\r\n THÀNH PHỐ HỒ CHÍ\r\n MINH | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 368/2000/QĐ-UB \r\n | \r\n \r\n Phú Nhuận, ngày\r\n 29 tháng 6 năm 2000 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND QUẬN PHÚ NHUẬN
\r\n\r\n\r\n\r\nỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN PHÚ NHUẬN
\r\n\r\n- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy\r\nban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
\r\n\r\n- Căn cứ Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày\r\n07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục\r\npháp luật trong giai đoạn hiện nay;
\r\n\r\n- Căn cứ Qui chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng\r\nPhối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố ban hành ngày\r\n20/01/2000;
\r\n\r\n- Căn cứ Quyết định số 305/1998/QĐ-UB-NC ngày\r\n25/9/1998 của UBND quận về việc thành lập Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục\r\npháp luật quận Phú Nhuận;
\r\n\r\n- Theo đề nghị của Thường trực Hội đồng Phối hợp\r\nphổ biến giáo dục pháp luật quận;
\r\n\r\nQUYẾT ĐỊNH
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n TM. ỦY BAN NHÂN\r\n DÂN | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
TỔ\r\nCHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUẬN PHÚ\r\nNHUẬN
\r\n(ban hành kèm theo Quyết định số 368/2000/QĐ-UB ngày 29 tháng 6 năm 2000 của\r\nUBND Quận Phú Nhuận)
Điều 1 - Chức năng\r\ncủa Hội đồng Phối hợp.
\r\n\r\nHội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận\r\nPhú Nhuận (gọi tắt là Hội đồng Phối hợp) được thành lập theo Quyết định số\r\n305/1998/QĐ-UB-NC ngày 25/9/1998 của UBND quận Phú Nhuận.
\r\n\r\nHội đồng Phối hợp có chức năng:
\r\n\r\n1. Tham mưu cho UBND quận về việc xây dựng kế hoạch\r\ntuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến các đối tượng và nhân dân trên địa\r\nbàn quận Phú Nhuận.
\r\n\r\n2. Phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành và UBND phường\r\nnhằm chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật của quận.
\r\n\r\nĐiều 2 - Nhiệm vụ\r\nvà quyền hạn của Hội đồng Phối hợp.
\r\n\r\n1. Nhiệm vụ:
\r\n\r\n- Căn cứ Kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo\r\ndục pháp luật của Hội đồng Phối hợp thành phố HCM để tham mưu cho UBND quận ban\r\nhành kế hoạch, biện pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm trên\r\nđịa bàn quận.
\r\n\r\nHướng dẫn các cơ quan đơn vị và 15 phường xây dựng\r\nkế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm, quí tại đơn vị mình.
\r\n\r\n- Xây dựng lực lượng báo cáo viên pháp luật quận và\r\ntuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở.
\r\n\r\n- Hàng năm sơ kết, tổng kết công tác phối hợp tuyên\r\ntruyền phổ biến giáo dục pháp luật.
\r\n\r\n2. Quyền hạn của Hội đồng Phối hợp:
\r\n\r\n- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác tuyên\r\ntruyền phổ biến pháp luật trong các cơ quan đơn vị.
\r\n\r\n- Quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động\r\ncủa Hội đồng Phối hợp khi thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng Phối hợp thành phố và\r\nUBND quận giao.
\r\n\r\nĐiều 3: Nguyên tắc\r\nlàm việc của Hội đồng Phối hợp.
\r\n\r\n1. Hội đồng Phối hợp làm việc tập thể, quyết định\r\ncác vấn đề theo nguyên tắc đa số.
\r\n\r\n2. Các thành viên của Hội đồng vừa là đại diện cho\r\ncơ quan, đơn vị tham gia trong Hội đồng Phối hợp, vừa tự chịu trách nhiệm trước\r\nHội đồng về việc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác phổ biến pháp luật ở cơ\r\nquan đơn vị mình.
\r\n\r\n3. Kết luận của Hội đồng Phối hợp tại cuộc họp toàn\r\nthể thành viên Hội đồng là căn cứ để các thành viên tổ chức thực hiện.
\r\n\r\nĐiều 4: Cơ cấu tổ chức\r\nvà phối hợp hoạt động của Hội đồng Phối hợp.
\r\n\r\nHội đồng Phối hợp có Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch\r\nthường trực các thành viên và bộ phận giúp việc cho Hội đồng.
\r\n\r\nHội đồng Phối hợp đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của\r\nThường trực UBND quận; thực hiện sự chỉ đạo của Hội đồng Phối hợp thành phố và\r\ngiữ mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan đơn vị để thực hiện nhiệm vụ.
\r\n\r\nThường trực Hội đồng và bộ phận giúp việc của Hội đồng\r\nđặt tại Phòng Tư pháp quận.
\r\n\r\n\r\n\r\nNHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỤ\r\nTHỂ CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
\r\n\r\nĐiều 5: Chủ tịch Hội\r\nđồng Phối hợp có nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
\r\n\r\n- Chỉ đạo, điều hành phối hợp các hoạt động của Hội\r\nđồng, chỉ đạo trực tiếp bộ phận thường trực của Hội đồng.
\r\n\r\n- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và\r\nđôn đốc, kiểm tra hoạt động của các thành viên Hội đồng.
\r\n\r\n- Chủ trì các cuộc họp của Hội đồng, đánh giá, kết\r\nluận những vấn đề được thảo luận ở các cuộc họp.
\r\n\r\n- Duyệt các kế hoạch năm, quý; duyệt kinh phí hoạt\r\nđộng của Hội đồng trước khi trình Chủ tịch UBND quận.
\r\n\r\n- Giải quyết các công việc đột xuất theo yêu cầu của\r\nUBND quận và Hội đồng Phối hợp Thành phố.
\r\n\r\nPhó Chủ tịch thường trực thực hiện nhiệm vụ quyền hạn\r\ntheo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng
\r\n\r\nĐiều 6: Các thành\r\nviên của Hội đồng Phối hợp có nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
\r\n\r\n- Thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng Phối hợp theo\r\nkế hoạch chung; chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật tại\r\nđơn vị mình.Thực hiện các công việc cụ thể theo sự phân công của Chủ tịch hoặc\r\nPhó Chủ tịch Hội đồng.
\r\n\r\n- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đơn vị để thực\r\nhiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật; chủ động kiểm tra việc thực hiện tại\r\nđơn vị.
\r\n\r\n- Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Hội đồng phối hợp,\r\nđề xuất các ý kiến liên quan đến hoạt động của Hội đồng và các hoạt động phối hợp.
\r\n\r\n- Báo cáo hàng quí, năm về kết quả hoạt động tuyên\r\ntruyền phổ biến pháp luật của đơn vị mình phụ trách trước các kỳ họp của Hội đồng.
\r\n\r\nĐiều 7: Bộ phận giúp\r\nviệc của Hội đồng có nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
\r\n\r\n- Dự thảo kế hoạch hàng năm, quí và các kế hoạch hoạt\r\nđộng khác theo sự chỉ đạo của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng. Dự thảo các\r\nbáo cáo năm, quí để phục vụ các cuộc họp của Hội đồng.
\r\n\r\n- Phối hợp giữa các thành viên của Hội đồng khi có\r\nchỉ đạo của Thường trực Hội đồng.
\r\n\r\n- Tham mưu cho Hội đồng trong việc in ấn, phát hành\r\nđề cương, tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật của quận.
\r\n\r\n- Tổng hợp báo cáo.
\r\n\r\n- Thực hiện các công việc đột xuất theo yêu cầu của\r\nThường trực Hội đồng.
\r\n\r\n\r\n\r\nLỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA HỘI\r\nĐỒNG PHỐI HỢP
\r\n\r\n\r\n\r\nHội đồng Phối hợp mỗi quí họp một lần, có thể họp bất\r\nthường khi có sự chỉ đạo của Hội đồng Phối hợp thành phố, của UBND quận. Các cuộc\r\nhọp do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng triệu tập và chủ trì.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐịnh kỳ hàng quí, năm, các cơ quan đơn vị, phường\r\nbáo cáo hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật của đơn vị về cho Thường trực Hội\r\nđồng Phối hợp (theo mẫu báo cáo của Hội đồng Phối hợp thành phố).
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong năm Hội đồng Phối hợp tổ chức kiểm tra công\r\ntác phổ biến giáo dục pháp luật tại các cơ quan đơn vị. Khi kiểm tra có thể triệu\r\ntập một số thành viên Hội đồng tham gia.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 11: Qui chế\r\nnày có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
\r\n\r\nTrong quá trình thực hiện sẽ có sự điều chỉnh, bổ\r\nsung khi có đề nghị của Chủ tịch Hội đồng hoặc quá 1/2 số thành viên dự họp của\r\nHội đồng.
\r\n\r\n\r\n\r\n
File gốc của Quyết định 368/2000/QĐ-UB về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh đang được cập nhật.
Quyết định 368/2000/QĐ-UB về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Quận Phú Nhuận |
Số hiệu | 368/2000/QĐ-UB |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Hứa Ngọc Thuận |
Ngày ban hành | 2000-06-29 |
Ngày hiệu lực | 2000-06-29 |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |