\r\n ỦY\r\n BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số:\r\n 5551/QĐ-HĐPH \r\n | \r\n \r\n Thành\r\n phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2013 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
\r\nTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân\r\ndân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Phổ biến, giáo dục\r\npháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số\r\n27/2013/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về\r\nthành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp\r\nluật;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số 5549/QĐ-UBND\r\nngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc kiện\r\ntoàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh;
\r\n\r\nXét đề nghị của Sở Tư pháp - Cơ\r\nquan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố tại Tờ\r\ntrình số 3908/TTr-STP-PBGDPL ngày 03 tháng 10 năm 2013,
\r\n\r\nQUYẾT ĐỊNH:
\r\n\r\nĐiều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức\r\nvà hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố Hồ\r\nChí Minh.
\r\n\r\nĐiều 2. Căn cứ vào Quy chế này và các quy định pháp luật\r\nvề phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật\r\nquận, huyện ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến,\r\ngiáo dục pháp luật quận, huyện.
\r\n\r\nĐiều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày\r\nký.
\r\n\r\nĐiều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám\r\nđốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể thành phố có liên quan; các thành\r\nviên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố; Chủ tịch Hội đồng\r\nphối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết\r\nđịnh này./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n TM.\r\n HỘI ĐỒNG | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT\r\nTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
\r\n(Ban hành kèm theo Quyết định số 5551/QĐ-HĐPH ngày 10 tháng 10 năm 2013 của\r\nHội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố)
1. Hội đồng\r\nphối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là\r\nHội đồng) là cơ quan tư vấn cho Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phổ biến,\r\ngiáo dục pháp luật và huy động nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp\r\nluật.
\r\n\r\n2. Hội đồng\r\ntư vấn cho Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện các nhiệm vụ sau:
\r\n\r\na) Việc xây dựng chương trình, đề án,\r\nkế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với\r\nđối tượng, địa bàn và tình hình kinh tế - xã hội của thành phố; nội dung pháp\r\nluật trọng tâm cần phổ biến, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo\r\nđảm quốc phòng, an ninh của đất nước và thành phố, với xây dựng và thi hành\r\npháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính ở\r\nthành phố; việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số đối tượng đặc thù;
\r\n\r\nb) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn\r\nđốc các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng\r\nvà tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của cơ\r\nquan, đơn vị, địa phương và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp\r\nluật của Ủy ban nhân dân thành phố theo nhiệm vụ được phân công;
\r\n\r\nc) Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt\r\nđộng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của thành phố; phối hợp, lựa chọn nội\r\ndung phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp để giải quyết các vấn đề đột xuất, vướng\r\nmắc trong thực tiễn thi hành pháp luật của thành phố;
\r\n\r\nd) Giải pháp tăng cường xã hội hóa hoạt\r\nđộng phổ biến, giáo dục pháp luật; các giải pháp để huy động sự tham gia của\r\ncác tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước trong việc thực hiện phổ\r\nbiến, giáo dục pháp luật hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho\r\nhoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;
\r\n\r\nđ) Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ báo\r\ncáo viên pháp luật thành phố; hướng dẫn xây dựng lực lượng\r\nbáo cáo viên pháp luật quận, huyện, sở, ban - ngành, đoàn thể thành phố và\r\ntuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở;
\r\n\r\ne) Hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ\r\nchức Ngày pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hàng năm ở thành phố;
\r\n\r\ng) Đánh giá tổng\r\nkết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố trình Ủy ban\r\nnhân dân thành phố;
\r\n\r\nh) Tổ chức kiểm tra, thi đua, khen\r\nthưởng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố;
\r\n\r\ni) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Ủy\r\nban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao.
\r\n\r\nĐiều 2. Nguyên\r\ntắc làm việc của Hội đồng
\r\n\r\n1. Hội đồng\r\nlàm việc tập thể, quyết định theo đa số.
\r\n\r\n2. Hội đồng\r\nlàm việc theo chương trình, kế hoạch, đề án ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hoặc nội\r\ndung phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể do Hội đồng thông qua.
\r\n\r\n3. Các\r\nthành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Hội đồng\r\nchịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, triển khai thực hiện các nhiệm vụ\r\ntrọng tâm và nhiệm vụ đột xuất do Ủy ban nhân dân thành phố giao, có trách nhiệm\r\nbáo cáo định kỳ về tình hình hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho Ủy ban\r\nnhân dân thành phố và báo cáo đột xuất khi Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu.
\r\n\r\n2. Hội đồng\r\nchịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Hội đồng\r\nphối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương và có trách nhiệm báo cáo định\r\nkỳ về tình hình hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho Hội đồng phối hợp phổ\r\nbiến, giáo dục pháp luật Trung ương và báo cáo đột xuất\r\nkhi Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo\r\ndục pháp luật Trung ương yêu cầu.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Hội đồng\r\nchỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội đồng\r\nphối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận, huyện.
\r\n\r\n2. Hội đồng\r\nphối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận, huyện có trách nhiệm báo cáo 6\r\ntháng và hàng năm cho Hội đồng về tình hình hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của quận, huyện.
\r\n\r\n\r\n\r\nTỔ CHỨC, NHIỆM VỤ,\r\nQUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG
\r\n\r\nĐiều 5. Cơ cấu tổ\r\nchức của Hội đồng
\r\n\r\nHội đồng có Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ\r\ntịch Hội đồng, các Ủy viên Hội đồng, Cơ quan thường trực của Hội đồng và Ban\r\nThư ký Hội đồng.
\r\n\r\n1. Chủ tịch\r\nHội đồng là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
\r\n\r\n2. Phó Chủ\r\ntịch Hội đồng là Lãnh đạo Sở Tư pháp thành phố.
\r\n\r\n3. Các Ủy\r\nviên Hội đồng là đại diện lãnh đạo của các sở, ban - ngành, đoàn thể thành phố\r\ndo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
\r\n\r\n4. Cơ\r\nquan thường trực của Hội đồng là Sở Tư pháp thành phố.
\r\n\r\n5. Ban\r\nThư ký Hội đồng là các công chức thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố và Sở\r\nTư pháp thành phố do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
\r\n\r\nĐiều 6. Nhiệm vụ,\r\nquyền hạn của Chủ tịch Hội đồng
\r\n\r\n1. Ban\r\nhành Quy chế hoạt động của Hội đồng; phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động\r\nhàng năm của Hội đồng, kết luận và văn bản khác của Hội đồng.
\r\n\r\n2. Tổ chức\r\nthực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban\r\nnhân dân thành phố về hoạt động của Hội đồng.
\r\n\r\n3. Chỉ đạo\r\nchung hoạt động của Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Cơ quan thường trực Hội đồng\r\nvà Ban Thư ký; điều hành, phân công nhiệm vụ cho Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội\r\nđồng; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao.
\r\n\r\n4. Triệu\r\ntập, chủ trì các phiên họp của Hội đồng.
\r\n\r\n5. Quản\r\nlý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n6. Xem\r\nxét và đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Tư pháp và cơ quan có thẩm quyền\r\nkhen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến,\r\ngiáo dục pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.
\r\n\r\nĐiều 7. Trách nhiệm\r\ncủa Phó Chủ tịch Hội đồng
\r\n\r\n1. Thực\r\nhiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng phân công; chịu trách nhiệm trước Chủ\r\ntịch Hội đồng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
\r\n\r\n2. Chủ\r\ntrì các cuộc họp của Hội đồng theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
\r\n\r\n3. Đôn đốc\r\ncác Ủy viên Hội đồng tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật\r\ntheo chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng.
\r\n\r\n4. Xem\r\nxét và đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp khen thưởng các tập thể\r\nvà cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, địa\r\nphương.
\r\n\r\n5. Thực\r\nhiện các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng giao.
\r\n\r\nĐiều 8. Trách nhiệm\r\ncủa các Ủy viên Hội đồng
\r\n\r\n1. Ủy\r\nviên Hội đồng có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Hội đồng; thực\r\nhiện các nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về\r\nviệc thực hiện nhiệm vụ.
\r\n\r\nÝ kiến tham gia của Ủy viên Hội đồng\r\nlà ý kiến chính thức của cơ quan, tổ chức nơi công tác.
\r\n\r\n2. Tham dự\r\ncác phiên họp của Hội đồng, nếu vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng hoặc\r\nPhó Chủ tịch Hội đồng, đồng thời cử người tham dự phiên họp, gửi ý kiến của\r\nmình bằng văn bản về các vấn đề được thảo luận tại phiên họp để cơ quan thường\r\ntrực của Hội đồng tổng hợp, báo cáo Hội đồng.
\r\n\r\n3. Chủ động\r\ntrong việc lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và kiểm tra, đôn đốc việc\r\nthực hiện tại cơ quan, đơn vị mình.
\r\n\r\n4. Đề xuất\r\nvới Hội đồng các biện pháp phối hợp và tổ chức thực hiện\r\nnhằm đảm bảo hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đề nghị Hội đồng hỗ\r\ntrợ, tạo điều kiện đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ quan,\r\nđơn vị mình.
\r\n\r\n5. Ủy\r\nviên Hội đồng được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động của Hội\r\nđồng.
\r\n\r\n6. Thực\r\nhiện báo cáo 6 tháng, năm và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu gửi về cơ quan\r\nthường trực của Hội đồng.
\r\n\r\n7. Thực\r\nhiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội\r\nđồng.
\r\n\r\nĐiều 9. Nhiệm vụ\r\ncủa Cơ quan thường trực Hội đồng
\r\n\r\n1. Chủ\r\ntrì, phối hợp với các thành viên Hội đồng, chuẩn bị các dự thảo chương trình, kế\r\nhoạch hoạt động và các văn bản khác của Hội đồng; dự toán kinh phí hoạt động của\r\nHội đồng; dự kiến kế hoạch huy động kinh phí từ các nguồn khác để hỗ trợ cho\r\ncông tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
\r\n\r\n2. Theo\r\ndõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật\r\nđã được thông qua.
\r\n\r\n3. Xây dựng,\r\nbồi dưỡng lực lượng báo cáo viên pháp luật thành phố; xuất bản các ấn phẩm, tài\r\nliệu phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật và\r\ncác hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác.
\r\n\r\n4. Tổng hợp\r\ntình hình phối hợp triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của\r\ncác thành viên Hội đồng và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận,\r\nhuyện, dự thảo Báo cáo trình Hội đồng thông qua.
\r\n\r\n5. Chuẩn\r\nbị nội dung, tổ chức các phiên họp toàn thể, phiên họp đột xuất, phiên họp sơ kết,\r\ntổng kết và các hoạt động khác của Hội đồng; theo dõi việc thực hiện các kết luận\r\ncủa Hội đồng và định kỳ báo cáo Hội đồng.
\r\n\r\n6. Thực\r\nhiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất do Chủ tịch Hội đồng giao.
\r\n\r\nĐiều 10. Nhiệm vụ\r\ncủa Ban Thư ký
\r\n\r\n1. Giúp\r\ncơ quan thường trực của Hội đồng thực hiện các công việc của cơ quan thường trực\r\nHội đồng; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội đồng với các cơ quan, ban -\r\nngành, đoàn thể và quận, huyện.
\r\n\r\n2. Đề xuất\r\ndự thảo chương trình, kế hoạch phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật\r\nhàng năm.
\r\n\r\n3. Đề xuất\r\ný kiến để Hội đồng quyết định các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trọng\r\ntâm, đột xuất và các biện pháp phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị\r\ntrong từng thời kỳ.
\r\n\r\n4. Thường\r\nxuyên giữ mối liên hệ, trao đổi thông tin với các cơ quan, ban - ngành, đoàn thể\r\nvà địa phương có liên quan đến hoạt động của Hội đồng.
\r\n\r\n5. Tổng hợp,\r\ntheo dõi và báo cáo hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của các thành viên Hội\r\nđồng và quận, huyện.
\r\n\r\n6. Giúp\r\ncơ quan thường trực của Hội đồng chuẩn bị nội dung, tổ chức các phiên họp của Hội\r\nđồng.
\r\n\r\n7. Thành\r\nviên Ban Thư ký được cung cấp tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật.
\r\n\r\n\r\n\r\nCHẾ ĐỘ LÀM VIỆC\r\nCỦA HỘI ĐỒNG
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Phiên\r\nhọp toàn thể các thành viên của Hội đồng được tiến hành mỗi năm một lần hoặc\r\ntheo quyết định của Chủ tịch Hội đồng để giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:
\r\n\r\na) Đề ra chương trình, kế hoạch phổ\r\nbiến, giáo dục pháp luật hàng năm trên địa bàn thành phố; đề xuất, kiến nghị với\r\nChủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố các biện pháp đẩy mạnh\r\ncông tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
\r\n\r\nb) Thông qua kế hoạch kiểm tra công\r\ntác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của Hội đồng;
\r\n\r\nc) Thông qua báo cáo sơ kết, tổng kết\r\nnăm về tình hình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn\r\nthành phố;
\r\n\r\nd) Đề xuất những biện pháp xây dựng,\r\ncủng cố, kiện toàn lực lượng báo cáo viên pháp luật thành phố;
\r\n\r\nđ) Quyết định những vấn đề khác theo\r\nđề nghị của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc các Ủy viên Hội đồng.
\r\n\r\n2. Trong\r\ntrường hợp Hội đồng không tiến hành phiên họp toàn thể được, kết luận của Hội đồng\r\nđược Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng ký ban hành trên cơ sở lấy ý kiến của\r\ncác Ủy viên Hội đồng bằng văn bản.
\r\n\r\n3. Các\r\nphiên họp đột xuất, phiên họp sơ kết, tổng kết được tiến hành theo quyết định của\r\nChủ tịch Hội đồng.
\r\n\r\n4. Kết luận\r\ncủa Hội đồng về việc hướng dẫn các cấp, các ngành, các địa phương phối hợp thực\r\nhiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là căn cứ để Hội đồng kiểm tra, đôn\r\nđốc việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên toàn thành phố.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Hàng\r\nnăm, căn cứ vào Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố và\r\nKế hoạch kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được phê duyệt, Hội\r\nđồng tổ chức các cuộc kiểm tra đối với các sở - ban - ngành, đoàn thể thành phố\r\nvà Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận, huyện để nắm tình hình\r\nthực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của đơn vị, địa phương; phát hiện\r\nnhững khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp tháo gỡ, điều chỉnh nhằm\r\nnâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
\r\n\r\n2. Các\r\nthành viên Hội đồng có trách nhiệm sắp xếp, bố trí thời gian tham gia Đoàn kiểm\r\ntra theo Kế hoạch.
\r\n\r\n3. Các\r\nđơn vị được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo bằng văn bản và gửi về\r\nĐoàn Kiểm tra, chuẩn bị hồ sơ liên quan đến nội dung kiểm tra, sắp xếp thời\r\ngian, bố trí cán bộ chủ trì tiếp và làm việc với Đoàn kiểm tra.
\r\n\r\n4. Sau\r\nkhi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân\r\nthành phố và thông báo kết quả kiểm tra cho đơn vị được kiểm tra.
\r\n\r\nĐiều 13. Chế độ\r\nthông tin, báo cáo
\r\n\r\n1. Định kỳ\r\nhàng 6 tháng, năm thực hiện chế độ báo cáo như sau:
\r\n\r\na) Các thành viên Hội đồng có trách\r\nnhiệm tổng hợp và báo cáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ\r\nquan, đơn vị cho Cơ quan thường trực của Hội đồng. Báo cáo 6 tháng gửi trước\r\nngày 07 tháng 4, báo cáo năm gửi trước ngày 07 tháng 10.
\r\n\r\nb) Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục\r\npháp luật quận, huyện có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo kết quả công tác phổ\r\nbiến, giáo dục pháp luật của địa phương cho Cơ quan thường trực của Hội đồng.\r\nBáo cáo 6 tháng gửi trước ngày 12 tháng 4, báo cáo năm gửi trước ngày 12 tháng\r\n10.
\r\n\r\nc) Cơ quan thường trực của Hội đồng\r\ncó trách nhiệm tổng hợp báo cáo cho Chủ tịch Hội đồng và các cơ quan có thẩm\r\nquyền về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố.\r\nBáo cáo 6 tháng gửi trước ngày 17 tháng 4, báo cáo năm gửi trước ngày 17 tháng\r\n10.
\r\n\r\n2. Cơ\r\nquan thường trực của Hội đồng thường xuyên giữ mối liên hệ với các thành viên để\r\ntrao đổi thông tin, trao đổi công việc có liên quan đến tổ chức và hoạt động của\r\nHội đồng.
\r\n\r\nĐiều 14. Văn bản\r\ncủa Hội đồng
\r\n\r\n1. Văn bản\r\ncủa Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng ký (đóng dấu Ủy ban nhân dân thành phố) hoặc\r\nPhó Chủ tịch Hội đồng ký (đóng dấu của Sở Tư pháp) ban hành và được cơ quan thường\r\ntrực của Hội đồng gửi đến các thành viên Hội đồng và các địa phương, đơn vị, tổ\r\nchức có liên quan.
\r\n\r\n2. Các văn\r\nbản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc của Hội đồng là căn cứ để các thành viên Hội đồng,\r\ncác sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục\r\npháp luật quận, huyện triển khai thực hiện.
\r\n\r\nĐiều 15. Kinh\r\nphí hoạt động của Hội đồng và Ban Thư ký Hội đồng
\r\n\r\nKinh phí hoạt động của Hội đồng và\r\nBan Thư ký Hội đồng do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán\r\nchi thường xuyên của Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục\r\npháp luật thành phố và sử dụng theo quy định tài chính hiện hành.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 16. Trách\r\nnhiệm thi hành
\r\n\r\nCăn cứ vào Quy chế này và các quy định\r\npháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục\r\npháp luật quận, huyện xây dựng quy chế thực hiện.
\r\n\r\nTrong quá trình thực hiện, Quy chế\r\nnày có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn tổ chức và hoạt động\r\ncủa Hội đồng./.
\r\n\r\nFile gốc của Quyết định 5551/QĐ-HĐPH năm 2013 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đang được cập nhật.
Quyết định 5551/QĐ-HĐPH năm 2013 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 5551/QĐ-HĐPH |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Hứa Ngọc Thuận |
Ngày ban hành | 2013-10-10 |
Ngày hiệu lực | 2013-10-10 |
Lĩnh vực | Giáo dục |
Tình trạng | Còn hiệu lực |