên truyền bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và xây dựng hình ảnh đẹp về người chiến sỹ Cảnh sát giao thông”.
c) Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức 11 hội nghị tập huấn, tuyên truyền về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (trong đó, 02 hội nghị tập huấn công tác bảo đảm an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc, 02 lớp đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ, có 02 hội nghị tập huấn về công tác thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông, 02 hội nghị an toàn giao thông nông thôn, 03 hội thảo về một số quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong Luật Giao thông đường bộ tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh).
đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành biên soạn bộ tài liệu “Văn hóa giao thông” dành cho học sinh trung học cơ sở; tổ chức tập huấn pháp luật về giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe mô tô an toàn cho học sinh tại Hải Dương, An Giang, Hà Tĩnh và cho sinh viên tại Gia Lai, Sơn La, Tiền Giang; tập huấn về giáo dục văn hóa giao thông cho giáo viên tiểu học và trung học cơ sở tại Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng; tổ chức Lễ ra quân phát động hưởng ứng “Tháng hành động an toàn giao thông” năm 2017 trong học sinh, sinh viên tại Cần Thơ và Hà Nội.
f) Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, UBND thành phố Hải Phòng và Công ty Honda việt Nam tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Năm an toàn giao thông 2017 với chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên”; phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức 04 Ngày hội “Thanh niên với văn hóa giao thông năm 2017” tại Đắk Nông, Hà Nam, Lào Cai, Bạc Liêu. Các cấp bộ Đoàn, Hội cả nước đã xây dựng kế hoạch cụ thể hưởng ứng Năm An toàn giao thông 2017, tiếp tục duy trì, củng cố và thành lập mới các mô hình, đội hình của thanh niên tham gia bảo đảm an toàn giao thông và tập trung triển khai sâu rộng Cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông”.
h) Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức tập huấn tuyên truyền an toàn giao thông cho 200 cán bộ chủ chốt các tỉnh, thành phố phía Bắc; Hội cựu chiến binh các cấp đã tổ chức 714 lớp tập huấn về an toàn giao thông cho 124.052 cán bộ và đội ngũ báo cáo viên các cấp hội.
k) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đã kịp thời đưa tin về tình hình trật tự, an toàn giao thông trong các bản tin thời sự hàng ngày, cảnh báo các nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán Đinh Dậu và nghỉ lễ 30/4, 1/5, dịp nghỉ Quốc khánh 02/9.
3. Công tác thanh tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
b) Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2017; trong đó tập trung vào một số lĩnh vực, như: đăng kiểm phương tiện xe cơ giới đường bộ, công tác đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe, hoạt động kinh doanh vận tải trên đường bộ, công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải, đường thủy nội địa. Qua kết quả thanh tra, kiểm tra đã kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm của tổ chức, cá nhân theo quy định. Từ ngày 16/9/2016 đến ngày 15/8/2017, Thanh tra Bộ đã thực hiện được 23 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cục chuyên ngành và Thanh tra các Sở Giao thông vận tải đã thực hiện được 127.987 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; quyết định xử phạt 125.005 vụ vi phạm, với số tiền 289.212,37 triệu đồng; tạm giữ 522 ô tô; đình chỉ hoạt động 822 bến và 542 phương tiện thủy nội địa; giám sát 1.107 kỳ sát hạch lái xe ô tô, 1.272 kỳ sát hạch lái xe mô tô, cụ thể như sau:
- Lĩnh vực đường sắt: Cục Đường sắt Việt Nam đã thực hiện 903 cuộc thanh tra, kiểm tra; quyết định xử phạt 473 vụ vi phạm, với số tiền 106,15 triệu đồng.
- Lĩnh vực hàng không: Cục Hàng không Việt Nam đã thực hiện 123 cuộc thanh tra, kiểm tra; quyết định xử phạt 507 vụ vi phạm, với số tiền 3.350,65 triệu đồng.
c) Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông, vừa thực hiện các đợt hoạt động cao điểm theo chỉ đạo của Bộ, vừa tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo các chuyên đề, trong đó tập trung xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn, quá tải trọng xe, xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định; xử lý vi phạm quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; xử lý xe biển xanh, xe khách vi phạm trật tự, an toàn giao thông; kiểm tra, xử lý các vi phạm quy định về xây dựng, bảo vệ và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa...
- Tính từ ngày 16/9/2016 đến ngày 15/9/2017 lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 4.584.380 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông; xử phạt hơn 2.833 tỷ đồng; tạm giữ 711.847 phương tiện các loại (xe ô tô, mô tô, xe máy...). Số trường hợp vi phạm nồng độ cồn là 194.558 trường hợp, số trường hợp không đội mũ bảo hiểm là 969.652 trường hợp. Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát và đấu tranh, phòng chống tội phạm trên các tuyến giao thông, đã kiểm tra, phát hiện 4.328 vụ phạm pháp hình sự, kinh tế; bắt giữ 2.406 đối tượng.
- Công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (từ ngày 01/9/2016 đến ngày 30/7/2017): lực lượng Cảnh sát giao thông các địa phương đã phối hợp điều tra và chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố 3.347 vụ, với 3.215 bị can (Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đề nghị truy tố 2.835 vụ, với 2.927 bị can; Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử 2.901 vụ, với 2.995 bị cáo).
4. Công tác đầu tư, xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông
Trong năm 2017, công tác đầu tư, xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tiếp tục được Chính phủ quan tâm chỉ đạo. Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ 02 Đề án: Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Đề án điều chỉnh Quy hoạch cảng hàng không quốc tế Tân Sơn nhất giai đoạn 2020 và định hướng đến năm 2030. Về lĩnh vực đường bộ, Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đồng thời đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Chính trị để xin ý kiến về chủ trương đầu tư.
Theo số liệu thống kê, từ ngày 16/9/2016 đến ngày 15/8/2017, Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành, đưa vào khai thác 23 dự án, khởi công 15 dự án công trình giao thông; theo kế hoạch từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2017, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục đôn đốc các đơn vị chức năng triển khai hoàn thành 39 dự án, tổ chức khởi công 05 dự án xây dựng công trình giao thông.
Bộ Giao thông vận tải đã kịp thời ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông năm 2017 ở tất cả các lĩnh vực ngay từ những ngày đầu năm; đồng thời đang xây dựng, hoàn thiện kế hoạch bảo trì năm 2018. Trong từng lĩnh vực, cơ quan chức năng đã triển khai một số nhiệm vụ cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, cụ thể như sau:
- Lĩnh vực đường sắt: các đơn vị chức năng đã tổ chức sơ kết đánh giá 03 năm thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020; đẩy mạnh xử lý các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt; đề xuất 897 vị trí xây dựng gờ giảm tốc, cảnh giới an toàn giao thông tại 54/146 đường ngang nguy hiểm không có người gác; lắp đặt bổ sung cần chắn tự động cho 144 đường ngang phòng vệ CBTĐ; thu hẹp tổng số 1.680/1710 lối đi tự mở cần thu hẹp,... đề xuất 1.680 vị trí xây dựng gờ giảm tốc cưỡng bức (lối đi tự mở rộng ≥ 2,5 mét).
- Lĩnh vực đường thủy nội địa: ngừng cấp giấy phép mới và đình chỉ toàn bộ hoạt động của các dự án xã hội hóa bảo trì, nạo vét luồng đường thủy kết hợp với tận thu vật liệu trên các tuyến sông do Bộ quản lý; tiến hành rà soát, kiểm tra, cấp phép hoạt động đối với 6.337/8.252 bến thủy nội địa, đạt 76%; cấp phép 2.058/2.526 bến khách ngang sông, đạt 81,5%; sắp xếp nơi neo đậu tàu, thuyền, đảm bảo hợp lý, an toàn cho phương tiện, không để xảy ra tình trạng vi phạm hành lang an toàn luồng chạy tàu, làm ảnh hưởng đến hoạt động giao thông khác trên đường thủy nội địa.
trình nạo vét, quản lý giám sát dự án xã hội hóa; hoàn thiện cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải và vùng nước cảng biển.
a) Công tác quản lý vận tải, phương tiện, dịch vụ hỗ trợ vận tải
- Bộ Giao thông vận tải đã có nhiều văn bản chỉ đạo triển khai đẩy mạnh công tác quản lý các lĩnh vực vận tải và tăng cường thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy định tại các Nghị định, thông tư; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, tăng cường kết nối các phương thức vận tải, thí điểm hoạt động các loại hình vận tải chưa được quy định tại Luật Giao thông đường bộ, đẩy mạnh công tác hướng dẫn thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải bằng xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi; thí điểm hoạt động xe 4 bánh có gắn động cơ (chạy bằng xăng hoặc năng lượng điện) phục vụ chở khách du lịch trong khu vực hạn chế trên địa bàn một số địa phương (hiện tại Thủ tướng Chính phủ cho phép hoạt động trên địa bàn 14 tỉnh, thành phố).
- Về vận tải hàng không và tình hình an toàn hoạt động bay: 9 tháng đầu năm 2017, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện 205.811 chuyến bay tăng 7% so với cùng kỳ 2016, trong đó, có 180.423 chuyến cất cánh đúng giờ chiếm tỷ lệ đúng giờ (OTP) là 87,7% tăng 4,3 điểm so với cùng kỳ 2016. Trong số các hãng, VASCO có tỷ lệ đúng giờ cao nhất là 96,7%, tiếp theo là Vietnam Airlines (89,9%), Vietjet Air (85,4%) và Jetstar Pacific Airlines (82,3%). Tỷ trọng các nhóm nguyên nhân gây cất cánh không đúng giờ: trang thiết bị tại cảng (6,1%), quản lý điều hành bay (2,3%), hãng hàng không (20,3%), thời tiết (1,7%), tàu bay muộn (67,4%), lý do khác (2,2%).
+ Hành khách thông qua: 71,75 triệu khách, tăng 17,9% so với 9 tháng năm 2016. Trong đó quốc tế: 22,56 triệu khách tăng 28,6% so với 9 tháng năm 2016; nội địa: 49,18 triệu khách tăng 13,5% so với 9 tháng năm 2016.
b) Công tác quản lý phương tiện
Bộ Công an đã chỉ đạo, hướng dẫn Công an các địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác đăng ký xe; thực hiện đăng ký xe 4 bánh có gắn động cơ xăng để chở khách tham quan du lịch trong khu vực hạn chế; xử lý thu hồi biển số xe 80A, 80B và biển số xe nền màu xanh, chữ và số màu trắng; kiểm tra, xử lý xe ô tô mang biển số ngoại giao, biển số nước ngoài do người Việt Nam sử dụng trái phép. Thực hiện cải cách hành chính đăng ký xe qua mạng internet.
Từ 16/9/2016 đến 15/9/2017, toàn quốc đăng ký mới 339.069 xe ô tô, 2.910.879 xe mô tô, 574.248 xe máy điện. So với cùng kỳ năm 2016 giảm 10.300 ô tô (-2,95%), giảm 663.950 mô tô (-18,57%). Tổng số xe đã đăng ký tại cơ quan Công an đến 15/9/2017 là 3.400.484 ô tô, 51.885.834 mô tô.
Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam tập trung nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông với mục tiêu giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông xuất phát từ yếu tố kỹ thuật của phương tiện, cụ thể:
Về đường thủy nội địa: Cục Đăng kiểm Việt Nam đã phối hợp với Ban An toàn giao thông các tỉnh và lực lượng chức năng tại địa phương tổ chức tuyên truyền tới chủ phương tiện thủy nội địa có phương tiện đã quá hạn kiểm định mà chưa thực hiện kiểm định lại theo quy định; thông báo trên Website của Cục Đăng kiểm Việt Nam danh sách các phương tiện hết niên hạn của từng tỉnh, thành phố; thông báo đến các chủ phương tiện thời hạn kiểm định của phương tiện; tổ chức rà soát tình trạng kỹ thuật của tàu khách, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, tàu lưu trú du lịch ngủ đêm trên vịnh. Tập trung chỉ đạo quyết liệt các đơn vị đăng kiểm nâng cấp VR-SB cho phương tiện phù hợp với yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải để phương tiện hoạt động trên các tuyến vận tải ven bờ biển (đến nay có 1.371 phương tiện hiện đang hoạt động trên tuyến SB, trong đó có 34 phương tiện chở công ten nơ). Ngoài ra, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ đạo các đơn vị Đăng kiểm thực hiện kiểm tra bến, phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện vận tải hành khách bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
c) Công tác đào tạo cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ của người điều khiển phương tiện
Thực hiện đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe góp phần đảm bảo an toàn giao thông”, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức hợp tác đường bộ Vicroads Internation Australia (đơn vị tư vấn) khảo sát, đánh giá công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Hà Nội, Bắc Ninh và Quảng Ninh. Để quản lý người lái xe sau khi được cấp giấy phép lái xe, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông hoàn thiện “Quy chế phối hợp để quản lý vi phạm của người lái xe”.
- Về lĩnh vực đường thủy nội địa: để tiếp tục nâng cao chất lượng trong đào tạo thuyền viên, người lái, Bộ Giao thông vận tải đã tiến hành sửa đổi, bổ sung một số quy định về thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện và đảm bảo chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa; đồng thời, bổ sung, sửa đổi Chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
d) Công tác kiểm soát tải trọng phương tiện
- Về việc ký cam kết kiểm soát tải trọng phương tiện: Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản chấp thuận biểu mẫu ký cam kết kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa. Hiện nay, Tổng cục Đường bộ, các cục chức năng đang triển khai, đôn đốc việc ký lại cam kết kiểm soát tải trọng xe theo mẫu mới đã được Bộ chấp thuận; Sở Giao thông vận tải các địa phương cũng đang triển khai tổ chức ký lại cam kết (theo mẫu mới) với các doanh nghiệp về không chở hàng quá trọng tải, không xếp hàng hóa lên xe quá trọng tải cho phép.
- Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch số 156/KH-BCA-C67 ngày 30/5/2017 về thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông; đồng thời có Điện số 88/HT ngày 14/02/2017 chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc Thông báo số 13/TB-BCA-V11 của Bộ Công an về kiểm soát tải trọng xe.
Kết quả kiểm soát tải trọng xe: trong giai đoạn từ 16/9/2016 đến ngày 15/8/2017, lực lượng Thanh tra giao thông đã kiểm tra 352.842 phương tiện, phát hiện 41.505 phương tiện vi phạm, tước 10.624 giấy phép lái xe, xử phạt 244 tỷ đồng.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KIỀM CHẾ TAI NẠN GIAO THÔNG VÀ GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG
Xảy ra 20.078 vụ, làm chết 8.230 người, bị thương 16.981 người. So với cùng kỳ năm 2016, giảm 1.458 vụ (-6,8%), giảm 394 người chết (-4,6%), giảm 2.348 người bị thương (-12,1%). Trong đó:
Trong đó có 67 vụ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 211 người, bị thương 202 người.
- Về giới tính: 84,22% do nam; 15,78% do nữ
- Về thời gian: 10,81% từ 0h đến 06h; 19,13% sau 06h đến 12h; 32,13% từ sau 12h đến 18h và 37,93 từ sau 18h đến 24h.
- Về nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông: có 24,05% do người điều khiển phương tiện vi phạm làn đường, phần đường; 9,55% do vi phạm tốc độ xe chạy; 9,37% do chuyển hướng không chú ý; 6,47% do không nhường đường; 6,26% do vượt xe sai quy định; 6,13% do vi phạm quy trình thao tác lái xe; 2,17% do tránh xe; 2,04% do sử dụng rượu bia; 33,96% do vi phạm biển báo hiệu đường bộ, dừng đỗ sai quy định, không có Giấy phép lái xe, phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật, do người đi bộ, do công trình giao thông và các nguyên nhân khác.
b) Đường sắt: xảy ra 153 vụ, làm chết 131người, bị thương 43 người. So với cùng kỳ nằm 2016, giảm 41 vụ (-21,13%), giảm 30 người chết (-18,63%), giảm 15 người bị thương (-25,86%). Có 04 vụ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 15 người, bị thương 10 người.
c) Đường thủy:
Về nguyên nhân: có 58,51% do phương tiện tránh, vượt không đúng quy định; 19,15% do phương tiện đâm va vào chướng ngại vật; 10,64%) do vi phạm quy định về điều khiển phương tiện; 8,51% do vi phạm về điều kiện an toàn của phương tiện; 3,19 do nguyên nhân khác.
đ) Hàng hải: xảy ra 23 vụ, làm chết 14 người, bị thương 01 người. So với cùng kỳ năm 2016, tăng 6 vụ (+35,3%), tăng 11 người chết (+366,7%) và tăng 01 người bị thương.
Tuy nhiên, vẫn còn 15 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ 2016, trong đó 8 tỉnh tăng trên 10% là: Quảng Bình, Khánh Hòa, Quảng Trị, Cần Thơ, Hải Phòng, Tuyên Quang, Hậu Giang, Lai Châu; có 02 tỉnh có số người chết tăng trên 40% là: Hậu Giang, Lai Châu (có phụ lục kèm theo).
Theo báo cáo sơ bộ của Công an các địa phương, nguyên nhân ban đầu dẫn đến các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng từ đầu năm đến nay:
Đa phần các vụ tai nạn đều liên quan đến xe ô tô kinh doanh vận tải mà đặc biệt là xe ô tô tải, một phần liên quan đến xe máy; các vụ tai nạn thường xảy ra trên các tuyến quốc lộ nơi có đông phương tiện qua lại và trên các tuyến đường đèo dốc, nơi có địa hình hiểm trở, quanh co, tầm nhìn hạn chế và trên đường trong khu đô thị; phần lớn các nạn nhân tử vong trong các vụ tai nạn liên quan đến xe máy và xe kinh doanh vận tải, nhiều nạn nhân có tuổi đời còn trẻ và đa phần ở các vùng nông thôn.
hợp pháp tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn tới tai nạn giao thông đường sắt.
Mặc dù nhân tố con người là nguyên nhân lớn nhất trực tiếp gây nên các vụ tai nạn giao thông nói chung, những bất cập trong hành vi của người tham gia giao thông là hệ quả trực tiếp và gián tiếp của những yếu kém tồn tại trong: các quy định pháp luật có liên quan tới công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, hiệu lực thực thi pháp luật, hệ thống giáo dục và tuyên truyền nói chung và đào tạo sát hạch cấp phép lái xe nói riêng, những bất cập về hạ tầng, quản lý phương tiện; công tác tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm và công tác ứng phó cứu hộ sau tai nạn.
Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì 02 buổi làm việc chuyên đề với lãnh đạo TP. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông. Ngay sau buổi làm việc, nhiều giải pháp đồng bộ đã được triển khai quyết liệt, cụ thể như: đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm, đặc biệt là các dự án đường sắt đô thị và các dự án xây dựng cầu vượt tại các nút giao thường xuyên ùn tắc; đổi mới đoàn phương tiện và điều chỉnh lộ trình, lịch trình dịch vụ xe buýt trong đô thị, đưa vào khai thác tuyến buýt nhanh (Hà Nội); ra quân“Lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè” tại hai thành phố; triển khai các biện pháp điều tiết chống ùn tắc cục bộ tại các điểm có nguy cơ ùn tắc cao trên địa bàn TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; nghiên cứu chuẩn bị thực hiện đề án quản lý sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, đề án cung cấp dịch vụ xe đạp công cộng trong khu trung tâm thành phố; Bộ Giao thông vận tải tích cực triển khai đưa hệ thống thu phí không dừng tại các trạm BOT vào hoạt động đồng bộ trên tuyến QL1A và các tuyến quốc lộ trọng điểm khác; thực hiện quy hoạch tuyến vận tải hành khách liên tỉnh cố định bằng xe ô tô, áp dụng mô hình hoạt động xe buýt cho các tuyến vận tải cố định liên tỉnh kết nối Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh với các địa phương lân cận (trong bán kính khoảng 100-120 km), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:
Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; thông qua đề án, thành phố hướng đến một số giải pháp, như: quản lý số lượng phương tiện tham gia giao thông bằng cách đề xuất cấp hạn ngạch đối với xe taxi và các phương tiện kinh doanh như taxi (Uber, Grab) phù hợp với điều kiện giao thông và năng lực của kết cấu hạ tầng giao thông; quy định số lượng xe điện chở người 4 bánh; quản lý xe đạp điện như xe máy và rà soát, có biện pháp xử lý đối với xe máy không đảm bảo an toàn, kỹ thuật và bảo vệ môi trường; quản lý chặt chẽ chất lượng theo đăng kiểm và niên hạn sử dụng. Có biện pháp xử lý đối với xe máy đã qua sử dụng không đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường...
Ngoài ra, thành phố đã chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát, cập nhật các địa điểm phát sinh hiện tượng xe dù, bến cóc tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố; tổ chức xử lý dứt điểm các điểm đã tồn tại và xử lý ngay các điểm mới phát sinh.
Thành phố đã phân cấp quản lý toàn bộ hệ thống vỉa hè cho các quận huyện. Nhiều quận huyện đã tập trung chỉ đạo, ra quân thường xuyên nên đã tạo được chuyển biến rõ rệt, như: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 6, Quận 7, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức, huyện Củ Chi; đến nay tình hình trật tự lòng, lề đường trên địa bàn Thành phố đã có nhiều chuyển biến đáng kể so với trước. Nhiều tuyến đường đã thông thoáng hơn, hoạt động buôn bán lấn chiếm tại một số nơi đã được chấn chỉnh và sắp xếp tương đối ổn định.
c) Kết quả về tình hình ùn tắc giao thông: theo thống kê của Văn phòng Bộ Công an (số liệu tính từ ngày 16/9/2016 đến 15/9/2017): xảy ra 64 vụ ùn tắc giao thông kéo dài. So với cùng kỳ năm 2016, giảm 09 vụ (-14,1%). Nguyên nhân: do tai nạn giao thông: 50 vụ (78,12%); lưu lượng phương tiện tăng cao: 04 vụ (6,25%); nguyên nhân khác (sự cố trên đường, cháy nổ, sạt lở...): 10 vụ (15,63%).
1. Kết quả nổi bật
- Tình hình vận tải trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu, đợt nghỉ lễ 30/4, 1/5, nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 được đảm bảo tốt, năng lực vận chuyển và chất lượng dịch vụ được nâng cao, không để xảy ra hiện tượng người dân không có phương tiện đi lại; các phản ánh về tình trạng nhồi nhét hành khách, chở quá tải, thu giá vé cao đã giảm; tình hình an ninh, trật tự tại các bến, nhà ga, cảng hàng không trên các tuyến vận tải, trên các phương tiện vận tải hành khách được duy trì ổn định.
Những kết quả về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Chính phủ và các địa phương được sự quan tâm giám sát và ghi nhận của các Ủy ban, Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Một là, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; sự vào cuộc thực hiện nghiêm túc, kịp thời của các Bộ, ngành, địa phương trong việc chủ động xây dựng kế hoạch triển khai Năm An toàn giao thông 2017, triển khai thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
Ba là, việc tiếp thu nghiêm túc, kịp thời ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, của người dân trong việc xây dựng và thi hành các chính sách pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã góp phần khắc phục kịp thời những thiếu sót trong công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, dẫn đến quá trình triển khai đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Năm là, việc đầu tư cho phát triển, bảo vệ KCHTGT tiếp tục được quan tâm và chú trọng; trong đó, việc hoàn thành đưa vào khai thác nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm (như QL1A, QL5, đường Hồ Chí Minh...) đã góp phần nâng cao điều kiện khai thác, thúc đẩy phát triển kinh tế và hạn chế tai nạn giao thông; công tác xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông được rà soát và xử lý thường xuyên góp phần nâng cao điều kiện an toàn giao thông đối với các công trình đường bộ đang khai thác.
hệ thông tin trong xây dựng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
Tám là, các Bộ, ngành, đoàn thể và cơ quan truyền thông, báo chí ở Trung ương và địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong mọi tầng lớp nhân dân, kịp thời phản ánh tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trong các dịp cao điểm, cảnh báo nguy cơ tai nạn giao thông; vận động người dân, chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn giao thông.
a) Một số tồn tại, hạn chế:
Thứ hai, tình hình xe ô tô kinh doanh hợp đồng tổ chức hoạt động trái phép theo mô hình tuyến vận tải cố định, đặc biệt là thực hiện đón, trả khách không đúng nơi quy định trong khu vực nội đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương (tình trạng xe dù, bến cóc) diễn biến phức tạp, gây mất trật tự an toàn giao thông, cạnh tranh bất bình đẳng với dịch vụ xe chở khách theo tuyến cố định.
Hóa, Nghệ An...), khu vực có các công trường đang thi công (Hà Nội, Đà Nẵng) và tại các khu vực đang thu hoạch nông, lâm sản (Gia Lai, Bình Định).
Thứ năm, ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn diễn biến phức tạp và có xu hướng mở rộng về không gian và kéo dài về thời gian, đặc biệt là những ngày thời tiết xấu; ùn tắc giao thông cục bộ do tai nạn giao thông, phương tiện hư hỏng, công trình xây dựng chiếm lòng đường vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.
b) Nguyên nhân dẫn đến một số tồn tại, hạn chế nêu trên:
Thứ hai, hệ thống quy định pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông mặc dù đã có nhưng còn thiếu hoặc bất cập dẫn tới vướng mắc, hiệu quả thấp trong tổ chức thực hiện, ví dụ: thiếu quy định về thời gian thử thách đối với người mới được cấp bằng lái xe tô tô; thiếu quy định để quản lý hoạt động kinh doanh vận tải sử dụng các ứng dụng kết nối khách hàng qua điện thoại thông minh; thiếu chế tài xử phạt lũy tiến với hành vi tái phạm, xử phạt bằng lao động công ích; thủ tục xử phạt các vi phạm trật tự an toàn giao thông qua hệ thống tư pháp còn phức tạp; Luật thống kê chưa quy định rõ về thống kê các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông; một số quy định pháp luật chưa sát với thực tiễn, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
Thứ tư, hạn chế về ý thức chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông của một bộ phận người tham gia giao thông; trình độ, kỹ năng điều khiển phương tiện của một bộ phận người lái xe ô tô, lái xe mô tô còn thấp; đặc biệt là hạn chế về ý thức đạo đức, nghề nghiệp của một bộ phận lái xe, thuyền viên trong hoạt động kinh doanh vận tải; một bộ phận không nhỏ chủ phương tiện buông lỏng công tác an toàn vận tải và không thực hiện quy định pháp luật về thời gian lao động của lái xe.
Thứ sáu, mức độ ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều tiết giao thông, điều hành vận tải cũng như giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm còn hạn chế, thiếu tiêu chí để đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của bộ, ngành, địa phương.
- Tiếp tục cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
Tổng kết và xây dựng dự án Luật Giao thông đường bộ sửa đổi; sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật thống kê, Nghị định quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với chủ xe cơ giới... và các văn bản hướng dẫn nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật có liên quan đến phát triển và đảm bảo an toàn về kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông; kỹ năng, đạo đức, trách nhiệm của người tham gia giao thông cùng với các chế tài xử lý vi phạm tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Đổi mới phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, hoàn thiện chương trình đào tạo gắn liền giữa học lý thuyết với thực hành về văn hóa giao thông và đưa vào chương trình chính khóa trong hệ thống giáo dục phổ thông, từ Tiểu học đến Trung học phổ thông; có chiến lược truyền thông về văn hóa giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội và những môi trường thông tin phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thanh, thiếu niên; phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức tôn giáo, hiệp hội nghề nghiệp đồng thời xây dựng các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật dân tộc để tuyên truyền về văn hóa giao thông.
Khẩn trương nghiên cứu, lập và triển khai đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm quốc gia như tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đặc biệt là sớm trình xin chủ trương để lập và đầu tư Dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, các tuyến Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai, Biên Hòa - Vũng Tàu; TP Hồ Chí Minh - Lộc Ninh... gắn với điều chỉnh lại quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và sử dụng đất của các trung tâm kinh tế -chính trị - xã hội nhằm nâng cao năng lực kết nối quốc gia và vùng, tạo sức hấp dẫn đầu tư, gia tăng cơ hội việc làm cho các đô thị trung bình (loại 1, loại 2) nhằm làm giảm mức độ di dân cơ học về Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, kéo giảm áp lực về giao thông, môi trường và an sinh xã hội.
Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 04/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trong đó chú trọng nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá thành vận tải hành khách bằng đường hàng không; nâng cao năng lực và giảm giá thành vận tải hàng hóa của các phương thức vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt; tăng cường phát triển dịch vụ logistics và kết nối đa phương thức nhằm thu hút nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách, giảm sự phụ thuộc vào vận tải đường bộ, giúp giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh kết nối thuận tiện và gắn với tiến độ đầu tư phát triển các khu đô thị, các trung tâm thương mại và dân cư lớn; đảm bảo tính kết nối liên thông về dịch vụ giữa các tuyến đường sắt đô thị với nhau, với dịch vụ xe buýt và dịch vụ vận tải công cộng đường dài quốc gia (hàng không, đường sắt quốc gia, xe khách liên tỉnh).
e) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, phát triển giao thông thông minh
Đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu để quản lý điều hành giao thông thông minh giữa các trung tâm điều hành giao thông đô thị với các trung tâm quản lý, điều hành mạng lưới đường cao tốc; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa quản lý giao thông, vận tải công cộng và lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông.
a) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
- Phối hợp với các bộ, ngành tổng hợp những bất cập về mặt quy định pháp luật, chính sách trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên cơ sở đó trình Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép đưa vào chương trình làm việc để sửa đổi bổ sung trong thời gian sớm nhất.
- Ký chương trình phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2017 - 2021 với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thông qua các chương trình phối hợp với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp; kiểm tra việc triển khai thực hiện Chương trình phối hợp đã ký; tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình “Vòng tay nhân ái chia sẻ nỗi đau tai nạn giao thông”, Chương trình hỗ trợ mũ bảo hiểm “Trọn nghĩa đồng bào - Ấm tình cha mẹ”.
hệ thông tin trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 8/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn giao thông hàng quý để kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai thực hiện; tổ chức Hội nghị thường niên diễn đàn các nhà khoa học về an toàn giao thông năm 2018.
b) Bộ Giao thông vận tải
trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Chủ trì tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- Phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương khắc phục những bất hợp lý trong công tác quản lý, khai thác vận hành tại một số dự án BOT trên quốc lộ để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tránh ùn tắc giao thông tại các trạm thu phí.
khỏe định kỳ cho toàn bộ lái xe, có kiểm tra dấu hiệu sử dụng ma tuý; tổ chức tốt công tác vận tải phục vụ hành khách trong dịp Tết Nguyên đán 2018.
- Phối hợp với Bộ Công an tăng cường phối hợp, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng hiệu quả dữ liệu xử phạt trật tự, an toàn giao thông với công tác quản lý cấp giấy phép lái xe để bảo đảm không cấp giấy phép lái xe cho lái xe trong thời gian bị tước giấy phép lái xe.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để xử lý các hành vi vi phạm về tốc độ, về hành trình của chủ xe, lái xe, đặc biệt là đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng và du lịch; nâng cấp phần mềm quản lý để có thể giám sát trực tuyến tình hình giao thông trên mạng lưới đường bộ toàn quốc, cung cấp ứng dụng hướng dẫn giao thông cho lái xe và người dân; cung cấp dữ liệu tổng hợp cho Sở Giao thông vận tải các địa phương khác để phục vụ công tác quản lý, điều tiết, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn theo yêu cầu đặc thù của địa phương; phối hợp với VOV Giao thông để chia sẻ dữ liệu giữa hai bên.
- Cập nhật các quy định mới nhất của Tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO); khắc phục khuyến cáo sau đợt đánh giá theo chương trình giám sát an toàn hàng không toàn cầu (USOAP) của ICAO và của Cục hàng không Hoa Kỳ (FAA), chuẩn bị sẵn sàng cho đợt đánh giá của FAA, đạt điều kiện phục vụ cho các hãng hàng không Việt Nam bay thẳng đến Hoa Kỳ; đánh giá công tác triển khai thực hiện hệ thống quản lý an toàn (SMS) của các đơn vị cung cấp dịch vụ trên cơ sở triển khai mạnh mẽ các biện pháp cụ thể đã được nêu tại Chương trình an toàn Quốc gia.
- Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc lực lượng Công an nhân dân thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông” và Chỉ thị số 02/CT-BCA ngày 03/4/2015 của Bộ Công an về “Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới”.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch phục vụ các hoạt động của Năm APEC 2017, đặc biệt là Tuần lễ cấp cao tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017.
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan đề xuất Chính phủ cho xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về công tác thống kê, báo cáo, chia sẻ dữ liệu tai nạn giao thông. Phối hợp với Bộ Quốc phòng ban hành văn bản phối hợp điều tra, giải quyết tai nạn giao thông liên quan đến người và phương tiện do Quân đội quản lý.
- Nghiên cứu, đề xuất quy định trình tự, thủ tục khi xử phạt qua hình ảnh từ các thiết bị ghi hình đảm bảo đúng pháp luật; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu các giải pháp theo dõi, quản lý giấy phép lái xe bị tạm giữ, tước quyền sử dụng.
d) Bộ Quốc phòng
- Chỉ đạo các doanh nghiệp quân đội, phối hợp với các cơ quan chức năng ngoài Nhà nước hoàn thiện việc chuyển đổi biển số cho các xe ô tô doanh nghiệp làm kinh tế. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường hoạt động tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông; xử lý nghiêm các đối tượng sử dụng giấy tờ giả, biển số giả phương tiện quân sự hoạt động trái phép.
đ) Bộ Xây dựng
Nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến quy hoạch, thực hiện quy hoạch và quản lý hoạt động xây dựng nhằm ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi xây dựng vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
- Rà soát, bổ sung quy định về diện tích, số vị trí đỗ xe ô tô, đỗ mô tô, xe máy tối thiểu trong công trình xây dựng chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện...
e) Bộ Thông tin và Truyền thông
- Sản xuất các tiểu phẩm phát thanh và phát sóng trên sóng phát thanh quốc gia. Sản xuất phóng sự chính luận nhằm phân tích các nguyên nhân, hậu quả, giải pháp, chế tài, ... qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng và ý thức chấp hành các quy định về an toàn giao thông của cộng đồng. In sao đĩa về các chương trình tiêu phẩm truyền thanh gửi hệ thống Đài truyền thanh cơ sở (cấp huyện, cấp xã) để tuyên truyền.
- Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục tăng cường thực hiện biện pháp tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn giao thông năm học 2018-2019; xây dựng kế hoạch triển khai năm an toàn giao thông 2018 trong hệ thống giáo dục và phát động “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh tới trường- tháng 9/2018.
- Hoàn thành xây dựng chương trình giáo dục An toàn giao thông cho toàn bộ các cấp học từ mầm non đến Trung học phổ thông, triển khai đồng bộ từ năm học 2018-2019.
h) Bộ Y tế:
- Tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu ban đầu cho người bị tai nạn giao thông cho đội ngũ lái xe taxi, xe chở khách và tình nguyện viên.
- Chỉ đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng khám sức khỏe đối với lái xe, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong tổ chức thực hiện.
k) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg về tăng cường quản lý vận chuyển hành khách bằng ô tô và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; Chỉ thị số 23/CT-TTg về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa; Chỉ thị số 29/CT-TTg về xử lý phương tiện hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định; Chỉ thị số 32/CT-TTg về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông và Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.
- Xây dựng kế hoạch chuyên đề tuyên truyền, vận động gắn với giám sát thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông bám sát chủ đề năm An toàn giao thông 2018, chuyên đề an toàn giao thông cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và các chuyên đề phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; tăng cường tuyên truyền, vận động cơ sở, phát huy hiệu quả của hệ thống truyền thanh xã, phường.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tăng cường biện pháp cảnh giới, bảo đảm an toàn giao thông điểm giao cắt đường bộ với đường sắt không có rào chắn; làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy hiểm từ đường phụ ra đường chính tại tất cả các điểm giao cắt giữa đường huyện, đường xã, đường nội bộ, đường giao thông nông thôn (bao gồm cả lối đi dân sinh), sử dụng kinh phí bảo trì đường bộ và huy động người dân tham gia phù hợp quy định pháp luật (đối với lối đi dân sinh); cương quyết không để phát sinh lối đi dân sinh trái phép qua đường sắt, gắn trách nhiệm và xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cấp huyện, xã nếu để phát sinh lối đi dân sinh trái phép. Tổ chức cảnh báo có người gác tại các lối đi dân sinh qua đường sắt có mật độ phương tiện cao. Đề xuất cơ chế để tạo nguồn kinh phí cho chính quyền huyện, xã xây dựng đường gom.
+ Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục triển khai kế hoạch lập lại trật tự giao thông đô thị; thống kê và có phương án quản lý sử dụng vỉa hè đảm bảo quyền ưu tiên dành cho người đi bộ; tổ chức quản lý hiệu quả phần vỉa hè, lòng đường sử dụng để trông giữ xe, kinh doanh, buôn bán.... đảm bảo trật tự an toàn giao thông và không ảnh hưởng đến đời sống của bộ phận dân nghèo sống phụ thuộc vỉa hè.
+ Sở Giao thông vận tải xây dựng phần mềm giám sát giao thông trực tuyến, tích hợp dữ liệu giám sát hành trình xe ô tô, toàn bộ camera trong đô thị trên các tuyến đường để quản lý, giám sát, điều hành, cung cấp thông tin vi phạm cho Cảnh sát giao thông để làm căn cứ xử phạt, đồng thời cung cấp thông tin về tình hình giao thông cho người dân thành phố và những người muốn ra, vào thành phố.
+ Xây dựng và thực hiện đề án nâng cao năng lực và chất lượng vận tải công cộng bằng xe buýt gắn với quản lý sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, trong đó chú trọng các giải pháp áp dụng nguyên tắc kinh tế thị trường; xác định đối tượng, lộ trình và khu vực áp dụng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu phương tiện, đặc biệt là người nghèo và cận nghèo.
1. Xem xét ban hành nghị quyết và tổ chức giám sát về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
3. Đưa vào chương trình để nghiên cứu sửa đổi các Luật có liên quan tới công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông như: Luật giao thông đường bộ, Luật thống kê, Luật đất đai, trong thời gian sớm nhất.
5. Các Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương xem xét ban hành chương trình giám sát đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại địa phương, trong đó tập trung vào lĩnh vực quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện.
- Như trên; | TM. CHÍNH PHỦ |
Công văn số 2404/CT-TH ngày 23/12/2016 triển khai thực hiện công điện số 2239/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 8563/BCĐ ngày 27/12/2016 để chỉ đạo toàn quân xây dựng kế hoạch bảo đảm ATGT trong dịp Tết; Công điện số 184/CĐ-XM ngày 16/01/2017 về tăng cường biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ Hội Xuân 2017; Công văn số 537/XM-KTXQS ngày 06/03/2017 về xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Công văn số 640/XM-KTXQS ngày 15/03/2017 về tăng cường kiểm tra xe quân sự; Công văn số 874/XM-KTXQS ngày 04/04/2017 về xử lý vi phạm tải trọng, biển số giả; Công điện số 956/BCĐ ngày 16/4/2017 bảo đảm ATGT dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Văn bản số 5300/BGDĐT-CTHSSV ngày 25/10/2016 về tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” tại Việt Nam năm 2016; số 3988/BGDĐT-CTHSSV về tăng cường triển khai công tác giáo dục ATGT đầu năm học 2016; số 6305/BGDĐT-CTHSSV ngày 27/12/2016 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2017; công văn số 1658/BG ĐT-CTHSSV ngày 24/04/2017 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2017; công văn số 1956/BGDĐT-CTHSSV ngày 10/5/2017 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho học sinh, sình viên trong dịp nghỉ hè và kỳ thi TNPT quốc gia năm 2017; số 4025/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 01/9/2017 về tăng cường triển khai công tác giáo dục ATGT năm học 2017-2018
File gốc của Báo cáo 474/BC-CP về kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2017; phương hướng, nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2018 do Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Báo cáo 474/BC-CP về kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2017; phương hướng, nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2018 do Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 474/BC-CP |
Loại văn bản | Báo cáo |
Người ký | Trương Quang Nghĩa |
Ngày ban hành | 2017-10-19 |
Ngày hiệu lực | 2017-10-19 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng |